ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1203/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 06 tháng 4 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 , ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi Người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
Căn cứ Thông báo số 389/TB-LĐTBXH ngày 06/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết luận về việc Tổng kết thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện;
Căn cứ Công văn số 713/LĐTBXH-KHTC ngày 02/03/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thí điểm thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện;
Thực hiện ý kiến kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 26/3/2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 71/TTr-SLĐTBXH ngày 31/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh”.
Thời gian triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 5/2020 đến hết tháng 12/2020.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bưu điện tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Bưu điện tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THÍ ĐIỂM CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
a) Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng người có công được tiếp cận, sử dụng và được chi trả trợ cấp thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp hiện nay.
b) Ngày càng hoàn thiện tốt hơn việc chi trả trợ cấp, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn.
c) Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công, xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đúng người, đúng chế độ, đủ số tiền, đúng thời gian quy định, đem lại sự hài lòng cho người có công trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, không gây phiền hà cho đối tượng.
b) Đảm bảo chất lượng phục vụ tốt không làm xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến đối tượng thụ hưởng.
3. Đối tượng chi trả qua hệ thống Bưu điện
3.1. Trợ cấp ưu đãi hàng tháng
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Tuất liệt sĩ;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Các đối tượng khác:
+ Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
+ Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
+ Người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.2 Trợ cấp ưu đãi một lần
- Trợ cấp một lần đối với các đối tượng theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ; Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ; Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ; Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;...
- Trợ cấp mai táng phí cho các thân nhân người có công với cách mạng;
- Trợ cấp ưu đãi hàng năm (Thờ cúng liệt sĩ; Điều dưỡng tại gia đình; Phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; tiền ăn thêm ngày lễ tết đối với thương bệnh binh nặng);
4. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Lộ trình thực hiện: Thực hiện thí điểm chi trả bắt đầu từ tháng 5/2020 đến hết tháng 12/2020.
II. TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHI TRẢ TRỢ CẤP
1. Hình thức tổ chức dịch vụ chi trả
a) Chi trả trực tiếp cho đối tượng tại các điểm Bưu cục; điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
b) Chi trả theo địa chỉ (tại nhà đối tượng).
2. Tổ chức mạng lưới chi trả trợ cấp
a) Tổ chức mạng lưới điểm chi trả: Mạng lưới điểm chi trả được xây dựng trên nguyên tắc: Các điểm chi trả có vị trí giao thông thuận tiện, đảm bảo thuận lợi cho đối tượng tiếp cận và sử dụng mạng lưới điểm giao dịch của Bưu điện.
b) Địa điểm chi trả:
- Chi trả tại các điểm Bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã hoặc các điểm do Bưu điện thuê (hội trường thôn, tổ dân phố) theo lịch, theo thời gian đã được thông báo cho đối tượng biết sau khi đã thống nhất trong hợp đồng.
- Trường hợp người có công với cách mạng ốm đau, bệnh tật, già yếu không đi lại được, nếu có nhu cầu chi trả trợ cấp tại nhà thì Bưu điện chịu trách nhiệm bố trí nhân viên trực tiếp thực hiện chi trả trợ cấp tại nhà.
3. Thời gian thực hiện chi trả: Từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.
- Căn cứ Quyết định này của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết hợp đồng nguyên tắc với Bưu điện tỉnh triển khai dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua hệ thống Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trực tiếp ký hợp đồng thực hiện dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua Bưu điện cấp huyện.
- Nội dung hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên; quy trình chuyển tiền và thanh quyết toán; quy trình, địa điểm, thời gian chi trả và mức chi trả. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp hợp đồng về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công được thực hiện theo quy định của pháp luật.
a) UBND cấp xã: Hàng tháng, có trách nhiệm rà soát, báo cáo số đối tượng giảm về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trước ngày cuối cùng của tháng để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện báo giảm và lập danh sách chi trả cho đối tượng trong tháng đến.
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
- Hàng tháng, lập và chuyển danh sách chi trả chi tiết theo từng xã, phường, thị trấn (theo mẫu số C67-HD/LĐTBXH, C65-HD/LĐTBXH, Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi một lần (nếu có), các danh sách đối tượng hưởng khác kèm theo) cho Bưu điện cấp huyện dưới 02 dạng:
+ Dưới hình thức bằng văn bản có ký phê duyệt của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố: 01 bản có chữ ký trực tiếp và đóng dấu đầy đủ (là tài liệu gốc và là căn cứ để lập hồ sơ quyết toán).
