ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1253/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 5 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 917/QĐ-UBND NGÀY 11/4/2019 CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ QUY ĐỊNH HỖ TRỢ CHỦ CHĂN NUÔI CÓ LỢN BỊ TIÊU HỦY DO DỊCH BỆNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 1221/STC-QLNS ngày 24/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh (gọi tắt là Quyết định 917), cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh, bổ sung Khoản 1 Điều 1. Mức hỗ trợ:
a) Lợn thịt, lợn con các loại: 25.000 đồng/kg hơi.
b) Lợn nái, lợn đực giống đang khai thác: 43.000 đồng/kg hơi.
c) Trường hợp giá thịt lợn hơi trên thị trường biến động cao hoặc thấp hơn 15% mức giá thịt lợn hơi hiện tại (31.000 đồng/kg thịt hơi), ủy quyền cho Sở Tài chính tính toán, thông báo mức hỗ trợ chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể như sau:
- Lợn thịt, lợn con các loại: Hỗ trợ 80% giá thịt lợn hơi trên thị trường.
- Lợn nái, lợn đực giống đang khai thác: Hỗ trợ 1,7 lần so với hỗ trợ các loại lợn khác (lợn thịt, lợn con các loại).
2. Bổ sung vào Điều 2. Tổ chức thực hiện:
“6. Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ:
a) Nguồn lực:
- Dự phòng ngân sách tỉnh.
- Dự phòng ngân sách các huyện, thị xã, thành phố Huế.
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
b) Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách tỉnh:
- Đối với kinh phí phòng, chống dịch như: Chi phí hóa chất các loại để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho người tham gia phòng, chống dịch; chi phí hỗ trợ người tham gia phòng chống dịch; kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch,..., các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi chung là các huyện) chủ động sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện để thực hiện.
- Đối với phần kinh phí hỗ trợ chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, phần 30% còn lại các huyện chủ động sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện để thực hiện.
c) Quy định khác:
Trường hợp các huyện có mức độ thiệt hại lớn, phần ngân sách địa phương đảm bảo tại điểm b nói trên vượt quá 10% nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao (không bao gồm dự phòng ngân sách cấp xã), ngân sách tỉnh sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 10% dự phòng ngân sách cấp huyện để các huyện có đủ nguồn lực thực hiện”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Đối với các trường hợp xảy ra dịch và đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 917; các nội dung khác thực hiện theo Quyết định 917 và các quy định hiện hành khác.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.