ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1238/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 27 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc Quy định hỗ trợ Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
Căn cứ Nghị quyết số 28/2019/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 266/TTr-SNN ngày 09 tháng 11 năm 2021 về việc Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum (kèm theo các hướng dẫn thiết kế mẫu) cụ thể:
1. Thiết kế mẫu công trình thủy lợi nhỏ: Hồ trữ nước.
2. Thiết kế mẫu hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
3. Thiết kế mẫu kênh kết cấu bằng bê tông.
Điều 2. Quyết định này áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
1. Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát đầu tư công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để tổ chức thực hiện theo quy định
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ: HỒ TRỮ NƯỚC
(Áp
dụng đối với hồ trữ nước có dung tích tối thiểu là 1.000m3)
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MẪU
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ: HỒ TRỮ NƯỚC
1. Các căn cứ để thực hiện:
- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8;
- Công văn số 1192/UBND-NNTN ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8;
- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (Loại hình là hợp tác xã hoặc tổ hợp tác) có liên quan trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ.
2. Điều kiện để thực hiện:
a) Về nguồn nước: Công trình thủy lợi nhỏ: Hồ trữ nước phải được xây dựng tại nơi có mạch nước ngầm, khe lạch, nơi tụ thủy, có lưu vực để đảm bảo nguồn nước về ao, hồ.
b) Về vị trí xây dựng: Ưu tiên ở những vùng không có công trình thủy lợi, cách xa sông suối lớn. Hình dạng, kích thước công trình tích trữ nước (hồ nhỏ) tùy thuộc vào địa hình và khu đất để đào cho hợp lý, không quy định cụ thể nhưng phải đáp ứng được điều kiện đó là đáp ứng được trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn với dung tích trữ tối thiểu là 1.000m3.
c) Về quỹ đất đào hồ:
- Đất nông nghiệp:
+ Cá nhân, các đối tượng hưởng lợi góp đất để đào hồ (không tính toán đền bù, giải phóng mặt bằng).
+ Đất công do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, đất ven suối...
- Đối với đất Lâm nghiệp: Vận động các đơn vị chủ rừng, tận dụng sình lầy hoặc đất trống ven suối để đào ao, hồ kết hợp phòng chống cháy rừng và cung cấp nước tưới cho cây trồng của các đối tượng hưởng lợi canh tác sản xuất (đất đã chuyển sang mục đích nông nghiệp, không được lấn chiếm đất rừng).
- Về quy mô phải đáp ứng phải đáp ứng được điều kiện đó là đáp ứng được trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn.
- Có giải pháp chống bồi lắng; hàng rào bảo vệ quanh hồ, biển báo độ sâu để cảnh báo nguy hiểm.
- Tự tổ chức thi công công trình; tự quản lý vận hành công trình sau đầu tư; có phương án chia sẻ nguồn nước tưới trong các đối tượng hưởng lợi để phục vụ sản xuất.
A. NỘI DUNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG:
1. Giới thiệu chung
- Tên công trình:
- Địa điểm xây dựng công trình:
- Năm xây dựng:
- Số liệu về diện tích cây trồng của hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở:
- Đặc điểm giao thông trong khu vực: (thuận lợi, khó khăn):
- Điều kiện cung ứng máy thi công xây dựng (máy đào, đầm cóc) trên địa bàn, cự ly vận chuyển máy móc đến vị trí dự kiến xây dựng.
2. Hiện trạng công trình cung cấp nước nước tưới cho diện tích cây trồng của hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở:
- Tên chủ hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở, thuộc thôn (làng, xóm), xã, huyện.
- Công trình cũ của chủ hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở đã có gồm (Như: giếng khoan, lấy nước từ khe suối, lấy nước từ công trình thủy lợi, lấy nước từ ao hồ trữ nước đã có ...) đang phục vụ tưới cho ... ha cây trồng (cà phê, cây ăn trái, rau, màu ...) nhưng chưa đủ và chủ động nguồn nước dẫn đến về mùa khô thường xảy ra hạn hán.
3. Phương án thiết kế:
a) Hồ trữ nước:
- Số hồ trữ nước cần thiết để cấp tưới cho diện tích cây trồng của hộ gia đình (hoặc nhóm hộ gia đình)... cái. Mặt cắt ngang hình thang có kích thước như sau:
- Chiều dài đáy hồ trữ: L =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp);
- Chiều rộng đáy hồ trữ: B =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp);
- Cột nước trữ trong hồ: Hb =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ, loại đất và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp).
- Chiều sâu hồ: H = Hb+0,5 m (0,5m là chiều cao an toàn tính từ đỉnh bờ đến mặt nước).
- Chiều rộng bờ hồ trữ: Bb tùy điều kiện có thể chọn từ 1 đến 3m.
- Hệ số mái trong hồ (mt): Tùy loại đất có thể chọn như sau:
Loại đất |
Chiều sâu nước trong ao, hồ |
||
Hb = 1 |
Hb > 1 đến 2 |
Hb > 2 đến 3 |
|
Đá cuội liên kết vừa |
1,00 |
1,00 |
1,00 |
Đá cuội sỏi lẫn cát |
1,25 |
1,50 |
1,50 |
Đất sét |
1,0 |
1,0 |
1,25 |
Đất sét pha |
1,25 |
1,25 |
1,50 |
Đất cát pha |
1,50 |
1,50 |
1,75 |
Đất cát |
1,75 |
2,00 |
2,25 |
- Hệ số mái ngoài ao, hồ (mn): Tùy loại đất có thể chọn như sau:
Loại đất |
Hệ số mái ngoài |
Đất sét |
1,00 |
Đất sét pha |
1,25 |
Đất cát pha |
1,50 |
Đất cát |
2,00 |
- Dung tích trữ thiết kế: V(m3) =((L*B)+(L+Hb*mt*2)*(B+H*mt*2))*H/2.
b) Các hạng mục phụ trợ:
- Rọ đá làm đập tạm để lấy nước: Tùy từng hợp cụ thể của nguồn nước như mạch nước ngầm, khe lạch, nơi tụ thủy, có kênh mương thủy lợi đi qua gần, có lưu vực... mà chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp. Theo thiết kế mẫu là dùng 04 rọ đá kích thước (2x1x0,5)m để chắn ngang khe hoặc suối gần vị trí để dâng đầu nước dẫn về hồ.
