ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2015/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 13 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 05 năm 2011 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 40/2005/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy chế tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô áp dụng cho đối tượng là đồng bào dân tộc ít người có trình độ văn hóa quá thấp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1 ÁP DỤNG CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Quy chế này quy định về nội dung, phương pháp đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (sau đây viết tắt là GPLX) mô tô hạng A1 cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Đồng bào là dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp, cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, có nhu cầu học và thi lấy GPLX mô tô hạng A1 và được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
Đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp là người thuộc thành phần dân tộc thiểu số không đọc thông, viết thạo tiếng Việt, chưa tốt nghiệp bậc tiểu học (khi thi lấy GPLX mô tô hạng A1 phải nhờ người viết hộ).
Điều 4. Hồ sơ của người dự học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu GPLX, việc chụp ảnh là miễn phí.
2. Hồ sơ xin học quy định tại Khoản 1 Điều này được nộp tại cơ sở đào tạo, cơ sở đào tạo lập danh sách để báo cáo Ban Quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải đăng ký sát hạch theo thời gian quy định.
1. Phần lý thuyết: Giáo trình được biên soạn trên cơ sở giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, được giảm bớt các nội dung không liên quan trực tiếp đến người điều khiển xe mô tô ở địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Đắk Nông như: đường cao tốc, đường sắt, các điểm giao cắt phức tạp. Các tài liệu phục vụ công tác đào tạo phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt nội dung và cho phép phát hành.
2. Phần thực hành lái xe: Thực hiện theo giáo trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
3. Thời gian đào tạo: Thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
1. Lớp học dành cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp phải được tổ chức giảng dạy riêng, số lượng học viên tối đa là 50 người/lớp. Khuyến khích việc sử dụng giáo viên biết nói tiếng dân tộc thiểu số tham gia giảng dạy. Trường hợp không có giáo viên biết nói tiếng dân tộc thiểu số thì phải sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số làm phiên dịch, chi phí do cơ sở đào tạo lái xe bảo đảm.
2. Phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh trực quan, hỏi đáp trực tiếp. Dùng các bảng, biểu, hình ảnh mô phỏng về các biển báo hiệu đường bộ, các nút giao cắt thường gặp thuộc hệ thống giao thông đường bộ.
Điều 7. Hồ sơ dự sát hạch, cấp Giấy phép lái xe
Hồ sơ do cơ sở đào tạo lái xe được phép đào tạo lái xe mô tô lập và gửi Sở Giao thông vận tải để xét duyệt trước khi tổ chức sát hạch. Hồ sơ gồm:
1. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này.
2. Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Điều 8. Nội dung, phương pháp sát hạch
1. Sát hạch lý thuyết
a) Nội dung sát hạch
Bộ đề thi sát hạch lý thuyết được biên soạn phù hợp với nội dung giảng dạy, giảm toàn bộ phần sa hình so với bộ đề thi chuẩn. Mỗi đề thi có 10 câu hỏi, gồm: 04 câu hỏi về Luật Giao thông đường bộ, 06 câu hỏi về hệ thống biển báo hiệu đường bộ.
b) Phương pháp sát hạch
Chuẩn bị sát hạch: Mỗi phòng sát hạch có 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ Sát hạch viên tiếp nhận bộ đề sát hạch, đáp án sát hạch; Sát hạch viên gọi thí sinh theo danh sách, kiểm tra nhận dạng, đối chiếu chứng minh nhân dân, bố trí chỗ ngồi cho thí sinh.
Phương pháp sát hạch: Hỏi đáp trực tiếp, trình tự như sau:
- Tổ trưởng tổ sát hạch làm việc với Thủ trưởng cơ sở đào tạo để trưng dụng cán bộ của cơ sở đào tạo viết hộ thí sinh các thông tin trong Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, bài thi lý thuyết, bài thi thực hành lái xe. Sau đó đọc cho thí sinh nghe các thông tin đã viết, nếu thí sinh đồng ý thì điểm chỉ hoặc ký tên vào chỗ thí sinh ký tên.
- Sát hạch viên phát đề thi cho thí sinh và thực hiện sát hạch bằng phương pháp hỏi đáp trực tiếp (đọc hiểu và quan sát trực quan); mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và có từ 01 đến 02 ý đúng, nếu trả lời thiếu ý đúng được coi là trả lời sai; thí sinh trả lời ý nào thì người viết hộ đánh dấu bằng dấu nhân (x) vào ô tương ứng trên bài thi lý thuyết.
Mỗi đợt thi gồm tối đa 20 thí sinh. Thời gian hỏi đáp một thí sinh tối đa 15 phút. Nếu thí sinh trả lời đúng 07 câu hỏi trở lên là đạt phần lý thuyết.
c) Chấm điểm và công bố kết quả thi lý thuyết: Hết mỗi đợt thi, sát hạch viên chấm điểm, công bố kết quả thi của từng thí sinh; sau đó sát hạch viên ghi số điểm và ký tên vào bài thi lý thuyết, biên bản kết quả tổng hợp.
2. Sát hạch thực hành
a) Thí sinh đã đạt phần lý thuyết mới được sát hạch phần thực hành.
b) Phần sát hạch thực hành thao tác kỹ thuật lái xe được thực hiện theo đúng quy trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành; Thang điểm 100, thí sinh đạt 80 điểm trở lên là đạt kết quả thực hành.
