ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1095/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;
Theo Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0;
Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Chương trình số 37-CTr/TUngày 31 tháng 01 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện thành phố thông minh”;
Căn cứ Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2021 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 283/TTr-STTTT ngày 31 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ HƯỚNG TỚI CHÍNH QUYỀN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020
UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành sớm và vượt mức 100% các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch, cụ thể như sau:
STT |
Mục tiêu theo Kế hoạch |
Đánh giá |
Tình hình thực hiện |
I |
Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 |
Phát triển hoặc mở rộng hạ tầng kỹ thuật hiện có theo hướng hội tụ giữa viễn thông và CNTT, đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng chính quyền điện tử trên nền công nghệ mobile, phân tích dữ liệu lớn và internet vạn vật, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho công tác xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh |
Đạt |
Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục III. |
2 |
Tiếp tục duy trì hạ tầng CNTT bảo đảm 100% CBCCVC được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công |
Đạt |
Tỷ lệ 1,3 máy tính/CBCC |
3 |
100% cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp có cung cấp dịch vụ công được kết nối vào hệ thống hạ tầng CNTT của thành phố: mạng đô thị, mạng không dây thành phố, trung tâm dữ liệu, trung tâm dịch vụ công |
Đạt |
Mạng đô thị thành phố được nâng cấp, mở rộng, kết nối đến 145 cơ quan, đơn vị (không chỉ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, chi cục, trung tâm y tế mà còn các cơ quan khối Đảng, Công an thành phố, Công an các quận, huyện,...). |
4 |
Đầu tư bổ sung trang thiết bị, phần mềm bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin cho hạ tầng CNTT và các hệ thống thông tin của thành phố |
Đạt |
Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục III và Mục IX |
II |
Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước |
|
|
1 |
100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, trừ các văn bản mật |
Đạt |
100% văn bản điện tử ký số được gửi nhận liên thông (thay văn bản giấy) giữa các cơ quan, đơn vị thành phố |
2 |
100% cơ quan nhà nước triển khai sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử |
Đạt |
|
3 |
Đưa vào sử dụng hiệu quả các CSDL quốc gia theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 |
Đạt |
Kết nối, đồng bộ CSDL quốc gia (thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ quốc gia NGSP) gồm: CSDL danh mục điện tử dùng chung quốc gia; CSDL dân cư quốc gia; CSDL đăng ký doanh nghiệp quốc gia về CSDL doanh nghiệp thành phố; CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; CSDL bảo hiểm xã hội; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam |
4 |
100% trang thông tin điện tử chuyên ngành của các cơ quan nhà nước đáp ứng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP |
Đạt |
|
III |
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp |
|
|
1 |
Đến năm 2020, số lượng DVCTT mức 3, 4 tăng 1,5 lần so với năm 2015 |
Đạt |
- Năm 2015 có 498 DVCTT mức 3, 4 trên tổng số 1155 TTHC, tỷ lệ 43% - Năm 2020 có 1775 DVCTT mức 3, 4 trên tổng số 1861 TTHC, tỷ lệ 95%, gấp 3,5 lần so với năm 2015 |
2 |
Số lượng hồ sơ nộp trực tuyến mức 3, 4 đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận |
Đạt |
Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 57% |
3 |
Triển khai ứng dụng một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến tại các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan Trung ương tại thành phố |
Đạt |
Đã triển khai tại Điện lực Đà Nẵng, Công an thành phố, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội |
4 |
Đầu tư các hệ thống ứng dụng CNTT tự động, thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp; ưu tiên triển khai các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, vệ sinh an toàn thực phẩm |
Đạt |
Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục VII |
IV |
Đào tạo nhân lực ATTT |
|
|
1 |
100% CBCC được đào tạo năng ứng dụng CNTT |
Đạt |
|
2 |
100% cán bộ lãnh đạo CNTT và cán bộ chuyên rách CNTT được thường xuyên cập nhật công nghệ mới, kiến thức mới về phần cứng, phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin |
Đạt |
|
1. Kết quả thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định CNTT cùng với công nghệ cao là 01 trong 03 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chương trình số 35-CTr/TU ngày 16/12/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 về phát triển hạ tầng CNTT-TT tiếp cận xu hướng CMCN 4.01; Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 triển khai Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng CMCN 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), thành phố thông minh (TPTM)”.
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng quan trọng, tạo nền tảng và động lực cho phát triển ngành CNTT-TT, chuyển dịch theo hướng chuyển đổi số, xây dựng TPTM; Đà Nẵng đã ban hành các chương trình, đề án kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể như:
- Thành ủy Đà Nẵng ban hành và triển khai Kế hoạch triển khai Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2015-20202; cũng như Kế hoạch của giai đoạn 2021-2025; thành lập Ban Quản lý Đề án Tin học khối Đảng để điều phối triển khai ứng dụng CNTT; ban hành Đề án Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 20253 trong đó xác định: Công tác cải cách hành chính trong Đảng, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại các cơ quan Đảng trên địa bàn thành phố, vận dụng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của Đảng bộ thành phố.
