BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1197/QĐ-TCT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2005 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị quyết số 11 NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị; Công văn số 06 HD/TCTW ngày 02/04/2002 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thưc hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý;
Căn cứ Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2981 QĐ/BTC ngày 15 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Tài chính;
Căn cứ Chỉ thị số 32 TC/BCS ngày 3/9/2002 của Ban cán sự Đảng - Bộ Tài chính; Kế hoạch số 9547 TC/TCCB ngày 3/9/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý;
Xét đề nghị của Trưởng ban, Ban Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức thực hiện điều động, luân chuyển và luân phiên công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế và cán bộ, công chức cơ quan thuế các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Điều 1. Các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
Điều động cán bộ là việc Thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền quyết định điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức từ một vị trí công tác này sang vị trí công tác khác; từ địa phương này sang địa phương khác; từ ngành này sang ngành khác theo nhu cầu công tác và được thực hiện dưới các hình thức sau:
1. Điều động dưới hình thức luân chuyển (sau đây gọi tắt là điều động luân chuyển) là việc bố trí cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch phát triển phải trải qua các vị trí công tác khác nhau trong cùng một cấp hoặc giữa các cấp khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được rèn luyện thử thách ở nhiều công việc, nhiều khâu quản lý trước khi được bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo mới, chức vụ lãnh đạo cao hơn.
2. Điều động dưới hình thức luân phiên (sau đây gọi tắt là luận phiên công việc) là việc phân công lại nhiệm vụ của cán bộ công chức trong một đơn vị, một bộ phận của cơ quan thuế để tạo cho cán bộ, công chức, viên chức thích ứng với nhiều loại công việc, nhiều đối tượng quản lý theo kế hoạch thường xuyên hàng năm chậm nhất là 3 năm một lần đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nộp thuế, cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế các cấp.
3. Điều động biệt phái là việc điều chuyển cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cán bộ, công chức được điều động biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức điều động biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái.
4. Điều động cán bộ, công chức là việc điều chuyển cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, căn cứ vào tình hình thực tế tại từng địa phương, đơn vị; do yêu cầu cấp thiết về công tác cán bộ trong các trường hợp như: cán bộ lãnh đạo cũ được luân chuyển đi nơi khác; đang bị bệnh phải nghỉ việc để chữa trị dài ngày hoặc đang bị đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật, điều tra, truy tố do vi phạm pháp luật; tình hình nội bộ mất đoàn kết nếu để lại thì gây ảnh hưởng xấu cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cần thiết phải điều động đi nơi khác và điều động cán bộ từ nơi khác về…
1. Điều động, luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức, viên chức là biện pháp quan trọng để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện để tiếp cận và thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
2. Khắc phục tình trạng công chức do giữ cương vị lãnh đạo hoặc quản lý một công việc ở một đơn vị quá lâu dẫn đến thoả mãn, bảo thủ, trì trệ, thiếu sự chủ động, sáng tạo và đổi mới để nâng cao chất lượng công việc.
3. Để kiểm soát công việc lẫn nhau, người làm việc sau kiểm tra công việc của người trước đó, góp phần ngăn chặn hành vi tiêu cực và tăng cường ý thức kỷ luật công tác của mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thuế.
Điều 3. Nguyên tắc luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thuế:
1. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc là chế độ bắt buộc đối với mỗi cán bộ, công chức ngành Thuế thuộc đối tượng luân chuyển, luân phiên công việc được quy định tại Điều 4 và Điều 7 của quy chế này.
3. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc phải được thực hiện công tâm, khách quan, khoa học và hợp lý, chống biểu hiện bè phái hoặc xuất phát từ ý đồ cá nhân để loại trừ, đẩy người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực nhưng không hợp với mình đi nơi khác, đồng thời tránh tư tưởng ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm của cán bộ, công chức, kể cả công chức lãnh đạo.
4. Tạm thời chưa điều động đối với những cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật; những cán bộ đang bị khởi tố điều tra hoặc có liên quan đang bị thanh tra, kiểm tra; những công chức mắc bệnh hiểm nghèo theo danh mục của Bộ Y tế.
5. Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, luân phiên phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động, luân chuyển, luân phiên công việc của thủ trưởng đơn vị hoặc của người có thẩm quyền.
6. Việc điều động, luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc của cán bộ, công chức phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật. Trước khi quyết định điều động, luân chuyển, luân phiên cán bộ, thủ trưởng đơn vị phải trao đổi với cán bộ, bàn bạc với cấp uỷ, chính quyền cơ sở nơi cán bộ đi và đến.
7. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp quyết định việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
II- LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
Điều 4. Đối tượng luân chuyển:
1. Cán bộ lãnh đạo trong diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo cao hơn.
2. Cán bộ, công chức đang được quy hoạch, bồi dưỡng để bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong ngành Thuế từ chức danh từ Tổ trưởng, Tổ phó, Đội trưởng, Đội phó trở lên.
1. Mỗi cán bộ, công chức được quy hoạch để bổ nhiệm mới hoặc bổ nhiệm chức vụ cao hơn trong ngành Thuế, ít nhất phải luân chuyển qua 02 vị trí công tác khác nhau hoặc luân phiên qua 02 vị trí công việc khác nhau trước khi quyết định bổ nhiệm (trừ trường hợp đặc biệt phải bổ sung ngay cán bộ lãnh đạo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Quy chế này). Ưu tiên, xem xét bổ nhiệm các cán bộ đã luân chuyển được nhiều vị trí công việc, vị trí lãnh đạo.
2. Đối với cán bộ quy hoạch để bổ nhiệm Cục trưởng phải luân phiên công việc giúp Cục trưởng (nếu đang là Phó cục trưởng) hoặc luân chuyển chức vụ Trưởng các phòng có vị trí quan trọng ở Cục Thuế hoặc giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thuế (nếu là cán bộ quy hoạch kế cận 2).
3. Đối với cán bộ quy hoạch để bổ nhiệm Phó cục trưởng phải luân chuyển hoặc luân phiên chức vụ Trưởng các phòng, hoặc Chi cục trưởng Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế.
4. Đối với cán bộ quy hoạch để bổ nhiệm Trưởng phòng, Chi cục trưởng phải luân chuyển, luân phiên chức vụ Phó chi cục trưởng, Phó trưởng phòng thuộc Cục Thuế.
5. Đối với cán bộ quy hoạch để bổ nhiệm Phó trưởng phòng, Phó chi cục trưởng thì luân chuyển hoặc luân phiên công việc tại các phòng thuộc Cục Thuế; luân chuyển, luân phiên chức vụ Tổ trưởng, Đội trưởng đội thuế thuộc Chi cục Thuế.
Điều 6. Thời gian luân chuyển:
Thời gian luân chuyển tối đa không quá 03 năm đối với mỗi vị trí công tác. Trường hợp đặc biệt do thủ trưởng có thẩm quyền điều động xem xét, quyết định. Thời gian đảm nhiệm chức vụ cũ được tính vào thời gian để xem xét khi bổ nhiệm lại.
III- LUÂN PHIÊN CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ CÔNG CHỨC THUẾ
Điều 7. Đối tượng luân phiên công việc:
1. Cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế các cấp (trừ các chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định riêng của Bộ Tài chính).
2. Cán bộ, công chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế.
Trước mắt, Cục trưởng Cục thuế tập trung thực hiện luân phiên công việc, luân phiên địa bàn quản lý, đối với các cán bộ, công chức bộ phận liên quan đến quản lý doanh nghiệp, bộ phận thu lệ phí trước bạ và thu khác và các Tổ, Đội thuế; luân phiên công việc của cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra giữa các phòng thanh tra với nhau hoặc giữa các bộ phận trong một phòng thanh tra thuế.
Đối với cán bộ, công chức làm việc trong những bộ phận: Tổ chức cán bộ, xử lý thông tin, tin học, tài vụ, kế toán, thủ quỹ cơ quan, hành chính - quản trị, văn thư - lưu trữ … thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định.