- Đường ống dẫn nước vào hồ: Theo thiết kế mẫu chọn 20m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào đập tạm để lấy nước, đầu vào ống có bố trí lưới lọc, gần vị trí ao, hồ có bố trí 01 van điều chỉnh D90mm. Tùy theo điều kiện nguồn nước lấy vào hồ có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống cho phù hợp.
- Đường ống xả cặn ao, hồ: Theo thiết kế mẫu chọn 10m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào đáy hồ để xả cặn, có bố trí 01 van điều chỉnh D90mm. Tùy theo điều kiện chọn vị trí xả cặn của ao, hồ có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống và kích thước van điều chỉnh cho phù hợp.
- Đường ống xả tràn: Theo thiết kế mẫu chọn 10m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào hồ, đáy ống cửa vào bằng cao trình mực nước hồ, có bố trí 2 khủy cong D90mm (Lơi) trên đỉnh và chân mái ao, hồ. Tùy theo chiều cao vị trí xả tràn có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống cho phù hợp.
- Chống thấm đáy và mái trong hồ: Có nhiều hình thức chống thấm như: Đổ bê tông, Trát lớp vữa xi măng cát vàng M100 đặt trong lưới thép chịu lực và mặt ngoài có đánh màu chống thấm; Lót bạt HDPE chống thấm. Trong thiết kế mẫu chọn hình thức chống thấm bằng tấm HDPE dày 0,3mm để chống thấm (hạng mục này có thể không thực hiện để giảm kinh phí xây dựng khi nguồn nước bổ sung vào hồ lớn hơn mức thấm).
4. Khối lượng xây dựng công trình: Tính toán chi tiết cho 1 ao, hồ chứa 1.000m3 như sau:
TT |
Hạng mục công việc |
ĐVT |
Cách tính |
Khối lượng |
Ghi chú |
1 |
Đào đất hữu cơ cấp 1 bằng máy đào dung tích gàu 0,8m3 |
m3 |
F*h=1060*0,2 |
212,00 |
Dày h=0,2m |
2 |
Đào đất hữu cơ cấp 2 bằng máy đào dung tích gàu 0,8m3 |
m3 |
(F1+F2)*H/2=(15*20+19*24)*2/2 |
756,00 |
Sâu BQ 2m |
3 |
Đào đất đường ống bằng thủ công |
m3 |
F*L=0,2*39 |
7,80 |
Sâu 0,5m |
4 |
Đắp đất bằng đầm cóc K90 |
m3 |
Fđ*Lđ=((3+5,4)*1,2/2)*(21+29)*2 |
588,00 |
Cao BQ 1,2m |
5 |
Đắp đất đường ống bằng thủ công |
m3 |
F*L=0,2*39 |
7,80 |
|
6 |
Rọ đá 2x1x0,5 |
cái |
4 |
4,00 |
|
7 |
Lót bạt HDPE chống thấm ao, hồ |
m2 |
|
647,90 |
|
|
Đáy ao, hồ |
|
L*B=20*15 |
300,00 |
|
|
Mái ao, hồ |
|
(((mt*H)^2+H^2)^0,5)*Lm |
347,90 |
Lót đến đỉnh mái |
8 |
Ống PVC D90mm |
m |
L1+L2+L3=20+10+10 |
40,00 |
|
9 |
Van nhựa D90mm |
cái |
2 |
2,00 |
|
10 |
Lơi nhựa D90mm |
cái |
2 |
2,00 |
|
11 |
Lưới lọc cửa nhận nước |
cái |
1 |
1,00 |
|
Trong đó:
- F (m2): Diện tích đào đất hữu cơ toàn bộ hồ.
- h (m): Chiều dày lớp hữu cơ cần bóc.
- F1(m2): Diện tích đáy hồ F1=LxB.
- F2 (m2): Diện tích mặt trên đất đào hồ F2=(L+2H)x(B+2H).
- H (m): Chiều đào đất bình quân trong hồ (m).
- Fđ (m2): Diện tích mặt cắt ngang đất đắp bờ ao, hồ tính bình quân.
- f (m2): Diện tích mặt cắt ngang đất đào đường ống.
- l (m): Chiều dài đất đào đường ống.
- Lđ (m): Chiều dài đắp bờ hồ.
- L1(m): Chiều dài ống dẫn nước vào.
- L2(m): Chiều dài ống cặn.
- L3(m): Chiều dài ống xả tràn.
- mt: Hệ số mái trong của ao, hồ.
- Lm(m): Chiều dài mái trong của ao, hồ.
5. Tổ chức thực hiện:
- Chủ đầu tư:
- Lực lượng thi công:
- Tiến độ thi công:
- Thời gian hoàn thành:
6. Những kiến nghị, đề nghị: (nếu có).
B. QUY ĐỊNH BẢN VẼ THIẾT KẾ THI CÔNG
- Bản vẽ thể hiện mặt bằng Hồ trữ nước.
- Bản vẽ thể hiện cắt dọc và cắt ngang đại diện Hồ trữ nước.
- Bản chiết tính khối lượng đào đắp, khối lượng các loại vật liệu khác.
(Có bản vẽ thiết kế mẫu kèm theo).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.