BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2005/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ CỦA HỘI PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH TRẺ EM VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957
ban hành Luật quy định quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bội Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý Hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam và của Vụ
trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
HỘI PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH TRẺ EM VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 114/2005/QĐ-BNV ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Điều lệ của Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt
Nam)
Tên của Hội: Hội Phuẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Pediatric Orthopaedic Association
Tên viết tắt tiếng Anh: VPOA.
Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các bác sĩ, cử nhân, cán bộ là công dân Việt Nam làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, chữa bệnh cho trẻ em có bệnh lý và dị tật cơ, xương, khớp, bằng phẫu thuật chỉnh hình và các biện pháp điều trị khác nhằm chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ em và nền Y học Việt Nam từng bước đi lên chính quy hiện đại.
Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí.
Điều 3. Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này. Hoạt động của Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Hội là thành viên của Tổng hội Y Dược học Việt Nam.
Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Trụ sở chính của Hội đặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội. Địa chỉ: Số 18/879 Đường La Thành, Hà Nội. Tel: 04. 8343700; Fax: 04.7754448.
1. Phối hợp hoạt động của các hội viên trong việc tập hợp động viên giúp đỡ cán bộ chuyên ngành chỉnh hình trẻ em cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống ý đức, đoàn kết thân ái nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy, phổ biến kiến thức khoa học Y học cho quảng đại quần chúng góp phần thực hiện mục tiêu: giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ tàn phế, giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh trên cơ quan vận động trẻ em; góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực mà Hội hoạt động để tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên ngành chỉnh hình trẻ em Việt Nam.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Hội. Trao đổi kinh nghiệm với các hội chuyên khoa và các hội nhi khoa có liên quan ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Tư vấn cho các cấp có thẩm quyền phương hướng phát triển chuyên ngành chỉnh hình trẻ em. Phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, công trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xã hội có liên quan đến lĩnh vực chỉnh hình trẻ em.
5. Bảo vệ danh dự, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành.
1. Đại diện cho các tổ chức thành viên và hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.
2. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cho các hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực phẫu thuật, chỉnh hình trẻ em khi có yêu cầu.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp thông tin về phẫu thuật chỉnh hình trẻ em cho hội viên.
4. Xuất bản sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Được gia nhập Hiệp hội các Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em thế giới và thiết lập mối quan hệ với các Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em quốc tế trong khu vực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Điều 6. Tổ chức của Hội gồm có:
1. Đại hội đại biểu toàn quốc;
2. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội;
4. Văn phòng;
5. Các đơn vị trực thuộc Hội: Chi hội chỉnh hình trẻ em ở Trung ương; Chi hội chỉnh hình trẻ em ở địa phương; Chi hội chỉnh hình trẻ em chuyên sâu: vi phẫu thuật, bàn tay, chi trên, chi dưới, bàn chân.
Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm đại hội một lần.
Đại hội họp bất thường khi có ít nhất ½ số Ủy viên Ban Chấp hành Hội hoặc 2/3 số hội viên yêu cầu, số đại biểu do Ban Chấp hành Hội quyết định.
Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra Ban Chấp hành Hội Phẫu thuật chỉnh hình trẻ em Việt Nam. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quy định.
Điều 8. Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức thực hiện chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Hiệp thương dân chủ bầu Ban thường vụ (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký, một số ủy viên), cử, bổ nhiệm, thay thế, miễn nhiệm các chức danh trên.
3. Xét quyết định công nhận làm thành viên, hội viên và thôi làm thành viên, hội viên của hội.
4. Góp ý kiến, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan tới việc bảo vệ, chăm sóc và quyền của trẻ em.
5. Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo.
1. Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, phó tổng thư ký, và một số ủy viên; số ủy viên thường vụ không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành.
2. Tuỳ theo nhu cầu công tác, Ban thường vụ có thể thành lập các ban chuyên môn: Ban tổ chức và đối ngoại, Ban kiểm tra, Ban khoa học kỹ thuật tuyên truyền và xuất bản, Ban kinh tế tài chính. Mỗi ban do một thường vụ làm trưởng ban.
3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Giúp Ban Chấp hành Hội tiến hành công việc thường xuyên của Hội.
b) Tuỳ nhu cầu công tác, Ban thường vụ thành lập các ban chuyên môn trên cơ sở thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Hội theo tinh thần của Đại hội Đại biểu toàn quốc.
4. Hội có văn phòng đặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội và do Chủ tịch Hội phụ trách.
5. Hội có tạp chí riêng: Tạp chí Phẫu thuật chỉnh hình Trẻ em Việt Nam. Việc xuất bản phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
2. Ban chấp hành của Chi hội do Đại hội đại biểu của Hội hoặc Đaị hội toàn thể hội viên của Hội bầu ra và được Ban Chấp hành Hội công nhận. Số ủy viên Ban chấp hành Chi hội là 10% trong tổng số hội viên. Ban chấp hành Chi hội bầu ra Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, 1 – 2 thư ký. Số ủy viên Ban thường vụ không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành Chi hội. Ban chấp hành dưới 7 người không bầu ủy viên thường vụ.