- UBND thành phố đã cập nhật, ban hành Kiến trúc tổng thể CQĐT4, ban hành Kiến trúc tổng thể TPTM5 đóng vai trò dẫn dắt, định hướng trong công tác xây dựng CQĐT, TPTM; ban hành Kiến trúc ứng dụng CNTT các chuyên ngành như y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, ban hành Đề án xây dựng Quận thông minh tại quận Liên Chiểu6; ban hành Quy chế tạm thời về chia sẻ dữ liệu số trên địa bàn thành phố7 (trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP); tổ chức triển khai áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn do các Bộ, ngành Trung ương ban hành, đặc biệt là kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm việc triển khai các hệ thống thông tin tương thích, kế thừa, đồng bộ và hiệu quả. Ban hành các quy chế, quy định cho quản lý, khai thác, vận hành cho từng hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung để bảo đảm phối hợp khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin8.
- UBND thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án về ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng CQĐT, TPTM, tiêu biểu như: Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-20209 và các kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 202510; Đề án xây dựng TPTM tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, thực hiện Chương trình số 37-CTr/TU,... trong đó xác định cụ thể mục tiêu, lộ trình, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ giao các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.
- UBND thành phố đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT, TPTM và Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng11 để chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện về phát triển CQĐT, TPTM, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; điều phối bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT, xác định ứng dụng CNTT là “công cụ lõi” để nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý tại đơn vị mình trong điều kiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy; chỉ đạo đưa kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan, địa phương thành một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua - khen thưởng của người đứng đầu cũng như của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền Chính quyền điện tử qua truyền hình giai đoạn 2013-2018 tại thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 21/10/2013. Hàng năm, đã triển khai tuyên truyền, đăng tải nhiều tin, bài viết, phóng sự trên Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, các Trang thông tin điện tử chuyên ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện truyền thông khác; tập trung vào hướng dẫn các quy định, phổ biến hiệu quả, lợi ích, kết quả đạt được trong xây dựng CQĐT, TPTM; các ứng dụng, tiện ích thông minh mang đến cho người dân,...
- Hàng năm, UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức và lực lượng đoàn thanh niên, đặc biệt là đoàn thanh niên của phường xã. Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo, đưa CNTT về đến các thôn, xóm, tổ dân phố thông qua các mô hình “Thôn điện tử’’ (tại xã Hòa Phước, Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang), “Khu dân cư điện tử’’ (tại các phường thuộc quận Hải Châu); bố trí lực lượng đoàn thành niên của phường, xã và trang bị đầy đủ thiết bị CNTT (máy tính, máy scan, máy in,...), hướng dẫn trực tiếp cho người dân tạo tài khoản công dân điện tử, nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi, tra cứu tình hình xử lý hồ sơ, sử dụng các ứng dụng thông minh;...
- Thành phố đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CNTT như Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố quy định chính sách hỗ trợ phát triển CNTT trên địa bàn thành phố; quan tâm bố trí nguồn ngân sách thành phố chi cho CNTT; tổ chức xúc tiến, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia xây dựng CQĐT, TPTM.
2. Đánh giá
a) Những mặt đạt được:
- Cam kết, quyết tâm của lãnh đạo thành phố, thể hiện qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, các Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Thành ủy; UBND thành phố có nhiều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng và phát triển CNTT. Các cơ chế, chính sách để ứng dụng, phát triển CNTT được ban hành đầy đủ, kịp thời và thường xuyên bổ sung, cập nhật; đối tượng điều chỉnh, tác động không chỉ cho cơ quan hành chính, mà cả cho cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tham gia, đồng hành, phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng CQĐT, TPTM.
- Thành phố đã ban hành Kiến trúc CQĐT, TPTM để làm cơ sở triển khai được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, chi phí thấp, thời gian triển khai nhanh.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT, xây dựng CQĐT, TPTM được quan tâm, chú trọng. Nhận thức của lãnh đạo các cấp và các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của ngành CNTT được nâng cao, đặc biệt trong bối cảnh thời đại CMCN 4.0 và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của thành phố.
b) Tồn tại, vướng mắc:
- Trong điều kiện tinh giản biên chế và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, nhưng một số thủ trưởng cơ quan chưa chủ động chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, gương mẫu triển khai ứng dụng CNTT; mức độ quan tâm đối với các ứng dụng TPTM thường ở mức “Có cũng được” (Nice to have) mà chưa phải là “Nhất thiết phải có” (Must have), thậm chí không chủ động đưa ra các nhu cầu về CNTT cho cơ quan chuyên ngành triển khai hoặc đề xuất UBND thành phố. vẫn còn cán bộ, công chức không thực sự sẵn sàng thay đổi lề lối, phương thức làm việc qua ứng dụng CNTT, qua mạng, qua nền tảng số.
- Các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa có hướng dẫn thống nhất từ Trung ương, chưa có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành liên quan như: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Khoa học Công nghệ; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Y tế... Một số văn bản chưa theo kịp xu thế công nghệ mới, cản trở việc áp dụng công nghệ 4.0, chưa tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng TPTM, chuyển đổi số12.
