ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1181/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 21 tháng 4 năm 2016 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 207/TTr-TNMT- QHKH ngày 04/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án giao đất, giao rừng, đối với diện tích do UBND cấp xã đang quản lý cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn, khu phố trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2015-2017, với các nội dung sau:
1. Phạm vi đề án:
- Tổng diện tích đất rừng và đất trống, đồi núi trọc hiện do UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đầm Hà đang quản lý chưa giao: 2.354,34 ha.
- Diện tích đất rừng sản xuất, rừng tự nhiên, đất đồi núi chưa sử dụng đủ điều kiện giao đất thực hiện đề án: 1.312,33 ha, bao gồm:
+ Đất trống đồi núi trọc (Ia, Ib, Ic): 70,06 ha.
+ Đất có rừng trồng sản xuất (keo, quế): 935 ha.
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 307,27.
- Diện tích còn lại (1.042,01 ha) dành phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các khu vực có thể giao rừng, đất rừng được xác định trên Bản đồ Đề án giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng trên địa bàn huyện Đầm Hà (giai đoạn 2015-2017) tỷ lệ 1:25.000 do Đoàn Khảo sát thiết kế lâm nghiệp Quảng Ninh lập ngày 02/3/2016 đã được Phòng Đo đạc Bản đồ và Viễn thám, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xác nhận.
2. Nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế rừng của huyện Đầm Hà; Tạo động lực khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; Đảm bảo thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu đáng kể cho các hộ nông dân miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản, khu phố, trên địa bàn huyện vào năm 2017.
3. Đối tượng rừng và đất lâm nghiệp để giao:
- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất lâm nghiệp có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Đầm Hà mà nguồn thu nhập chủ yếu có được từ các hoạt động đó nhưng chưa được nhận đất rừng, nhận rừng hoặc đã nhận nhưng còn thiếu theo hạn mức; được UBND xã, thị trấn nơi có đất lâm nghiệp xác nhận;
Các hộ gia đình thuộc đối tượng được giao đất, giao rừng nêu trên đã được UBND các xã, thị trấn rà soát trên cơ sở quy định đối tượng được giao đất tại Công văn số 144/ UBND ngày 27/02/2014 của UBND huyện Đầm Hà về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó rà soát, bổ sung thêm đến thời điểm 31/12/2015.
- Ưu tiên giao đất, giao rừng hoặc thuê rừng cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản, khu phố để quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng (các khu di tích lịch sử, văn hóa, rừng miếu, rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước...).
- Giao đất, giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sử dụng để khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
- Phạm vi giao đất, giao rừng đối với cộng đồng dân cư thôn, bản, khu phố và hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên các đối tượng có hộ khẩu thường trú theo địa bàn hành chính xã, thị trấn; Nếu trên địa bàn đó không có hộ gia đình, cá nhân nào có nhu cầu thì mới xem xét đến các đối tượng ở các xã khác. Tại các vị trí bị xâm lấn phải xử lý dứt điểm trước khi tổ chức giao đất, cho thuê đất.
- Sau khi đã giao đất, giao rừng đủ cho các đối tượng có nhu cầu nếu còn thừa quỹ đất mới xem xét cho thuê đất, cho thuê rừng.
4. Hạn mức giao và thuê đất rừng:
- Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng xã (quỹ đất có thể giao, số hộ cần giao...) nhưng không vượt quá hạn mức quy định tại Điều 22, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ “Về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng” và Điều 129 Luật Đất đai năm 2013.
- Thời hạn giao đất gắn với giao rừng: Được quy định tại Điều 23, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ; Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
- Hạn mức giao đất, giao rừng tự nhiên sản xuất đối với cộng đồng dân cư thôn, bản, khu phố phải căn cứ vào nhu cầu thực tế trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn nước; các khu di tích lịch sử, văn hoá; sử dụng vào mục đích công cộng và phương án sản xuất kinh doanh được duyệt; Mức giao trung bình không quá 40 ha/1 cộng đồng dân cư.
5. Thời hạn sử dụng rừng:
- Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng xã (quỹ đất có thể giao, số hộ cần giao...) nhưng không vượt quá hạn mức quy định tại Điều 22, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ “Về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng” và Điều 129 Luật Đất đai năm 2013.
- Thời hạn giao đất gắn với giao rừng: Được quy định tại Điều 23, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ; Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
- Hạn mức giao đất, giao rừng tự nhiên sản xuất đối với cộng đồng dân cư thôn, bản, khu phố phải căn cứ vào nhu cầu thực tế trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn nước; các khu di tích lịch sử, văn hoá; sử dụng vào mục đích công cộng và phương án sản xuất kinh doanh được duyệt; Mức giao trung bình không quá 40 ha/1 cộng đồng dân cư.
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2017
2. Kinh phí thực hiện:
- Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2825/UBND-TM3 ngày 06/6/2013 “V/v hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án giao đất, giao rừng cho dân” và UBND huyện Đầm Hà cân đối từ nguồn ngân sách cấp huyện.
3. Phân công nhiệm vụ:
- Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng của huyện để triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng theo đúng quy định của Pháp luật, trong đó lưu ý thực hiện các nội dung:
+ Rà soát, thống kê, phân loại, xác định diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao do UBND xã quản lý; rà soát đối tượng đủ điều kiện được giao đất lâm nghiệp; Xác định cụ thể khu vực, tiêu chuẩn đối tượng ưu tiên... trên cơ sở đó xây dựng phương án giao đất chi tiết cho từng xã theo từng giai đoạn cụ thể.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho từng xã và toàn huyện.
+ Đất có rừng tự nhiên và rừng trồng phải được đánh giá trữ lượng trước khi giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, thuê rừng; đảm bảo thu hồi vốn ngân sách đã đầu tư.
+ Tại những vị trí đã bị xâm lấn phải kiểm tra, xử lý dứt điểm trước khi tổ chức giao.
+ Xây dựng phương thức quản lý đối với diện tích đất giao cho cộng đồng dân cư, trong đó xác định rõ trách nhiệm quản lý; phương pháp bảo vệ, phát triển rừng; tránh sự quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng thất thoát rừng, huỷ hoại môi trường và sự mất công bằng trong quản lý, sử dụng quỹ đất này.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà thực hiện việc giao đất, giao rừng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.