BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1250/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2022 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính; Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
04/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 1250/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 6 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết với những nội dung như sau:
1. Thể chế hóa đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được nêu tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
2. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1. Tuân thủ đúng quy định của pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời phát huy năng lực, vị trí, vai trò của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
2. Phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;
3. Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn; phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;
4. Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Bộ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, cụ thể:
a) Hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong các lĩnh vực: đất đai; khoáng sản; biến đổi khí hậu.
b) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ trong lĩnh vực: biển và hải đảo;
c) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương trong lĩnh vực: biển và hải đảo.
Nội dung định hướng phân cấp, phân quyền lĩnh vực tài nguyên và môi trường và danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quy định tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gắn phân cấp, phân quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên bảo đảm các nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phấn đấu năm 2022 đạt 100% các thủ tục đủ điều kiện đạt mức độ 4, nâng cao chất lượng công vụ, công chức và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó:
a) Các Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, bảo đảm chuyển giao nhiệm vụ gắn với chuyển giao tổ chức bộ máy và biên chế;
b) Bố trí đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để các cơ quan, tổ chức sau khi được sắp xếp, kiện toàn có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, phân quyền quản lý.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, phân quyền, trong đó:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
b) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền.
5. Triển khai có hiệu quả việc phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
1. Các đơn vị: Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ
a) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; định kỳ đánh giá việc thực hiện các nội dung đã phân cấp, phân quyền và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ quản lý, khả năng và điều kiện thực hiện phân cấp, phân quyền của từng vùng, miền, địa phương trong từng giai đoạn đối với từng lĩnh vực.
Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung, gửi về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng;
b) Rà soát lại tổ chức bộ máy và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của đơn vị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn có liên quan; rà soát lại vị trí việc làm; số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định;
c) Đề xuất hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trên cơ sở đó, tham mưu cấp có thẩm quyền phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp, phân quyền quản lý;
d) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo Kế hoạch này, các đơn vị có văn bản đăng ký chính thức vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ và báo cáo định kỳ gửi về Vụ Pháp chế theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, quyết định.
2. Các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính
Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ hoàn thiện các quy định về quy hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Trên cơ sở đó, các Vụ, Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ tham mưu phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp, phân quyền quản lý.
3. Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế của các Vụ, Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật.
b) Giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;
c) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng báo cáo đánh giá việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp (nếu có), tổng hợp báo cáo gửi Bộ Nội vụ.
4. Vụ Pháp chế:
a) Thông qua công tác rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị, đề xuất loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép và sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong tình hình mới.
b) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục có liên quan tổng hợp danh mục các Luật, Nghị định, Thông tư cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường, báo cáo lãnh đạo Bộ trong quá trình xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm; theo dõi, đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hàng năm.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất, sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường./.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BAN HÀNH MỚI ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN CẤP, PHÂN
QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(ban hành kèm theo Quyết định số 1250/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 6 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Các Luật
TT |
Văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới |
Nội dung định hướng phân quyền |
Đơn vị chủ trì |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Luật Đất đai |
- Quy định rõ trách nhiệm gắn với thẩm quyền thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai của từng cơ quan và cơ chế phân cấp, ủy quyền cụ thể trong Luật Đất đai. - Bổ sung trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan trung ương trong việc thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai đối với các vấn đề quan trọng quốc gia. - Bổ sung các chế tài xử lý tương ứng đối với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu và quyền quản lý nếu có vi phạm xảy ra. Việc giao quyền phải gắn liền với trách nhiệm mới bảo đảm việc sử dụng quyền lực được nhân dân giao phó một cách hiệu quả, tránh được những vi phạm pháp luật đất đai ở nhiều địa phương thời gian qua. - Quy định Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định thay cho việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. |
Tổng cục Quản lý đất đai |
2022 - 2023 |
2 |
Luật Khoáng sản |
- Sửa đổi, bổ sung Điều 80, Điều 81, Điều 82 và một số điều liên quan: Quy định về phân quyền cho địa phương cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát dùng để san lấp, dùng làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, cửa sông, cửa biển và biển). - Sửa đổi Điều 18, Điều 28 và một số điều liên quan: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu tối đa về mục đích sử dụng đất của mỏ sau khi đóng cửa mỏ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân cấp cho địa phương trong việc khoanh định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy hoạch khoáng sản; công tác cấp phép hoạt động khoáng sản... Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động khoáng sản; nâng cao năng lực quản lý cho địa phương trong việc cấp phép, quản lý, giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn nhất là vai trò rất quan trọng của các Chi cục Môi trường tại địa phương. |
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam |
2024 |
3 |
Luật Biến đổi khí hậu |
Giao quyền chủ động cho các địa phương triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của địa phương; thực hiện việc lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; kiểm kê khí nhà kính, quản lý hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cấp tỉnh; thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn. |
Cục Biến đổi khí hậu |
2026 |
2. Nghị định của Chính phủ
TT |
Văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới |
Nội dung định hướng phân cấp |
Đơn vị chủ trì |
Thời gian hoàn thành |
A |
Phân cấp giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ |
|||
1 |
Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển |
Phân cấp thẩm quyền giao khu vực biển của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam |
2025 |
B |
Phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương |
|||
1 |
Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển./. |
Phân cấp thẩm quyền giao khu vực biển cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi 03 hải lý cho một số mục đích sử dụng biển với diện tích nhỏ khác. |
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam |
2025 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.