THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1160/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH SÁCH THÀNH VIÊN ỦY BAN QUỐC GIA VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ LÃNH ĐẠO TỔ CÔNG TÁC GIÚP VIỆC ỦY BAN QUỐC GIA VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 701/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử theo Quyết định số 701/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ủy ban), gồm:
1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban;
2. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban;
3. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban;
4. Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên;
5. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên;
6. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Ủy viên;
7. Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy viên;
8. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên;
9. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên;
10. Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên;
11. Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy viên;
12. Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên;
13. Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên;
14. Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên;
15. Đại tá Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Ủy viên;
16. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Ủy viên;
17. Ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ủy viên;
18. Ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Ủy viên;
19. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT, Ủy viên;
Điều 2. Phê duyệt Danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (sau đây gọi tắt là Tổ công tác), gồm:
1. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng;
2. Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ phó;
3. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ phó;
4. Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Tổ phó;
5. Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tổ phó;
6. Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổ phó.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung, thay thế thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác, thành lập các nhóm thuộc Tổ công tác, trưng tập thành viên và huy động chuyên gia.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên Ủy ban và Tổ công tác có tên tại Điều 1 và Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.