BAN
CHỈ ĐẠO QUỐC GIA |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/QĐ-BCĐQG |
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 26/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện;
Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-BCĐQG ngày 26/6/2008 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện;
Sau khi có ý kiến của Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương tại Công văn số 213/BTĐKT-Vụ II ngày 15/2/2017 và Công văn số 861/BTĐKT-Vụ II ngày 22/5/2017;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện”.
Điều 2. Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 139/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2009 về việc ban hành Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.
Điều 4. Các ông (bà) thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TRƯỞNG BAN |
TÔN VINH, KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ TẬP THỂ CÓ THÀNH TÍCH HIẾN
MÁU TÌNH NGUYỆN VÀ VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BCĐQG ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Trưởng
Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện)
1. Tôn vinh, khen thưởng cá nhân và gia đình có thành tích hiến máu tình nguyện;
2. Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích vận động hiến máu tình nguyện.
1. Cá nhân, gia đình (bao gồm cá nhân, gia đình người Việt Nam; cá nhân, gia đình người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam) có thành tích hiến máu tình nguyện.
Gia đình có từ 2 người trở lên có quan hệ ruột thịt (ông bà, bố mẹ, con cháu), không nhất thiết cùng chung một hộ khẩu. Ngoài phần thưởng dành riêng cho cá nhân trong gia đình, gia đình có thành tích hiến máu được tôn vinh theo quy định của Quy chế này.
2. Cá nhân, tập thể (gồm: Ban Chỉ đạo hoặc cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang,... ) có thành tích trong công tác vận động hiến máu tình nguyện.
Điều 3. Mục tiêu của tôn vinh, khen thưởng
1. Ghi nhận, biểu dương, tôn vinh nghĩa cử cao đẹp “Hiến máu cứu người” của những cá nhân, gia đình nhằm tuyên truyền, vận động nhiều người khác có đủ sức khỏe cùng tham gia hiến máu tình nguyện và hiến máu nhắc lại.
2. Tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội về những tấm gương có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.
Điều 4. Nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng
1. Tôn vinh các giá trị nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp của cá nhân, gia đình và tập thể đã đóng góp cho phong trào hiến máu tình nguyện, qua đó, động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân có đủ sức khỏe tích cực tham gia hiến máu.
2. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích vận động hiến máu tình nguyện căn cứ việc hoàn thành chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và phù hợp với mục tiêu chung của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình, tập thể được tôn vinh, khen thưởng
Cá nhân, gia đình, tập thể được tôn vinh, khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, bảo quản, sử dụng hiện vật, danh hiệu được tặng và không cho người khác mượn để phục vụ mục đích riêng.
Điều 6. Hình thức, thẩm quyền quyết định tôn vinh, khen thưởng
1. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) hoặc Cơ sở tiếp nhận máu tặng "Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện", Phù hiệu “Nghĩa cử cao đẹp” (nếu có).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng Giấy khen của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định tặng Giấy khen theo quy định của pháp luật.
4. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu vàng, bạc, đồng hoặc hiện vật khác phù hợp; Cúp thủy tinh màu vàng, bạc, đồng hoặc hiện vật khác phù hợp.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia) quyết định tặng Khánh màu vàng, bạc, đồng; Đĩa màu vàng, bạc, đồng; Phù hiệu cá nhân 20, 30, 40, 50, 70, 100 lần hiến máu; Phù hiệu gia đình 20, 30, 40, 50, 70, 100 lần hiến máu.
7. Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nhân đạo.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tặng Bằng khen của Bộ Y tế, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
9. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
TÔN VINH, KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH CÓ THÀNH TÍCH HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Điều 7. Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân
1. Cá nhân hiến máu lần đầu:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện hoặc Cơ sở tiếp nhận máu tặng “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” và Phù hiệu “Nghĩa cử cao đẹp” (nếu có).
2. Cá nhân hiến máu lần thứ ba:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
3. Cá nhân hiến máu lần thứ năm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu đồng hoặc hiện vật khác phù hợp.
4. Cá nhân hiến máu lần thứ mười:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu bạc hoặc hiện vật khác phù hợp.
5. Cá nhân hiến máu lần thứ mười lăm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu vàng hoặc hiện vật khác phù hợp.
6. Cá nhân hiến máu lần thứ hai mươi:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen và Ban Chỉ đạo quốc gia tặng Phù hiệu cá nhân 20 lần hiến máu.