- Một số văn bản hiện hành của Bộ, ngành Trung ương quy định không chia sẻ dữ liệu với ngành khác và địa phương (thống kê, bảo hiểm xã hội,..). Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về chia sẻ dữ liệu mới ban hành năm 2020, chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa phát huy hiệu quả áp dụng, thậm chí một số nội dung không thể triển khai trên thực tế; một số văn bản quan trọng Chính phủ giao Bộ ngành xây dựng nhưng chưa hoàn thành (Nghị định về định danh cá nhân, Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân,...).
1. Kết quả thực hiện
- Thành phố đã đầu tư xây dựng Mạng viễn thông dùng riêng (Mạng MAN) với tổng chiều dài 350 km cáp quang ngầm, kết nối 145 cơ quan, đơn vị (bao gồm các cơ quan hành chính, các chi cục, đơn vị sự nghiệp, trung tâm y tế, công an thành phố và công an các quận huyện), băng thông kết nối mạng trục lên đến 40 Gbps, các mạng nhánh từ 1-10 Gbps, kết nối tập trung ra Internet với băng thông lên đến 4,5 Gbps.
- Hệ thống WiFi công cộng cỏ 430 trạm thu phát sóng (AP) chuyên dụng của Thành phố và khoảng 1.000 trạm của doanh nghiệp (không kể các WiFi tại nhà hàng, cafe) phủ sóng tại tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường, các khu vực trung tâm của thành phố, các địa điểm du lịch và khu vực công cộng để tạo điều kiện cho tổ chức, công dân, du khách có thể kết nối, sử dụng dịch vụ của các cơ quan nhà nước và kết nối ra mạng Internet (miễn phí).
- Trung tâm dữ liệu thành phố có dung lượng lưu trữ đến 170 TB, được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn TIER III, sử dụng công nghệ ảo hóa, bảo đảm năng lực tính toán và dung lượng lưu trữ phục vụ xây dựng CQĐT và đang được nâng cấp, mở rộng để triển khai các ứng dụng TPTM. Trung tâm dữ liệu thành phố được trang bị các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin chuyên dụng, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001:2013, triển khai mô hình “4 lớp” an toàn thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát an toàn thông tin với Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia. Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) chưa bảo đảm quy mô, chức năng như hướng dẫn của Bộ TT&TT13. Các dự án hạ tầng số, nền tảng, ứng dụng đều có hạng mục đầu tư cho an toàn thông tin; có thiết kế về an toàn thông tin, đặc biệt đối với các ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng có kiểm thử an toàn thông tin và được giám sát, kiểm tra thường xuyên trong hoạt động.
- Tổng đài dịch vụ công (1022) với quy mô 100 bàn tiếp nhận; làm nhiệm vụ cầu nối giữa cơ quan nhà nước và tổ chức, công dân; hướng dẫn, hỗ trợ cho tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử; giải đáp quy định, chính sách; làm các đường dây nóng góp ý, phản ánh cho người dân và cung cấp các thông tin liên quan của Thành phố.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho phép kết nối 75 điểm cầu; đã triển khai các hội nghị, cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến thành phố; từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã.
- Số lượng máy tính trong các cơ quan thành phố đạt tỷ lệ 1,3 máy/người; 100% cơ quan, địa phương được kết nối mạng LAN, kết nối vào mạng đô thị thành phố và truy cập Internet tốc độ cao; 100% cơ quan, địa phương được trang bị đầy đủ máy in, máy quét, máy chiếu, IP Phone,... để ứng dụng CNTT trong hoạt động công vụ.
- Đến nay, Sở TT&TT đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai cấp phát 2.339 chữ ký số chuyên dùng, bao gồm 310 chữ ký số cơ quan, tổ chức, 2.029 chữ ký số cá nhân, trong đó có 259 SIM PKI. 100% cơ quan, đơn vị (bao gồm HĐND các cấp; UBND các cấp; các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND thành phố; các phòng, ngành và đơn vị trực thuộc UBND các quận, huyện; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội) và 100% cá nhân (từ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên) đã được cấp phát và sử dụng chữ ký số.
- Thí điểm triển khai lắp đặt 08 trạm truyền dẫn vô tuyến, công nghệ LoRa (năng lượng thấp, vùng phủ rộng) tại Tòa nhà Mobifone, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng để hỗ trợ kết nối thiết bị đầu cuối IoT, có chi phí thấp và vùng phủ sóng rộng (thay vì dùng công nghệ 3G, 4G).
- Triển khai rà soát tổng thể mạng lưới, dịch vụ (thiết bị, phần mềm, hạ tầng, hệ thống DNS ...) và hoàn thành xây dựng phương án triển khai ứng dụng IPv6 cho mạng đô thị thành phố, Trung tâm dữ liệu và các Cổng thông tin điện tử, mạng lưới cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Xây dựng chi tiết Quy hoạch dãy IP cho mạng đô thị thành phố và bắt đầu triển khai ứng dụng IPv6 cho Hệ thống thông tin chính quyền điện tử (Hệ thống eGov), Cổng thông tin điện tử thành phố và một trang thông tin điện tử. Đà Nẵng đã được cấp tài nguyên địa chỉ IPv6: dãy địa chỉ: 2001:0DF2:9B00::/48, số hiệu mạng: AS56141.
