NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122-NH/QĐ |
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 1983 |
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 35-CP
ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 163-CP ngày 16-6-1977 của Hội đồng Chính phủ quy định về
cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 259-CP ngày 24-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về việc
thành lập Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
Căn cứ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 232-CP
ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ và thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng
Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983 Quy định về việc cấp phát, cho vay và thanh
toán trong đầu tư xây dựng cơ bản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ tín dụng và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.
Điều 2 - Bản thể lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1984, áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước, thay thế cho:
- Các quy định trước đây về cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hướng dẫn thi hành Điều lệ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 64-CP ngày 19-11-1960 của Hội đồng Chính phủ.
- Thể lệ cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc khu vực kinh tế quốc doanh ban hành theo Quyết định số 17-NH/QĐ ngày 26-2-1977 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn.
Điều 3 - Đồng chí Giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành thể lệ này.
Điều 4 - Các đồng chí Chánh văn phòng, Giám đốc Ngân hàng chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế kế hoạch, Vụ Kế toán và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu, công trình trọng điểm trực thuộc Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng huyện, quận, thị xã trong phạm vi chức trách, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định này.
|
Nguyễn Văn Trường (Đã ký) |
TÍN DỤNG VÀ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO KẾ HOẠCH
NHÀ NƯỚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 122-NH/QĐ ngày 22-10-1983 của Tổng giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Điều 1 - Thể lệ này quy định về tín dụng và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình hoặc khoản đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước.
Điều 2 - Công trình đầu tư xây dựng cơ bản (hoặc khoản đầu tư) được cấp vốn (cho vay hoặc cấp phát) theo thể lệ này là công trình
- Thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước, xác định rõ tên, chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt hoặc do các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương bố trí công trình cụ thể trong phạm vi tổng mức kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt cho từng Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố, đặc khu.
- Có riêng bản luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.
- Có chủ đầu tư theo đúng quy định.
Điều 3 - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho một công trình là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm các thành phần vốn xây lắp, thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác.
Tổng dự toán của công trình được duyệt xác định tổng số vốn đầu tư vào công trình.
Điều 4 - Nguyên tắc cho vay và cấp phát vốn (dưới đây gọi tắt là cấp vốn) để đầu tư xây dựng cơ bản là:
1. Có mục đích, có kế hoạch và có căn cứ kinh tế - kỹ thuật.
2. Bảo đảm hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Bảo đảm thời hạn hoàn trả vốn vay.
4. Được Ngân sách Nhà nước chuyển vốn, có kế hoạch vốn và các nhu cầu vốn phù hợp với tổng dự toán được duyệt.
5. Mọi nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội đều được tập trung vào Ngân hàng và quản lý theo chế độ của Nhà nước.
6. Cấp vốn đúng với sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành, chất lượng công trình bảo đảm, đúng giá dự toán được duyệt và đã được thẩm tra.
2. Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản:
a. Chủ đầu tư được vay vốn hoặc được cấp tạm ứng để tiến hành chuẩn bị đầu tư công trình theo những quy định trong Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng về chuẩn bị đầu tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b. Chủ đầu tư hoặc tổ chức tổng nhận thầu xây dựng hay nhận thầu chính xây lắp được chủ đầu tư uỷ quyền, được vay vốn để mua sắm thiết bị chuẩn bị cho công trình xây dựng cơ bản theo những quy định trong thể lệ này.
c. Chủ đầu tư được vay vốn hoặc được cấp tạm ứng về các khoản thuộc về chi phí kiến thiết cơ bản khác chưa đủ điều kiện được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các quy định trong thể lệ này.
d. Các tổ chức thi công xây lắp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập được Ngân hàng cho vay vốn lưu động theo thể thức cho vay vốn lưu động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Mức vốn cấp phát và cho vay tối đa hàng năm không được vượt quá chỉ tiêu kế hoạch vốn được Ngân hàng đầu tư và xây dựng Trung ương hoặc Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu thông báo theo từng loại vốn và đối với từng công trình.
