ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2022/QĐ-UBND |
Long An, ngày 07 tháng 02 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22/2021/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2021 CỦA HĐND TỈNH VỀ VIỆC ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐÔNG THÀNH, HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về việc quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh khóa X kỳ họp thứ 4 về việc đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 151/TTr-SVHTTDL ngày 19/01/2022; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 2898/STP-XDKTVB ngày 31/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về việc đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thành thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (Đính kèm phụ lục).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn UBND huyện Đức Huệ tổ chức triển khai thực hiện, gắn biển tên đường theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Đức Huệ; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Huệ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐÔNG THÀNH,
HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh)
STT |
Tên đường tạm thời |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Độ dài (Km) |
Bề rộng trung bình (m) |
Kết cấu |
Tên đường mới |
Tóm tắt tiểu sử |
|
Nền rộng |
Mặt rộng |
||||||||
1 |
Đường tỉnh 822 |
Cầu Đức Huệ |
Vòng xoay UBND huyện |
1,2 |
|
16 |
Nhựa |
Nguyễn Văn Chính |
Bí danh Chín Cần (1924 - 2016), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), quê quán làng Tân Quý, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1945, đồng chí tham gia cách mạng. Tháng 8/1957, đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An đầu tiên đã tham gia sáng lập căn cứ Bình Thành - Đức Huệ thành căn cứ Tỉnh ủy, giữ nhiều chức vụ trọng trách quan trọng, lãnh đạo của Đảng, Quân đội và chính quyền cách mạng, là vị chỉ huy chủ chốt lãnh đạo quân dân tỉnh Long An lập nhiều chiến công oanh liệt; là người có công đầu khai mở tiềm năng Đồng Tháp Mười. |
2 |
Đường tỉnh 839 |
Vòng xoay UBND huyện |
Nghĩa trang liệt sỹ huyện |
0,8 |
|
7 |
Nhựa |
Nguyễn Trung Trực |
Anh hùng dân tộc (1838 - 1868), quê quán xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, vị anh hùng nông dân áo vải đầu tiên chỉ huy kháng Pháp thắng lợi vang dội tại Vàm Nhựt Tảo năm 1861 và đồn Kiên Giang năm 1868. |
3 |
Đường tỉnh 838 |
Vòng xoay UBND huyện |
Cầu Rạch Cối |
4,5 |
|
7 |
Nhựa |
Châu Văn Liêm |
Nhà cách mạng (1902 - 1930), quê quán: làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản năm 1930, lãnh đạo cuộc biểu tình “chống sưu cao, thuế nặng” lớn nhất Nam Bộ tại Đức Hòa, Long An ngày 4/6/1930 và đã hy sinh anh dũng. |
4 |
Đường tỉnh 838 (đoạn từ bến phà đến vòng xoay UBND huyện) |
Vòng xoay UBND huyện |
Sông Vàm Cỏ Đông |
1,170 |
|
7 |
Nhựa |
Huỳnh Công Thân |
Tên khác Huỳnh Văn Mến (1923 - 2003), Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Long An, quê quán làng Hựu Thạnh, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An. Đồng chí tham gia cách mạng từ năm 1945, giữ nhiều chức vụ trọng trách của Đảng, Quân đội và chính quyền cách mạng; là vị chỉ huy chủ chốt lãnh đạo quân dân Long An lập nhiều chiến công oanh liệt trong kháng chiến Mỹ; Tổng lãnh sự quán và tùy viên quân sự của Việt Nam tại Campuchia trong thời bình. |
5 |
Đường số 1 |
Cầu Mỹ Thành |
Đường tỉnh 822 |
0,5 |
|
5,5 |
Nhựa |
Phan Văn Mảng |
