ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1141/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 23 tháng 5 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
Xét đề nghị của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1117/SNN-KHTC ngày 10/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM
NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND, ngày 23/5/2018 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân hàng năm của ngành trồng trọt từ 2,5 - 3%, chăn nuôi từ 4 - 5%; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đối với cây trồng đạt trên 70% - 80%. Duy trì 60.000 - 61.000 ha đất trồng lúa để đảm bảo diện tích gieo trồng 95.000 ha lúa/năm; tăng diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao từ 20 - 21% hiện nay lên 35 - 40% đến năm 2020. Đến năm 2020 đạt 80% diện tích cà phê (tương đương 144.000 ha) được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận; có 75 - 80% diện tích cà phê chủ động nước tưới và 10.000 ha ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước. Phát triển 40.000 ha diện tích rau màu các loại, trong đó có 1.000 ha vùng sản xuất rau an toàn. Đầu tư phát triển 02 loại cây ăn quả đặc sản chủ lực chủ tỉnh là cây bơ và cây sầu riêng với diện tích 10.000 ha cả về diện tích trồng thuần và trồng xen. Bước đầu hình thành và gắn xây dựng các trang trại, vườn cây ăn quả với phát triển du lịch sinh thái; xây dựng thương hiệu cho các vùng trồng cây ăn quả đặc sản, như: bơ, sầu riêng, cam quýt, mãng cầu xiêm,... (Krông Pắc, Cư M’gar, Krông Năng, TP. Buôn Ma Thuột, TX. Buôn Hồ, Buôn Đôn, Ea H'leo,...).
- Lĩnh vực phát triển Hợp tác xã nông nghiệp: Vận động hàng năm thành lập mới từ 20 - 30 Hợp tác xã; trong đó có 50% HTX xếp loại khá, giỏi; mỗi năm xây dựng ít nhất 02 mô hình Hợp tác xã điểm theo Luật HTX năm 2012 và 20 mô hình HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của địa phương; 80% cán bộ quản lý Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý điều hành và nghiệp vụ chuyên môn.
- Lĩnh vực bố trí dân cư: Trong giai đoạn 2018 - 2020 tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm các dự án đang triển khai, ưu tiên các dự án đã gần hoàn thành để ổn định cho 4.111 hộ - 20.102 khẩu dân dân cư tự do (DCTD) đã nằm trong vùng quy hoạch 17 dự án (trong đó có 04 dự án mở mới).
- Lĩnh vực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân; ổn định đời sống cho các hộ tại vùng thiên tai trọng điểm, đặc biệt khó khăn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
Đối tượng của Chương trình này được quy định tại một số chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành và Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ, cụ thể như sau:
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020.
- Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.
- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Đối với các dự án: “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập-WB8” và “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” đối tượng hưởng lợi thực hiện theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
2. Nhiệm vụ
2.1. Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a) Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng:
- Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhiệm vụ triển khai thực hiện: Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ về giống cây trồng; nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cây trồng ở địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm; sản xuất giống cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận; phục tráng giống, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; tăng cường năng lực quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
b) Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm:
- Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 và Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhiệm vụ: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo từng sản phẩm có lợi thế của địa phương ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tưới tiên tiến tiết kiệm nước...; hỗ trợ đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy hoạch được duyệt; hỗ trợ áp dụng sản xuất theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
c) Hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp:
- Đối tượng, phạm vi:
Theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2015 - 2020; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đầu tư hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng năm 2030.
- Nhiệm vụ:
Hỗ trợ thành lập mới HTX theo Luật HTX năm 2012; hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp; hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập huấn cho cán bộ quản lý và thành viên HTX; xây dựng mô hình HTX liên kết sản xuất sản xuất tiêu thụ sản phẩm gắn với thực hiện tiêu chí số 13.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:
- Đối tượng, phạm vi: Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
- Nhiệm vụ triển khai: Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư về các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc; xây dựng cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, chế biến cà phê; xây dựng cơ sở chế tạo thiết bị cơ khí bảo quản, chế biến nông sản).
2.2. Hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai
Hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa, khắc phục thiên tai, hạn hán và cung cấp nước ngọt cho khu dân cư:
- Đối tượng, phạm vi: Theo các quyết định hỗ trợ khắc phục hạn hán thiên tai, xâm nhập mặn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngân hàng Thế giới và các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 1734/QĐ-BNN-HTQT ngày 30/7/2013 về phê duyệt kế hoạch tổng thể Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên” vốn vay ngân hàng Phát triển Châu Á, số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 về phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” do ngân hàng Thế giới tài trợ.
- Nhiệm vụ triển khai:
+ Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các dự án thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất đã bị xuống cấp hoặc hư hỏng; tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng cấp cộng đồng; xây dựng mô hình, thể chế chính sách về “Công nghệ tưới nước tiết kiệm” và “Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi bền vững có sự tham gia của các thành phần kinh tế”.