Điều 7 - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cho chủ đầu tư của công trình. Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân đầy đủ. Khi thay đổi người chủ đầu tư thì người mới thay thế chịu trách nhiệm thừa kế về toàn bộ công việc đầu tư và trong quan hệ tiền vốn với Ngân hàng.
Điều 8 - Việc kế hoạch hoá vốn để cấp phát và cho vay theo đúng các quy định trong chế độ kế hoạch hoá vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 9 - Lãi suất cho vay của từng loại vay theo biểu lãi suất hiện hành do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Đối với các khoản đầu tư không gắn với việc xây dựng, lắp đặt công trình thì chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở nơi chủ đầu tư đóng trụ sở thực hiện nhiệm vụ cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Chi nhánh Ngân hàng cơ sở, nơi xí nghiệp mở tài khoản tiền gửi về hoạt động sản xuất - kinh doanh có nhiệm vụ thu nợ về tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản đã cấp cho công trình, sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sản xuất sử dụng.
II. NGUỒN VỐN ĐỂ CẤP PHÁT VÀ CHO VAY
1. Nguồn vốn để cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng các quy định tại điểm 2 Quyết định số 172-HĐBT ngày 9-10-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và tại điểm 1 trong Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983.
2. Vốn ngân sách Trung ương chuyển sang Ngân hàng để cấp phát và cho vay đầu tư được quản lý tập trung tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng Trung ương.
Vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng để cấp phát và cho vay đầu tư được quản lý tập trung tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh; thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
3. Vốn tự có của các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội dành để đầu tư xây dựng cơ bản phải gửi vào Ngân hàng đầu tư và xây dựng.
Tiền gửi vốn tự có của từng chủ đầu tư được quản lý tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở. Tài khoản tiền gửi vốn tự có này được mở riêng cho từng chủ đầu tư.
Vốn tự có tập trung của từng Bộ, Tổng cục hoặc Sở được gửi và quản lý tập trung tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương (nếu là đơn vị trung ương) hoặc tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố (nếu là đơn vị địa phương).
4. Các loại vốn khác để đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định tại Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983 đều là nguồn vốn để cấp phát cho công trình hoặc được trừ vào tổng số vốn phải cấp phát cho công trình và được quản lý theo chế độ của Nhà nước.
Điều 12 - Nguồn vốn để cho vay về mua sắm thiết bị chuẩn bị và để cho vay hoặc cấp tạm ứng về các khoản chi phí kiến thiết cơ bản khác của công trình được thực hiện theo quy định trong Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN
Điều 13 - Để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công trình phải có đủ các điều kiện sau:
1. Công trình được ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Nhà nước như quy định tại Điều 3 của thể lệ này.
2. Chủ đầu tư chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 14 - Phạm vi, đối tượng công trình (hoặc khoản đầu tư) được đầu tư bằng phương thức cấp phát (vốn ngân sách hoặc vốn tự có) và cho vay đầu tư theo đúng quy định tại Điểm 2 trong Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983.
- Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới khi hoàn thành xây dựng cơ bản đi vào hoạt động là một tổ chức kinh tế độc lập hạch toán kinh tế hoặc trực thuộc một tổ chức kinh tế đang hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, sản xuất, kinh doanh có lãi.
- Cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có của tổ chức kinh tế đang hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và có lãi. - Đầu tư bổ sung thêm máy móc, thiết bị, kể cả thiết bị thi công cho xí nghiệp xây lắp, để tăng thêm tài sản cố định của các tổ chức kinh tế đang hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và tăng thêm lợi nhuận do đầu tư đem lại.
2. Công trình xây dựng cơ bản hoặc khoản đầu tư muốn được vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản, còn phải có các điều kiện sau:
a. Tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp của từng công trình và có thời hạn thu hồi vốn đầu tư dưới 5 năm.
b. Xác định được nguồn vốn để trả nợ vay, lãi vay về tín dụng đầu tư.
c. Bảo đảm trả nợ đúng thời hạn quy định đối với từng loại công trình. Thời hạn trả nợ tối đa đối với từng công trình được quy định phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng ngành trong phạm vi:
- Công trình xây dựng mới từ 6 đến 8 năm.
