NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120-QĐ/NH14 |
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 1995 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ngày 23-5-1990 ;
- Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tín dụng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đổi tên Trung tâm Thông tin phòng ngừa rủi ro thành Trung tâm Thông tin tín dụng.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng", dưới đây viết tắt là CIC (Cedit Infformation Centre).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 140-QĐ/NH14 ngày 24-7-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước "Về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng".
Điều 4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tống giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 120-QĐ/NH14 ngày 24-4-1995 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước)
Điều 1. Trung tâm Thông tin tín dụng (Credit Information Centre) sau đây gọi tắt là CIC là tổ chức doi Ngân hàng Nhà nước thành lập, làm đầu mối thu thập và cung cấp thông tin đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính và Hợp tác xã tín dụng (dưới đây gọi chung là tổ chức tín dụng, viết tắt là TCTD).
Điều 2. Trung tâm Thông tin tín dụng cung cấp những thông tin cần thiết góp phần ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro trong kinh doanh tín dụng.
Việc thu thập và cung cấp thông tin của CIC chỉ thực hiện trong phạm vi số liệu và tình hình của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động tín dụng.
Điều 3. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác cho CIC các thông tin của doanh nghiệp có quan hệ tại đơn vị mình.
Điều 4. Mục đích của công tác thông tin tín dụng là xây dựng một mạng lưới thu thập thông tin từ cơ sở, lưu trữ, phân tích và cung cấp thông tin nhằm :
- Giúp các TCTD có thêm các thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
- Giúp Ngân hàng Nhà nước nắm được chất lượng tín dụng nhằm phục vụ cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
- Giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng (tại Vụ Tín dụng).
- Là đầu mối thu thập và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng thành viên và khách hàng khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Cùng với các tổ chức tín dụng là thành viên xây dựng và triển khai công tác thông tin tín dụng trong toàn hệ thống.
- Là nơi lưu trữ hồ sơ, theo dõi tình hình biến động và cập nhật số liệu của các doanh nghiệp.
- Theo dõi nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đúc rút kinh nghiệm hàng năm và đưa ra giải pháp phòng ngừa thích hợp.
- Đánh giá xếp loại doanh nghiệp.
- Đưa ra các báo cáo, dự báo về kinh tế, tiền tệ, tín dụng đối với các doanh nghiệp nhằm cung cấp thêm thông tin phục vụ cho kinh doanh tiền tệ. - Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế để thu thập thông tin ngoài nước phục vụ cho việc bảo lãnh vốn vay.
Điều 6. Về tổ chức bộ máy của hệ thống thông tin tín dụng.
Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc lập Trung tâm, phòng và tổ thông tin tín dụng ở các địa phương.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CIC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 9. CIC tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn.
9.1. Thu thập từ các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thông tin ban đầu, thông tin bổ sung và thông tin đột xuất về doanh nghiệp có quan hệ với tổ chức tín dụng, đồng thời thu thập thông tin từ các nguồn khác mà CIC khai thác được như : Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, chi cục thống kê, chi cục thuế, Toà án Kinh tế ...
9.2. Tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu đã thu thập được, trên cơ sở đó xây dựng các báo cáo đánh giá, dự báo về tiền tệ, tín dụng nhằm ngăn ngừa và phân tán rủi ro trong quá trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
9.3. Thông báo kịp thời những thông tin đã thu thập được về CIC Trung ương.
9.4. Cung cấp thông tin theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn với thời gian nhanh nhất do hai bên thoả thuận.
9.5. CIC phải đảm bảo cung cấp thông tin tin cậy chuẩn xác và đảm bảo giữ bí mật thông tin theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 9.6. Trước mắt chưa thu phí thông tin, khi nào thực hiện việc thu phí sẽ có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁC THÀNH VIÊN CIC
Điều 10. Quy định về thành viên của CIC
Các tổ chức tín dụng ghi ở Điều 1 trên đây và những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đều được khuyến khích gia nhập thành viên của CIC. Các tổ chức tham gia thành viên làm đơn xin gia nhập và được CIC chấp thuận.
- Thành viên CIC có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời, chính xác cho CIC những thông tin về các doanh nghiệp có quan hệ theo quy định và chấp hành đúng các nghĩa vụ khác của quy chế thành viên. Tổ chức tín dụng thành viên không được từ chối hoặc trì hoãn việc cung cấp thông tin cho CIC theo chỉ tiêu báo cáo do Ngân hàng Trung ương quy định.
- Thành viên phải chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp cho CIC.
- Khi thành viên sử dụng các thông tin do CIC cung cấp phải có trách nhiệm giữ bảo mật các thông tin đó, không được phổ biến cho bên thứ ba.
10.2. Thành viên CIC có các quyền lợi sau :
- Được quyền tra cứu thông tin sẵn có của CIC.
- Được quyền đề nghị CIC thu thập và cung cấp cho mình những thông tin tín dụng cần thiết kể cả thông tin trong nước và ngoài nước.
10.3. Trách nhiệm của người sử dụng và cung cấp thông tin : Thông tin phải phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời ; nếu cung cấp và sử dụng thông tin sai lệch thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Tổ chức thực hiện công tác thông tin tín dụng của các thành viên CIC.
Các thành viên tham gia CIC (từ hội sở đến chi nhánh) phải tổ chức thực hiện công tác thông tin tín dụng. Tuỳ theo điều kiện của từng thành viên để hình thành tổ chức thích hợp đảm bảo việc theo dõi thông tin về các doanh nghiệp, nhằm góp phần phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
Việc quy định tổ chức hoạt động cụ thể về thông tin tín dụng tại từng thành viên do Tổng giám đốc (Giám đốc) của thành viên quy định nhưng phải đảm bảo bố trí đủ cán bộ và phương tiện cần thiết để làm việc và liên lạc với CIC.
PHẠM VI THU THẬP VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CIC
Điều 12. Chỉ tiêu, biểu mẫu thu thập và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Phạm vi thu thập thông tin của CIC chủ yếu từ nguồn số liệu của các tổ chức tín dụng, các vụ cục ở Ngân hàng Trung ương và từ nguồn khác có thể khai thác được như : Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Toà án kinh tế, doanh nghiệp, các cơ quan thông tin quốc tế ...
Điều 13. Việc cung cấp thông tin phục vụ chủ yếu cho các thành viên tham gia CIC. Hội sở chính của thành viên có thể yêu cầu cung cấp thông tin từ CIC Trung ương hoặc từ CIC của các chi nhánh Ngân hàng nhà nước trên địa bàn.
Việc cung cấp thông tin cho các chi nhánh của Tổ chức tín dụng được thực hiện tại CIC của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn.
Việc cung cấp thông tin cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài không phải là thành viên của CIC sẽ có quy định định riêng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ vào mức độ, phạm vi hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tổ chức thực hiện việc thông tin tín dụng theo Quy chế này, đông thời hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện công tác thông tin tín dụng.
Điều 15. Vụ trưởng Vụ Tín dụng có trách nhiệm quy định các chỉ tiêu cụ thể cần thu thập và cung cấp thông tin cho CIC cũng như cho khách hàng, có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
Điều 16. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng và đôn đốc các chi nhánh của mình phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thông tin tín dụng.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.