Liệt sĩ (1907 - 1957), quê quán làng Long Phú, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An), nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Chợ Lớn trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động kháng chiến chống Pháp tại căn cứ Mớp Xanh, Đức Huệ sau Nam Kỳ khởi nghĩa; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Long An tháng 10/1957. Cuối năm 1957, đồng chí bị địch bắt và đã bất khuất hy sinh. Tên đồng chí được tỉnh ủy và Ban Tuyên Văn Giáo chọn đặt tên cho nhà in của Cơ quan Tuyên Huấn tại Căn cứ Bình Thành. Đây là nhà in đầu tiên của Nam Bộ được thành lập ngày 01/5/1961. |
6 |
Đường số 10 |
ĐT 822 |
Đường số 1 |
0,8 |
|
5,5 |
Nhựa |
Trương Công Xưởng |
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1931 - 1970), quê quán xã Hiệp Hoà, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, gia nhập quân đội năm 1956, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 31 Bộ đội địa phương Long An, là một trong những cán bộ đầu tiên tham gia xây dựng Tiểu đoàn 1 bộ binh Long An, là vị chỉ huy chiến đấu giỏi. Từ năm 1960 - 1970, đồng chí đã tham gia chiến đấu hơn 300 trận, diệt trên 100 đại đội địch, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978. |
7 |
Đường vào bệnh viện |
ĐT 838 |
Kênh Rạch Gốc |
0,4 |
|
5,5 |
Nhựa |
Hồ Văn Huê |
Liệt sĩ, Bác sĩ quân y, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam (1917 - 1976), quê quán xã Phước Tuy, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam, Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần Miền Nam, Trưởng phòng Quân y Miền Nam, là nhà hoạt động cách mạng hết lòng phục vụ chiến sĩ và thương bệnh binh, mẫu mực về y đức, có công đào tạo cấp tốc hàng trăm cán bộ cấp cao y dược đáp ứng cho nhiệm vụ chiến trường B trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ. |
8 |
Đường trạm nước |
ĐT 838 |
ĐT839 |
0,330 |
|
5,5 |
Nhựa |
Ung Văn Khiêm |
Nhà hoạt động cách mạng (1910 - 1991), quê quán xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (08/1945 - 12/1945), Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo kháng Pháp tại chiến khu Đồng Tháp Mười (1946 - 1949), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1961 - 1963), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1963 - 1971). |
9 |
Đường vào trại giam cũ |
ĐT 838 |
Kênh Rạch Gốc |
0,410 |
|
5,5 |
Nhựa |
Nguyễn Bình |
Tên thật là Nguyễn Phương Thảo, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1906 - 1951), quê quán xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Khu Bộ trưởng Bộ Tư lệnh Khu 7 lãnh đạo kháng chiến tại Quân khu Đông Thành, Đức Huệ năm 1947; Tư lệnh Nam Bộ kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ tại chiến khu Đồng Tháp Mười (1948 -1951), lãnh đạo kháng Pháp và thụ phong cấp bậc Trung tướng ở chiến khu Đồng Tháp Mười; được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
10 |
Đường vào cổng sau trung tâm GDTX- GDNN |
ĐT 838 |
Kênh Rạch Gốc |
0,367 |
|
5,5 |
Nhựa |
Ngô Văn Lớn |
Liệt sĩ (1930-1964), du kích xã Mỹ Thạnh Đông, quê quán xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An được nhân dân phong tặng danh hiệu “kỹ sư chế tạo bom bi”, và nhiều loại vũ khí khác từ bom, đạn lép của Mỹ. Sáng kiến của đồng chí được nhiều địa phương áp dụng. Đồng chí hy sinh trong lúc gỡ mìn năm 1964. |
11 |
Đường cặp nghĩa trang liệt sĩ |
ĐT 839 |
Phân hiệu 2 trường TH Lê Văn Rỉ |
1,124 |
|
5,5 |
Nhựa |
Lê Văn Rỉ |
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1936 - 1967), quê quán xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Tiểu đội trưởng du kích xã Mỹ Thạnh Đông (1961), chế tạo chông, mìn và hướng dẫn nhân dân chế tạo phục vụ cho đơn vị và các đơn vị bạn chiến đấu, lập nhiều thành tích; bị địch phục kích trên đường làm nhiệm vụ, đồng chí đã chiến đấu anh dũng tiêu diệt 16 tên địch và hy sinh. |
12 |
Đường huyện đội Cầu Sập |
ĐT 838 |
Đường số 1 |
3 |
|
5,5 |
Nhựa |
Huỳnh Châu Sổ |