- Công trình cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá, đầu tư bổ sung thêm máy móc, thiết bị từ 5 đến 6 năm.
Thời hạn trả nợ tối đa phải phù hợp với thời hạn thu hồi vốn đầu tư của công trình.
Chỉ những công trình có thời hạn thu hồi vốn dưới 5 năm và thời hạn trả nợ dưới thời hạn tối đa của loại công trình đó mới thuộc đối tượng được vay vốn Ngân hàng.
Điều 16 - Chủ đầu tư phải gửi đến chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở những tài liệu hợp pháp, hợp lệ sau đây, phù hợp với quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xem xét chấp nhận và cấp vốn cho công trình:
1. Công trình bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xây dựng:
- Giấy đề nghị cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc đơn vị xin vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình.
- Bản luận chứng kinh tế - kỹ thuật của công trình.
- Văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Giấy phép sử dụng đất xây dựng công trình.
- Tổng mặt bằng công trình.
- Kế hoạch chuẩn bị xây dựng năm.
- Kế hoạch tài chính chuẩn bị xây dựng năm.
- Quyết định thành lập ban quản lý công trình, bổ nhiệm chủ đầu tư, kế toán trưởng.
- Văn bản giới thiệu mẫu dấu, chữ ký của chủ đầu tư và người được uỷ quyền.
2. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng:
- Kế hoạch xây dựng cơ bản năm.
- Bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
- Tổng dự toán và bản phê duyệt tổng dự toán.
- Các hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với các đơn vị nhận thầu về giao nhận thầu thiết kế, xây lắp, đặt mua thiết bị, vận chuyển... theo đúng chế độ hợp đồng kinh tế của Nhà nước. Nếu là công trình thiết bị toàn bộ nhập khẩu thì phải gửi cả hợp đồng thiết bị toàn bộ và những văn bản có liên quan.
- Các bản dự toán hạng mục công trình, trước hết là dự toán của những hạng mục thi công trong năm kế hoạch.
- Bản tổng tiến độ thi công công trình.
IV. CẤP VỐN, THANH TOÁN CHO SẢN PHẨM XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
Điều 17 - Sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải bảo đảm đủ các điều kiện quy định trong Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983.
- Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu.
- Phiếu giá thanh toán sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành.
- Các chứng từ liên quan khác (nếu có).
2. Thể thức cấp vốn, thanh toán cho sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành theo đúng quy định trong Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983.
3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cho chủ đầu tư để thanh toán cho tổ chức nhận thầu về xây lắp, thiết kế... hay để trả cho người được hưởng hoặc để hoàn trả nợ vay, lãi vay Ngân hàng, hoàn trả tạm ứng về chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thiết bị, chi phí kiến thiết cơ bản khác.
4. Giá thanh toán cho sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành là giá dự toán của sản phẩm xây dựng cơ bản đó đã được Ngân hàng đầu tư và xây dựng thẩm tra.
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm và bị phạt theo chế tài cấp phát và tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản về việc xin cấp vốn, thanh toán sản phẩm xây dựng cơ bản không đúng khối lượng thực hiện, chất lượng xấu, vượt dự toán và giá cả được duyệt, v v...
Điều 19 - Khi công trình hoàn thành toàn bộ được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở thực hiện việc cấp vốn, thanh toán lần cuối cùng.
1. Để được cấp vốn, thanh toán lần cuối cùng chủ đầu tư phải:
- Soát xét lại toàn bộ khối lượng hoàn thành (sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành) từ khi khởi công đến thời điểm soát xét và xác định đúng số đã được cấp vốn thanh toán, số chưa được cấp vốn thanh toán, nguyên nhân và biện pháp xử lý.
- Đối chiếu với Ngân hàng tổng số vốn đã được cấp phát, số dư nợ vay của từng loại vay. Trường hợp số liệu giữa chủ đầu tư và Ngân hàng có chênh lệch phải được xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
- Xác định số tài sản, vật tư, thiết bị chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng theo quy định (nếu có).