- Hệ thống hạ tầng mạng của Đà Nẵng ngoài kết nối Intermet qua các nhà mạng viễn thông, đã kết nối trực tiếp vào trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) của Trung tâm Internet Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
2. Đánh giá
Hạ tầng viễn thông, CNTT đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, sử dụng công nghệ tiên tiến, theo tiêu chuẩn trong nước và thế giới; tuy nhiên mới chi đáp ứng phục vụ duy trì, vận hành CQĐT, chưa mở rộng năng lực tính toán, lưu trữ để triển khai các ứng dụng TPTM như tính toán song song, hiệu năng cao, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn. Đồng thời Trung tâm dữ liệu, mạng MAN đầu tư, sử dụng khá lâu (từ năm 2012), đến nay cần nâng cấp công nghệ, thay thế thiết bị cũ. Dịch vụ mạng di động 5G chưa được triển khai tại thành phố Đà Nẵng; hạ tầng mạng kết nối các thiết bị IoT (Nb-IoT, LoRa,...) hiện nay chưa sẵn sàng.
1. Kết quả thực hiện
- Trong chuyển đổi số, dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, là tài sản, tài nguyên, điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số. Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng các CSDL nền như CSDL công dân (hơn 1,3 triệu dữ liệu, đạt 100% so với dân số); CSDL doanh nghiệp (44.000 dữ liệu, đạt 100%); CSDL nhân hộ khẩu (267.695 dữ liệu hộ khẩu, đạt 96% và 1.021.822 bản ghi nhân khẩu, đạt 96%); CSDL đất đai, công khai các thông tin đất đai tại Cổng thông tin đất đai thành phố Đà Nẵng; CSDL cán bộ công chức viên chức (với 30.850 dữ liệu, đạt 100% so với CBCCVC); CSDL thủ tục hành chính (100% TTHC);... Các cơ sở dữ liệu nền trên kết nối, chia sẻ dùng chung qua Nền tảng Hệ thống eGov.
- Các cơ quan, địa phương đã xây dựng, sử dụng 560 CSDL, ứng dụng chuyên ngành (hộ tịch, công chứng, lao động, giáo dục, hồ sơ sức khỏe, lưu trú trực tuyến...) để cung cấp dịch vụ công.
- Triển khai xây dựng 23 Hệ thống CSDL và phần mềm quản lý nhà nước chuyên ngành của các sở, ngành và các quận, huyện nhằm mô phỏng toàn bộ hoạt động, quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước trong nội bộ của cơ quan, địa phương. Các Hệ thống CSDL và phần mềm QLNN chuyên ngành có API chia sẻ dữ liệu về Kho dữ liệu dùng chung thành phố và các ứng dụng khác.
- Một số CSDL đang triển khai, sẽ hoàn thành trong năm 2021 để phục vụ triển khai Đề án TPTM gồm: CSDL quy hoạch và không gian đô thị, CSDL giáo dục nghề nghiệp, CSDL giao thông vận tải, CSDL du lịch,...
- Hình thành và bắt đầu đưa vào sử dụng thí điểm Kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố để thu thập, làm sạch, chuẩn hóa các CSDL nền và một số CSDL chuyên ngành (có cấu trúc) phục vụ chia sẻ sử dụng chung và phân tích dữ liệu thông minh, ra quyết định chỉ đạo, điều hành. Trong năm 2021, tiếp tục mở rộng Kho dữ liệu để có khả năng thu thập, xử lý các dữ liệu phi/bán cấu trúc (dữ liệu camera, IoT, cảm biến, mạng xã hội,...) để chia sẻ cho các ngành, địa phương sử dụng trong chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân.
- Cổng dữ liệu mở cung cấp hơn 570 tập dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội công khai cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, khai thác (qua web, API, SMS, Zalo).
2. Đánh giá
- Thành phố đã chủ động xây dựng, hình thành, CSDL nền và chuyên ngành phục vụ triển khai các ứng dụng CQĐT, TPTM. Tuy nhiên, ngoài CSDL CBCCVC, CSDL doanh nghiệp khá chất lượng; thì cơ CSDL công dân chưa cập nhật kịp thời từ thực tế phát sinh, một số dữ liệu còn phụ thuộc vào CSDL nền quốc gia (như CSDL quốc gia về dân cư, đất đai,...) và CSDL của Bộ, ngành (Thuế, Hải quan, Thống kê, bảo hiểm xã hội,...).
- Dữ liệu số chưa được tạo lập toàn diện; hầu hết hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại nhiều cơ quan thành phố từ năm 2020 trở về trước chưa được số hóa, lưu trữ và quản lý như bản vẽ quy hoạch, thiết kế xây dựng, hộ tịch, tài nguyên và môi trường...
