ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1243 /QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 08 tháng 4 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 134/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 418/TTr-SGTVT ngày 01/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án Kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
KIÊN CỐ HÓA MẶT ĐƯỜNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HUYỆN
(ĐH) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Bàn hành kèm theo Quyết định số 1243 /QĐ-UBND ngày 08 /4/2015 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chất lượng mạng lưới đường bộ ngày càng được cải thiện. Đối với đường giao thông nông thôn (GTNT), Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2010-2015 được triển khai theo Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của HĐND tỉnh. Mục tiêu của đề án, đến năm 2015 đạt 66% đường GTNT được bê tông hóa mặt đường, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện 1.447km; nâng tổng số đường GTNT được kiên cố hóa đạt 4.031km/6.411 km. Khối lượng thực tế đã thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 1.315km, năm 2015 còn phải tiếp tục thực hiện 162km để đạt mục tiêu đề án đề ra.
Đối với đường tỉnh (ĐT): Giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư sửa chữa, nâng cấp mặt đường nhiều tuyến quan trọng như ĐT603, ĐT607, ĐT608, ĐT609, ĐT609B, ĐT610B, ĐT611, ĐT611B, ĐT614, ĐT615…đảm bảo giao thông thuận lợi đến trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và các khu vực trọng điểm kinh tế, quốc phòng.
Đối với đường huyện (ĐH): Những năm qua hệ thống đường ĐH trên địa bàn tỉnh đã được nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn lực nhưng chủ yếu tập trung cho các tuyến đường ở miền núi (đường đến trung tâm xã). Hệ thống đường ĐH tại các huyện đồng bằng và trung du còn nhiều tuyến bị hư hỏng, mặt đường xuống cấp chưa được sửa chữa, nâng cấp, gây khó khăn cho đi lại của nhân dân. Nhu cầu kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường ĐH đã bị hư hỏng mặt đường hoặc chưa có mặt đường hiện nay là rất bức thiết, cần giải quyết để tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối thông suốt từ khu vực nông thôn với hệ thống đường tỉnh lộ, quốc lộ, phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân được thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó cần xây dựng đề án để có kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm và làm cơ sở cho việc chủ động bố trí vốn ngân sách của tỉnh và các địa phương, cũng như huy động đóng góp của nhân dân.
2. Hiện trạng các tuyến đường ĐH trên địa bàn tỉnh và nhu cầu sửa chữa, nâng cấp mặt đường
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 1.997,28 km đường ĐH đã được UBND tỉnh công bố phân loại và đặt số hiệu (tại Quyết định số 3520/QĐ-UBND ngày 06/11/2014 và Quyết định 1001/QĐ-UBND ngày 23/3/2014), trong đó phân loại:
- Đã có mặt đường: 1.414km (chiếm 70,8%)
+ Mặt đường nhựa, láng nhựa: 871km (43,6%)
+ Mặt đường BTXM: 543km (27,2%)
Trong số 1.414km đường ĐH đã có mặt đường hiện nay có 1.104km đường đã được xây dựng kiên cố, đang khai thác bình thường (chiếm 78%), còn lại 310km (22%) hiện tại đang bị xuống cấp, hư hỏng, quy mô đầu tư chưa phù hợp, cần sửa chữa nâng cấp.
- Chưa có mặt đường: 583km (chiếm 29,2%)
+ Cấp phối: 72km (4%)
+ Đường đất: 511km (25,6%); số liệu cụ thể ở bảng 1.
* Nhu cầu đường ĐH trên địa bàn tỉnh cần đầu tư xây dựng, nâng cấp mặt đường là 893km, bao gồm 583km các tuyến đường hiện nay chưa có mặt đường (mới có cấp phối hoặc nền đất) và 310km các tuyến đường đã có mặt đường nhưng hiện tại đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng, khó khăn trong việc đi lại.
3. Phạm vi thực hiện, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của đề án
3.1. Phạm vi của đề án: Kiên cố hóa các tuyến đường ĐH, trong đó ưu tiên cho các tuyến đã được UBND tỉnh phân loại, bổ sung thêm các tuyến đường chưa được phân loại nhưng đạt tiêu chí để chuyển thành đường ĐH.
