ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1102/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 01 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 1781/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 7618/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ” giai đoạn 2017 - 2025;
Căn cứ Quyết định số: 1229/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số: 1419/TTr-SYT ngày 25 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO
TUỔI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1102/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia Bảo vệ, Chăm sóc và Nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu cụ thể
- 90% lãnh đạo, các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban, Ngành, đoàn thể được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
- 80% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
- 80% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe;
- 85% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe;
- 100% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
- 70% đội ngũ y, bác sĩ được nâng cao năng lực về điều trị, khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương;
- Thành lập khoa Lão khoa tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và thành lập đơn nguyên khám và điều trị các bệnh Lão khoa trong khoa Nội Tổng hợp tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện. Nâng cao năng lực cho khoa Lão khoa của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các Trung tâm Y tế tuyến huyện;
- Trang bị một số trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ cho việc điều trị, khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các Trung tâm Y tế tuyến huyện;
- Thành lập đội ngũ tình nguyện viên giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương và thành lập duy trì hoạt động của Câu lạc bộ “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”;
- 100% người cao tuổi tại địa bàn triển khai Đề án đều được khám, tư vấn và theo dõi sức khỏe và được tham gia vào các hoạt động bổ ích và thiết thực; từ đó cải thiện và tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Trên địa bàn toàn tỉnh; ưu tiên triển khai các hoạt động của Đề án tại 24 xã, phường, thị trấn của 08 huyện, thành phố.
- Năm 2018: Triển khai tại 15 xã, phường của 05 huyện: Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn và thành phố Bắc Kạn;
- Năm 2019: Duy trì 15 xã; triển khai thêm 03 xã, thị trấn của huyện Chợ Đồn;
- Năm 2020: Duy trì 18 xã, thị trấn; triển khai thêm 06 xã, thị trấn của 02 huyện Ba Bể và Pác Nặm.
- Đối tượng thụ hưởng: Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi.
- Đối tượng tác động: Cấp ủy đảng, chính quyền và Ban, Ngành, đoàn thể, viên chức y tế, dân số, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án, cộng đồng người cao tuổi sinh sống.
a) Khảo sát đánh giá đầu kì, giữa kỳ và cuối kỳ để kiểm điểm thực hiện các mục tiêu của Đề án, các hoạt động quản lý Đề án.
- Khảo sát thực trạng nhân lực, trang thiết bị tại các bệnh viện, trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của y tế cơ sở;
- Khảo sát về thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi;
- Đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch Đề án giai đoạn 2017 - 2020 để kiểm điểm việc thực hiện các mục tiêu của Đề án tại địa phương.
b) Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Xây dựng các chuyên đề, phóng sự, tin, bài về chính sách, pháp luật liên quan đến người cao tuổi; kiến thức cơ bản về chăm sóc người cao tuổi; biểu dương, nêu gương những người cao tuổi tiêu biểu ở địa phương trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tổ chức 01 cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong toàn tỉnh (năm 2018);
- Tổ chức hội thảo về gương người cao tuổi tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động con cháu, dòng họ, người dân thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống người cao tuổi; hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh, huyện, xã cho lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội về các hoạt động của Đề án; thông tin, giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (cấp tỉnh tổ chức 02 buổi; cấp huyện, xã tổ chức 06 buổi);
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, người uy tín trong cộng đồng...về thách thức của quá trình “Già hóa dân số” đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với người cao tuổi và gia đình có người cao tuổi (33 buổi tuyên truyền tại xã);
- Các hoạt động truyền thông, tư vấn do đội ngũ tình nguyện viên và cộng tác viên tại cơ sở thực hiện trong thời gian triển khai Đề án;
- Biên soạn, sản xuất, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông, sách mỏng, cẩm nang, băng zôn và tài liệu hướng dẫn tư vấn các nội dung về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
c) Xây dựng, triển khai phong trào xã/phường phù hợp với người cao tuổi.
d) Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả Trạm Y tế xã/phường/thị trấn trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế cơ sở, bao gồm cả Trạm Y tế xã/phường/thị trấn (năm 2019, năm 2020);
- Tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thông qua việc khám, điều trị bệnh thông thường cho người cao tuổi tại Trạm Y tế xã/phường thị trấn để khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi;
- Biên tập, in số quản lý, theo dõi sức khỏe của người cao tuổi tại các xã có triển khai Đề án (năm 2018).
e) Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và hỗ trợ kỹ thuật của Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
- Năm 2020, thành lập Khoa Lão khoa tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh; thành lập đơn nguyên khám và điều trị các bệnh khoa Lão khoa trong Khoa Nội tổng hợp tại Trung tâm Y tế tuyến huyện. Cung cấp một số trang thiết bị y tế thiết yếu, cơ sở vật chất cần thiết cho việc thành lập khoa Lão khoa tại tỉnh và huyện;
- Bố trí đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn Lão khoa, trình độ phù hợp để tham dự các lớp tập huấn đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật theo tiến độ (năm 2018);
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sỹ Lão khoa và chuyên khoa trong việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi tại tỉnh (năm 2019).
g) Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình.
- Thành lập tổ tình nguyện viên ở cấp xã (dự kiến thành lập 120 tình nguyện viên) của 24 xã thuộc 08 huyện, thành phố;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyện viên về kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
h) Thành lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Thành lập và duy trì hoạt động của 10 Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ tập trung tại Nhà Văn hóa thôn, xóm, khu phố hoặc các cơ sở khác để hướng dẫn kiến thức về rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi đơn giản, dễ thực hiện cho người nhà người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và giao lưu;
- Tổ chức tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho người nhà người cao tuổi, chủ nhiệm Câu lạc bộ và một số thành viên của Câu lạc bộ để hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe.
i) Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
- Phối hợp thực hiện các khảo sát đánh giá và đề xuất xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, phát triển chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
- Tổ chức triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Đề xuất ban hành các chính sách của địa phương.
k) Kiểm tra, giám sát.
Định kỳ giám sát, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch (mỗi huyện kiểm tra, giám sát 01 đợt).
1. Kinh phí
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 1.093.652.000 đồng (Một tỷ không trăm chín mươi ba triệu sáu trăm năm mươi hai nghìn đồng).
2. Nguồn kinh phí
- Từ nguồn ngân sách của tỉnh;
- Từ nguồn huy động xã hội hóa, tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
1. Sở Y tế (đầu mối là Chi cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình)
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả; hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết để triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp triển khai, thực hiện các hoạt động của Kế hoạch và các hoạt động liên quan để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án và Kế hoạch;
- Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức triển khai khám chữa bệnh, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong toàn tỉnh theo nội dung hoạt động đã xây dựng. Chỉ đạo, quản lý Trạm Y tế xã tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả, báo cáo các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo quy định.
Phối hợp với Sở Y tế triển khai hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến người cao tuổi. Chú trọng tuyên truyền những gương điển hình người cao tuổi trong việc vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
5. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh
- Hướng dẫn Hội Người cao tuổi các địa phương phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi thuộc địa phương mình quản lý; cung cấp thông tin về người cao tuổi;
- Phối hợp với Ngành Y tế triển khai thực hiện các hoạt động.
6. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ngành Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch chăm sóc người cao tuổi của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch và điều kiện của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện;
- Đưa chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương;
- Chủ động, tích cực huy động bổ sung nguồn lực cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch kịp thời, hiệu quả, trong đó cần quan tâm đến việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động và đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp góp phần cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi nhằm phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” giai đoạn I (2017 - 2020) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.