- Dữ liệu còn cát cứ, rời rạc, chưa được chia sẻ giữa các cơ quan tại thành phố (dữ liệu thô camera an ninh, giao thông), giữa cơ quan Trung ương với địa phương do vướng các quy định chuyên ngành (công an, thống kê, bảo hiểm xã hội, thuế,..)14, trái với quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số; ảnh hưởng đến việc triển khai các ứng dụng TPTM.
- Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn TIER III, đảm bảo năng lực lưu trữ, quản lý tập trung các CSDL của các cơ quan thành phố. Tuy nhiên CSDL của ngành tài nguyên và môi trường hiện nay đang lưu trữ phân tán tại Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường.
- Các CSDL chuyên ngành do các cơ quan nhà nước triển khai, hình thành trong quá trình hoạt động chưa được thu thập đầy đủ, không chất lượng, chuẩn hóa và chưa chia sẻ về Kho dữ liệu dùng chung thành phố để chia sẻ dùng chung. Tính khả dụng của dữ liệu còn thấp.
- Việc sử dụng dữ liệu số để thay thành phần hồ sơ dịch vụ công phải nộp mới triển khai thí điểm (như sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép đăng ký kinh doanh).
1. Kết quả thực hiện
- Từ năm 2014, thành phố đã triển khai Nền tảng CQĐT (Da Nang eGov Platforrm), bao gồm cả trục tích hợp dữ liệu nội bộ (ESB: Enterprise Service Bus) để tạo nền tảng để triển khai các ứng dụng dùng chung, kế thừa các CSDL nền, các thư viện dùng chung. Tiếp đến, năm 2019 triển khai xây dựng Trục tích hợp chia sẻ dữ liệu thành phố LGSP đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông15 để chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng chuyên ngành tại Thành phố, đồng thời kết nối với Trục tích hợp liên thông quốc gia NGSP để đồng bộ dữ liệu từ các cơ quan Trung ương: CSDL danh mục điện tử dùng chung quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư Pháp), Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp), Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài Chính), Hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST); sẵn sàng cho liên thông, chia sẻ với các CSDL quốc gia đưa vào trong thời gian đến.
- Năm 2019 đưa vào sử dụng Nền tảng Cổng dịch vụ công thành phố theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông16; là nền tảng cho phép tạo lập, hiệu chỉnh nhanh các DVCTT (tối đa 02 ngày/01 DVCTT) khi TTHC được ban hành mới hoặc thay đổi, kết hợp với các chức năng thanh toán lệ phí TTHC qua mạng, phiếu thu/hóa đơn điện tử, tích hợp chữ ký số; đánh giá mức độ hài lòng; đã bắt đầu sử dụng dữ liệu số thay thành phần hồ sơ thủ tục hành chính phải nộp (giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kinh doanh,...).
- Xây dựng nền tảng Cổng thanh toán trực tuyến thành phố với đa dạng đối tác, hình thức thanh toán (Vietinbank, Ngân Lượng, MoMo, Napas) phục vụ thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính và dịch vụ sự nghiệp công (học phí, viện phí,...).
- Hoàn thành nền tảng Hệ thống thông tin Báo cáo điện tử thành phố, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 01/2021.
- Triển khai Nền tảng dịch vụ tích hợp quan trắc môi trường cho phép tích hợp, phân loại, quản lý các trạm quan trắc theo các lĩnh vực quan trắc, công nghệ IoT (môi trường nước, không khí, đo gió, đo lượng mưa, đo mực nước, đo nước xả, thải,..); đang triển khai phiên bản di động cho Nền tảng dịch vụ tích hợp quan trắc môi trường phục vụ lãnh đạo theo dõi, giám sát và công khai cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Sau hơn 01 năm triển khai theo hướng dẫn thí điểm dịch vụ đô thị thông minh của Bộ TT&TT; Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng 36/37 họp phần nền tảng đô thị thông minh (Smart City Platform) theo mô hình hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, 01 hợp phần còn lại (nền tảng phân tích dữ liệu lớn/thông minh) đang triển khai thí điểm để làm cơ sở cho đầu tư, xây dựng.
2. Đánh giá
Thành phố đã chủ động xây dựng và hoàn thành các hệ thống nền tảng quan trọng phục vụ triển khai CQĐT, TPTM và kết nối với các nền tảng và hệ thống thông tin của Trung ương. Tuy nhiên, số lượng nền tảng chưa nhiều, đặc biệt là các nền tảng cho các ngành, lĩnh vực có nhu cầu lớn của người dân và xã hội (y tế, giáo dục, giao thông,...). Nền tảng đô thị/thành phố thông minh mới ở mức thí điểm theo hướng dẫn của Bộ TT&TT17.
