ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2019/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 11 tháng 04 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về số lượng, chức danh, một số chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức danh kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách
1. Người hoạt động không chuyên trách ngoài chức danh phụ trách chính chỉ được kiêm nhiệm thêm tối đa 2 chức danh khác (tổng không quá 3 chức danh). Khi ban hành Quyết định bố trí chức danh, xếp tên các chức danh có hệ số phụ cấp cao hơn làm chức danh phụ trách chính, đảm bảo sau khi kiêm nhiệm, người hoạt động không chuyên trách được hưởng các mức phụ cấp theo quy định.
2. Các chức danh kiêm nhiệm
a) Đối với cấp xã:
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra và phụ trách công tác nội chính kiêm Phụ trách công tác Tuyên giáo, Dân vận;
- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân;
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ kiêm Phụ trách công tác xã hội và Dân số, kế hoạch hóa gia đình;
- Phụ trách Dân tộc và Tôn giáo kiêm Phụ trách thông tin liên lạc và đài truyền thanh;
- Nhân viên thú y kiêm Phụ trách Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thủy lợi và bảo vệ thực vật;
- Phó Chủ tịch Hội nông dân kiêm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ;
- Đối với các chức danh còn lại do cấp ủy, chính quyền cấp xã quyết định bố trí.
b) Đối với thôn, tổ dân phố:
Tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các thôn, tổ dân phố bố trí kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách theo số lượng được quy định tại Nghị quyết 27/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; trong đó phải đảm bảo các chức sau đây là chức danh cứng để kiêm nhiệm các chức danh khác:
- Bí thư chi bộ;
- Trưởng Thôn, Tổ trưởng Dân phố;
- Chi Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ;
- Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng;
- Công an viên.
3. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm chức danh không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố nếu cư trú tại thôn, tổ dân phố đó (chỉ thực hiện trong trường hợp do khó khăn trong công tác cán bộ); phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng theo phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Điều 2. Xác định tổ dân phố thuộc thị trấn có sản xuất nông nghiệp
1. Ủy ban nhân dân thị trấn căn cứ vào tình hình sản xuất nông nghiệp thực tế tại các tổ dân phố để bố trí chức danh khuyến nông, khuyến lâm, thú y, môi trường. Đối với tổ dân phố có trên 50% số hộ sản xuất nông nghiệp sẽ được bố trí 01 người đảm nhiệm chức danh khuyến nông, khuyến lâm, thú y, môi trường.
2. Các tổ dân phố thống kê số hộ có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân thị trấn để quyết định bố trí chức danh theo Khoản 1 Điều này.
Đối với các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được bố trí 01 công an viên thường trực. Đối với các xã, thị trấn đã bố trí 02 công an viên thường trực thì giải quyết cho nghỉ việc đối với 01 người trên cơ sở đánh giá, xếp loại 02 năm 2017, 2018 và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với trường hợp 02 người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kết quả đánh giá, xếp loại hàng năm như nhau thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức sát hạch như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với 02 công an viên thường trực. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 03 hoặc 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Một ủy viên là Trưởng công an xã;
c) Các ủy viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Sau khi có kết quả sát hạch, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo kết quả đến công an viên thường trực biết. Nếu không có vướng mắc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định nghỉ việc đối với công an viên thường trực không đạt trên địa bàn sau khi có ý kiến của Phòng Nội vụ hoặc Ban Tổ chức - Nội vụ huyện (đối với các huyện thí điểm hợp nhất).
4. Về chế độ chính sách
a) Đối với công an viên thường trực có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
b) Đối với công an viên thường trực nghỉ việc có thời gian công tác từ ngày 01/01/2016 trở đi không đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì được hưởng chính sách nghỉ việc theo quy định của pháp luật do Bảo hiểm xã hội giải quyết.
1. Quyết định bố trí chức danh
a) Đối với cấp xã: Sau khi thực hiện các quy trình chuẩn y, công nhận theo Điều lệ Đảng, Điều lệ các tổ chức đoàn thể và quy định của pháp luật đối với các chức danh không chuyên trách, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ban Tổ chức - Nội vụ hoặc Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định danh sách nhũng người hoạt động không chuyên trách. Sau khi có kết quả thẩm định của Ban Tổ chức - Nội vụ hoặc Phòng Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành quyết định công nhận chức danh thuộc thẩm quyền và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn.
b) Đối với các thôn, tổ dân phố: Sau khi Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã cho ý kiến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành quyết định công nhận chức danh thuộc thẩm quyền và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
2. Quyết định nghỉ việc
a) Đối với cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức - Nội vụ hoặc Phòng Nội vụ huyện.
b) Đối với thôn, tổ dân phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
Điều 5. Tiêu chuẩn người hoạt động không chuyên trách
1. Trình độ học vấn
a) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ THPT và tương đương.
b) Những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có trình độ từ THCS trở lên. Đối với những thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể có trình độ học vấn Tiểu học (đọc thông, viết thạo).
