ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1216/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 28 tháng 4 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH LĨNH VỰC TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 681/TTr-STP ngày 25/4/2025 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Nam Định lĩnh vực Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 09 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Nam Định lĩnh vực Tư pháp (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH LĨNH VỰC TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số: 1216/QĐ-UBND ngày 28/4/2025 của Chủ tịch UBND
tỉnh Nam Định)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH |
||
1 |
Thành lập Phòng công chứng |
Công chứng |
UBND tỉnh |
2 |
Giải thể Phòng công chứng |
Công chứng |
UBND tỉnh |
3 |
Xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp |
Tổ chức |
UBND tỉnh |
4 |
Thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp |
Tổ chức |
UBND tỉnh |
5 |
Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh |
Phổ biến, giáo dục pháp luật |
Sở Tư pháp |
6 |
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh |
Phổ biến, giáo dục pháp luật |
Sở Tư pháp |
II |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN |
||
1 |
Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện |
Phổ biến, giáo dục pháp luật |
Phòng Tư pháp |
2 |
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện |
Phổ biến, giáo dục pháp luật |
Phòng Tư pháp |
3 |
Đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật |
Chuẩn tiếp cận pháp luật |
UBND cấp huyện |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thành lập Phòng công chứng
Trình tự thực hiện: Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Phòng công chứng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần hồ sơ: Đề án thành lập Phòng công chứng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đề án thành lập Phòng công chứng. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Đối tượng thực hiện: Sở Tư pháp.
Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng số 53/2014/QH13.
2. Giải thể Phòng công chứng
Trình tự thực hiện: Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần hồ sơ: Đề án giải thể Phòng công chứng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Đối tượng thực hiện: Sở Tư pháp.
Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định giải thể Phòng công chứng.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng số 53/2014/QH13
3. Xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xếp hạng của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Phòng Công chứng số 1, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản gửi Sở Nội vụ để thẩm định.
- Bước 2: Sở Nội vụ thực hiện thẩm định xếp hạng và chuyển cho Sở Tư pháp.
- Bước 3: Sở Tư pháp hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xếp hạng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Phòng Công chứng, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị xếp hạng.
- Bản sao quyết định thành lập hoặc sắp xếp lại về tổ chức (nếu có).
- Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
- Kết quả tính điểm theo tiêu chí quy định tại các phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTP-BNV trên cơ sở số liệu bình quân của 3 (ba) năm liền kề của năm đề nghị xếp hạng; trường hợp tính đến năm đề nghị xếp hạng mà đơn vị sự nghiệp không có đủ số liệu của 03 (ba) năm liền kề của năm đề nghị xếp hạng do mới được thành lập hoặc có sự sắp xếp lại về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thì lấy số liệu bình quân của thời gian từ khi được thành lập, được sắp xếp lại về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để làm cơ sở tính điểm;
- Báo cáo quyết toán thu, chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt của 03 (ba) năm liền kề của năm đề nghị xếp hạng (trừ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước); trường hợp tính đến năm đề nghị xếp hạng mà đơn vị sự nghiệp không có báo cáo quyết toán thu, chi của 3 (ba) năm liền kề của năm đề nghị xếp hạng do mới được thành lập hoặc có sự sắp xếp lại về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thì lấy báo cáo của thời gian từ khi được thành lập, được sắp xếp lại về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn làm cơ sở tính điểm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn hoàn thiện hồ sơ xếp hạng của Sở Tư pháp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
- Thời hạn Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng: 07 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ quan giải quyết: Chủ tịch UBND tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 5 Bảng tự chấm điểm xếp hạng của đơn vị sự nghiệp kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTP-BNV .
Yêu cầu, điều kiện: Không
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTP-BNV ngày 11/2/2010 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.
PHỤ LỤC 5
BẢNG
TỰ CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTP-BNV ngày 11/02/2010
của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ)
CƠ QUAN CHỦ
QUẢN………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…., ngày tháng năm 20…. |
BẢNG CHẤM ĐIỂM
I. Tổ chức, biên chế:
- điểm
- điểm
II. Trình độ chuyên môn của cán bộ, viên chức:
- điểm
- điểm
III. Kết quả thực hiện nhiệm vụ :
- điểm
- điểm
IV. Hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- điểm
- điểm
Tổng số: điểm
(Viết bằng chữ:………………………………………………..)
|
Thủ trưởng đơn vị |
4. Thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Xin chủ trương của UBND tỉnh về thành lập Hội đồng quản lý:
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp lãnh đạo đơn vị, cấp ủy đảng và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thảo luận về việc thành lập, dự kiến số lượng, cơ cấu thành phần tham gia Hội đồng quản lý.