VI. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
1. Kết quả thực hiện
- Từ tháng 7/2014, thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố và triển khai các ứng dụng dùng chung phục vụ hoạt động nội bộ của các cơ quan thành phố như Hệ thống thư điện tử, Phần mềm một cửa điện tử (áp dụng cho 100% hồ sơ dịch vụ hành chính công), Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng chữ ký số (gửi, nhận liên thông văn bản 4 cấp chính quyền; 98% văn bản điện tử gửi liên thông không gửi kèm bản giấy), Phần mềm quản lý nhân hộ khẩu, Phần mềm quản lý CBCCVC,... Hiện nay, Hệ thống eGov Đà Nẵng có khoảng 180.000 tài khoản điện tử của người dân và doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, đăng nhập một lần.
- Cổng Dịch vụ công trực tuyến tập trung toàn thành phố, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia PayGov. Tính đến nay, toàn thành phố có 97% TTHC triển khai trực tuyến; 100% DVCTT đủ điều kiện đã triển khai mức; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt gần 60%; tích hợp 633 DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Triển khai hóa đơn/biên lai điện tử khi thu phí/lệ phí TTHC; phối hợp với Bưu điện Việt Nam triển khai dịch vụ bưu chính công ích và mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến thông qua kết nối Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố với Hệ thống VNPOST.
So với số liệu toàn quốc theo báo cáo thực hiện Chính phủ điện tử cuối năm 2020 của Bộ TT&TT (tổng DVCTT đạt 54,26%; DVCTT mức độ 3 đạt 27,25%, DVCTT mức độ 4 đạt 27,01%) thì các chỉ số DVCTT của Đà Nẵng cao hơn gần 2 lần so với giá trị bình quân toàn quốc.
- Triển khai ứng dụng Chatbot hướng dẫn thủ tục hành chính, dịch vụ công từ tháng 7/2018; đến nay đã tạo lập bộ dữ liệu hơn 24.000 câu hỏi, trung bình 4000 lượt hỏi,đáp/tháng (tương đương tiết kiệm 40 ngày làm việc/tháng) và Tổng đài 1022 để hướng dẫn người dẫn sử dụng dịch vụ 24/24h.
- Triển khai các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành như: Hệ thống thông tin báo cáo điện tử thành phố cho phép tổng hợp các thông tin chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn thành phố; Hệ thống lấy ý kiến các thành viên UBND thành phố về các hồ sơ, chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố; Hệ thống thông tin phục vụ cuộc họp của UBND thành phố, ứng dụng Speech-to-Text gỡ băng cuộc họp (sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,...); Phần mềm theo dõi công việc Lãnh đạo UBND thành phố giao; Hệ thống quản lý giám sát thông tin trên môi trường mạng nhằm nhận biết sớm và xử lý kịp thời khủng hoảng truyền thông;...
- Triển khai các hệ thống thông tin phục vụ nghiệp vụ quản lý nhà nước chuyên ngành như Hệ thống quản lý giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; Hệ thống CSDL thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Hệ thống quản lý CSDL hạ tầng đô thị trên nền GIS quận Cẩm Lệ; Hệ thống quản lý CSDL lý lịch tư pháp; Phần mềm quản lý hộ tịch; Hệ thống quản lý CSDL công chứng; Hệ thống đấu giá trực tuyến; Phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến; các CSDL và phần mềm QLNN chuyên ngành của các sở, ngành, quận huyện;...
- Triển khai Cổng thông tin tra cứu đất đai để phục vụ công tác cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của quận huyện; triển khai hệ thống trình ký điện tử phục vụ công tác trình ký và cung cấp dữ liệu điện tử về hồ sơ đất đai cho các phòng ban chuyên môn; triển khai hệ thống liên thông thuế trong lĩnh vực đất đai; đang triển khai hệ thống quản lý giải tỏa đền bù trên địa bàn huyện Hòa Vang (bao gồm Phân hệ quản lý dự án; Phân hệ quản lý hồ sơ; Quản lý thông báo kết quả và tiếp dân; Quản lý công tác chi trả bồi thường, bàn giao mặt bằng; Quản lý công tác cưỡng chế; Quản lý công tác bố trí tái định cư; Quản lý chứng nhận quyền sử dụng đất).
- Triển khai hiệu quả các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp như ứng dụng Góp ý, phản ánh hiện trường (bao gồm phiên bản web và mobile, trung bình 1000 lượt góp ý/tháng), các tiện ích tra cứu, nhắn tin (tra cứu giá đất, số điện thoại rao vặt, lịch trình xe buýt,...), tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính trực tuyến, hẹn giờ khám chữa bệnh trực tuyến...
Đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 đã triển khai hiệu quả các ứng dụng phục vụ phòng, chống Covid-19 như: ứng dụng quản lý khai báo y tế điện tử và kiểm soát ra vào qua mã QRCode, Thẻ vé đi chợ QRCode, bản đồ dịch tễ CovidMaps, Biểu đồ số liệu Covid-19, phối hợp với Microsoft cấp khoảng 170.000 tài khoản cho giáo viên, học sinh toàn thành phố để dạy học trực tuyến,...