- Đối chiếu và thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả với các đơn vị nhận thầu xây lắp, cung cấp và vận chuyển thiết bị, vật tư, v v...
2. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở phải đôn đốc, đòi hỏi và giúp đỡ chủ đầu tư thực hiện tốt các nội dung quy định trên.
3. Việc cấp vốn, thanh toán lần cuối cùng được tiến hành trên cơ sở:
- Biên bản tổng nghiệm thu toàn bộ công trình hoàn thành bàn giao của hội đồng nghiệm thu.
- Bản quyết định phê duyệt biên bản tổng nghiệm thu để đưa công trình vào sản xuất, sử dụng của cấp có thẩm quyền.
- Tổng dự toán của công trình được duyệt và đã được thẩm tra.
- Phiếu giá thanh toán lần cuối cùng khi công trình hoàn thành.
- Giấy đề nghị trả hết nợ vay và tạm ứng các loại của chủ đầu tư.
4. Chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cấp vốn, thanh toán lần cuối cùng để:
- Trả hết nợ vay Ngân hàng về các loại cho vay hoặc hoàn trả tạm ứng về chuẩn bị thiết bị, chi phí kiến thiết cơ bản khác.
- Thanh toán cho tổ chức nhận thầu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư hoặc trả cho đơn vị được hưởng.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp vốn, thanh toán lần cuối cùng, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở thông báo bằng văn bản về việc kết thúc cấp vốn cho công trình.
Việc thông báo kết thúc cấp vốn không lệ thuộc vào việc thanh toán vốn với cơ quan tài chính và việc quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
V. MỨC VỐN VAY, THỜI HẠN CHO VAY, THU NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
Điều 20 - Mức cho vay (vốn vay) được xác định riêng cho từng công trình.
Mức vốn vay tối đa bằng giá trị tổng dự toán của công trình trừ đi phần vốn tự có của chủ đầu tư và các loại vốn khác (nếu có) tham gia vào việc xây dựng công trình. Trường hợp chủ đầu tư dùng vật tư, thiết bị sẵn có để xây dựng công trình thì mức vốn vay tối đa được giảm đi tương ứng với giá trị vật tư, thiết bị đưa ra sử dụng vào công trình.
Khi tổng dự toán thay đổi chủ đầu tư phải thuyết minh rõ lý do và mức vốn vay tối đa được xác định lại trên cơ sở tổng dự toán được duyệt lại (mới).
Phần vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào việc xây dựng công trình phải được tính toán, xác định phù hợp với mức độ tích luỹ và trích khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định.
1. Thời hạn cho vay tính từ khi giao món vay đầu tiên cho đến khi chủ đầu tư trả hết nợ, bao gồm:
- Thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch hoặc theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.
- Thời gian trả nợ.
2. Thời hạn trả nợ kể từ khi trả món đầu tiên cho đến khi trả hết nợ.
- Toàn bộ khấu hao cơ bản của tài sản cố định được đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng
- Các nguồn khác như phần trích từ vốn tự có, trích từ quỹ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiền thu bán sản phẩm trong thời gian sản xuất thử.
2. Chủ đầu tư phải xác định trước nguồn trả nợ, mức trả nợ hàng năm ngay khi tính toán hiệu quả kinh tế của công trình để xin vay vốn. Khi xét duyệt để cho vay vốn Ngân hàng căn cứ vào phần lợi nhuận dùng để trả nợ và khấu hao tài sản cố định dự kiến đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng để xác định thời hạn trả nợ. Trong quá trình thực hiện kế hoạch trả nợ chủ đầu tư được quyền sử dụng các nguồn khác để tăng thêm số trả nợ hàng năm và rút ngắn thời hạn trả nợ đã cam kết với Ngân hàng.
VI. TỔ CHỨC CẤP PHÁT, CHO VAY, THU NỢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Điều 23 - Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
a. Sau khi kiểm tra các tài liệu do chủ đầu tư gửi đến phù hợp với các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản quy định tại Điều 15 nói trên, trong thời hạn 7 ngày (kể từ ngày nhận được tài liệu) chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc từ chối cấp phát vốn cho công trình.
b. Thể thức cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các quy định tại các Điều 16, 17 và 18 nói trên.