7. Cá nhân hiến máu lần thứ ba mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu cá nhân 30 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
8. Cá nhân hiến máu lần thứ bốn mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu cá nhân 40 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Kỷ niệm chương.
9. Cá nhân hiến máu lần thứ năm mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu đồng và Phù hiệu cá nhân 50 lần hiến máu.
Đối với người có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu lần thứ năm mươi, Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc và Phù hiệu cá nhân 50 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
10. Cá nhân hiến máu lần thứ bảy mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc, Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
Đối với người có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu 70 lần, Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng và Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu” - 14/6.
11. Cá nhân hiến máu lần thứ một trăm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng, Phù hiệu cá nhân 100 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế người hiến máu” - 14/6.
12. Ngoài các tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh khen thưởng nêu trên, mỗi lần hiến máu tình nguyện, cá nhân được nhận “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” từ Cơ sở tiếp nhận máu.
13. Nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu - 14/6” hàng năm, Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức “Lễ tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam” đồng thời đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt, tuyên dương những người tiêu biểu này.
Điều 8. Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng gia đình
1. Gia đình hiến máu lần thứ ba:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
2. Gia đình hiến máu lần thứ năm:
Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu đồng hoặc hiện vật khác phù hợp.
4. Gia đình hiến máu lần thứ mười:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu bạc hoặc hiện vật khác phù hợp.
5. Gia đình hiến máu lần thứ mười lăm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu vàng hoặc hiện vật khác phù hợp.
6. Gia đình hiến máu lần thứ hai mươi:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen và đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 20 lần hiến máu.
7. Gia đình hiến máu lần thứ ba mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 30 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
8. Gia đình hiến máu lần thứ bốn mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 40 lần hiến máu và đề nghị Bộ Y tế xét tặng Bằng khen.
9. Gia đình hiến máu lần thứ năm mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu đồng và Phù hiệu gia đình 50 lần hiến máu.
Đối với gia đình có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu 50 lần (trong đó, các thành viên đã tham gia hiến máu đạt bình quân tối thiểu 7 lần/người), Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc và Phù hiệu gia đình 50 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
10. Gia đình hiến máu lần thứ bảy mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc, Phù hiệu gia đình 70 lần hiến máu (trong đó, các thành viên đã tham gia hiến máu đạt bình quân tối thiểu 10 lần/người) và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
11. Gia đình hiến máu lần thứ một trăm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng, Phù hiệu gia đình 100 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu” -14/6.
Điều 9. Tôn vinh, khen thưởng đột xuất
Trong trường hợp phục vụ cấp cứu, tai nạn lớn, thảm họa, hoặc vì mục đích an ninh quốc phòng cần huy động cá nhân, gia đình, tập thể ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc liên tỉnh tham gia hiến máu, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia xét tôn vinh, khen thưởng kịp thời và xứng đáng với sự đóng góp của cá nhân, gia đình và tập thể.
TÔN VINH, KHEN THƯỞNG TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÓ THÀNH TÍCH VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
1. Vượt chỉ tiêu từ 20% trở lên kế hoạch năm được giao:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu đồng.
2. Vượt chỉ tiêu từ 30% trở lên kế hoạch năm được giao:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen và Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu bạc.
3. Vượt chỉ tiêu từ 50% trở lên kế hoạch năm được giao:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu vàng và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
4. Nếu vượt chỉ tiêu từ 50% trở lên kế hoạch được giao trong 3 năm liên tục, cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
Điều 11. Tiêu chuẩn tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích vận động hiến máu tình nguyện
1. Vận động được từ 50 lượt người trở lên hiến máu/năm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
2. Vận động được từ 100 lượt người trở lên hiến máu/năm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen.
3. Vận động được từ 200 lượt người trở lên hiến máu/năm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu đồng và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
4. Vận động được từ 300 lượt người trở lên hiến máu/năm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu bạc và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Kỷ niệm chương.
5. Liên tục 3 năm liền vận động được từ 300 lượt người trở lên hiến máu trong mỗi năm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Đĩa màu vàng và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
Điều 12. Khen thưởng hàng năm đối với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đề nghị Bộ Y tế xét tặng Bằng khen nếu đạt tiêu chí chung và các tiêu chí cụ thể sau:
1. Tiêu chí chung: Tỉnh, thành phố đạt 100% trở lên chỉ tiêu kế hoạch vận động, tiếp nhận đơn vị máu do Ban Chỉ đạo quốc gia giao hàng năm.