1. Đối với cán bộ lãnh đạo là cấp phó (Phó Tổng cục trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng) luân phiên công việc phụ trách giúp việc Thủ trưởng đơn vị. Đối với Phó trưởng phòng, luân phiên công việc giúp Trưởng phòng hoặc luân phiên giữ chức Phó trưởng phòng của phòng khác thuộc Cục Thuế.
2. Đối với Trưởng phòng (chủ yếu là phòng Thanh tra và phòng Quản lý doanh nghiệp), Chi cục trưởng, luân phiên đảm nhận các công việc mới với chức vụ tương đương tại các Phòng hoặc Chi cục trưởng các Chi cục Thuế khác thuộc Cục Thuế.
3. Đối với Tổ trưởng, Đội trưởng, Tổ phó, Đội phó luân phiên địa bàn quản lý, đối tượng quản lý trong cùng Chi cục Thuế hoặc luân chuyển sang Chi cục Thuế khác thuộc Cục Thuế với chức vụ tương đương.
4. Đối với cán bộ, công chức tiến hành luân phiên công việc trong nội bộ Cục Thuế, Chi cục Thuế; trong nội bộ phòng hoặc điều động, luân phiên giữa các Chi cục Thuế, Tổ, Đội thuế trực thuộc.
1. Đối với cán bộ, công chức thuộc các đối tượng quy định tại Điều 7 quy chế này, thời gian giữ một vị trí công tác hoặc đảm nhận phụ trách một lĩnh vực công việc là không quá 03 năm phải được luân phiên sang lĩnh vực mới, công việc mới, địa bàn quản lý mới. Thời gian đảm nhiệm chức vụ cũ được tính vào thời gian để xem xét khi bổ nhiệm lại.
2. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo đang tham gia cấp uỷ hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương thì tùy từng trường hợp cụ thể, thủ trưởng đơn vị tham khảo và trao đổi thống nhất với cấp uỷ, chính quyền địa phương để xem xét, quyết định thời gian luân phiên cho phù hợp (hết khoá, hết nhiệm kỳ).
Điều 10. Đối tương điều động là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thuế.
Việc điều động cán bộ chỉ áp dụng khi có những trường hợp cấp thiết về công tác cán bộ nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều 1 Quy chế này.
Điều 11. Thời hạn điều động gồm hai loại: có xác định thời hạn và không xác định thời hạn. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp căn cứ vào tình hình thực tế tại từng địa phương, đơn vị quyết định thời gian điều động cán bộ, công chức cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định điều động của mình.
Điều 12. Công tác luân chuyển và luân phiên công việc đối với cán bộ công chức được xây dựng thành kế hoạch công khai và thực hiện thường xuyên hàng năm.
1. Hàng năm, thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với cấp uỷ đảng và các tổ chức quần chúng mà cán bộ,công chức sinh hoạt như công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, nữ công ... rà soát lại quy hoạch cán bộ để lập kế hoạch dân chủ công khai, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ; bố trí điều động, luân phiên cán bộ, công chức một cách hợp lý trong từng cơ quan Thuế; không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng, gây mất ổn định trong đơn vị.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định việc luân phiên công việc phụ trách giúp việc Tổng cục trưởng là các Phó Tổng cục trưởng trở xuống; quyết định điều động, luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính luân chuyển đối với các chức danh lãnh đạo do Bộ quản lý.
3. Cục trưởng Cục Thuế lập kế hoạch luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ; quyết định luân phiên công việc phụ trách giúp việc Cục trưởng là các Phó cục trưởng và cán bộ, công chức tại cơ quan Cục Thuế; Kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế luân chuyển, luân phiên công việc của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thuế.
4. Chi cục trưởng Chi cục Thuế lập kế hoạch luân phiên cán bộ, công chức trong đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ; quyết định luân phiên công việc phụ trách giúp việc Chi cục trưởng là các Phó chi cục trưởng và báo cáo Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định luân phiên cán bộ, công chức sang địa bàn thuộc các Chi cục Thuế khác.