+ Dưới hình thức bằng file dữ liệu (font chữ: Times New Roman) vào địa chỉ mail đã được thống nhất giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với Bưu điện cấp huyện.
Trước ngày 04 hàng tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển danh sách, chuyển tiền chi trả vào tài khoản tiền gửi cho Bưu điện cấp huyện để tổ chức chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau.
- Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, Bưu điện cấp huyện lập kế hoạch chi trả, chuyển danh sách cho các tổ chi trả thực hiện đối chiếu số liệu trước khi chi trả với cán bộ chính sách xã (có biên bản kèm theo). Thông báo cho UBND cấp xã và đối tượng biết địa điểm chi trả và thời gian chi trả. Chuyển tiền đến tổ chi trả để trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.
- Niêm yết công khai, danh sách chi trả tại các điểm chi trả để các đối tượng cùng giám sát.
c) Bưu điện cấp huyện: Căn cứ danh sách chi trả nhận được, Bưu điện cấp huyện lập kế hoạch chi trả, thông báo cho UBND cấp xã và đối tượng biết địa điểm chi trả và thời gian chi trả theo đúng thời gian quy định. Thời gian thực hiện chi trả từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.
a) Chi trả tại bàn chi trả
- Nhân viên bưu điện nhận và kiểm tra các giấy tờ liên quan: Sổ nhận chế độ trợ cấp kèm theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của người hưởng chế độ hoặc giấy ủy quyền (nếu là người lĩnh thay); nhận dạng (đối tượng thụ hưởng hay người được ủy quyền) thấy khớp đúng và hướng dẫn cho người hưởng ký vào Danh sách chi tiền và thực hiện phát tiền, trả giấy tờ tùy thân cho người nhận tiền. Đảm bảo nguyên tắc chi trả là chi đúng, chi đủ (kể cả tiền lẻ) cho người được thụ hưởng chế độ ưu đãi người có công.
- Trường hợp không đầy đủ giấy tờ hoặc giấy tờ có thông tin không trùng khớp: Chuyển trả giấy tờ cho đối tượng và hướng dẫn đối tượng bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Khi đầy đủ giấy tờ theo quy định thì mới phát tiền.
- Trường hợp người hưởng không đến lĩnh tiền theo lịch: Hết thời gian chi trả theo quy định, các điểm chi trả của Bưu điện phối hợp với UBND cấp xã tìm hiểu nguyên nhân nếu như đối tượng ốm đau, già yếu, thương tật nặng ... mà không thể đến điểm chi trả để nhận trợ cấp ưu đãi được thì tiến hành chi trả tận nhà cho đối tượng hưởng.
- Kết thúc buổi chi trả, nhân viên kiểm đếm lại tiền, đối chiếu với danh sách chi trả, xử lý ngay nếu có các sai sót, phát sinh; thực hiện việc lưu quỹ, nộp quỹ theo đúng quy định của Bưu điện tỉnh.
- Cuối đợt chi trả, các điểm chi trả tập hợp thanh toán chi trả cùng toàn bộ danh sách có chữ ký của người hưởng để Bưu điện cấp huyện tiến hành thanh toán theo quy định.
- Hàng tháng, sau khi chi trả xong, Bưu điện cấp huyện photo danh sách cấp tiền đã có đủ chữ ký của người nhận, có xác nhận của đơn vị và đóng dấu giáp lai từng trang, cụ thể:
+ 01 bản bàn giao cho UBND cấp xã; phối hợp với UBND cấp xã xác nhận các đối tượng có biến động trên địa bàn để UBND cấp xã quản lý đối tượng và lập danh sách báo giảm báo cáo Phòng Lao động - Thương binh Xã hội.
+ 01 bản (bản sao) Bưu điện cấp huyện lưu danh sách chi trả và các giấy tờ khác có liên quan để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra...
+ 01 bản (bản gốc) có đầy đủ chữ ký người nhận bàn giao cho Phòng Lao động - Thương binh Xã hội khi làm thủ tục thanh quyết toán tháng.
b) Chi trả trong trường hợp đặc biệt
* Chi trả cho người được ủy quyền:
- Điều kiện: Người được ủy quyền phải có “Giấy lĩnh thay” theo mẫu, trên giấy ủy quyền lĩnh thay phải có chữ ký của người nhận thay, chữ ký của người được hưởng chế độ, và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của người hưởng trợ cấp, thời hạn giấy ủy quyền không quá 03 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Nếu giấy ủy quyền đã đến hạn cuối hoặc người nhận chưa có mẫu theo qui định thì giao dịch viên cấp mẫu và hướng dẫn cụ thể.
