ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2007/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 08 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định về quản
lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Công văn số 2201/VPCP-NC ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ
về việc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép lực lượng Trật
tự viên bảo vệ du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm trang bị công cụ hỗ
trợ khi thực hiện nhiệm vụ;
Xét đề nghị của Công an thành phố tại Tờ trình số 843/CV-CATP(PC13) ngày 12
tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trang bị, quản lý, kiểm tra, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch của Công ty Dịch vụ Công ích thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố (sau đây gọi tắt là Trật tự viên bảo vệ du lịch).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố và Thủ trưởng các sở - ban - ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRANG BỊ, QUẢN LÝ,
KIỂM TRA, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG TRẬT TỰ VIÊN BẢO VỆ DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 08 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Quy chế này quy định việc trang bị, quản lý, kiểm tra, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch của Công ty Dịch vụ Công ích thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.
Ðiều 2. Công cụ hỗ trợ được quy định trong Quy chế này gồm các loại gậy cao su, gậy sắt, gậy gỗ và roi điện (không bao gồm các loại công cụ hỗ trợ khác) được quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.
2. Nhân viên được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ là Trật tự viên Thanh niên xung phong thuộc Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong, có quyết định của Công ty phân công làm nhiệm vụ bảo vệ du lịch và chỉ được giao công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ bảo vệ du lịch.
Điều 4. Trật tự viên bảo vệ du lịch chỉ được phép sử dụng công cụ hỗ trợ đối với người vi phạm pháp luật trong các tình huống sau:
- Phòng vệ chính đáng do bị tấn công bằng vũ lực khi làm nhiệm vụ;
- Ngăn chặn hành vi phạm tội quả tang;
- Vô hiệu hóa hành vi trốn chạy hoặc chống trả của người vi phạm pháp luật cần đưa đến cơ quan Công an để lập biên bản và xử lý.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC TRANG BỊ, BẢO QUẢN, KIỂM TRA, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 5. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
1. Phối hợp với Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong, Công an quận - huyện sở tại và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch rà soát, xác định lập danh sách địa bàn, địa điểm trọng điểm du lịch cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần bố trí Trật tự viên bảo vệ du lịch có trang bị công cụ hỗ trợ khi thi hành nhiệm vụ.
2. Phối hợp với Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong xét duyệt danh sách trích ngang Trật tự viên bảo vệ du lịch được đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ trước khi Công ty ra quyết định phân công Trật tự viên làm nhiệm vụ bảo vệ du lịch.
Điều 6. Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong
1. Có trách nhiệm lập dự trù từ nguồn kinh phí của đơn vị để tổ chức đấu thầu, mua sắm công cụ hỗ trợ về số lượng và đúng chủng loại theo quy định tại Quy chế này. Tổ chức tốt nơi cất giữ, bảo quản (kho) ở một địa điểm tập trung và có phương án đảm bảo tốt việc phòng, chống cháy nổ theo quy định.
2. Có phương án, kế hoạch phối hợp với Sở Du lịch thành phố xác định địa bàn, địa điểm trọng điểm du lịch cụ thể phải bảo vệ và được trang bị các loại gậy cao su, gậy sắt, gậy gỗ và roi điện đối với Trật tự viên khi thi hành nhiệm vụ tại các vị trí trên.
3. Tổ chức việc phân công cán bộ chuyên môn theo dõi, quản lý chặt chẽ công cụ hỗ trợ. Có sổ sách ghi chép, theo dõi cập nhật thường xuyên việc cấp phát cũng như thu hồi công cụ hỗ trợ. Trường hợp công cụ hỗ trợ hoặc giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bị mất, người được giao quản lý, sử dụng phải báo ngay cho cơ quan, đơn vị; đồng thời cơ quan, đơn vị đó phải lập biên bản xác nhận sự việc, báo ngay cho cơ quan Công an sở tại nơi mất và cơ quan Công an cấp phép (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Công an thành phố) để có biện pháp truy tìm kịp thời.
4. Tuyệt đối chỉ giao, cấp phát cho cán bộ quản lý công cụ hỗ trợ, Trật tự viên bảo vệ du lịch sử dụng công cụ hỗ trợ khi đã qua lớp đào tạo, tập huấn thành thạo về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ. Thu hồi công cụ hỗ trợ khi Trật tự viên bảo vệ du lịch nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành, chuyển công tác khác.
5. Chỉ đưa vào sử dụng công cụ hỗ trợ khi đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp phép. Trật tự viên bảo vệ du lịch khi thi hành nhiệm vụ được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ và giấy tờ tùy thân khác để xuất trình khi có cán bộ thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.
6. Giám đốc Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và của các cơ quan, tổ chức xã hội khác.
Điều 7. Công an thành phố Hồ Chí Minh
1. Có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong hoàn tất các thủ tục quy định về đăng ký mua, trang bị công cụ hỗ trợ cũng như việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp giấy phép sử dụng số công cụ hỗ trợ trên theo quy định tại tiết 6 điểm E phần II Thông tư số 05/TT-BNV(C13) ngày 28 tháng 9 năm 1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Có kế hoạch phối hợp với Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong tổ chức việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch - Thanh niên xung phong.
3. Chủ động, phối hợp với Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong tổ chức việc kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu công tác về việc bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch. Kịp thời phát hiện ngăn ngừa, chấn chỉnh các biểu hiện sơ hở trong bảo quản, sử dụng cũng như xử lý các hành vi vi phạm trong bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị, cá nhân được giao quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ vi phạm chế độ quản lý, sử dụng thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sau 01 năm triển khai thực hiện việc trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch được quy định tại Quy chế này, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Du lịch và Giám đốc Công an thành phố tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Bộ Công an và Tổng Cục Du lịch báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Điều 10. Giao Giám đốc Sở Du lịch chủ trì, phối hợp Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Công an thành phố tổng hợp những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.