ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2023/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 08/TTr-SXD ngày 31 tháng 01 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2023.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIÊU
CHÍ ĐẢM BẢO YÊU CẦU VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở THUỘC SỞ
HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Kèm theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bạc Liêu)
Quyết định này quy định các tiêu chí đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020.
1. Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trong việc sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Trong quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng trên thửa đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.
2. Công trình thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân là các công trình xây dựng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, được xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.
3. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở là những công việc nhằm bảo đảm duy trì tính ổn định của công trình, nhà ở trước, trong và sau thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai mới.
Điều 4. Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai.
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiên tai phù hợp, phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả các sự cố đối với công trình, nhà ở để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
3. Bảo đảm an toàn về người, trang thiết bị, an toàn công trình, nhà ở và khu vực lân cận do tác động của việc quản lý, sử dụng công trình, nhà ở.
CÁC TIÊU CHÍ ĐẢM BẢO YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở
Điều 5. Các tiêu chí chung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở
1. Đối với công trình, nhà ở trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng
a) Không xây dựng các công trình, nhà ở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở; địa hình, địa chất không đảm bảo an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền xác định, khuyến cáo.
b) Tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt, các kết cấu: Móng, cột, tường, mái của công trình, nhà ở phải được làm bằng các vật liệu bền chắc, có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng phòng, tránh bão. Xem xét bố trí sàn tránh ngập với cao độ phù hợp với thiết kế chung của công trình, nhà ở và đảm bảo cao hơn mức ngập lụt cao nhất (theo ghi nhận trong vòng 5 năm trở lên).
2. Đối với công trình, nhà ở đang thi công xây dựng
Phải lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình, nhà ở đang thi công xây dựng và các công trình, nhà ở lân cận.
3. Đối với công trình, nhà ở hiện có
a) Chủ sở hữu phải thường xuyên tự kiểm tra, theo dõi đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu; có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả trong trường hợp công trình, nhà ở gặp sự cố; có biện pháp gia cố, giằng, chống để đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai.
b) Đối với hệ thống thoát nước xung quanh khu vực công trình, nhà ở cần được định kỳ tổ chức nạo vét, khơi thông. Trước mùa mưa, bão, lũ phải kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa hư hỏng, khắc phục sự cố kịp thời.
c) Có phương án sơ tán người, tài sản khi xảy ra thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Các khu vực thường xuyên xảy ra sét
Các công trình, nhà ở trong khu vực thường xuyên xảy ra sét cần được lắp đặt hệ thống chống sét phù hợp theo quy định.
1. Về quy hoạch, kiến trúc
a) Đối với những khu công trình, nhà ở xây mới cần bố trí thành cụm hoặc bố trí so le, tránh sắp xếp thẳng hàng do dễ hình thành các túi gió hoặc luồng gió xoáy.
b) Công trình, nhà ở nên có dạng hình chữ nhật, không quá dài, tỷ lệ chiều dài nhà trên chiều rộng không nên vượt quá 2,5 lần.
2. Về kết cấu móng
Kết cấu móng nhà phải đủ khả năng chịu lực và neo giữ được các kết cấu bên trên trước tác động của gió bão. Móng nhà cần đảm bảo cho các kết cấu bên trên luôn khô ráo. Đặc biệt, vật liệu làm móng phải bền chắc, không bị hư hỏng khi bị ngập úng trong thời gian dài. Có thể bố trí các neo bằng thép tại các chân cột để tạo sự ổn định cho kết cấu.
3. Về kết cấu khung, thân
a) Kết cấu chịu lực của công trình, nhà ở nên đơn giản, tạo độ cứng tốt theo cả 3 phương. Tất cả các bộ phận của kết cấu cần được neo giữ vào một số điểm kiên cố, có khả năng chống chịu trước tác động của gió bão. Nên bố trí hệ thống giằng, liên kết tất cả các kết cấu với nhau thành một khối liên tục nhằm tăng khả năng chống trượt, chống xoắn, chống xô đổ công trình.
b) Tránh sử dụng tường quá rộng hoặc quá cao mà không được gia cố để chịu được tác động của gió. Tường nên được gia cố bằng các giằng và cột bổ trụ hoặc neo vào khung, sàn chịu lực.
c) Đối với công trình, nhà ở có kết cấu chịu lực bằng khung tre hoặc gỗ, tại vị trí đầu hồi và các góc cần bố trí các thanh chống chéo dạng tam giác hoặc chữ X.
d) Đối với công trình, nhà ở có kết cấu chịu lực là tường gạch, đá thì nên bố trí các trụ và giằng bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau. Trong đó, trụ đứng nên bố trí ở góc tường, giằng bố trí ở các cao trình mặt móng, mép trên cửa đi, cửa sổ. Đồng thời, giằng cần khép kín chu vi tường bao và nối tất cả các bức tường với nhau.
4. Về kết cấu mái
a) Mái nên có độ dốc dao động trong khoảng 30 - 33 độ. Mái nhẹ với độ dốc từ 5 - 10 độ thì áp lực âm gây tốc mái lớn. Cùng với đó, nên hạn chế các phần chìa ra ngoài tường của mái. Có thể làm diềm mái để hạn chế tác động trực tiếp của luồng gió lên phần đầu mái. Đối với mái hiên, nên làm hiên rời, phòng trường hợp bị tốc thì ít ảnh hưởng tới phần mái chính.
b) Với công trình, nhà ở thấp tầng, vật liệu lợp mái thường là ngói, fibro xi măng, tôn hoặc các phên bằng tre, nứa, lá nên rất dễ bị tốc khi có gió bão. Do đó, cần có biện pháp neo giữ chúng vào hệ kết cấu mái. Để đảm bảo cho cả hệ thống mái không bị tốc, các kết cấu như rui, mè, đòn tay, xà gồ cần được liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với vì kèo chắc chắn.
5. Hệ thống cửa đi và cửa sổ
Nên hạn chế làm quá nhiều cửa hoặc cửa lớn. Các cửa cần kín gió để tránh bị bung khi gió giật mạnh. Ưu tiên làm cửa sổ dạng khung đẩy, trượt theo hướng đứng hoặc ngang để tăng diện tích sử dụng và tránh va đập. Khung cửa cần được liên kết chắc chắn với tường. Các lỗ cửa cần đặt đối xứng với nhau để giảm áp lực gió, hạn chế làm quá nhiều cửa trên một mảng tường, nếu bắt buộc thì nên gia cường giằng cửa.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy định tại Quyết định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên Quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định tại Quyết định này; phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Các Sở, Ban, Ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
b) Khi cấp phép xây dựng các công trình, nhà ở phải căn cứ theo các tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai được quy định tại Quy định này để làm cơ sở thực hiện.
c) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
d) Phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương trong việc quản lý nhà nước về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở do địa phương quản lý.
đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở.
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các tiêu chí đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở được quy định tại Quyết định này; kịp thời báo cáo cấp trên xử lý khi vượt quá thẩm quyền.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
b) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở.
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các tiêu chí đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở được quy định tại Quyết định này; kịp thời báo cáo cấp trên xử lý khi vượt quá thẩm quyền.
6. Các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
a) Có trách nhiệm thi hành các quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.
b) Khi phát hiện các hoạt động, hành vi ảnh hưởng đến an toàn công trình, nhà ở và yêu cầu về phòng, chống thiên tai thì phải kịp thời thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để ngăn chặn, xử lý, khắc phục.
c) Chấp hành việc kiểm tra, giám sát, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ không được xem xét hỗ trợ khi thiên tai xảy ra gây thiệt hại về công trình, nhà ở.
d) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của thiên tai.
đ) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra.
1. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.