ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2022/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 04 tháng 4 năm 2022 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2015/QĐ-UBND NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 666/TTr-SXD ngày 22 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định Quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
1. Bổ sung khoản 8a, 8b, 8c vào sau khoản 8 Điều 2 như sau:
“8a. Cây cổ thụ: Là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.
8b. Cây được bảo tồn: Là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.
8c. Cây nguy hiểm: Là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây có khả năng gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Phân cấp cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý cây xanh trên địa bàn mình quản lý, trừ cây xanh thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện quản lý cây xanh trong khuôn viên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Quy cách trồng cây trên đường phố trong đô thị
1. Tùy theo chiều rộng của vỉa hè, các loại cây được lựa chọn trồng trên đường phố như sau:
- Các tuyến đường có vỉa hè rộng từ 5m trở lên ưu tiên trồng các loại cây đại mộc, trung mộc.
- Các tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3m đến dưới 5m ưu tiên trồng các loại cây trung mộc.
- Các tuyến đường có vỉa hè rộng dưới 3m ưu tiên trồng các loại cây tiểu mộc hoặc cây bụi, cây cảnh, cây tạo dáng thấp.
2. Tùy theo chủng loại và yêu cầu cảnh quan, kỹ thuật về chiều cao khống chế của cây, khoảng cách giữa các cây được trồng trên đường phố như sau:
- Cây tiểu mộc: Khoảng cách trồng từ 4m đến 8m.
- Cây trung mộc: Khoảng cách trồng từ 8m đến 12m.
- Cây đại mộc: Khoảng cách trồng từ 12m đến 15m.
3. Đối với tuyến đường đô thị chưa hình thành vỉa hè, việc trồng cây phải bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng của tuyến đường theo quy hoạch.
4. Trường hợp trồng xen giữa các chủng loại cây yêu cầu khoảng cách phải bảo đảm như sau: giữa cây tiểu mộc với cây trung mộc là 6m; giữa cây tiểu mộc với cây đại mộc là 8m; giữa cây trung mộc với cây đại mộc là 10m.
5. Tùy tình hình thực tế khoảng cách giữa các cây trồng được phép gia giảm, khoảng cách gia giảm tối đa không quá 10% so với khoảng cách tối thiểu đã quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Đối với các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện ngoài đô thị không có vỉa hè thì ưu tiên lựa chọn trồng các loài cây trung mộc, cây đại mộc; vị trí trồng phải phù hợp với quy hoạch theo cấp đường, đồng thời phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ trước khi trồng. Riêng đối với đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô đường lựa chọn trồng cây trung mộc, tiểu mộc; vị trí trồng phải phù hợp với quy hoạch theo cấp đường; khoảng cách trồng tối thiểu phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 10 của Quy định này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Việc trồng cây trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện ngoài đô thị phải phù hợp với cảnh quan, điều kiện đất đai; bảo đảm an toàn giao thông, không che khuất tầm nhìn, an toàn lưới điện và cáp viễn thông; không làm ảnh hưởng lối ra vào của cơ quan, cơ sở sản xuất, nhà dân và phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp tuyến đường dự kiến trồng.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 và bổ sung khoản 6 Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh ngoài đô thị phải có giấy phép:
- Cây xanh thuộc danh mục cây được bảo tồn; cây được bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
- Cây xanh sử dụng công cộng ngoài đô thị có chiều cao trên 10 m.”.
b) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
“6. Quy định nhu cầu chính đáng để chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong và ngoài đô thị nêu tại điểm đ khoản 2 Điều 13:
- Mặt tiền nhà của hộ kinh doanh nhỏ lẻ dưới 5m mà có cây xanh hiện hữu đứng chắn trực tiếp ngay lối ra vào đối với xe ô tô thì xem xét cho phép giải quyết cấp phép chặt hạ (trừ cây cổ thụ, cây cao >15m) đối với tuyến đường có vỉa hè, hoặc ưu tiên giải pháp dịch chuyển cây xanh đối với tuyến đường chưa có vỉa hè.
- Các công trình (nhà kho, cửa hàng xăng dầu, bãi xe, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp lớn...) mà có cây xanh hiện hữu đứng chắn trực tiếp ngay lối ra vào thì tùy vào từng vị trí cây xanh hiện hữu che chắn mà xem xét giải quyết cấp phép chặt hạ hoặc dịch chuyển (trừ cây cổ thụ, cây cao >15m).”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 15 như sau:
“6. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.”.
8. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 17 như sau:
“1a. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh trong khu vực đô thị (bao gồm các đô thị được công nhận từ loại V trở lên), khu công nghiệp và cây được bảo tồn.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Tham mun Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh thuộc khu vực ngoài đô thị (nông thôn), trừ khu công nghiệp và cây được bảo tồn.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý và đầu tư phát triển cây xanh theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xanh; phát triển, cung cấp, hỗ trợ nguồn giống, chủng loại cây xanh cho các cơ quan có chức năng trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp mục đích, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nhằm bảo tồn các giống cây bản địa, đa dạng sinh học và phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng xác định danh mục cây được bảo tồn; đóng góp ý kiến đối với các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây được bảo tồn trong đô thị và ngoài đô thị.
5. Phát triển cơ sở hạ tầng vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh của tỉnh.
6. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh khu vực nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị quản lý cây xanh trên địa bàn thực hiện công tác quản lý cây xanh trong khuôn viên Bảo tàng, khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt, quốc gia trên địa bàn tỉnh Bến Tre.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Ngành giao thông, điện lực, chiếu sáng, thông tin, cấp nước, thoát nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan
Trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật các công trình hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất, dưới mặt đất và trên không có trách nhiệm thông tin, báo cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý cây xanh theo phân cấp. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh để bảo đảm kỹ thuật, cảnh quan, an toàn cho cây xanh và công trình hạ tầng kỹ thuật.”.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2022./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.