3.2. Mục tiêu của đề án: Cải thiện hạ tầng giao thông khu vực nông thôn, tạo điều kiện để tiếp cận đến các trung tâm xã, cụm xã một cách thuận lợi. Thông qua việc thực hiện Đề án, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
3.3. Nhiệm vụ cụ thể:
- Kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường ĐH đang khai thác nhưng hiện nay còn là đường đất hoặc cấp phối, chưa được xây dựng mặt đường (583km);
- Kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường ĐH đã có mặt đường nhưng đã bị xuống cấp, nguy cơ lầy lội, ách tắc giao thông về mùa mưa (310km).
Trong điều kiện nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và huyện còn nhiều khó khăn, bên cạnh bảo trì thường xuyên các tuyến đường ĐH đang khai thác, trong giai đoạn 2015 - 2020 dành nguồn vốn để đầu tư kiên cố hóa mặt đường ĐH đạt khoảng 35% trong tổng số km đường ĐH cần kiên cố hóa (893km). Ngoài ra, trong trường hợp các địa phương bố trí thêm từ nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn khác, tỷ lệ kiên cố mặt đường ĐH có thể đạt cao hơn.
Tùy thuộc vào điều kiện nguồn vốn bố trí, sẽ ưu tiên giải quyết để đạt được các mục tiêu sau:
- Kiên cố hóa các tuyến đường ĐH nối đến trung tâm các xã, cụm xã; 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm xã đi lại thuận lợi quanh năm (trừ các vị trí ngầm, tràn có thể gián đoạn khi bị ngập lũ và các tuyến đường đến trung tâm các xã đặc biệt khó khăn có nhu cầu kinh phí quá lớn).
- Kiên cố hóa các tuyến đường không nối đến trung tâm các xã nhưng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
4. Quy mô đầu tư, chỉ tiêu kỹ thuật và kết cấu công trình
Tùy điều kiện khai thác thực tế của từng tuyến đường ĐH, đầu tư sửa chữa, kiên cố hóa mặt đường trên nền đường đã có và mở rộng, chỉnh tuyến cục bộ để đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật theo các cấp đường như sau:
- Đường GTNT loại A: nền đường rộng 5,0m, mặt đường rộng 3,5m.
- Đường cấp VI: nền đường rộng 6,5m; mặt đường và lề gia cố rộng 5,5m, (trong đó mặt đường rộng 3,5m; gia cố lề mỗi bên 1,0m, kết cấu gia cố lề giống kết cấu mặt đường).
- Đường cấp V: nền đường rộng 7,5m; mặt đường rộng 5,5m.
- Tải trọng: Xe 13 tấn, trục xe 10 tấn.
- Kết cấu mặt đường bê tông xi măng M.300 dày 22-24cm, móng cấp phối đá dăm hoặc bê tông nhựa dày 7cm, móng cấp phối đá dăm.
Kết cấu cụ thể các loại mặt đường theo thiết kế mẫu do UBND tỉnh ban hành.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN VÀ BỐ TRÍ VỐN ĐẦU TƯ
1. Nhu cầu và kế hoạch kiên cố hóa mặt đường giai đoạn năm 2015 - 2020 của Đề án
1.1. Nhu cầu kiên cố hóa mặt đường các tuyến ĐH trên địa bàn tỉnh
Trong tổng số 1.998km đường ĐH hiện nay trên địa bàn tỉnh, tổng chiều dài đường ĐH cần đầu tư xây dựng, nâng cấp mặt đường là 893km (chiếm 44,8%), bao gồm 583km các tuyến đường ĐH hiện nay chưa có mặt đường (mới có cấp phối hoặc nền đất) và 310km các tuyến ĐH đã có mặt đường nhưng hiện nay đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng, khó khăn trong việc đi lại.
Theo đơn giá xây dựng hiện hành, quy mô xây dựng mặt đường rộng 3,5m là 1,9 tỷ đồng/km; mặt đường rộng 5,5m là 2,9 tỷ đồng/km, ước tính nhu cầu kinh phí để kiên cố hóa mạng lưới đường ĐH là 2.073 tỷ đồng (tính theo đơn giá cuối năm 2014, chưa tính yếu tố trượt giá).