3. Các chi hội có nhiệm vụ và quyền lợi: tổ chức trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho hội viên trong phạm vi địa phương mình (tỉnh hoặc thành phố). Tham gia các hoạt động của Hội, tôn trọng và thực hiện Điều lệ của Hội, chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật hiện hành.
4. Ban chấp hành Hội và Ban Chấp hành Chi hội một năm họp một lần. Ngoài ra khi cần thiết, Ban thường vụ Hội và các Chi hội có thể triệu tập họp bất thường sớm hoặc muộn hơn thời gian đã định và phải thông báo cho toàn thể ủy viên Ban chấp hành rõ lý do.
5. Quan hệ giữa các Chi hội là hợp tác, bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp thống nhất hành động để thực hiện nhiệm vụ chung của Hội và nhiệm vụ chung của Hội và nhệim vụ của mỗi hội viên.
Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, tự nguyện gia nhập và hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội đều có thể được công nhận là hội viên:
1. Là bác sĩ, cán bộ khoa học kỹ thuật cao cấp, trung cấp đương chức hoặc đã nghỉ hưu, công tác trong biên chế nhà nước hoặc tư nhân ở trong nước và làm chuyên khoa chỉnh hình, điều trị cho trẻ em có bệnh lý và dị tật cơ, xương, khớp làm đơn tự nguyện gia nhập hội.
2. Những người có nhiều đóng góp cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật của chuyên ngành chỉnh hình nhi có đơn tình nguyện gia nhập hội. Trong trường hợp này phải có hai hội viên giới thiệu và được Ban Chấp hành hội chấp nhận.
Điều 12. Nhiệm vụ của hội viên
1. Tôn trọng Điều lệ hội, nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị nghị quyết của Ban Chấp hành hội, pháp luật của Nhà nước, chăm lo xây dựng đoàn kết trong nội bộ chuyên ngành chỉnh hình nhi và giới Y dược học nói chung, góp phần xây dựng nền y học nước nhà.
2. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện Y đức để không ngừng nâng cao chất lượng dự phòng, điều trị, nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng chuyên ngành chỉnh hình trẻ em lớn mạnh, xứng đáng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.
3. Tham gia các sinh hoạt của hội, thực hiện các yêu cầu cụ thể của Hội để xây dựng hội ngày một vững mạnh.
4. Đóng hội phí theo quy định.
Điều 13. Quyền lợi của hội viên
1. Thảo luận, chất vấn, phê bình hoạt động của Ban Chấp hành; biểu quyết mọi công việc của hội; ứng cử, đề cử và bầu ra Ban Chấp hành các cấp của Hội.
2. Được bồi dưỡng về Y đức, về chuyên môn nghiệp vụ, về các chủ trương chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học trong các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật của Hội; được giới thiệu đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí của hội hoặc được giới thiệu đăng ở các tạp chí của Tổng hội; được Hội nhận xét về các công trình được chọn lọc để đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng trong hoạt động nghề nghiệp và quyền tác giả nếu xét thấy bị xâm phạm.
5. Được Hội giúp đỡ và can thiệp với các cơ quan pháp luật khi có các rủi ro nghề nghiệp xảy ra.
6. Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia.
Điều 14. Thủ tục vào hội, ra hội
1. Những người muốn tham gia sinh hoạt Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội khi có đủ tiêu chuẩn hội viên để Ban chấp hành đề nghị Chủ tịch xem xét, quyết định.
2. Hội viên bị xóa tên trong các trường hợp sau: Vi phạm pháp luật và Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành Hội làm mất uy tín của Hội; Vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3. Hội viên có nguyện vọng xin thôi sinh hoạt Hội thì được xóa tên.
4. Việc xóa tên Hội viên do Văn phòng Hội đề nghị, Ban Chấp hành Hội xem xét và đề nghị Chủ tịch Hội quyết định.
5. Sau khi có quyết định xóa tên Hội viên, Văn phòng Hội có trách nhiệm thông báo đến hội viên bị xóa tên và công khai theo quy chế của Hội.
Điều 15. Tài chính của Hội bao gồm:
1. Hội phí của hội viên, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Hội có thể tổ chức quỹ hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
4. Tài chính của Hội được sử dụng theo quy định của Ban Chấp hành Hội và sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 16. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính
1. Đối với tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ và do Nhà nước hỗ trợ mà Hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ, thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Đối với nguồn tài chính tự có mà Hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do Ban Chấp hành Hội giải thể quyết định.
Các Chi hội và hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác hội sẽ được Ban Chấp hành Hội quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Hội viên của Hội vi phạm Điều lệ Hội, làm tổn hại uy tín Hội sẽ do Ban Chấp hành Hội quyết định thi hành kỷ luật. Mức xử lý kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi công nhận là hội viên của Hội.
2. Các chi hội hai năm trở lên không báo cáo về hoạt động của Chi hội lên Hội thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi công nhận là thành viên của Hội.
3. Chi hội thành viên tự hoặc bị giải thể, hội viên bị kỷ luật của chính quyền xét không còn đủ tiêu chuẩn hội viên thì không được công nhận là thành viên, là hội viên của hội. Ban Chấp hành Chi hội xem xét, quyết định hình thức kỷ luật hội viên ở Chi hội cấp mình và báo cáo lên Ban Chấp hành Hội.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.