- Đối với người hưởng đang cư trú ở nước ngoài không trực tiếp nhận tiền phải lập giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại.
- Thủ tục trả: Thủ tục trả cho người được ủy quyền nhận thay giống như trường hợp trả thông thường nhưng chữ ký của người nhận thay trên danh sách phải khớp với chữ ký trên giấy ủy quyền. Sau khi trả xong, giấy ủy quyền sẽ được lưu giữ tại điểm chi trả và đính kèm cùng danh sách chi trả, khi đến kỳ nhận cuối chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
* Chi trả tại địa chỉ người nhận:
Trường hợp người hưởng thường xuyên ốm đau, già yếu không có khả năng đi nhận trợ cấp ưu đãi tại điểm chi trả và cũng không có khả năng đi làm thủ tục ủy quyền người lĩnh hộ thì nhân viên thực hiện chi trả trực tiếp đến tại địa chỉ người hưởng để chi trả tại nhà không thu thêm phí.
- Trước ngày 20 hàng tháng, Bưu điện huyện chuyển chứng từ chi trả (bản gốc danh sách chi trả đã có chữ ký nhận của người hưởng, kèm theo giấy tờ liên quan), tổng hợp danh sách đối tượng chưa nhận tiền, hưởng sai chế độ, các thay đổi khác của người hưởng (nếu có) cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thống nhất lập, ký biên bản thanh quyết toán.
- Hàng tháng, Bưu điện cấp huyện lập 04 bảng (theo mẫu do Lao động -Thương binh và Xã hội cung cấp) tổng hợp thù lao cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công để đối chiếu với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện làm cơ sở thanh toán phí dịch vụ chi trả (bảng tổng hợp được lưu 02 bản tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, 02 bản tại Bưu điện cấp huyện).
- Số tiền chưa trả hết trong tháng, Bưu điện cấp huyện báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và nộp lại vào tài khoản chi trả người có công của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (có thể hiện trong biên bản quyết toán hàng tháng).
- Hai bên quyết toán theo tháng, thời gian quyết toán xong trước ngày 25 hàng tháng.
- Hàng quý, Bưu điện tỉnh tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả từ Bưu điện cấp huyện, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở thực hiện thanh toán thù lao cung cấp dịch vụ chi trả bằng hình thức chuyển khoản trước ngày 15 của tháng đầu quý sau. Riêng quý 4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thanh toán thù lao cung cấp dịch vụ chi trả vào ngày 25 tháng 12 của năm hiện hành.
a) Giải quyết các thắc mắc liên quan
Bước 1: Điểm dịch vụ chi trả tiếp nhận, giải đáp các ý kiến thắc mắc của đối tượng thụ hưởng. Nếu vượt quá thẩm quyền, phối hợp với UBND cấp xã giải quyết, trả lời cho đối tượng. Trường hợp các ý kiến thắc mắc không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thì tổng hợp bằng văn bản, chuyển cho Bưu điện cấp huyện.
Bước 2: Bưu điện cấp huyện tổng hợp các ý kiến thắc mắc chưa giải thích được do các điểm chi trả gửi đến và chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Căn cứ vào ý kiến thắc mắc của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua bộ phận tiếp dân để trả lời. Bưu điện cấp huyện tiếp nhận thông tin và trả lời đối tượng.
b) Thiết lập đường dây điện thoại
Bưu điện tỉnh thiết lập đường dây điện thoại để tiếp nhận các thắc mắc, khiếu nại của các đối tượng. Bưu điện phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết và trả lời các thắc mắc, khiếu nại kịp thời cho đối tượng theo quy trình trên. Hệ thống Bưu điện niêm yết công khai số máy xử lý khiếu nại tại các điểm chi trả để đối tượng biết và liên lạc khi cần thiết.
Từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Ký kết hợp đồng nguyên tắc với Bưu điện tỉnh triển khai dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua hệ thống Bưu điện tỉnh.
- Chuẩn bị tài liệu, phối hợp cùng Bưu điện tổ chức tập huấn nghiệp vụ chi trả, chế độ chính sách trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm cho nhân viên Bưu điện cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi trả.