Điều 24 - Cho vay và thu nợ về tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản:
1. Căn cứ vào các tài liệu do chủ đầu tư gửi đến và đã được kiểm tra, dựa vào kết quả thẩm định đầu tư hoặc tham gia thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở lập hồ sơ trình Ngân hàng có thẩm quyền xét duyệt việc cho vay.
2. Thời hạn để Ngân hàng cơ sở kiểm tra tài liệu và lập hồ sơ trình xin xét duyệt cho vay vốn đối với công trình là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu do chủ đầu tư gửi đến.
1. Thẩm quyền xét duyệt cho vay:
- Giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Trung ương xét và duyệt việc cho vay vốn đối với công trình xây dựng cơ bản thuộc kinh tế Trung ương và công trình xây dựng cơ bản trên hạn ngạch thuộc kinh tế địa phương.
- Giám đốc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xét và duyệt cho vay đối với công trình dưới hạn ngạch thuộc kinh tế địa phương.
2. Thời hạn xét duyệt cho vay là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình xét duyệt của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cấp dưới.
3. Quyết định cho vay vốn đối với công trình được lập theo mẫu quy định.
2. Khi có quyết định cho vay vốn của cấp có thẩm quyền, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ bản thông báo chấp nhận cho vay vốn và hướng dẫn chủ đầu tư lập khế ước vay vốn cho toàn bộ công trình theo đúng quy định.
Điều 27 - Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở giao vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản cho chủ đầu tư mỗi khi cấp vốn thanh toán cho sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành theo quy định tại các Điều 16, 17 và 18 nói trên.
Điều 28 - Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở thực hiện việc thu hàng tháng tiền lãi cho vay trong thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thu lãi cả năm (có chia quý, tháng) đã được xác định trước.
2. Khi toàn bộ công trình hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở chuyển giao toàn bộ số dư nợ vay còn lại của công trình kèm theo khế ước vay vốn, kế hoạch trả nợ và các tài liệu liên quan khác sang chi nhánh Ngân hàng cơ sở có nhiệm vụ thu nợ để thực hiện thu nợ, thu lãi vay về tín dụng đầu tư.
3. Việc chuyển giao nêu tại Điểm 1 và 2 trên được thực hiện theo quy định riêng.
2. Ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trả nợ hàng năm có chia quý, tháng đã được xác định. Mức thu nợ, thu lãi của tháng nào phải được thu trong tháng đó. Trường hợp đơn vị không trả hết số nợ trong tháng thì số còn lại được cộng vào số trả nợ tháng sau trong quý đó. Số trả nợ của cả quý phải được trả trong quý. Trường hợp đơn vị không trả hết thì phần chưa trả so với kế hoạch trả nợ của quý phải chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn được thu theo quy định hiện hành.
3. Nguồn để thu nợ, thu lãi theo các quy định trong thể lệ này.
VII. CHO VAY MUA SẮM THIẾT BỊ CHUẨN BỊ CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
a. Thiết bị nhập khẩu
- Thiết bị toàn bộ của công trình, kể cả thiết bị thi công hay thiết bị công nghệ lẻ, phù tùng, vật tư, v v... đi theo thiết bị toàn bộ hoặc các chi phí khác (thiết kế phí, chi phí về chuyên gia, v.v...) nằm trong chứng từ thanh toán về thiết bị toàn bộ.
- Thiết bị đồng bộ.
b. Thiết bị sản xuất trong nước hoặc thiết bị nhập khẩu nhưng do các tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị trong nước cung cấp.
2. Thiết bị chưa xác định rõ chủ đầu tư, thiết bị dự trữ không thuộc đối tượng vay theo thể lệ này.
2. Mức vốn vay hàng năm cho mỗi công trình không vượt quá chỉ tiêu kế hoạch vốn vay về loại vay này do Ngân hàng đầu tư và xây dựng cấp trên thông báo.
