ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2006/QĐ-UBND |
Điện Biên Phủ, ngày 09 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND dân ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004 ;
Căn cứ Chỉ thị số: 02/CT-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay;
Xét đề nghị của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐIỆN BIÊN
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006
của UBND tỉnh Điện Biên)
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng phối hợp:
1. Hội đồng phối hợp làm việc tập thể để thống nhất đánh giá kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thông qua các kế hoạch, chương trình công tác để chỉ đạo, hướng dẫn công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương theo định kỳ 6 tháng, 1 năm và sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và của UBND tỉnh.
2. Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động của Hội đồng phối hợp. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng phối hợp. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực ngành mình quản lý song có liên quan đến nhiều ngành, tổ chức khác nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Ngoài số thành viên chính thức của Hội đồng phối hợp, trong các đợt tổ chức lấy ý kiến tham gia các dự án Luật, phổ biến một văn bản pháp luật theo sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp có thể mời thêm một số thành phần hữu quan khác tham gia.
Điều 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp:
1. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp là căn cứ để kiểm tra, đôn đốc các thành viên của Hội đồng phối hợp tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Chương trình, kế hoạch và các quyết định khác của Hội đồng phối hợp được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng phối hợp. Trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng phối hợp thống nhất với các Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp để ban hành các chương trình, kế hoạch, các báo cáo và văn bản khác của Hội đồng phối hợp.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP
Điều 4. Tổ chức của Hội đồng phối hợp
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch của Hội đồng phối hợp.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp.
3. Tổ thư ký của Hội đồng phối hợp.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp
1. Tham mưu về chủ trương, kế hoạch, chương trình về nội dung, biện pháp phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm hoặc theo chuyên đề với UBND tỉnh, theo sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh, của Hội đồng phối hợp tới các ngành, các cấp ở địa phương. Phân công trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng phối hợp. Quyết định các biện pháp phối hợp chung trong hoạt động của Hội đồng phối hợp và giữa các thành viên của Hội đồng với nhau.
3. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành, huyện tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh. Định kỳ 6 tháng, 1 năm đánh giá kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
4. Phối hợp tổ chức xây dựng và quản lý thống nhất lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Huy động các nguồn kinh phí (do ngân sách cấp và các nguồn khác) để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Phối hợp phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật quan trọng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Cấp ủy và chính quyền địa phương.
Điều 6. Kỳ họp Hội đồng phối hợp:
1. Định kỳ 6 tháng một lần Hội đồng phối hợp họp phiên toàn thể do Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thường trực được Chủ tịch ủy quyền) chủ trì. Trường hợp cần thiết Hội đồng phối hợp có thể họp đột xuất.
2. Địa điểm họp Hội đồng phối hợp tại Sở Tư pháp và do Sở Tư pháp chuẩn bị nội dung và điều kiện phục vụ.
Điều 7. Nội dung kỳ họp Hội đồng phối hợp gồm:
1. Thông qua dự thảo kế hoạch ngắn hạn (1 năm ) hoặc dài hạn về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trước khi trình UBND tỉnh ban hành.
2. Đề ra chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng hoặc 1 năm để thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh.
3. Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
4. Biểu dương những thành viên tích cực; xét đề nghị UBND tỉnh và Chính phủ khen thưởng hàng năm hoặc đột xuất với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của các thành viên Hội đồng phối hợp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp.
Điều 8. Chủ tịch và các Phó chủ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Chủ tịch:
1. Duy trì và điều hành hoạt động của Hội đồng phối hợp. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng phối hợp; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đó.
2. Thay mặt Hội đồng phối hợp ban hành kế hoạch, chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và các kết luận của Hội đồng phối hợp.
3. Duyệt dự toán kinh phí hàng năm phục vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp do cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp lập trước khi trình UBND tỉnh duyệt cấp. Tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn hỗ trợ cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và chỉ đạo thực hiện theo quy định của Nhà nước.
4. Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp.
5. Duyệt các văn bản do cơ quan thường trực trước khi đưa ra thống nhất tại các kỳ họp của Hội đồng phối hợp.
b. Các Phó chủ tịch:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Chủ tịch phân công.
2. Phó chủ tịch thường trực (Sở Tư pháp): Thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng và thực hiện các công việc được Chủ tịch ủy quyền.