2. Trình độ chuyên môn
a) Những người được bố trí đảm nhận các chức danh không chuyên trách ở cấp xã phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Riêng các xã thuộc các huyện khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tiêu chuẩn chuyên môn có thể thấp hơn nhưng phải đảm bảo tỷ lệ 50% số người được bố trí có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên. Đối với những người chưa đạt trình độ chuyên môn được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh hiện đang đảm nhiệm.
b) Các thôn, tổ dân phố ưu tiên bố trí những người đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo đến năm 2020, tối thiểu có 20% người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có trình độ chuyên môn trung cấp theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện đến năm 2020.
3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thống kê số lượng người hoạt động không chuyên trách theo các chức danh kiêm nhiệm; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh kiêm nhiệm cho phù hợp với công việc.
Điều 6. Quy định về thời gian làm việc
1. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã làm việc tối thiểu 03 (ba) ngày/tuần. Ngoài ra, tùy từng điều kiện, tính chất công việc cụ thể, cấp ủy, chính quyền cấp xã chỉ đạo những người hoạt động không chuyên trách bố trí thời gian thực hiện các nhiệm vụ, công việc phát sinh trên địa bàn.
2. Thời gian làm việc của những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp xã.
Điều 7. Đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách
1. Tiêu chí xếp loại
Hằng năm, xếp loại người hoạt động không chuyên trách theo mức và khung tiêu chí như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 20% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức.
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 80% chỉ tiêu (nhiệm vụ) hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
c) Hoàn thành nhiệm vụ:
- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Hoàn thành 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
d) Không hoàn thành nhiệm vụ:
Thực hiện xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
- Đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
- Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành.
- Cá nhân bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
đ) Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì chấm dứt việc bố trí đảm nhiệm chức danh không chuyên trách.
2. Thẩm quyền, phương pháp đánh giá và xếp loại
a) Thẩm quyền nhận xét, đánh giá
- Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, đánh giá và xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Bí thư chi bộ chủ trì, đánh giá và xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
b) Phương pháp đánh giá
- Cá nhân thực hiện nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm.
- Lấy ý kiến nhận xét của tổ chức cơ sở đảng nơi cư trú (nếu là Đảng viên) đối với các chức danh không chuyên trách cấp xã.
- Căn cứ kết quả tổng hợp nhận xét, đánh giá, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, đánh giá và xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Bí thư chi bộ chủ trì, đánh giá và xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
1. Nội dung chi mức khoán kinh phí đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao cho từng tổ chức chính trị - xã hội (ngoài lương và phụ cấp);
b) Chi mua văn phòng phẩm, tài liệu;
c) Chi hỗ trợ công tác phí, hội nghị;
d) Các nội dung chi khác theo quy định hiện hành.
2. Quản lý kinh phí
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nguồn kinh phí được giao, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn phân bổ kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn dự toán chi ngân sách xã để hỗ trợ các nội dung chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo công khai dự toán cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
a) Những người đã đảm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trước ngày 01/01/2016 thì tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
b) Những người đảm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tham gia đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày đảm nhiệm chức danh.
2. Quy trình thu, nộp bảo hiểm xã hội
a) Kê khai và nộp hồ sơ:
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kê khai lập hồ sơ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hồ sơ, nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã kê khai lập hồ sơ theo quy định, nộp cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện cùng với hồ sơ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
b) Đóng bảo hiểm xã hội:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện theo quy định.
- Những người hoạt động không chuyên trách từ đủ 60 tuổi trở lên, những người đang hưởng chế độ hưu trí, không thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội.
1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã đồng thời thuộc một trong các đối tượng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng hoặc do ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế thì không phải đóng bảo hiểm y tế.
2. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã không thuộc đối tượng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng hoặc do ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế, thì phải tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Phổ biến, quán triệt, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện nghiêm Quyết định này.
b) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc bố trí, sắp xếp chức danh kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách của các xã, phường, thị trấn theo đúng Nghị quyết 27/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định này. Đối với các đơn vị đã thực hiện sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh chưa phù hợp với Điều 1 Quyết định này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại đảm bảo theo đúng quy định.
c) Tổng hợp, thống kê những người hoạt động không chuyên trách để tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng hoặc đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định.
d) Xây dựng quy chế mẫu và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Quy chế làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách.
2. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc bố trí các chức danh không chuyên trách theo Quyết định này.
3. Trách nhiệm của Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc bố trí các chức danh không chuyên trách tại các huyện, thành phố; đặc biệt là các chức danh có yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn toàn tỉnh (là một nội dung trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của tỉnh).
4. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm; kiểm tra việc quản lý và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 12. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2019.
Điều 13. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.