ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1243/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 6 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 881/SKHĐT-ĐKKD ngày 19/4/2022 (sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan) và Văn bản số 1153/SKHĐT-ĐKKD ngày 16/5/2022 (sau khi tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy viên UBND tỉnh).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” với các nội dung tại Đề án ban hành kèm theo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TÁI
CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
1. Thực hiện sắp xếp, thoái vốn Nhà nước để doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.
2. Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, định hướng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
3. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.
4. Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để nâng cao công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
1. Nhiệm vụ chung:
1.1 Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xác định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước và giải quyết nhanh, dứt điểm, đúng quy định các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1.2. Chỉ duy trì nắm giữ 100% vốn tại 05 doanh nghiệp (bao gồm cả các công ty lâm nghiệp, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) và doanh nghiệp theo danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần để phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
1.4. Tiếp tục sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.5. Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan.
1.6. Chủ tịch Hội đồng thành viên DNNN, Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp có vốn Nhà nước: Xây dựng, triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp; hoàn thành kế hoạch thoái vốn; xử lý dứt điểm tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
Trên cơ sở rà soát thực trạng, tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và nội dung Văn bản số 6770/UBND-KT2 ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh góp ý đối với dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
2.7. Giữ nguyên và tái cơ cấu các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:
- Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh.
- Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn.
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A.
- Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh.
2.2. Tập trung thoái vốn Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025:
- Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hồng Lĩnh: Thoái hết 36% vốn Nhà nước; sau khi thoái vốn, Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ là 0%.
- Công ty Cổ phần Đăng kiểm Hà Tĩnh: Thoái hết 25% vốn Nhà nước; sau khi thoái vốn, Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ là 0%.
- Công ty Cổ phần Cấp nước Hà Tĩnh: Thoái vốn 44,77% vốn Nhà nước; sau khi thoái vốn, Nhà nước nắm giữ 51% vốn Nhà nước.
- Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh: Thoái vốn 42,84% vốn Nhà nước; sau khi thoái vốn, Nhà nước nắm giữ 51% vốn Nhà nước.
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP: Thoái vốn 46,37% vốn Nhà nước; sau khi thoái vốn, Nhà nước nắm giữ 51% vốn Nhà nước.
1. Đối với các cơ quan chức năng:
1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN theo các Nghị quyết của Đảng, tạo sự nhất trí cao trong toàn bộ các cấp, các ngành, địa phương để nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.
1.2. Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp về hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước:
- Nghiên cứu, quy định phương thức thoái vốn phù hợp với tình hình thị trường và thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
- Về chính sách quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nâng cao trách nhiệm minh bạch báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh, điều hành của doanh nghiệp Nhà nước. Tăng cường giám sát, kiểm tra của Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện chế độ đặt hàng, đấu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích với hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3. Tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch thoái vốn Nhà nước theo tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật và cơ chế thị trường trong sắp xếp, tái cơ cấu, thoái vốn; không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản.
1.4. Các sở, ngành theo chức năng phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm, tra, thanh tra đối với hoạt động của DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Rà soát, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường.
2.1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng:
- Xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường, khả năng cân đối và giải pháp về vốn đầu tư và năng lực, trình độ quản lý.
- Rà soát, xác định nhiệm vụ, tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính.
- Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp trên tất cả các mặt phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh.
- Xây dựng lộ trình và thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Xây dựng hệ thống đánh giá đối với từng vị trí việc làm để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm cơ sở trả lương, sắp xếp bố trí và đề bạt cán bộ.
- Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị trong cơ chế thị trường. Bố trí người đại diện phần vốn Nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Sắp xếp lại, nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp, trọng tâm là đội ngũ lao động kỹ thuật với số lượng hợp lý, cơ cấu ngành nghề và bậc thợ tối ưu đối với từng công nghệ, dây chuyền, công việc; nâng cao năng suất của người lao động và năng suất lao động tổng hợp của doanh nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng, gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao.
- Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ; từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; thay thế dần các thiết bị, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên, vật liệu; từng bước loại bỏ sản phẩm không thân thiện với môi trường để phát triển bền vững.
2.2. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định, thực hiện nghiêm túc quy định về minh bạch, công khai thông tin hoạt động.
2.3. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần có vốn Nhà nước chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại, thoái vốn và xử lý dứt điểm tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo hoàn thành của doanh nghiệp; xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân không thực hiện theo đúng quy định.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới, quản lý và phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể của đơn vị theo nội dung Đề án, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước đảm bảo đúng quy định; kịp thời phát hiện những vấn đề đột xuất, cấp bách phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước xây dựng kế hoạch và nội dung thực hiện việc thoái vốn Nhà nước đảm bảo đúng tỷ lệ quy định. Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước; tham mưu kịp thời phương tái cơ cấu lại đối với các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không làm thất thoát vốn Nhà nước.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đối với người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo quy định pháp luật hiện hành.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện đảm bảo chế độ chính sách của người lao động trong quá trình sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại đảm bảo hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A thực hiện các nội dung trong Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ và các Quyết định của UBND tỉnh (Quyết định số 1912/QĐ-UBND ngày 12/7/2016, Quyết định số 1913/QĐ-UBND ngày 12/7/2016). Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, hướng dẫn Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định; theo dõi, chỉ đạo thực hiện Đề án sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
6. Các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước căn cứ nội dung Đề án và các quy định pháp luật có liên quan triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.