Bảng 2. Nhu cầu kiên cố hóa hệ thống đường ĐH chưa có mặt đường
1.2. Kế hoạch kiên cố hóa mặt đường giai đoạn 2015-2020 của Đề án
Ngoài sử dụng nguồn vốn bảo trì đường bộ hàng năm để sửa chữa, nâng cấp mặt đường các tuyến ĐH bị hư hỏng, trên cơ sở quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá xây dựng các loại mặt đường cuối năm 2014 và khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương, kế hoạch kiên cố hóa mặt đường giai đoạn năm 2015 - 2020 đặt ra như sau:
- Đối với loại đường chưa có mặt đường (583km): Ưu tiên đầu tư các tuyến nối đến trung tâm xã, loại trừ một số tuyến đường ở khu vực miền núi cao như Tây Giang, Nam Giang (do nhu cầu nguồn vốn quá lớn, khả năng huy động vốn của địa phương khó khăn nên không đưa vào Đề án, huy động các nguồn vốn khác để đầu tư). Tổng chiều dài đường cần xây dựng mặt đường là 227,7km, lấy tròn là 228km (tỷ lệ khoảng 39% nhu cầu), trong đó miền núi: 104km, đồng bằng 127km.
- Đối với các tuyến đường đã có mặt đường nhưng đang hư hỏng, xuống cấp hiện có 310km, trong đó: sửa chữa định kỳ 70% các đoạn tuyến hư hỏng bằng nguồn vốn bảo trì đường bộ hàng năm, 30% đưa vào Đề án để kiên cố hóa mặt đường, tương ứng 92,8km, lấy tròn 93km (tỷ lệ khoảng 30% nhu cầu), trong đó khu vực miền núi: 54km, khu vực đồng bằng: 39km;
Tổng cộng khối lượng kiên cố hóa mặt đường ĐH giai đoạn 2015 - 2020 theo đề án là 320km.
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, năm 2015 thực hiện khoảng 20km; phần còn lại 300km sẽ triển khai trong 5 năm 2016 - 2020, bình quân mỗi năm khoảng 60km.
2. Dự kiến khối lượng thực hiện cho từng địa phương giai đoạn 2015 - 2020
Căn cứ vào hiện trạng đường ĐH của các địa phương, mục tiêu của Đề án và kế hoạch thực hiện của đề án giai đoạn năm 2015 - 2020 đã nêu ở mục 1.2, phần II, dự kiến khối lượng đường ĐH kiên cố hóa mặt đường thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 của từng địa phương tại các Bảng 5, 6, 7.
Trong quá trình thực hiện có thể điều tiết tăng, giảm để đảm bảo sự hài hòa và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
3. Nguồn vốn và cơ chế huy động vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho các công trình chủ yếu là ngân sách nhà nước. Công tác giải phóng mặt bằng vận động tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ủng hộ thực hiện.
3.1. Cơ chế hỗ trợ và huy động vốn đầu tư
Đầu tư cho xây lắp và chi khác, cơ chế huy động vốn như sau:
- Các huyện đồng bằng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60% (không bao gồm chi phí GPMB), ngân sách huyện, xã và huy động nhân dân đóng góp 40%.
- Các huyện miền núi: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% (không bao gồm chi phí GPMB), ngân sách huyện, xã 20%.
Ngoài ra ngân sách huyện và xã phải đầu tư các chi phí liên quan đến sửa chữa, mở rộng nền đường, bổ sung các cống thoát nước, đào rãnh dọc và GPMB (nếu không vận động được sự đóng góp của cộng đồng nhân dân).
3.2. Đóng góp của cộng đồng, nhân dân
Phổ biến rộng rãi chủ trương của tỉnh về đầu tư kiến cố hóa các tuyến ĐH; vận động cộng đồng, nhân dân trong vùng dự án hiến đất, giải tỏa cây cối, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện dự án.
Chỉ triển khai đầu tư khi có sự thống nhất tự chịu trách nhiệm GPMB của cộng đồng dân cư, thôn, xóm.
3.3. Nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án Ghi chú: Tổng kinh phí nêu trên lập theo đơn giá cố định năm 2014, chưa xét đến yếu tố trượt giá là 775 tỷ đồng. Nếu tính đến yếu tố trượt giá 10% cho mỗi năm thì đơn giá/km đường sẽ là:
3.4. Nhu cầu kinh phí hàng năm và giai đoạn 2015 - 2020
Do yếu tố về trượt giá nên đơn giá xây dựng hàng năm tăng, để thực hiện cùng khối lượng thì kinh phí năm sau cao hơn năm trước với mức tăng dự kiến 10%/năm, cụ thể như sau:
* Tổng nhu cầu nguồn vốn tính cho giai đoạn 2015 - 2020 cần để kiên cố hóa mặt đường 320km đường ĐH (có tính đến yếu tố trượt giá mỗi năm 10%) là 1.024 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 683 tỷ đồng (chiếm 66,7%); ngân sách huyện và huy động nhân dân là 341 tỷ đồng (chiếm 33,3%).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.