ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1182/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 24 tháng 11 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TIẾNG KHMER, TIẾNG LÀO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 53/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-UBND-HC ngày 14/02/2014 và Quyết định số 141/QĐ-UBND-HC ngày 19/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Đề án đối ngoại giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 1460/TTr-SNV ngày 20 tháng 10 năm 2014;
Theo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 24 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo tiếng Khmer, tiếng Lào giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; thủ trưởng các Sở, Ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO TIẾNG KHMER, TIẾNG LÀO GIAI ĐOẠN 2015
– 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-UBND-HC ngày 24 /11/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ chính sách đối với các đối tượng được cử đi học tiếng Khmer, tiếng Lào tại Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tỉnh, huyện đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang có liên quan đến lĩnh vực đối ngoại của tỉnh Đồng Tháp.
Nhằm nâng cao trình độ tiếng Khmer và tiếng Lào cho đội ngũ CBCCVC, từ đó nâng cao chất lượng công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới, góp phần thực hiện đạt được các mục tiêu của kế hoạch đối ngoại của tỉnh đã đề ra. (xem phụ lục kèm theo)
Điều 4. Nguyên tắc đào tạo tiếng Khmer và Lào
1. Đảm bảo bám sát mục tiêu yêu cầu đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp.
2. Đào tạo phải đúng đối tượng, đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, tiết kiệm kinh phí và hiệu quả.
3. Thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật nhà nước về việc cử người đi học ở nước ngoài.
4. Sau khi tốt nghiệp, các đối tượng phải biết sử dụng thành thạo tiếng Khmer hoặc tiếng Lào để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO Ở NGƯỚC NGOÀI
Điều 5. Tiêu chuẩn và điều kiện
1. Lý lịch rõ ràng.
2. Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài, cam kết tự nguyện đi học và trở về nước sau khi tốt nghiệp, cam kết thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo cho nhà nước nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không có lý do chính đáng hoặc không chấp hành phân công công tác của nhà nước sau khi tốt nghiệp.
3. Ưu tiên CBCCVC trẻ có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, không quá 25 tuổi đối với nam và nữ; CBCCVC có bằng tốt nghiệp đại học khác đang công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện không quá 40 tuổi đối với nam và nữ.
4. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của Trung ương.
Điều 6. Hình thức và trình độ đào tạo
1. Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Khmer hoặc tiếng Lào thời gian 06 tháng ở trong nước trước khi cử đi học ở nước ngoài.
2. Đào tạo ngắn hạn tập trung tiếng Khmer và tiếng Lào thời gian 01 năm trở lên tại Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3. Đào tạo trình độ đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Khmer, Lào tại Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (do tỉnh liên kết đào tạo hoặc tham gia các chương trình đề án của Trung ương), thời gian 05 năm, trong đó bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Khmer.
4. Tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn do Trung ương tổ chức.
Điều 7. Thẩm quyền cử đi đào tạo
1. Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực Tỉnh có trách nhiệm xét chọn các đối tượng đăng ký tham gia đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy chế này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đạt yêu cầu, được cơ sở đào tạo ở nước ngoài hoặc Trung ương (đối với các trường hợp tham gia các chương trình, đề án của Trung ương) đồng ý tiếp nhận thì sẽ được Hội đồng đề nghị UBND Tỉnh cử đi đào tạo ở nước ngoài theo quy định.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
Điều 8. Trách nhiệm của CBCCVC được cử đi học
1. Trong quá trình học tập ở nước ngoài, học viên phải thực hiện đúng các quy định của Đảng, Nhà nước đối với CBCCVC đi học tập, công tác ở nước ngoài.
2. Chấp hành nội quy, quy định đào tạo của cơ sở đào tạo mà học viên đang theo học.
3. Chấp hành các quy định pháp luật của nước sở tại.
4. Tham gia sinh hoạt Đảng, Đoàn tại nước ngoài theo quy định (nếu là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
5. Thường xuyên giữ liên lạc với Thường trực Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực tỉnh; báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh để có hướng xử lý thích hợp. Sau mỗi học kỳ và kết thúc năm học phải gửi kết quả học tập và nghiên cứu về Thường trực Hội đồng.
6. Thực hiện những nội dung đã cam kết với cơ quan có thẩm quyền trước khi đi đào tạo; sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự phân công công tác theo quy định và làm việc tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh ít nhất là 05 năm đối với các khóa đào tạo có thời gian 01 (một) năm trở xuống, 10 năm đối với đào tạo đại học hoặc theo quy định của doanh nghiệp, ngành Trung ương (nếu CBCCVC của doanh nghiệp, ngành Trung ương).
1. Trong thời gian học tập được hưởng lương theo quy định, được tính thâm niên để nâng bậc lương và các chế độ khác theo quy định (nếu là CBCCVC của tỉnh).
2. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định.