Đến cuối năm 2020, Đà Nẵng đã hoàn thành sớm và vượt mức 21/21 chỉ tiêu và 12/12 nhiệm vụ giao cho tỉnh thành năm 2020 triển khai theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về chính phủ điện tử; đặc biệt là các chỉ số về cung cấp DVCTT, xử lý hồ sơ một cửa, sử dụng văn bản điện tử không sử dụng văn bản giấy, ký số,.. Kết quả hỗ trợ tích cực trong hoạt động các cơ quan, góp phần CCHC, làm cơ sở cho triển khai TPTM và xây dựng chính quyền số.
2. Đánh giá
Hệ thống thông tin CQĐT thành phố được xây dựng theo mô hình tập trung, theo dạng nền tảng, tuân thủ Kiến trúc; bảo đảm khả năng kế thừa các dịch vụ, chia sẻ dữ liệu, triển khai nhanh và tiết kiệm đầu tư, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin. Các hệ thống, ứng dụng CNTT đã được khai thác, sử dụng hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:
- Nhiều hệ thống thông tin của các Bộ ngành được triển khai từ Trung ương đến địa phương nhưng không khảo sát thực trạng, không liên thông, chia sẻ dữ liệu, không tương thích với các ứng dụng đang triển khai tại các địa phương, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp, không có khả năng tích hợp, phá vỡ kiến trúc CNTT, thiếu đồng bộ18.
- Hiệu quả sử dụng các DVCTT chưa cao so với nhu cầu (hiện tỷ lệ hồ sơ trực tuyến khoảng 50%) vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các quy định pháp lý thay đổi thường xuyên dẫn đến thủ tục hành chính thay đổi theo; quy trình thủ tục hành chính còn rườm rà, các hồ sơ đầu vào yêu cầu công dân phải nộp vẫn còn rất phức tạp, không thuận lợi cho việc trực tuyến hóa các TTHC, thậm chí yêu cầu công dân phải có mặt trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ hành chính công vẫn còn thực hiện trực tiếp và “một cửa” theo sở ngành, theo địa bàn quận, huyện, phường xã; chưa phải là “một cửa bất kỳ”; chưa sử dụng kết quả dịch vụ công trước đó để cung cấp dịch vụ công khác, dịch vụ cấp, đổi giấy phép đã cấp vẫn còn mất nhiều thời gian. Chưa hình thành hệ thống quản lý dữ liệu số hóa hồ sơ, kết quả TTHC theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP .
- Mới đưa dịch vụ hành chính công vào kiểm soát và cung cấp dịch vụ trực tuyến; còn dịch vụ sự nghiệp công (các dịch vụ liên quan mật thiết, nhiều đến an sinh xã hội của người dân) chưa được kiểm soát quy trình, chất lượng và cung cấp dịch vụ trực tuyến.
- Chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí phát sinh khi thanh toán trực tuyến phí, lệ phí DVCTT. Việc triển khai thanh toán trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ sự nghiệp công chưa được các cơ quan, đơn vị triển khai tích cực dù công cụ, ứng dụng đã sẵn sàng.
VII. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ THÀNH PHỐ THÔNG MINH
Thành phố đã ban hành Kiến trúc tổng thể TPTM với 6 trụ cột và 16 lĩnh vực thông minh, ban hành Đề án xây dựng TPTM giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra các mục tiêu như sau: Đến năm 2020, Sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh; Đến năm 2025, Thông minh hóa các ứng dụng; Đến năm 2030, Thông minh hóa ứng dụng cộng đồng và hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN. Kết quả triển khai thực hiện đến nay như sau:
- Quản trị thông minh: Triển khai Hệ thống giám sát tập trung Mini IOC và 6 dịch vụ đô thị thông minh cơ bản theo hướng dẫn thí điểm dịch vụ đô thị của Bộ TT&TT19 (bao gồm: Dịch vụ phản ánh, góp ý; dịch vụ giám sát dịch vụ công; dịch vụ giám sát giao thông; dịch vụ giám sát an ninh trật tự đô thị; dịch vụ giám sát an toàn thông tin; dịch vụ giám sát thông tin mạng xã hội) và 12 dịch vụ tăng thêm khác như giám sát môi trường nước, không khí; giám sát tình hình dịch bệnh Covid-19, dữ liệu mở, giám sát hành trình xe rác,... Triển khai các trung tâm giám sát chuyên ngành như Trung tâm giám sát giao thông, Trung tâm giám sát an ninh trật tự, Trung tâm quan trắc môi trường,...
Trong năm 2022, Đà Nẵng sẽ hình thành và đưa vào sử dụng Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh (Trung tâm IOC) tích hợp với các trung tâm chuyên ngành và 07 trung tâm OC quận huyện phục vụ vận hành chính quyền đô thị.
Hình thành Kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố để cung cấp dữ liệu cho phân tích dữ liệu thông minh, ra quyết định chỉ đạo, điều hành; Cổng dữ liệu mở cung cấp/công khai hơn 570 tập dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp sử dụng.