Điều 9. Nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên Hội đồng phối hợp.
1. Tham dự phiên họp toàn thể Hội đồng phối hợp. Trường hợp không tham dự được có thể ủy quyền cho cấp phó tham dự hoặc gửi ý kiến (bằng văn bản) về vấn đề tham luận tại phiên họp.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực của ngành theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng phối hợp.
3. Kiểm tra đôn đốc hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của các tổ chức, các cấp và kiểm tra thực hiện các công tác khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng phối hợp.
4. Đề xuất kiến nghị biện pháp bảo đảm đẩy mạnh công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm về cơ quan thường trực tổng hợp để Hội đồng phối hợp thống nhất báo cáo UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
5. Cử chuyên viên tham gia tổ thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Được trang bị tài liệu, ấn phẩm phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Các thành viên Hội đồng phối hợp khi chuyển giao công tác khác (chuyển ngành, đi học dài hạn, nghỉ hưu...) phải chuyển giao nhiệm vụ thành viên Hội đồng phối hợp cho người thay thế và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp biết.
Điều 10. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp (Sở Tư pháp) có trách nhiệm:
1. Làm đầu mối phối hợp duy trì hoạt động của Hội đồng phối hợp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Kiểm tra đôn đốc, hoạt động và tổng hợp tình hình kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp và trên phạm vi toàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
3. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và các hội nghị về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
4. Phối hợp biên soạn, in ấn phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật; cung cấp các loại sách pháp lý cần thiết cho Hội đồng phối hợp; xuất bản ấn phẩm tuyên truyền dưới hình thức báo chí; hàng tháng phát hành “ thông tin hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh”.
5. Thay mặt Hội đồng phối hợp ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phổ biến giáo dục pháp luật đối với các văn bản dưới luật và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên liên tục.
6. Lập dự toán kinh phí hàng năm phục vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp báo cáo Hội đồng phối hợp thống nhất trình UBND tỉnh cấp và quản lý, chi phục vụ cho họat động của đồng phối hợp theo quy định của Nhà nước.
7. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất khác do Hội đồng phối hợp giao.
8. Duy trì hoạt động thường xuyên của tổ thư ký Hội đồng phối hợp.
Điều 11. Tổ thư ký Hội đồng phối hợp.
1. Tổ thư ký Hội đồng phối hợp gồm các chuyên viên giúp việc của các thành viên Hội đồng phối hợp. Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng phối hợp ra quyết định thành lập và cử tổ trưởng tổ thư ký.
2. Tổ thư ký có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Hội đồng phối hợp và cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp thực hiện nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Điều 5 và Điều 11 Quy chế này. Nhiệm vụ của từng thư ký do cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phân công.
3. Tổ thư ký của Hội đồng phối hợp được tham dự các kỳ họp của Hội đồng phối hợp; được cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết phục vụ thực hiện chức trách của mình; chủ động tham mưu, thực hiện nhiệm vụ do thành viên Hội đồng phối hợp trực tiếp quản lý và của Hội đồng phối hợp giao.
Điều 12. Chế độ thông tin báo cáo.
1. Các thành viên có trách nhiệm báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ về cơ quan thường trược Hội đồng phối hợp theo định kỳ trước ngày 25 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm) và trước ngày 25 tháng 11(đối với báo cáo năm) về cơ quan thường trực tổng hợp trình Hội đồng phối hợp thống nhất báo cáo UBND tỉnh và Trung ương.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc các ngành thành viên, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của từng ngành.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp.
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp được cấp theo kế hoạch hàng năm từ nguồn ngân sách của tỉnh và huy động từ nguồn tài trợ khác sử dụng phục vụ các nội dung chủ yếu sau:
a) Biên soạn, in ấn tài liệu, ấn phẩm phổ biến giáo dục pháp luật và mua sách pháp lý cung cấp cho thành viên Hội đồng phối hợp.
b) Tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong Hội đồng phối hợp, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
c) Các kỳ họp định kỳ hoặc đột xuất của Hội đồng phối hợp, của Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng phối hợp; Hội nghị sơ kết, tổng kết của Hội đồng phối hợp và các họat động khác của Hội đồng phối hợp.
2. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp trình UBND phê duyệt cấp vào hạn mức kinh phí năm của Sở Tư pháp.
Các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.