2. Tiêu chí cụ thể:
a) Đối với 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Đăk Lăk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng): ngoài tiêu chí chung phải đạt 2 tiêu chí cụ thể của năm xét khen thưởng, đó là: (i) đạt tối thiểu tỷ lệ % người hiến máu tình nguyện bình quân của khu vực (ii) đạt tối thiểu tỷ lệ % người hiến máu nhắc lại bình quân của khu vực.
b) Đối với các tỉnh, thành phố còn lại: ngoài tiêu chí chung phải đạt 3 tiêu chí cụ thể của năm xét khen thưởng, đó là: (i) đạt tối thiểu tỷ lệ % người hiến máu tình nguyện bình quân của khu vực (ii) đạt tối thiểu tỷ lệ % người hiến máu nhắc lại bình quân của khu vực và (iii) đạt tối thiểu tỷ lệ % dân số hiến máu bình quân của khu vực.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh lập hồ sơ và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
THỦ TỤC XÉT TÔN VINH, KHEN THƯỞNG
Điều 14. Các danh hiệu thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo các cấp
1. Hồ sơ đề nghị:
a. Văn bản đề nghị tôn vinh, khen thưởng của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
b. Bản tóm tắt thành tích của cá nhân, gia đình, tập thể có xác nhận của đơn vị quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.
c. Biên bản họp xét tôn vinh, khen thưởng của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp quản lý cá nhân, gia đình hoặc tập thể.
2. Tuyến trình:
a. Hồ sơ đề nghị các hình thức tôn vinh khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi chưa có Ban Chỉ đạo cấp xã) chuẩn bị và trình.
b. Hồ sơ đề nghị các hình thức tôn vinh khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi chưa có Ban Chỉ đạo cấp huyện) chuẩn bị và trình.
c. Hồ sơ đề nghị các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh tổng hợp và trình.
Điều 15. Các danh hiệu theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng
Thủ tục, hồ sơ trình, xét khen thưởng các danh hiệu thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Riêng “Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc gia đình có thành tích hiến máu tình nguyện” theo mẫu số 1 và “Báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân có thành tích vận động hiến máu tình nguyện” theo mẫu số 2 ban hành kèm Quy chế này.
Điều 16. Kinh phí khen thưởng:
Chi khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác vận động hiến máu tình nguyện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 17. Yêu cầu tổ chức trao tặng danh hiệu tôn vinh, khen thưởng
1. Việc công bố, trao tặng các danh hiệu tôn vinh, khen thưởng phải tổ chức trang trọng, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tránh những biểu hiện phô trương hình thức, lãng phí.
2. Cấp ra Quyết định chịu trách nhiệm in Giấy khen và Bằng khen, cấp ra quyết định tôn vinh, khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền cho cấp dưới tổ chức trao tặng.
3. Nghi thức trao tặng thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 18. Địa điểm tổ chức tôn vinh, khen thưởng
1. Để kịp thời động viên cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích xuất sắc trong hiến máu tình nguyện hoặc vận động hiến máu tình nguyện, lễ trao tặng có thể được tổ chức tại những nơi có quy mô nhỏ, trung bình hoặc ở những Hội nghị có quy mô lớn.
2. Tùy thuộc vào đơn vị tổ chức, hình thức sinh hoạt và đối tượng tham gia, buổi lễ tôn vinh khen thưởng có quy mô khác nhau được tổ chức tại những địa điểm khác nhau.
a) Hoạt động quy mô nhỏ:
- Sinh hoạt đội, nhóm.
- Giao lưu, họp mặt, tọa đàm.
- Các loại hình câu lạc bộ người hiến máu.
- Các buổi mít tinh tuyên truyền, vận động.
b) Hoạt động quy mô trung bình:
- Các ngày hội hiến máu.
- Sơ kết hoạt động.
- Buổi biểu diễn văn nghệ.
c) Hoạt động quy mô lớn:
- Hội nghị tổng kết công tác.
- Hội nghị khu vực.
- Hội nghị toàn quốc.
- Lễ Kỷ niệm ngày thành lập các ban, ngành, đoàn thể: Ngày học sinh, sinh viên 9/01; Ngày Thầy thuốc Việt nam 27/02; ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3; Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7; Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10; Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11,....
- Các ngày lễ quốc tế như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Ngày thành lập Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5;...
d. Hoạt động có quy mô lớn nhất:
- “Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện” - 7/4 (Ngày sức khỏe Thế giới 7/4).
- “Ngày Quốc tế Người hiến máu” - 14/6.