+ Đầu tư sửa chữa các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ; tham gia xây dựng các văn bản, tiêu chuẩn, định mức trong công tác quản lý an toàn đập; xây dựng kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp xả lũ khẩn cấp và vỡ đập đối với các hồ chứa lớn, các hồ chứa có vùng hạ du là khu tập trung dân cư, khu công nghiệp...; các công trình khắc phục thiên tai hạn hán...
2.3. Hỗ trợ ổn định đời sống dân cư:
- Đối tượng, phạm vi:
Theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020.
- Nhiệm vụ triển khai:
Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch di dời, sắp xếp dân cư tập trung và xen ghép cũng như ổn định tại chỗ cho các hộ dân trong vùng dự án gắn với Đồ án xây dựng nông thôn mới của xã có dự án để thực hiện thống nhất sớm ổn định sản xuất, đời sống cho người dân.
Thực hiện hỗ trợ cho người dân khi nguồn vốn được phân bổ, kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các hộ trong vùng dự án.
- Dự kiến kết quả đạt được:
Trong giai đoạn 2018 - 2020, ít nhất 50% số hộ bố trí xen ghép tại 12 dự án ngập lụt và di cư tự do được cấp kinh phí, ổn định đời sống. Giải quyết dứt điểm việc ổn định đời sống cho 300 hộ thuộc Dự án quy hoạch sắp xếp dân cư xã la Jlơi (xã Ia Lốp cũ), huyện Ea Súp.
3. Các danh mục thực hiện Kế hoạch:
(Có phụ lục kèm theo).
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền
Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình để các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người sản xuất quyết tâm triển khai thực hiện.
2. Cơ chế huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn ODA và các nguồn huy động hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của doanh nghiệp và người dân...
3. Cơ chế thực hiện
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo Kế hoạch 5 năm và hàng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra.
- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hàng năm với quá trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; gắn Kế hoạch này với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch theo quy định.
- Giao Sở Khoa học Công nghệ theo dõi, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn đối với các hoạt động có áp dụng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ vào sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả thiết thực.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp thực tế;
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM
NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-UBND, ngày 23/5/2018 của UBND tỉnh)
Mục tiêu tổng quát |
Mục tiêu cụ thể |
Các hoạt động |
Nguồn lực (triệu đồng) |
|
Kết quả đạt được (cột 4) |
Phân công trách nhiệm |
||||
Nội dung (chỉ số) |
ĐVT |
Kết quả mong muốn |
Tổng nguồn vốn |
Ngân sách TW |
Ngân sách địa phương |
Vốn khác |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(11) |
(12) |
1. Hỗ trợ ngành trồng trọt, chăn nuôi tái cơ cấu sản xuất |
Tổng vốn |
|
|
|
459.320 |
91.080 |
367.940 |
300 |
|
|
1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng |
|
|
|
1.300 |
1.000 |
|
300 |
|
|
|
- Tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đối với cây lúa, đậu tương, lạc đạt > 70%. |
ha |
80.000 |
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về sử dụng giống TBKT vào sản xuất. - Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên cây lúa, cây ăn quả. |
300 |
300 |
|
|
70% diện tích cây trồng sử dụng giống xác nhận, giống TBKT |
Chi cục T.Trọt BVTV- Sở NN và PTNT |
|
- Tăng tỷ lệ sử dụng đạt> 70% giống chất lượng có nguồn gốc xuất xứ khi trồng tái canh (cà phê hồ tiêu, cây ăn quả,...). |
ha |
25.000 |
1.000 |
700 |
|
300 |
||||
1.2. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến,... |
|
|
|
1.700 |
1.700 |
|
|
|
|
|
- Đánh giá lại quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu. |
cây |
07 |
- Rà soát lại quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày. - Rà soát quy hoạch phát triển cây ăn quả chủ yếu. |
500 |
500 |
|
|
07 cây |
Chi cục T.Trọt BVTV - Sở NN và PTNT |
|
- Phát triển sản xuất rau an toàn, cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. |
ha |
200 |
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau, cây có múi ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. |
600 |
600 |
|
|
50 ha rau, 150 ha cây ăn quả |
||
- Áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận và ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước |
ha |
10.000 |
- Tập huấn chuyển giao công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; - Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất cà phê có chứng nhận; |
600 |
600 |
|
|
70% diện tích cà phê có chứng nhận chất lượng; 10.000 ha cà phê tưới tiên tiến tiết kiệm |
