BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1193/QĐ-BCA |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2015 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Luật căn cước công dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nêu trong Kế hoạch triển khai thi hành Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định này có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ và tiến độ công việc theo quy định.
3. Giao Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát, Cục Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1193/QĐ-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Công an)
Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Để thực hiện có hiệu quả Luật căn cước công dân năm 2014 và Kế hoạch triển khai thi hành Luật căn cước công dân ban hành kèm theo Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật này trong Công an nhân dân như sau:
1. Mục đích
a) Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho Công an các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật căn cước công dân.
b) Tổ chức tốt việc phổ biến Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân, nhất là cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tổ chức tốt việc tập huấn, tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; kiện toàn tổ chức, biên chế bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về căn cước công dân trong phạm vi cả nước.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm hoàn thành các công việc được phân công đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng đề ra.
b) Trong quá trình thực hiện phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ triển khai thi hành Luật căn cước công dân.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân
a) Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát và các đơn vị có liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân trình Bộ trưởng ký Tờ trình Chính phủ vào tháng 10 năm 2015;
b) Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản sau:
- Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân vào tháng 10 năm 2015;
- Thông tư quy định về biểu mẫu được sử dụng trong quản lý căn cước công dân vào tháng 10 năm 2015;
- Thông tư quy định về quy cách, ngôn ngữ, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân vào tháng 10 năm 2015.
- Thông tư quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân vào tháng 10 năm 2015;
- Thông tư quy định về quản lý tàng thư căn cước công dân vào tháng 10 năm 2015.
c) Tổng cục Cảnh sát phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch quy định cụ thể đối tượng, mức thu và việc quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
a) Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn, in và tổ chức cấp phát cho Công an các đơn vị, địa phương, Công an xã 26.500 cuốn “Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật căn cước công dân”, số lượng cuốn và cuốn sách “Tìm hiểu pháp luật về căn cước công dân”, số lượng 25.000 cuốn. Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2015.
b) Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu Luật căn cước công dân và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ cốt cán, hội viên hội luật gia, báo cáo viên pháp luật Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Công an xã. Thời gian hoàn thành: Quý I năm 2016.
c) Công an các địa phương phối hợp với Tổng cục Cảnh sát, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và Công an xã thuộc địa phương quản lý. Thời gian hoàn thành: Quý II năm 2016.
a) Công an các đơn vị, địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc tốt làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; chấn chỉnh về thái độ, tác phong làm việc, tiếp dân của những cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm việc thực hiện quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân công khai, minh bạch. Cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, bảo đảm đơn giản, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch đúng trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Kiên quyết điều chuyển sang làm công tác khác hoặc xử lý nghiêm những cán bộ thiếu năng lực hoặc có thái độ, lời nói, cử chỉ thiếu nghiêm túc, sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát và Công an địa phương. Thời gian thực hiện: Từ nay cho đến hết năm 2015 và các năm tiếp theo.
b) Trang bị tủ, giá để hồ sơ tài liệu, phương tiện, thiết bị tại tàng thư hồ sơ căn cước công dân ở Công an các đơn vị, địa phương.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hợp với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và Công an các địa phương. Thời gian thực hiện: Năm 2015 và các năm tiếp theo.
c) Hoàn thành việc xây dựng Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương. Thời gian thực hiện: Quý I năm 2015.
d) Tổng kết việc thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân theo công nghệ mới.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương. Thời gian thực hiện: Quý III năm 2015.
đ) Xây dựng, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương. Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2015.
4. Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy
Rà soát hệ thống giáo trình bộ môn nghiệp vụ, pháp luật, các bộ môn khác và tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác quản lý nhà nước về căn cước công dân của các học viện, trường Công an nhân dân để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với Luật căn cước công dân và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Đơn vị thực hiện: Tổng cục Chính trị Công an nhân dân chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát và các học viện, trường Công an nhân dân. Thời gian hoàn thành: Quý I năm 2016.
5. Phổ biến và giáo dục pháp luật
a) Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thi hành; phổ biến, quán triệt nội dung của Luật căn cước công dân và các văn bản quy định chi tiết thi hành cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và Công an xã, nhất là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật về căn cước công dân.
b) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương, Báo Công an nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, Trung tâm phát thanh, truyền hình Công an nhân dân, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của Công an các địa phương có trách nhiệm phổ biến, giới thiệu nội dung của Luật căn cước công dân và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
c) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các ngành hữu quan biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật căn cước công dân và các văn bản quy định chi tiết thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong nhân dân.
Thời gian thực hiện các nội dung trên: Năm 2015, năm 2016 và các năm tiếp theo.
6. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự có liên quan đến quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để đề xuất lãnh đạo Bộ Công an hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực thi hành.
Đơn vị thực hiện: Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp phối hợp với các Tổng cục và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2015.
7. Bảo đảm kinh phí, hậu cần, kỹ thuật triển khai thi hành Luật
a) Kinh phí triển khai thi hành Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.
Công an các đơn vị, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quy định tại Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác để bảo đảm cho việc triển khai thi hành Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Riêng năm 2015, Công an các đơn vị, địa phương cân đối chi kinh phí phổ biến, quán triệt Luật căn cước công dân, xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân trong kinh phí thường xuyên được giao.
b) Giao Cục Tài chính bảo đảm kinh phí để thực hiện Kế hoạch; trước mắt, trong năm 2015, Cục Tài chính thống nhất với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo lãnh đạo Bộ duyệt kinh phí để bảo đảm cho hoạt động triển khai thi hành Kế hoạch này.
c) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật phối hợp với Tổng cục Cảnh sát và các cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm hậu cần, kỹ thuật để triển khai thi hành Luật căn cước công dân trong Công an nhân dân báo cáo lãnh đạo Bộ hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Giao Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp phối hợp với Tổng cục Cảnh sát và các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo lãnh đạo Bộ tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch này.
2. Căn cứ Kế hoạch này, Công an các đơn vị, địa phương được phân công chủ trì từng phần việc chịu trách nhiệm khẩn trương lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng, thời hạn và thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện về Bộ Công an (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp).
3. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này và thường xuyên báo cáo kết quả về Bộ (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp).
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.