ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2016/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 04/7/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung liên quan đến cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 477/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Bãi bỏ Công văn số 194/UBND-CNXD ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẤP GIẤY PHÉP QUY
HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số
12/2016/QĐ-UBND ngày 17/3/2016 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy phép quy hoạch; quy mô và thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn; thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép quy hoạch và các nội dung khác có liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải tuân thủ quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Tổng mặt bằng: Là bản đồ (gồm một hoặc nhiều bản vẽ tỷ lệ 1/200 đến 1/500) quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể của công trình, dự án.
2. Phương án tuyến (đối với công trình xây dựng theo tuyến): Là bản đồ (gồm một hoặc nhiều bản vẽ tỷ lệ 1/200 đến 1/500) thể hiện chi tiết phương án bố trí toàn tuyến công trình.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý quy hoạch), gồm:
a) Cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh - gồm: Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
b) Cơ quan quản lý quy hoạch cấp huyện, gồm: Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy phép xây dựng.
Điều 3. Nội dung của tổng mặt bằng và phương án tuyến
1. Tổng mặt bằng của công trình, dự án phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
a) Diện tích, kích thước, tọa độ ranh giới khu đất;
b) Các công trình bố trí trong khuôn viên khu đất;
c) Cơ cấu sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất;
d) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt san nền khu đất;
đ) Đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.
2. Phương án tuyến công trình phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
a) Số lượng tuyến, chiều dài tuyến;
b) Mặt bằng bố trí tim tuyến và các hạng mục công trình trên tuyến;
c) Trắc dọc tuyến;
d) Mặt cắt ngang tuyến, trường hợp bố trí tuyến dọc theo đường giao thông phải thể hiện khoảng cách từ tim tuyến công trình đến bó vỉa hè (hoặc mép lòng đường) và đến các tuyến hạ tầng kỹ thuật hiện trạng khác dọc theo đường.
đ) Các thông số kỹ thuật cần thiết của tuyến (quy cách, kích thước, chiều cao, chiều sâu, cao độ đáy, độ dốc dọc).
Điều 4. Chấp thuận vị trí và tổng mặt bằng đối với các công trình không theo tuyến ngoài đô thị
1. Các công trình không theo tuyến ngoài đô thị tại các khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt (trừ các công trình được miễn cấp giấy phép xây dựng), trước khi triển khai dự án, Chủ đầu tư dự án tổ chức lập tổng mặt bằng, gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý quy hoạch để được xem xét, chấp thuận.
2. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan (nếu có), các quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành và định hướng phát triển tại khu vực, cơ quan quản lý quy hoạch có trách nhiệm xem xét và có văn bản chấp thuận vị trí và tổng mặt bằng của dự án cho chủ đầu tư.
Điều 5. Chấp thuận vị trí và phương án tuyến đối với các công trình theo tuyến
1. Các công trình theo tuyến, trước khi triển khai dự án, Chủ đầu tư dự án tổ chức lập phương án tuyến, gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận.
2. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan (nếu có), các quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành và định hướng phát triển tại khu vực, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và có văn bản chấp thuận vị trí và phương án tuyến của dự án cho chủ đầu tư.
Điều 6. Cung cấp thông tin về quy hoạch
1. Cơ quan quản lý quy hoạch có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
2. Thông tin về quy hoạch được cung cấp dựa trên quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt, các quy chuẩn về quy hoạch, xây dựng hiện hành và định hướng phát triển tại khu vực.
3. Văn bản thông tin quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp là một trong những cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
1. Cấp giấy phép quy hoạch trong khu vực đô thị:
a) Các trường hợp cấp giấy phép quy hoạch: Thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 04/7/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị (sau đây gọi là Nghị định số 37/2010/NĐ-CP).
b) Trình tự, thủ tục cấp giấy phép quy hoạch cho dự án thuộc khu vực đô thị thực hiện theo quy định tại các Điều 37, 38 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1277/BXD-KTQH ngày 01/8/2011.
2. Cấp giấy phép quy hoạch trong khu chức năng đặc thù ngoài đô thị:
a) Các trường hợp cấp giấy phép quy hoạch: Thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 44/2015/NĐ-CP).
b) Trình tự, thủ tục cấp giấy phép quy hoạch cho dự án thuộc khu chức năng đặc thù ngoài đô thị thực hiện theo quy định tại các Điều 33, 34 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP .
3. Giấy phép quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là một trong những cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
1. Công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn có tổng diện tích sàn tối đa 1.000m2, tầng cao tối đa 2 tầng, chiều cao công trình không quá 10m.
2. Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn có tổng diện tích sàn tối đa 300m2, tầng cao tối đa 3 tầng, chiều cao công trình không quá 12m.
3. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu đô thị, phân khu xây dựng đã được phê duyệt để xác định thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
Trường hợp quy hoạch phân khu đô thị, phân khu xây dựng đã được phê duyệt nhưng chưa xác định kế hoạch thực hiện, cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét xác định thời hạn tồn tại công trình, nhà ở riêng lẻ phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, nhưng tối đa không quá 05 năm.
4. Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ theo giấy phép xây dựng có thời hạn hết thời gian tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
Điều 9. Đối với các công trình đặc thù
1. Công trình thuộc cơ sở tôn giáo trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải được Sở Nội vụ xem xét chấp thuận bằng văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình.
2. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền sau:
a) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các công trình cấp quốc gia, công trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình xây dựng trong khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng.
b) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các công trình còn lại.