3. Xét công nhận kết quả trúng tuyển
a) Thí sinh đạt kết quả cả phần lý thuyết và thực hành thì được công nhận trúng tuyển và sẽ được cấp GPLX sau 10 ngày kể từ ngày trúng tuyển.
b) Thí sinh đạt kết quả phần lý thuyết nhưng không đạt thực hành thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết 01 (một) lần trong thời gian 01 (một) năm. Ở kỳ sát hạch tiếp theo nếu sát hạch thực hành vẫn không đạt thì phải đăng ký sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
c) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký để sát hạch lại. Hồ sơ sát hạch được cơ sở đào tạo lưu giữ để đăng ký sát hạch lại vào kỳ sát hạch tiếp theo.
MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH
Điều 9. Địa điểm tổ chức đào tạo, sát hạch
Việc đào tạo, sát hạch GPLX được tổ chức tại các cơ sở đào tạo đã được cấp giấy phép đào tạo và đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định hoặc tại các địa điểm khác nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phòng học phải có đủ diện tích, bàn ghế, có đủ ánh sáng, thông gió và không bị ô nhiễm môi trường phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và sát hạch phần lý thuyết theo quy định.
b) Sân bãi phục vụ việc giảng dạy, học tập và sát hạch kỹ năng thực hành lái xe phải đảm bảo có nền cứng (bê tông xi măng, bê tông nhựa), diện tích sân đủ để bố trí 4 bài thi liên hoàn kỹ năng thực hành tay lái xe mô tô hai bánh theo quy định, khu vực làm việc của giám khảo, khu vực chờ của thí sinh không được ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Điều 10. Về mức thu học phí, lệ phí
1. Mức thu và hình thức thu học phí đào tạo, phí sát hạch, lệ phí cấp Giấy phép lái xe được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đào tạo lái xe mô tô có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan để học viên có nhu cầu mua để học tập, tham khảo.
3. Tất cả các loại phí, lệ phí và giá bán tài liệu học tập được các cơ sở đào tạo xây dựng và niêm yết công khai tại nơi tổ chức đào tạo và nơi tổ chức sát hạch theo quy định.
4. Cơ sở đào tạo không được thu thêm bất kỳ khoản phí, lệ phí ngoài quy định và đã được niêm yết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thông báo công khai về những quy định có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp. Đồng thời, chỉ đạo Ban quản lý sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập kế hoạch và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thông báo công khai về: lịch, địa điểm học và sát hạch tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân biết, tham gia học, thi để được cấp GPLX.
2. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy trên cơ sở chương trình, giáo trình đào tạo đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành. Tổ chức thẩm định và phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo do các cơ sở đào tạo biên soạn đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.
3. Chỉ đạo Ban Quản lý sát hạch biên soạn đề thi, đáp án chấm thi trên cơ sở Bộ đề thi do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và phù hợp với chương trình, giáo trình đào tạo đã được phê duyệt. Tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo chất lượng theo quy định.
4. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Ban, ngành chức năng liên quan tuyên truyền về quy định có liên quan đến công tác tổ chức đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp để nhân dân biết, thực hiện.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét, xác nhận đúng trình độ văn hóa cho người có nhu cầu học và thi lấy GPLX mô tô hạng A1 thuộc đối tượng theo Quy chế này.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Xem xét, xác nhận về trình độ văn hóa cho người có nhu cầu học và thi lấy GPLX xe mô tô hạng A1 theo đối tượng tại Quy chế này, bảo đảm nguyên tắc: chính xác, nhanh chóng, không được thu phí về việc xác nhận này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xác nhận trình độ văn hóa theo đối tượng áp dụng của Quy chế này của công dân thuộc phạm vi quản lý.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo lái xe
1. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy theo quy định; đảm bảo thực hiện đầy đủ, có chất lượng các chương trình, giáo trình đào tạo; bố trí cán bộ viết các thông tin và đáp án trả lời của thí sinh dự thi khi có yêu cầu của Tổ trưởng Tổ Sát hạch.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, thực hiện đúng quy định của Quy chế này.
3. Tổ chức soạn thảo chương trình, giáo trình đào tạo trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, trình Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành có liên quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các Sở, Ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định của Quy chế này.
1. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tổ chức, triển khai, hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, cơ sở đào tạo và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.
(Kèm theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE (Dành cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp, cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông) Kính gửi: ………………………………………………… …………………………………………………
|
Tôi là:………………………………………………………… Dân tộc:................................
Sinh ngày:…………… tháng………… năm………… Quốc tịch:....................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...................................................................................
Nơi cư trú:......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu):....................................................................
Cấp ngày…………………… tháng……………… năm……………, Nơi cấp:..................
Có trình độ văn hóa quá thấp, không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Đề nghị cho tôi học và dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 theo Quyết định số………/2014/QĐ-UBND ngày……… tháng……… năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của
UBND xã, phường, |
……………, ngày……
tháng…… năm 20… |
MẪU
BÀI THI LÝ THUYẾT DÙNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP
(Kèm theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
SỞ GTVT ĐẮK NÔNG |
BÀI THI LÝ THUYẾT |
Họ và tên:………………………………………………… |
Số đề sát hạch:……………… |
Ngày tháng năm sinh:…………………………………… |
Số báo danh:………………… |
Loại xe sát hạch:………………………; Hạng:………… |
|
Ngày sát hạch:…………………………………………… |
|
Thí sinh ký |
Sát hạch viên ký |
Số câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
|
Trả lời |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm đạt được:………………… điểm
Kết luận: |
Đạt |
Không đạt |
|
|
|
Sát hạch viên ký
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.