Điều 19. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp có trách nhiệm:
a) Đánh giá, nhận xét đúng thành tích hiến máu và thành tích vận động hiến máu. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ do cấp mình đề xuất.
b) Rà soát, đối chiếu đúng đối tượng đề nghị tôn vinh, khen thưởng, bảo đảm không trùng lắp.
c) Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền những tấm gương điển hình trong hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.
d) Tổ chức kịp thời và trang trọng các buổi lễ trao tặng.
2. Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện có trách nhiệm:
Ban hành Mẫu các hiện vật tôn vinh (kích thước, màu sắc, nội dung) để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
3. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
Quy định cụ thể tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện thuộc thẩm quyền quyết định của cấp huyện và cấp tỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương.
Điều 20. Quy chế này có 8 chương và 20 điều. Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung, điều khoản nào trong Quy chế chưa phù hợp, các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xem xét, sửa đổi, bổ sung.
ĐƠN
VỊ CẤP TRÊN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………………., ngày ….. tháng …...năm……. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG………… [2]
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với
cá nhân hoặc gia đình có thành tích hiến máu tình
nguyện)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên cá nhân hoặc chủ hộ gia đình (ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
- Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính:
- Quê quán:
- Trú quán:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Thành tích hiến máu tình nguyện của cá nhân:
- Báo cáo về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt chế độ nơi cư trú. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện (nếu có): ghi rõ việc thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan; hàng năm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
- Ghi rõ số lần đã hiến máu tình nguyện, trong đó ghi số đơn vị máu toàn phần và số đơn vị máu thành phần (nếu có) kèm theo bản sao “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” (có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương nơi cư trú).
2. Thành tích hiến máu tình nguyện của gia đình:
- Báo cáo về việc chủ hộ gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt chế độ nơi cư trú. Đối với bản thân chủ hộ gia đình là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người lao động có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện (nếu có): ghi rõ việc thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan; hàng năm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
- Liệt kê danh sách từng thành viên của hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ; số lần đã hiến máu tình nguyện của từng thành viên, trong đó ghi số đơn vị máu toàn phần và số đơn vị máu thành phần (nếu có) kèm theo bản sao “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” (có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương nơi cư trú).
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG[3]
1. Danh hiệu thi đua:
Năm |
Danh hiệu thi đua |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hình thức khen thưởng:
Năm |
Hình thức khen thưởng |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
NGƯỜI
BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)
ĐƠN
VỊ CẤP TRÊN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………………., ngày ….. tháng …...năm……. |
ĐỀ NGHỊ KHEN………2
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể, cá nhân có thành tích vận động hiến máu
tình nguyện)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đối với tập thể
- Tên tập thể (ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
- Đặc điểm, tình hình:
- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử:
- Quá trình thành lập và phát triển:
- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất):
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao:
+ Chức năng, nhiệm vụ về vận động hiến máu tình nguyện:
2. Đối với cá nhân
- Họ tên cá nhân (ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
- Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính:
- Quê quán:
- Trú quán:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Thành tích đạt được của tập thể về vận động hiến máu tình nguyện: Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích trong việc thực hiện các chỉ tiêu vận động, tiếp nhận máu được giao trong năm xét khen thưởng hoặc ba năm liên tục (kèm theo bản sao chỉ tiêu kế hoạch của cấp có thẩm quyền).
- Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu vận động, tiếp nhận máu được giao.
- Nêu rõ các giải pháp đã thực hiện để giải quyết khó khăn trên.
2. Thành tích đạt được của cá nhân về vận động hiến máu tình nguyện:
- Báo cáo về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt chế độ nơi cư trú. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia hiến máu tình nguyện (nếu có) và vận động hiến máu tình nguyện: ghi rõ việc thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan; hàng năm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
- Ghi rõ số lượt người đã tham gia hiến máu tình nguyện trong năm hoặc ba năm liên tục do chính mình vận động được kèm xác nhận của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp quản lý trực tiếp cá nhân xét khen thưởng (hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn).
- Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện vận động người tham gia hiến máu tình nguyện.
- Nêu rõ các giải pháp đã thực hiện để giải quyết khó khăn trên.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG3
1. Danh hiệu thi đua:
Năm |
Danh hiệu thi đua |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hình thức khen thưởng:
Năm |
Hình thức khen thưởng |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
TẬP THỂ HOẶC CÁ
NHÂN BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)
[1] Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
[2] Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.
[3] Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
1 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.
3 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.