5. Trong một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung cán bộ kịp thời theo khoản 3, khoản 4 Điều 1 thì không nhất thiết phải tuân theo thời gian và các vị trí công tác quy định tại mục II và mục III Quy chế này. Thủ trưởng đơn vị sau khi báo cáo, trao đổi, thống nhất với cấp uỷ đảng (Tổ chức tỉnh uỷ, huyện uỷ), chính quyền và các tổ chức quần chúng nơi cán bộ, công chức sinh hoạt quyết định điều động cán bộ. Trường hợp phải bổ nhiệm ngay cán bộ vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt thì phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành.
1. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức hội nghị để quán triệt về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nguyên tắc và qui trình thực hiện luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị; Công văn hướng dẫn số 06/HD-TW ngày 02/04/2002 của Ban Tổ chức Trung ương; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 32 TC/BCS ngày 03/09/2002 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; Kế hoạch số 9547 TC/TCCB ngày 03/09/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong ngành Tài chính và Quy chế này đến toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, tạo nên sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác điều động, luân chuyển và luân phiên công việc cán bộ, công chức.
2. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp xây dựng kế hoạch và biện pháp luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc, bàn bạc với cấp uỷ, công đoàn của cơ quan tạo sự nhất trí cao về chủ trương, kế hoạch và các biện pháp thực hiện. Tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công của cơ quan Thuế tham gia ý kiến, phổ biến, giáo dục đảng viên, quần chúng và giám sát thực hiện.
3. Kế hoạch triển khai luân chuyển, luân phiên công việc phải được công khai cho mọi cán bộ công chức biết để thực hiện và giám sát.
4. Cơ quan Thuế các cấp phải chuẩn bị kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến. Việc điều động, luân chuyển, luân phiên cán bộ phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Điều 14. Cán bộ, công chức thực hiện việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc quy định tại quy chế này được hưởng chế độ nhà công vụ và các chế độ trợ cấp khác theo quy định như sau:
1. Nếu phải di chuyển từ nội thành, nội thị đi các tỉnh, huyện miền núi, hải đảo, những vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên theo quy định của Chính phủ thì được cấp toàn bộ chi phí di chuyển và một khoản tiền trợ cấp một lần không quá 10 triệu đồng/người. Đối với trường hợp luân chuyển, luân phiên đến vùng có hệ số phụ cấp dưới 0,3 thì áp dụng như khoản 2 dưới đây.
2. Nếu phải di chuyển từ nội thành, nội thị ra ngoại thành, ngoại thị; từ huyện này sang huyện khác trong cùng một tỉnh, thành phố (khoảng cách di chuyển từ nơi làm việc cũ đến nơi làm việc mới từ 15 km trở lên) thì được cấp toàn bộ chi phí di chuyển và một khoản tiền trợ cấp một lần không quá 5 triệu đồng/người.
3. Trường hợp điều động, luân chuyển, luân phiên giữa các phường, các quận trong nội thành, nội thị; điều động, luân phiên do nhu cầu cá nhân, để hợp lý hoá gia đình thì không áp dụng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này.
4. Cán bộ luân chuyển nếu không có nơi ở thì được bố trí ở nhà công vụ miễn phí (nếu có).
5. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí khoán của Tổng cục Thuế.
Hàng năm, các đơn vị lập dự toán kinh phí để phục vụ cho kế hoạch điều động, luân chuyển, luân phiên theo quy chế của Tổng cục Thuế.
6. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đúng mục đích và quyết toán theo quy định chung của nhà nước.
Điều 15. Những trường hợp cán bộ, công chức không chấp hành quyết định luân chuyển, luân phiên thì phải xem xét, đưa ra khỏi quy hoạch, không bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm chức vụ cao hơn, và tuỳ tính chất mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cố tình không chấp hành và có biểu hiện lôi kéo, kích động người khác, gây mất ổn định trong cơ quan, đơn vị để không chấp hành việc điều động, luân chuyển, luân phiên thì có thể cho ra khỏi ngành Thuế hoặc xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Điều 16. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Thuế có trách nhiệm quán triệt Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và tổ chức thực hiện tốt những nội dung của Quy chế này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.