||
1.3. Tăng diện tích cây trồng, số vật nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến |
|
|
|
7.000 |
7.000 |
|
|
|
|
|
- Diện tích cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP |
ha |
30 |
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. - Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất rau, cây có múi ứng dụng công nghệ cao. - Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn chuyển giao công nghệ cao; lấy mẫu, xét nghiệm, thẩm định chứng nhận cơ sở theo tiêu chuẩn, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chăn nuôi, nông sản |
3.000 |
3.000 |
|
|
|
C.cục QLCL NLTS- Sở NN và PTNT |
|
- Diện tích cây rau theo tiêu chuẩn VietGAP |
ha |
60 |
2.500 |
2.500 |
|
|
|
|||
- Mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAPH |
hộ |
3 |
1.500 |
1.500 |
|
|
|
|||
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn |
|
|
|
11.700 |
11.700 |
|
|
|
|
|
Số doanh nghiệp được hỗ trợ |
DN |
33 |
- Hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp đầu tư hệ thống dây chuyền chế biến. - Xây dựng thương hiệu sản phẩm, làm tem nhãn sản phẩm. - Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm và tham gia các sự kiện triển lãm trong và ngoài nước. - Tìm kiếm thị trường xuất khẩu. |
|
|
|
|
33 |
C.cục QLCL NLTS- Sở NN và PTNT |
|
Số dự án được hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|||
- Xây dựng cơ sở chế biến cà phê |
DN |
8 |
3.200 |
3.200 |
|
|
8 |
|||
- Xây dựng cơ sở chế biến hồ tiêu |
DN |
5 |
2.500 |
2.500 |
|
|
5 |
|||
- Xây dựng cơ sở chế biến trái cây |
DN |
7 |
2.100 |
2.100 |
|
|
7 |
|||
- Xây dựng cơ sở chế biến rau, củ quả |
DN |
13 |
3.900 |
3.900 |
|
|
13 |
|||
1.5. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp |
|
|
|
19.320 |
17.380 |
1.940 |
|
|
|
|
- Hỗ trợ thành lập mới |
|
|
|
450 |
|
450 |
|
|
C.cục PTNT - Sở NN và PTNT |
|
- Hỗ trợ HTXNN vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
|
|
|
1.000 |
|
1.000 |
|
|
||
- Xây dựng mô hình Hợp tác xã điểm |
|
|
|
12.490 |
12.000 |
490 |
|
|
||
- Tập huấn cán bộ quản lý và thành viên HTX nông nghiệp |
|
|
|
1.400 |
1.400 |
|
|
|
||
- Hỗ trợ mô hình thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
980 |
980 |
|
|
|
||
- Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp |
|
|
|
3.000 |
3.000 |
|
|
|
||
1.6. Hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi |
|
|
|
6.300 |
6.300 |
|
|
|
|
|
- Tổ chức lại sản xuất theo hình thức liên kết Hợp tác xã, Tổ hợp tác |
|
|
|
800 |
800 |
|
|
|
Chi cục CNTY - Sở NN và PTNT |
|
- Mô hình chăn nuôi an toàn. |
|
|
|
500 |
500 |
|
|
|
||
- Tổ chức sản xuất gắn với xây dựng nhãn hiệu, có truy xuất nguồn gốc. |
|
|
|
5.000 |
5.000 |
|
|
|
||
1.7. Giải pháp phi công trình (Phòng chống thiên tai) |
|
|
|
52.000 |
46.000 |
6.000 |
|
|
|
|
- Nâng cao năng lực cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng |
xã |
110 |
- Triển khai kế hoạch thực hiện đề án 1002 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số ..... - Đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu và hệ thống cảnh báo hỗ trợ ra quyết định |
46.000 |
46.000 |
|
|
|
VP thường trực PCTT tham mưu BCH PCTT và TKCN tỉnh |
|
- Tăng cường năng lực tham mưu chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh |
Tỉnh |
1 |
6.000 |
|
6.000 |
|
|
|||
1.8. Giải pháp công trình (Phòng chống thiên tai) |
|
|
|
360.000 |
|
360.000 |
|
|
|
|
Tăng cường năng lực, phát huy hiệu quả các công trình phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất |
Công trình |
63 |
- Nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai. |
360.000 |
|
360.000 |
|
|
Văn phòng thường trực PCTT phối hợp với Chi cục Thủy lợi |
|
2. Ổn định đời sống dân cư |
Tổng vốn |
|
|
|
342.343 |
249.705 |
92.638 |
|
|
|
- Mô hình chăn nuôi bò cho các hộ dân nghèo, cận nghèo và thoát nghèo |
hộ |
60 |
|
1.500 |
1.500 |
|
|
60 |
C.cục QLCL NLTS- Sở NN và PTNT |
|
- Sắp xếp ổn định dân cư |
|
|
|
33.290 |
33.290 |
|
|
|
C.cục PTNT- Sở NN và PTNT |
|
- Đầu tư phát triển |
|
|
|
204.553 |
164.915 |
39.638 |
|
|
||
- Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai |
Quy hoạch |
1 |
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân vùng thiên tai thành Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao. |
3000 |
|
3000 |
|
|
Văn phòng thường trực PCTT tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
|
Thực hiện giải pháp chống hạn |
|
|
Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các vùng bị hạn |
100.000 |
50.000 |
50.000 |
|
|
Văn phòng thường trực PCTT tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
|
Tổng cộng |
|
|
|
801.663 |
340.785 |
460.578 |
300 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.