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập gửi báo cáo Sở Tư pháp gửi Sở Nội vụ thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định Sở Tư pháp trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương thành lập Hội đồng quản lý.
- Bước 2. Đề nghị thành lập Hội đồng quản lý sau khi có Quyết định phê duyệt chủ trương:
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập, lập Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý, tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị để cho ý kiến đối với Đề án thành lập, dự thảo Quy chế hoạt động và đề xuất nhân sự tham gia Hội đồng quản lý của đơn vị, nhân sự tham gia Hội đồng quản lý
+ Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng và đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp
+ Trên cơ sở kết quả Hội nghị cán bộ chủ chốt, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý gửi đến Sở Tư pháp xem xét, gửi Sở Nội vụ thẩm định
- Bước 3. Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý.
- Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Sở Tư pháp hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
- Bước 5: Trên cơ sở văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định thành lập Hội đồng quản lý, UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý của Sở Tư pháp.
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập Hội đồng quản lý theo quy định.
- Biên bản họp liên tịch và Hội nghị cán bộ chủ chốt.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý.
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Đối tượng thực hiện: Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp.
Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 04/2022/TT-BTP ngày 21/6/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.
5. Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp tỉnh) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật để thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Sở Tư pháp.
- Bước 2: Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
Số lượng báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức cấp tỉnh do thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định bảo đảm mỗi lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên sâu có ít nhất 01 báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
- Họ và tên;
- Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Trình độ chuyên môn.
- Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận.
- Trong trường hợp, văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh không có đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh. Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2013.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
6. Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh
Trình tự thực hiện: Khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Sở Tư pháp và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần: Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm: Họ và tên; chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định miễn nhiệm.
- Trong trường hợp, văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh.
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2013.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự và cơ quan nhà nước cấp huyện khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp huyện) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế lựa chọn cán bộ, công chức và viên chức sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn tại khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Phòng Tư pháp.
- Bước 2: Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận: Họ và tên; chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định công nhận.
- Trong trường hợp, văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh không có đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức cấp huyện.
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND và các cơ quan, tổ chức cấp huyện.
Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác.
- Có khả năng truyền đạt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2013.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức cấp huyện đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện gửi Phòng Tư pháp và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.
- Bước 2: Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm: Họ và tên; chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định miễn nhiệm.
- Trong trường hợp, văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Phòng Tư pháp có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức cấp huyện.
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND và các cơ quan, tổ chức cấp huyện.
Kết quả thực hiện: Quyết định miễn nhiệm.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác.
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên.
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2013.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
3. Đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND cấp xã tổ chức triển khai việc tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định thì UBND cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận đến Phòng Tư pháp trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
Trường hợp chưa đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì UBND cấp xã gửi báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá để Phòng Tư pháp tổng hợp, lập danh sách xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Bước 2: UBND cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tư vấn, thẩm định, tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ giấy hoặc điện tử.
Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ UBND cấp xã trình UBND cấp huyện đề nghị công nhận:
+ Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
+ Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
+ Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của tổ chức, cá nhân về kết quả tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu (nếu có);
+ Văn bản đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Hồ sơ Phòng Tư pháp cấp huyện trình Chủ tịch UBND cấp huyện:
+ Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã, phường, thị trấn.
+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật kèm theo biên bản cuộc họp hoặc Bản tổng hợp ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng (nếu không tổ chức cuộc họp).
+ Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu của từng xã, phường, thị trấn do Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật thẩm định.
+ Dự thảo Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật kèm theo danh sách xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn nộp hồ sơ đối với cấp xã: Trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
- Thời hạn xử lý hồ sơ đối với cấp huyện: Trước ngày 10 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Công bố kết quả thực hiện trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị.
Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Không quy định. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.