3. Công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng (sau đây gọi chung là di tích) cần tu bổ và phục hồi, trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải có văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền sau:
a) Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia.
b) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các di tích còn lại.
4. Công trình quảng cáo tấm lớn:
a) Các loại công trình quảng cáo tấm lớn phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
- Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên;
- Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
- Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên.
b) Công trình quảng cáo tấm lớn trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét cấp giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép quy hoạch đối với:
a) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP có quy mô trên 50 ha trong phạm vi toàn tỉnh.
b) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 36 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP có quy mô trên 5 ha tại thành phố Quảng Ngãi.
c) Dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế Dung Quất, các Khu công nghiệp và các khu chức năng đặc thù cấp quốc gia khác có quy mô trên 5 ha.
d) Dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh.
2. Sở Xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép quy hoạch đối với:
- Dự án đầu tư xây dựng quy định Khoản 3 và 4 Điều 36 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP có quy mô từ 5 ha trở xuống tại thành phố Quảng Ngãi.
- Dự án đầu tư xây dựng trong các khu chức năng đặc thù cấp quốc gia (trừ các dự án nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp) có quy mô từ 5 ha trở xuống.
b) Cung cấp thông tin về quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng đối với các dự án từ cấp II trở lên, các dự án trong đô thị có diện tích sử dụng đất từ 5 ha trở lên và các dự án ngoài đô thị diện tích sử dụng đất từ 10 ha trở lên trên địa bàn toàn tỉnh, trừ các dự án nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy phép quy hoạch đối với các dự án còn lại nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất (trừ các dự án thuộc thị trấn Châu Ổ và huyện Lý Sơn).
b) Cung cấp thông tin về quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, thỏa thuận phương án tuyến đối với các trường hợp nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất (trừ các dự án thuộc thị trấn Châu Ổ và huyện Lý Sơn).
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi cấp giấy phép quy hoạch đối với các dự án còn lại nằm trong phạm vi ranh giới các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Cung cấp thông tin về quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, thỏa thuận phương án tuyến đối với các trường hợp nằm trong phạm vi ranh giới các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp còn lại không thuộc quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
b) Thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, thỏa thuận phương án tuyến đối với các trường hợp còn lại nằm trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
6. Cơ quan quản lý quy hoạch cấp huyện cung cấp thông tin về quy hoạch đối với các trường hợp còn lại nằm trong phạm vi địa giới hành chính được giao quản lý cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
Điều 11. Cơ quan tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép quy hoạch
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép quy hoạch đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, trừ các dự án nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép quy hoạch đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh nằm trong phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép quy hoạch đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh nằm trong phạm vi ranh giới các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 12. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho các đơn vị cấp giấy phép xây dựng như sau:
a) Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình quảng cáo có diện tích quảng cáo một mặt từ 40m2 trở lên; công trình trên các tuyến, trục đường phố quan trọng được quy định tại Phụ lục kèm theo Quy định này; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND tỉnh quy định, trừ công trình quy định tại các điểm b và c khoản này.
b) Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng (trừ công trình tôn giáo), công trình quảng cáo có diện tích quảng cáo một mặt từ 20m2 trở lên thuộc phạm vi ranh giới được giao quản lý (trừ các công trình thuộc thị trấn Châu Ổ và huyện Lý Sơn) và nhà ở riêng lẻ thuộc phạm vi ranh giới quy hoạch các đô thị: Vạn Tường, Dốc Sỏi và khu dịch vụ hỗn hợp VSIP thuộc Khu kinh tế Dung Quất.
c) Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng Ngãi cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng (trừ công trình tôn giáo), công trình quảng cáo có diện tích quảng cáo một mặt từ 20m2 trở lên thuộc phạm vi ranh giới các khu công nghiệp được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình còn lại; công trình quảng cáo có diện tích quảng cáo một mặt từ 20m2 đến dưới 40m2; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ công trình cấp đặc biệt và các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong khi chờ Bộ Xây dựng ban hành các biểu mẫu liên quan đến giấy phép xây dựng theo quy định Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, cho phép vận dụng các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng.
Khi Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng theo quy định Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, sẽ áp dụng thực hiện theo quy định mới.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, cá nhân và tổ chức có liên quan phản ảnh kịp thời về Sở Xây dụng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hoặc xin ý kiến Bộ Xây dựng./.
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG PHỐ QUAN TRỌNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 17/3/2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
1. Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh:
- Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, Quốc lộ 24B, Quốc lộ 24C.
2. Các tuyến đường phố trong thành phố Quảng Ngãi:
- Đại lộ Hùng Vương, Quang Trung, Lê Trung Đình, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn nối dài (đến ngã tư Ba La).
- Tôn Đức Thắng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn An, Phan Bội Châu, Nguyễn Công Phương, Phan Đình Phùng, Phạm Văn Đồng.
- Tô Hiến Thành, Trần Nhân Tông, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Đại Hành, Triệu Quang Phục, Lý Thái Tổ, Lê Duẩn, Trường Chinh.
- Các trục đường chính ven bờ Bắc và bờ Nam sông Trà Khúc, đường Hồ Quý Ly, đường trung tâm phường Trương Quang Trọng (Quốc lộ 1 cũ).
3. Các tuyến đường trục trung tâm, trục cảnh quan (được xác định theo quy hoạch chung đô thị được duyệt) tại các thị trấn, trung tâm huyện lỵ của các huyện.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.