Nguyên Bí thư Khu ủy Khu 8, Bí thư Tỉnh ủy Long An (1923 - 2000); quê quán làng Bình Đức, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tham gia cách mạng thời tiền khởi nghĩa năm 1945. Đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy Long An đầu tiên (8/1957) đã sáng lập Căn cứ Bình Thành - Đức Huệ thành căn cứ Tỉnh ủy, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ tại tỉnh Long An. |
13 |
Đường nhà 6 Mềm |
ĐT 838 |
Kênh Cầu Sập |
0,537 |
|
5,5 |
Nhựa |
Lê Công Trình |
(Chưa rõ năm sinh, năm mất), nhân vật lịch sử, tương truyền là người có công đánh giặc cứu nước trong phong trào võ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX ở vùng đất Tân An xưa, hy sinh tại Giồng Đế, làng Mỹ Thạnh Đông (nay là ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ), được người dân địa phương tôn kính lập miếu thờ gọi là Miếu Ông (hay Miếu Ông Lê Công Trình). Miếu Ông Lê Công Trình được UBND tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007. |
14 |
Đường nhà ông Dùm |
ĐT 838 |
Kênh Cầu Sập |
0,593 |
|
5,5 |
Nhựa |
Nguyễn Thành Tuân |
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1938 - 1963), quê quán xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. |
15 |
Đường nhà 2 Nghiệm |
ĐT 838 |
Kênh Cầu Sập |
0,6 |
|
5,5 |
Nhựa |
Nguyễn Văn Thể |
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1947 - 1997), quê quán xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, gia nhập Quân giải phóng tháng 4/1965, Được tuyên dương Anh hùng năm 1967 khi làm tiểu đội trưởng (đại đội 1, tiểu đoàn 1). Trong 15 năm chiến đấu, đồng chí đã lập nhiều thành tích tham gia 60 trận đánh diệt 86 tên địch (9 cố vấn Mỹ), bắt sống 14 tên, thu 30 súng các loại có 1 đại liên, 1 cối 60, 4 cối 81 ly. Năm 1967, đồng chí được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
16 |
Đường nhà văn hóa Kênh Rạch Gốc |
ĐT 838 |
Kênh Rạch Gốc |
0,380 |
|
5,5 |
Nhựa |
Nguyễn Văn Bửu |
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1940 - 1970), quê quán xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, nguyên xã đội trưởng xã Mỹ Quý Tây. Từ năm 1961 - 1970, đồng chí đã chỉ huy đội du kích xã chiến đấu hàng trăm trận, trong đó có 7 trận xuất sắc. Riêng đồng chí diệt 70 tên địch (trong đó có 20 tên Mỹ), bắt sống 3 tên biệt kích và bắn hạ 1 máy bay HU1A. Năm 1970, đồng chí bị địch phục kích và đã chiến đấu, hy sinh anh dũng. |
17 |
Đường vào trường Mầm Non Hoa Sen |
ĐT 838 |
Kênh Rạch Gốc |
0,371 |
|
5,5 |
Nhựa |
Nguyễn Văn Nguyên |
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1930 - 1965), quê quán xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, nguyên Huyện đội trưởng huyện Đức Hòa, tham gia cách mạng năm 17 tuổi. Trong 3 năm (1962 - 1965), đồng chí chỉ huy đánh địch trên 50 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và làm bị thương 2.000 tên địch, tan rã nhiều đơn vị bảo an, dân vệ, thu nhiều vũ khí; đã chiến đấu và hy sinh anh dũng. |
18 |
Đường số 11 nối dài |
ĐT 838 |
Đường số 1 |
1 |
|
5,5 |
Đá cấp phối |
Dương Văn Dương |
Liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1900 - 1946), một trong những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Khu bộ phó Khu 7 năm 1946, lãnh đạo kháng chiến tại căn cứ Quân khu Đông Thành. Sau khi hy sinh, tên đồng chí được đặt cho một con kinh lớn ở Đồng Tháp Mười. |
19 |
Đường cặp kênh Rạch Gốc |
ĐT 839 |
Cống Lò Vôi |
2,7 |
|
5 |
Bê tông |
Giồng Dinh |
Tên di tích lịch sử - văn hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng năm 1994, là một địa danh của xã Mỹ Thạnh Tây thuộc Quân khu Đông Thành (huyện Đức Huệ). Tại đây, ngày 9/3/1947, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tấn công bằng binh chủng dù đầu tiên của thực dân Pháp trên chiến trường Miền Nam. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.