ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1242/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 27 tháng 5 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT , ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Căn cứ Công văn số 3258/BGDĐT-ĐANN, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hoàn thiện Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2025 và hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và năm 2019 của Đề án ngoại ngữ quốc gia;
Xét Tờ trình số 788/TTr-SGDĐT, ngày 17/5/2019 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
(Kèm theo Kế hoạch số 787/KH-SGDĐT, ngày 17/5/2019 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đúng theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Bộ GD&ĐT; |
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH
VĨNH LONG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 787/KH-SGDĐT |
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 5 năm 2019 |
Quyết định số 2080/QĐ-TTg , ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT , ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Công văn số 343/BGDĐT-ĐANN, ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD giai đoạn 2017-2025;
Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng, kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg , ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Công văn số 3258/BGDĐT-ĐANN, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hoàn thiện Kế hoạch giai đoạn 2017-2025 và hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và năm 2019 của Đề án NNQG.
1. Mục tiêu chung
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về thực hiện chương trình
a) Đối với giáo dục mầm non: Thực hiện chương trình và học liệu làm quen với Tiếng Anh ở các trường có điều kiện theo lộ trình thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Đối với giáo dục phổ thông:
- Thực hiện chương trình tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 ở các trường có điều kiện theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đến năm 2022, phấn đấu có 100% học sinh lớp 3 được học chương trình Tiếng Anh 10 năm; đến năm 2025, phấn đấu có 100% học sinh lớp 6 và 100% học sinh lớp 10 THPT được học chương trình Tiếng Anh 10 năm.
c) Đối với giáo dục nghề nghiệp: Tiếp tục triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp với mức trình độ tối thiểu sau khi tốt nghiệp theo quy định.
d) Đối với giáo dục đại học (hệ đào tạo Cao đẳng): phấn đấu 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo.
đ) Đối với giáo dục thường xuyên: Đến năm 2025, phấn đấu thực hiện chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có điều kiện đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Về phát triển đội ngũ
Chuẩn hóa 100% đội ngũ giáo viên tiếng Anh phổ thông đảm bảo năng lực ngôn ngữ đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đến năm học 2020 – 2021, 100% giáo viên tiếng Anh bậc THCS đạt Bậc 4, 100% giáo viên tiếng Anh THPT đạt Bậc 5 theo KHLNN 6 Bậc của Việt Nam. Tuyển dụng giáo viên mới cho các trường phổ thông đảm bảo đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ.
1. Thực hiện chương trình tài liệu, phát triển quy mô và môi trường dạy học ngoại ngữ
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh theo chương trình 7 năm hiện hành. Tiếp tục giao quyền chủ động cho nhà trường trong việc tự điều chỉnh phân phối chương trình, sách giáo khoa tiếng Anh hiện hành, theo khung chương trình và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường từ năm học 2017 -2018.
Tiếp tục triển khai rộng rãi chương trình tiếng Anh 10 năm để học sinh được tiếp cận với chương trình mới, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động mới, từ đó giúp dần nâng cao năng lực ngoại ngữ. Huy động 100% học sinh đã được học chương trình tiếng Anh 10 năm từ lớp dưới tiếp tục học chương trình này ở cấp học tiếp theo.
Đẩy mạnh dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và các trường có điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và năng lực học sinh.
Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho học sinh. Tăng cường các hoạt động chuyên đề về tiếng Anh, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, xây dựng môi trường nói tiếng Anh trong các trường học. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, các sân chơi ngoại ngữ để giúp các em có cơ hội sử dụng tiếng Anh ngoài lớp học.
Thực hiện đổi mới chương trình dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên phù hợp nhu cầu người học, đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học.
Khuyến khích sử dụng tài liệu bổ trợ có chất lượng để tăng cường hoạt động học tập cho học sinh ở các lớp tiếng Anh hệ 10 năm theo công văn 7972/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai chương trình GDPT môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học.
Tổ chức hội thảo tập huấn giáo viên chủ động sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với thiết kế biên soạn của sách giáo khoa.
2. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ
Tiếp tục thực hiện nghiêm kiểm tra đánh giá 4 kỹ năng theo Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát huy ưu điểm của việc đánh giá quá trình học tập trong nhà trường để tạo động cơ học tập và không gây áp lực cho học sinh.
Tiếp tục duy trì khảo sát đầu vào đối với học sinh lớp 6 và lớp 10 theo học chương trình 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu vào cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng để có cơ sở dạy học tăng cường theo từng trình độ. Đánh giá chuẩn đầu ra các cấp học theo chuẩn Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Từ 2019 – 2020, lựa chọn và cử chuyên viên, giáo viên cốt cán tham gia các chương trình bồi dưỡng cán bộ ra đề thi và cán bộ chấm thi kỹ năng nói, viết theo các định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng
Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên. Lập kế hoạch, xem xét, lựa chọn đơn vị tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận độc lập với đơn vị bồi dưỡng. Chủ yếu kết hợp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau với bồi dưỡng tại các khóa học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phù hợp với từng cá nhân giáo viên.
Tổ chức và phối hợp tổ chức hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, cách thức khai thác và sử dụng nguồn học liệu. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, liên huyện. Đến năm 2025, có 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học được tham gia 01 lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy và học ngoại ngữ theo cấp học và trình độ đào tạo đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành. Điều chuyển những giáo viên trong biên chế đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng không nâng được chuẩn.
Mời tình nguyện viên, giáo viên người nước ngoài tham gia dạy học tại các trường phổ thông có điều kiện và cử giáo viên đi học tập ở nước ngoài để giáo viên có cơ hội nâng cao năng lực ngôn ngữ.
Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT bằng tiếng Anh, gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đến năm 2025, có 100% trường THPT, THCS-THPT có ít nhất 01 giáo viên/01 môn KHTN được tập huấn PPGD.
Hằng năm Sở GDĐT tổng hợp nhu cầu đăng ký bồi dưỡng của giáo viên, tham mưu tổ chức bồi dưỡng. Bên cạnh đó, giáo viên được khuyến khích tự bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ để hoàn thành các điều kiện của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn học liệu về dạy và học ngoại ngữ như sách giáo khoa, tài liệu dạy và học, hệ thống sách mềm, phần mềm hiện hành. Khuyến khích và huy động tổ/nhóm giáo viên Tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục xây dựng nguồn học liệu mở, tài liệu dạy học Tiếng Anh tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Rà soát, theo dõi việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã được cấp phát phục vụ cho công tác giảng dạy các bộ môn nói chung và tiếng Anh nói riêng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm về sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho bộ môn ngoại ngữ. Kế hoạch đầu tư tổng cộng 242 phòng học ngoại ngữ. Trong đó, ưu tiên 3 năm đầu cho cấp Tiểu học để chuẩn bị thay sách giáo khoa vào năm học 2020-2021. Trang bị phòng học ngoại ngữ gồm:
01 TV tương tác (bao gồm các phần mềm hỗ trợ,…), dự toán: 220.000.000 đồng; 01 máy chiếu vật thể, dự toán: 25.000.000 đồng; 06 laptop dành cho học sinh học trực tuyến, dự toán: 06 cái x 15.000.000 đồng/cái = 90.000.000 đồng; 06 tay nghe, dự toán 1.000.000 đồng/cái x 06 cái = 6.000.000 đồng; 01 máy tính giáo viên, dự toán: 20.000.000 đồng; 01 máy in, dự toán: 5.000.000 đồng.
Tổng giá trị mỗi phòng học để phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ngoại ngữ, dự toán: 366.000.000 đồng.
6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
Tăng cường công tác truyền thông trên cổng thông tin điện tử của ngành và website của các cơ sở giáo dục về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin - truyền thông ở địa phương giới thiệu và phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, các chương trình, tài liệu, phần mềm và các nguồn tài liệu thiết thực, phù hợp với các đối tượng người học.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục; lựa chọn cơ sở giáo dục tiêu biểu để phổ biến cách làm hay, kinh nghiệm tốt về đổi mới dạy và học ngoại ngữ; nhân rộng điển hình, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Liên kết với các trường THPT, Đại học Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp nhận giáo viên tiếng Hàn và tiếng Nhật. Giao các trường chủ động đăng ký và lập kế hoạch tiếp nhận giáo viên. Mời tình nguyện viên, giảng viên nước ngoài tham gia trợ giảng và tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Anh, các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh dành cho giáo viên và học sinh.
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách dành cho giáo viên, trong đó có giáo viên ngoại ngữ. Tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế.
8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ tin học trong tỉnh.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Thành lập đoàn kiểm tra tình hình triển khai Đề án NNQG 2020 tại các trường trong tỉnh. Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông để kịp thời tư vấn, rút kinh nghiệm cho các đơn vị và báo cáo cấp trên về tình hình triển khai nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.
Nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý các cấp, chuyên viên và giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra, giám sát, báo cáo do Ban quản lý Đề án NNQG 2020 tổ chức. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo viên, nhằm tư vấn, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy và học của các nhà trường.
1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Về nguồn kinh phí
+ Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hằng năm cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
- Về cơ chế sử dụng nguồn kinh phí như sau:
+ Kinh phí thực hiện mua sắm: Từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoại ngữ, nguồn xã hội hóa, nguồn thu và nguồn ngân sách trung ương.
+ Nguồn ngân sách địa phương: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội ngũ, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn, triển khai áp dụng các hoạt động thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
+ Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ, triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, một số hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường năng lực quản lý cho người lao động tại cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác của Đề án.
+ Nguồn thu khác: Tập trung thực hiện những hoạt động đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội , Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ.
2. Tổng kinh phí:
Tổng kinh phí dự kiến: 68.152.000.000 đồng (Sáu mươi tám tỷ, một trăm năm mươi hai triệu đồng). (Phụ lục 1 đính kèm).
1. Lộ trình thực hiện (Phụ lục 2 đính kèm).
2. Phân công nhiệm vụ
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện, cụ thể:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, tổ chức thực hiện; đồng thời kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án hàng năm và từng giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các cấp học và công tác bồi dưỡng ngoại ngữ thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Đề án với Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Chủ trì, hướng dẫn xây dựng nhu cầu kinh phí dạy học ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp và tổ chức thực hiện Đề án trong trường Cao đẳng nghề phù hợp với kế hoạch chung.
Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện Đề án;
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành và UBND các huyện,TX,TP tổ chức, thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện Đề án.
d) Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các huyện, TX, TP cân đối kinh phí để thực hiện Đề án.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật hiện hành.
đ) Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất, xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ngoại ngữ và đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo từng giai đoạn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các chương trình, đề án, kế hoạch đổi mới công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo môi trường học tập thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.
f) Sở Y tế
Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ trong trường trung cấp Y tế phù hợp với kế hoạch chung.
g) Các tổ chức: Hội Khuyến học tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh: có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
h) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện của địa phương, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực Sở GD&ĐT kết quả thực hiện Kế hoạch của địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
k) Các cơ sở giáo dục và đào tạo
Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ tại nhà trường, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ theo đúng lộ trình..
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếng Anh trong việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường, được đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ.
Tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.