ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1139/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 13 tháng 05 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình;
Xét đề nghị của: Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 193/STP-XD&KTr ngày 12/5/2016, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 18/TTr-VPUB ngày 12/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quản lý, sử dụng đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh để tiếp thu, xử lý những thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh về vấn đề có liên quan đến tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và có hiệu lực thi hành đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định khác thay thế.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỂ TIẾP
THU, XỬ LÝ NHỮNG THÔNG TIN CỦA ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về quản lý, sử dụng đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh; quy trình, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc phản ánh thông tin, tiếp nhận, xử lý, trả lời thông tin.
2. Đối tượng áp dụng: gồm Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan; đại diện của tổ chức, cá nhân phản ánh về những vấn đề có liên quan đến tỉnh Thái Bình.
1. Đường dây nóng: là hệ thống quản lý khép kín gồm trang thiết bị viễn thông, số thuê bao điện thoại, trang thiết bị phụ trợ khác và quy trình để tiếp nhận xử lý, trả lời những thông tin của đại diện tổ chức, cá nhân phản ánh về vấn đề có liên quan đến tỉnh Thái Bình.
2. Thông tin phản ánh: là những nội dung lời nói bằng tiếng Việt do đại diện của tổ chức, cá nhân gọi điện thoại đến đường dây nóng để phản ánh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của tỉnh.
3. Tiếp nhận thông tin: là việc các đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ ghi nhận lại thông tin phản ánh để chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý, trả lời.
4. Xử lý, trả lời thông tin: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chức năng nhiệm vụ phải trả lời, giải đáp để làm rõ các thông tin phản ánh.
5. Phản hồi thông tin: là việc thông báo kết quả đã xử lý của các cơ quan có thẩm quyền đến đại diện của tổ chức, cá nhân phản ánh thông tin.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động, số điện thoại đường dây nóng.
1. Nguyên tắc hoạt động: đường dây nóng hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần; không sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.
2. Số điện thoại đường dây nóng (036) 373 1313; (036) 373 2323.
Điều 4. Người phản ánh thông tin
1. Người phản ánh thông tin là đại diện của tổ chức, cá nhân phản ánh về những vấn đề có liên quan đến tỉnh Thái Bình.
2. Người phản ánh thông tin phải cung cấp đầy đủ thông tin bằng lời nói qua đường dây nóng gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nội dung thông tin phản ánh.
3. Người phản ánh thông tin được giữ bí mật về họ tên, số điện thoại, nội dung phản ánh nếu có yêu cầu; phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, chính xác của các thông tin phản ánh.
Điều 5. Cơ quan tiếp nhận, quản lý, phản hồi thông tin
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan tiếp nhận, quản lý, phản hồi thông tin qua đường dây nóng.
2. Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, quản lý, phản hồi thông tin có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoặc phân cho cấp dưới quản lý đường dây nóng; bố trí cán bộ trực để tiếp nhận thông tin phản ánh.
3. Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của đường dây nóng: Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để bảo đảm điều kiện hoạt động.
Điều 6. Cơ quan xử lý, trả lời thông tin
1. Cơ quan xử lý, trả lời thông tin là Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
2. Cơ quan xử lý, trả lời thông tin có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, trả lời các thông tin phản ánh, chỉ đạo xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc liên quan đến cơ quan mình; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì trực tiếp báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Điều 7. Quy trình tiếp nhận, xử lý, trả lời thông tin phản ánh
1. Tiếp nhận thông tin phản ánh: Thông tin phản ánh được ghi âm lại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, chuyển cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền để xử lý qua Mạng văn phòng điện tử liên thông của tỉnh ngay trong ngày làm việc.
2. Xử lý, trả lời thông tin:
- Đối với thông tin khẩn cấp phải xử lý ngay trong ngày làm việc; Các thông tin về khiếu nại, tố cáo và các thông tin có tính chất phức tạp, thời gian xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành; Các thông tin khác xử lý tối đa trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Cơ quan xử lý thông tin phải trả lời bằng lời nói qua đường dây nóng hoặc bằng văn bản, chuyển về cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin (gồm cả file văn bản) qua Mạng văn phòng điện tử liên thông của tỉnh.
3. Phản hồi thông tin: Khi nhận được kết quả của cơ quan xử lý, trả lời thông tin, cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin thông báo kết quả đến người phản ánh thông tin ngay trong ngày làm việc bằng hình thức gọi điện thoại trực tiếp hoặc trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
Điều 8. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, phản hồi các thông tin phản ánh và quản lý mọi hoạt động của đường dây nóng.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, xem xét để trả lời các thông tin phản ánh trong thời gian quy định và chịu trách nhiệm về kết quả trả lời của đơn vị mình; đăng ký họ tên, số điện thoại di động của Thủ trưởng cơ quan; chuẩn bị máy vi tính có loa để tiếp nhận file ghi âm được chuyển đến.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình và các cơ quan truyền thông khác thường xuyên tuyên truyền về đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Khen thưởng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy định này sẽ được khen thưởng;
2. Kỷ luật, xử lý vi phạm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý, kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Người phản ánh thông tin không trung thực, sai sự thật, xúc phạm thì ngoài việc chịu trách nhiệm trước pháp luật còn bị đề nghị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ đối với thuê bao điện thoại vi phạm.
1. Đường dây nóng bắt đầu hoạt động từ ngày 15/5/2016. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm công bố đến tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan để biết và thực hiện.
2. Hàng tuần (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin phải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả hoạt động của đường dây nóng.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.