Điều 33 - Thời hạn vay vốn là thời gian thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tổng tiến độ được duyệt. Hết thời hạn trên Ngân hàng ngừng việc cho vay và dư nợ vay phải được thu hồi hoặc chuyển sang nợ quá hạn nếu đơn vị vay vốn không có khả năng trả nợ.
- Đơn xin vay kiêm khế ước vay vốn.
- Hợp đồng mua sắm thiết bị kèm theo bản danh mục thiết bị.
- Kế hoạch chuẩn bị thiết bị hàng năm.
- Bản tiến độ lắp đặt thiết bị.
- Kế hoạch vay vốn, trả nợ vay hàng năm.
- Các tài liệu liên quan khác.
2. Vốn vay được dùng để thanh toán về:
a. Mua sắm thiết bị theo hợp đồng và hoá đơn đòi tiền của tổ chức cung cấp thiết bị.
b. Vận chuyển, bốc xếp thiết bị từ nơi mua đến nơi bảo quản và chân công trình để giao cho đơn vị thi công lắp đặt vào công trình.
c. Bảo dưỡng, bảo quản thiết bị theo quy trình kỹ thuật quy định.
d. Gia công thiết bị theo yêu cầu quy trình kỹ thuật quy định.
3. Vốn vay được giao cho đơn vị vay vốn để:
a. Chuyển trả thẳng cho đơn vị được hưởng theo các chứng từ thanh toán hợp pháp đã được Ngân hàng kiểm tra.
b. Đơn vị vay vốn trang trải các khoản chi phí về chuẩn bị theo các chứng từ thanh toán hoặc theo kế hoạch đã được Ngân hàng chấp thuận.
4.a. Đơn vị vay vốn phải trả nợ vay, lãi vay khi:
- Thiết bị được lắp đặt vào công trình và được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thiết bị không cần lắp khi xuất kho giao cho đơn vị sản xuất, sử dụng.
- Vật tư, phụ tùng hoặc thiết bị lẻ dự trữ cho sản xuất khi xuất kho giao cho đơn vị sản xuất cùng với việc bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
- Các khoản chi phí như thiết kế phí, chi phí chuyên gia, v.v... được bóc tách khỏi chứng từ thanh toán thiết bị toàn bộ nhập khẩu để chuyển sang nguồn vốn bảo đảm tương ứng.
- Vật tư đi theo thiết bị toàn bộ xuất kho giao cho tổ chức thi công xây lắp công trình.
b. Số trả nợ mỗi lần bằng giá trị vật tư, thiết bị giảm đi trong dự trữ thiết bị chuẩn bị cho công trình.
c. Lãi vay được trả cùng một lần với trả nợ vay và được tính vào giá thành thiết bị vay vốn.
VIII. CHO VAY VÀ CẤP TẠM ỨNG VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ KIẾN THIẾT CƠ BẢN KHÁC
2. Mức vốn cho vay hoặc mức vốn cấp tạm ứng về các khoản chi phí kiến thiết cơ bản khác chưa đủ điều kiện cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản không vượt quá mức vốn đầu tư về kiến thiết cơ bản khác ghi trong tổng dự toán của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi đã trừ đi các khoản chi phí được cấp trực tiếp bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Mức vốn vay hoặc cấp tạm ứng hàng năm đối với từng công trình không vượt quá chỉ tiêu kế hoạch vốn được Ngân hàng đầu tư và xây dựng cấp trên thông báo.
3. Thời hạn vay vốn là thời gian thực hiện xây dựng cơ bản công trình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tổng tiến độ được duyệt. Hết thời hạn trên Ngân hàng ngừng việc cho vay và dư nợ vay phải được thu hồi hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
4. Lãi vay phải trả cùng một lúc với trả nợ vay và tính vào vốn đầu tư của công trình.
5. Đơn vị vay vốn hoặc nhận tạm ứng, trả nợ vay hoặc hoàn trả tạm ứng bằng mức phân bố vốn vay hoặc vốn tạm ứng theo tỷ lệ phần trăm của chi phí kiến thiết cơ bản khác so với tổng vốn đầu tư công trình mỗi khi được cấp vốn, thanh toán cho từng hạng mục công trình hoàn thành xây lắp.