3. Sau khi tốt nghiệp, được bố trí, sử dụng theo quy hoạch cán bộ và được tạo các điều kiện cần thiết để phát huy năng lực, sở trường phù hợp khả năng, điều kiện của cơ quan, đơn vị.
Điều 10. Chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo
1. Các khoản chi phí đào tạo:
a) Học phí cho các cơ sở đào tạo ở trong nước (nếu có) và ở nước ngoài;
b) Sinh hoạt phí của lưu học sinh;
c) Vé máy bay;
d) Phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu;
đ) Visa và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
2. Mức chi: Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ cấp kinh phí cho các đối tượng đi đào tạo tiếng Khmer và tiếng Lào thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo; các ứng viên thực hiện thủ tục thanh quyết toán kinh phí mỗi năm học một lần theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05/12/2007 và Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT- BTC-BGDĐT-BNG ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao.
3. Nguồn kinh phí đào tạo:
a) Đối với CBCCVC tham gia các lớp do Tỉnh tổ chức hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng thì chi phí đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Quy chế này do ngân sách Tỉnh chi trả;
b) Đối với viên chức các doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định;
c) Đối với CBCCVC thuộc lực lượng vũ trang sử dụng nguồn kinh phí của ngành (nếu có) hoặc do ngân sách Tỉnh chi trả.
Điều 11. Các trường hợp phải đền bù và cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo
1. Các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo
a) Tự ý bỏ học, học tập không đạt yêu cầu phải nghỉ học, vi phạm pháp luật của nước sở tại dẫn đến bị buộc thôi học, bị trục xuất về nước hoặc tự ý bỏ về nước;
b) Trở về nước không đúng thời gian quy định; không chấp hành sự phân công của tổ chức sau khi tốt nghiệp;
c) Tự ý bỏ việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
d) Kết quả học tập không đạt yêu cầu phải kéo dài thời gian đào tạo thì lưu học sinh phải tự túc toàn bộ chi phí trong thời gian kéo dài thêm để theo học đến khi hoàn thành khóa học;
đ) Xin nghỉ việc hoặc chuyển sang các doanh nghiệp, ra khỏi tỉnh khi chưa hết thời hạn bắt buộc công tác, làm việc.
2. Cách tính đền bù chi phí đào tạo
a) Chi phí đền bù bao gồm các khoản quy định tại Khoản 1, Điều 10;
b) Các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 11 phải đền bù 100% chi phí đào tạo;
c) Trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 11 áp dụng theo công thức sau đây:
Trong đó:
- S là chi phí phải đền bù;
S = x (T1 - T2)
- F là tổng chi phí của khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học quy định tại Khoản 6, Điều 8 (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
d) Chi phí đền bù phải nộp trả ngân sách tỉnh trong vòng 06 tháng sau khi có quyết định đền bù.
1. Sở Nội vụ phối hợp Sở Ngoại vụ và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này; Hàng năm, tổng hợp nhu cầu của tỉnh, đề xuất danh sách các ứng viên đăng ký tham gia trình Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định;
b) Tham mưu UBND tỉnh phân công các đối tượng tốt nghiệp trở về nước.
c) Báo cáo kết quả theo định kỳ, sơ kết và tổng kết.
2. Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp các cơ quan có liên quan lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình UBND Tỉnh phê duyệt và thanh toán các khoản hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
3. Sở Ngoại vụ phối hợp Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh và các cơ quan có liên quan liên hệ các cơ quan, đơn vị ở trong nước và ở nước ngoài liên kết đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer, tiếng Lào đạt mục tiêu đề ra.
4. Hàng năm, khi có thông báo chiêu sinh, các cơ quan đơn vị đăng ký theo số lượng chỉ tiêu được phân bổ gửi Sở Nội vụ; bố trí sử dụng đối tượng sau khi tốt nghiệp theo quy hoạch, đảm bảo phát huy hiệu quả.
5. Các CBCCVC được cử đi học tại Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có yêu cầu kéo dài thời gian học tập hoặc vì lý do khách quan không về nước đúng thời hạn, bản thân hoặc gia đình phải làm đề nghị gửi Thường trực Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực tỉnh đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.
6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh nội dung chưa phù hợp thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân cùng phối hợp giải quyết hoặc gửi ý kiến về Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất UBND Tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
NHU CẦU ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TIẾNG KHMER VÀ TIẾNG LÀO GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-UBND-HC ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
SỐ TT |
NỘI DUNG ĐÀO TẠO |
SỐ LƯỢNG NHÂN LỰC CẦN ĐÀO TẠO |
TỔNG SỐ |
GHI CHÚ |
|
Năm 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer và Lào |
|
|
|
|
1 |
Tiếng Khmer |
8 |
10 |
18 |
|
2 |
Tiếng Lào |
2 |
3 |
5 |
|
II |
Đào tạo Đại học |
|
|
|
|
1 |
Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Khmer |
5 |
13 |
18 |
|
2 |
Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Lào |
1 |
4 |
5 |
|
TỔNG SỐ: |
16 |
30 |
46 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.