- Có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện ký hợp đồng với Bưu điện cấp huyện triển khai thực hiện về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và phối hợp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp Bưu điện tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình chi trả; tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm theo lộ trình đã đề ra.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
- Tham mưu đề xuất Tổng kết thực hiện Đề án thí điểm, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấp huyện
- Kiểm soát kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định, thanh toán kịp thời kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở đề nghị của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thu hồi, nộp ngân sách nhà nước theo quy định đối với các khoản lĩnh trùng, cấp trùng, chi sai chế độ.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai, tổ chức thực hiện tốt Đề án thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện.
- Tổ chức chỉ đạo kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chi trả; chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót xảy ra trong quá trình thực hiện; kiến nghị, đề xuất để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Bưu điện cấp huyện triển khai tốt công tác chi trả đối với đối tượng người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các mẫu biểu, danh sách chi trả; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, khó khăn gây ảnh hưởng đến công tác chi trả cho đối tượng trong thời gian triển khai dịch vụ.
- Tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chi trả; báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bưu điện tỉnh chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi trả của Bưu điện cấp huyện;
- Tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bưu điện tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả qua hệ thống Bưu điện để rút kinh nghiệm hoàn thiện đề án chi trả.
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Trực tiếp quản lý đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn; hướng dẫn đối tượng trong việc lập thủ tục hồ sơ và kịp thời hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ.
- Lập danh sách đối tượng giảm trong tháng, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện vào ngày cuối cùng của tháng.
- Ký xác nhận trên giấy ủy quyền nhận trợ cấp của người hưởng chính sách trong trường hợp người được hưởng trợ cấp ưu đãi không trực tiếp đến nhận trợ cấp được hoặc không đủ năng lực ký nhận trợ cấp, phụ cấp theo mẫu quy định. Thời gian giấy ủy quyền không quá 03 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
- Chỉ đạo cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ nhân viên chi trả kiểm tra, đối chiếu số liệu, gửi giấy báo lĩnh tiền trợ cấp một lần đến đối tượng, niêm yết công khai danh sách đối tượng hưởng trợ cấp trên địa bàn; đôn đốc nhắc nhở người hưởng đến nhận tiền đúng địa điểm chi trả, đúng thời gian quy định.
- Phối hợp với Bưu điện cấp huyện tổ chức tuyên truyền phương thức chuyển đổi chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua hệ thống Bưu điện đến các Trưởng thôn, bản, tổ dân phố để thông báo đến đối tượng, người dân biết thực hiện.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác chi trả, tổng hợp ý kiến phản hồi của người dân về công tác chi trả; kiến nghị, đề xuất cấp trên về công tác chi trả thông qua hệ thống Bưu điện.
6. Bưu điện tỉnh
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng số tiền, đúng đối tượng và an toàn tuyệt đối theo đúng các nội dung đã cam kết.
- Ký kết hợp đồng nguyên tắc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua hệ thống Bưu điện tỉnh.
- Ủy quyền cho Bưu điện cấp huyện ký hợp đồng trách nhiệm về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Chỉ đạo Bưu điện cấp huyện thực hiện đúng các quy định về chi trả, thanh quyết toán, quản lý dòng tiền đảm bảo an toàn quỹ, két theo hợp đồng đã ký kết.
- Tổ chức tập huấn, triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ chi trả cho nhân viên tham gia thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các nội dung về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại các địa phương; việc chấp hành và chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Bưu điện cấp huyện
- Tổ chức thực hiện đúng các nội dung công việc của bên chi trả theo quy định tại Đề án này.
- Ký hợp đồng trách nhiệm về chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Tổ chức tuyên truyền phương thức chuyển đổi chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua hệ thống Bưu điện đến các Trưởng thôn, bản, tổ dân phố để thông báo đến đối tượng, người dân biết thực hiện.
- Tiếp nhận và quản lý kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển; thực hiện chi trả đầy đủ,
kịp thời theo quy định; chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi sai, chi vượt do báo giảm chậm hoặc đối tượng chết, chuyển đi không phát hiện. Thực hiện đầy đủ chứng từ, thanh quyết toán kinh phí chi trợ cấp theo đúng quy định với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điểm chi trả để phát hiện và xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc và sai phạm trong quản lý chi trả.
- Phối hợp tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
8. Các Sở, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bưu điện tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Đề án này nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.