Điều 36 - Thể thức cho vay hoặc cấp tạm ứng, thu hồi nợ vay, nợ tạm ứng và lãi tiền vay.
1. Chủ đầu tư phải gửi đến Ngân hàng trực tiếp cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình các tài liệu sau:
- Đơn xin vay kiêm khế ước vay về chi phí kiến thiết cơ bản khác (đối với công trình vay vốn).
- Kế hoạch sử dụng vốn vay hoặc tạm ứng năm (chia ra quý, tháng).
2. Tuỳ theo tính chất và nội dung của từng khoản vay hoặc cấp vốn tạm ứng, Ngân hàng sẽ giao vốn cho đơn vị theo 2 cách:
- Chuyển thẳng cho đơn vị được hưởng (đơn vị thi công xây lắp, các đơn vị cung ứng nguyên liệu chuẩn bị sản xuất...) theo yêu cầu chi trả của chủ đầu tư và các chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp.
- Chuyển vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư theo đề nghị của đơn vị và đã được Ngân hàng thoả thuận trước.
3. Chủ đầu tư phải trả nợ vay, lãi vay và hoàn trả số tạm ứng về chi phí kiến thiết cơ bản khác khi được cấp vốn đầu tư. Mức trả nợ bằng số phân bổ dư nợ vay hay dư nợ tạm ứng về chi phí kiến thiết cơ bản khác cho những hạng mục công trình hoàn thành.
Số nợ vay hoặc tạm ứng còn lại đơn vị phải hoàn trả hết một lần khi hoàn thành toàn bộ công trình đưa vào sản xuất, sử dụng hoặc khi được xử lý do đình, hoãn, v.v...
Điều 37 - Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền thường xuyên và liên tục về các mặt kinh tế, kỹ thuật, tài chính trong suốt quá trình trước khi cấp phát và cho vay vốn, trong quá trình cấp phát, cho vay xây dựng công trình và trong thời gian thu nợ sau khi công trình được đưa vào sản xuất, sử dụng.
1. Kiểm tra trước khi cấp phát và cho vay vốn gồm:
a. Tham gia thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm định đầu tư.
b. Tham gia kế hoạch đầu tư và sắp xếp, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
c. Kiểm tra việc chấp hành trình tự xây dựng cơ bản, kỷ luật thiết kế dự toán.
d. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về kế hoạch hoá trong đầu tư xây dựng cơ bản.
đ. Kiểm tra số lượng, tính hợp pháp và nội dung của các tài liệu làm căn cứ cho việc cấp vốn.
e. Thẩm tra dự toán.
g. Tham gia hội đồng nghiệm thu và kiểm tra biên bản nghiệm thu sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành.
2. Kiểm tra trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
a. Kiểm tra mức độ kỹ thuật, số lượng chủng loại, chất lượng và tiến độ cung cấp thiết bị.
b. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản về tiến độ,
khối lượng, chất lượng nhất là khâu thi công xây lắp.
c. Kiểm tra về việc chấp hành kỷ luật hợp đồng kinh tế và hoạt động kinh tế, tài chính của các tổ chức khảo sát thiết kế xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị.
d. Kiểm tra việc chuẩn bị cho sản xuất và các điều kiện để đưa công trình vào sản xuất, sử dụng.
đ. Tham gia nhận xét quyết toán công trình hoàn thành, kiểm tra các khoản phải thu, phải trả, thu hồi các khoản phải thu.
3. Kiểm tra việc sử dụng vốn cấp phát và cho vay, và vật tư bảo đảm vốn vay phù hợp với từng loại vay.
4. Kiểm tra sau khi công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng nhất là kiểm tra trong quá trình thu nợ:
- Kiểm tra các điều kiện để công trình đưa vào sản xuất, sử dụng đạt công suất thiết kế.
- Kiểm tra việc sử dụng tài sản cố định.
- Kiểm tra việc trích khấu hao, phân phối lợi nhuận của tổ chức vay vốn.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trả nợ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.