- Môi trường thông minh: Triển khai 36 trạm quan trắc môi trường nước mặt, nước thải, không khí trên địa bàn thành phố và tích hợp về Nền tảng dịch vụ quan trắc môi trường để theo dõi, giám sát tập trung; triển khai hệ thống giám sát cấp nước tại nhà máy nước Cầu Đỏ; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe rác và hệ thống camera trên xe rác để theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động thu gom rác.
Trong năm 2022 mở rộng, bổ sung các trạm quan trắc (6 trạm quan trắc không khí: Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, TTHC quận Ngũ Hành Sơn, TTHC Sơn Trà, TTHC quận Thanh Khê, TTHC huyện Hòa Vang, ngã ba Phạm Hùng-QL1A; 4 trạm quan trắc nước biển: Bãi tắm Non nước, Bãi tắm Phạm Văn Đồng, Bãi Rạng, Cảng Tiên Sa; 5 trạm quan trắc nước sông: Hạ lưu sông Hàn, hạ lưu sông Cu Đê, hạ lưu sông Phú Lộc, lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn).
- Giao thông thông minh: Triển khai Trung tâm giám sát giao thông và điều khiển đèn tín hiệu (đã triển khai 176 nút tín hiệu điều khiển giao thông tại các nút giao thông quan trọng); gần 200 camera giám sát giao thông thông minh và ứng dụng nhận dạng biển số và phát hiện vi phạm giao thông (lấn làn, vượt đèn đỏ, xe chạy quá tốc độ, đậu đỗ không đúng nơi quy định, xe dù bến cóc), tổ chức xử phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh camera giám sát từ năm 2016; thí điểm truy vết, lộ trình xe tự động qua biển số; thí điểm camera đo đếm lưu lượng và tự động điều khiển đèn tín hiệu điều khiển giao thông theo thời gian thực tại nút Hà Huy Tập - Huỳnh Ngọc Huệ; thí điểm camera trên xe buýt để giám sát hạ tầng giao thông; triển khai ứng dụng thu phí đỗ xe trực tuyến trên đường Bạch Đằng, Trần Phú; triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động bãi đỗ xe thông minh 255 Phan Châu Trinh bằng công nghệ dạng xếp tầng và camera giám sát; hệ thống quan trắc công trình cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý với các cảm biến ứng suất, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm,... để theo dõi tình trạng chất lượng kết cấu công trình; phần mềm giả lập lưu lượng giao thông phục vụ quy hoạch điều tiết giao thông.
Ngoài ra thành phố đã sử dụng các hệ thống quản lý giám sát giao thông do cơ quan trung ương triển khai như: Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng thiết bị giám sát hành trình; Phần mềm quản lý giấy phép lái xe; Phần mềm quản lý trạm cân. Trong Đề án TPTM, đang triển khai các dự án chuyên ngành giao thông phục vụ giao thông thông minh như: giám sát bãi đỗ xe (giám sát nhận dạng biển số xe đậu đỗ, phát hiện vi phạm đỗ xe, gửi dữ liệu về trung tâm và hiển thị trên màn hình, quản lý dữ liệu đỗ xe, quản lý việc thu phí của các hệ thống đỗ xe khác, chia sẻ dữ liệu cho hệ thống hoặc ứng dụng khác của thành phố), triển khai hệ thống xe buýt chất lượng cao, hệ thống vé tự động, hệ thống quản lý và giám sát đơn vị vận hành, hệ thống bản đồ giao thông, hệ thống thông tin hành khách thời gian thực tại nhà chờ, hệ thống giám sát an ninh trung tâm, hệ thống cơ sở hạ tầng); Cổng thông tin giao thông trực tuyến (bao gồm cung cấp thông tin hình ảnh camera giao thông, ứng dụng di động, thông tin giao thông công cộng, bản đồ nền).
- Đời sống thông minh:
+ An ninh trật tự: Triển khai Trung tâm giám sát an ninh, trật tự qua camera (1800 camera tại Công an thành phố), đồng thời đã huy động người dân, doanh nghiệp trang bị hơn 34.500 camera giám sát an ninh; thí điểm ứng dụng nhận dạng phục vụ công tác quản lý đô thị (bao gồm các dịch vụ: nhận dạng khuôn mặt, cảnh báo tụ tập đông, cảnh báo lấn chiếm vỉa hè, đỗ xe trái phép, phát hiện cáp viễn thông treo mất mỹ quan); thí điểm hệ thống camera giám sát và nhận dạng tự động tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang để phát hiện, quản lý thuyền ra/vào tại Âu thuyền; triển khai ứng dụng di động ứa cứu thông tin vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát thành phố.
Hiện nay, đang triển khai Trung tâm Công nghệ cao công an thành phố bao gồm các trang thiết bị và phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Hệ thống rà quét, kiểm tra, đánh giá lỗ hổng bảo mật hệ thống mạng, ứng dụng web; Hệ thống chuyên dụng đánh giá rà quét lỗ hổng bảo mật cho thiết bị phần cứng; Thiết bị phát hiện, diệt phần mềm độc hại tích hợp USB chuyên dụng; Hệ thống phần mềm và trang thiết bị trích xuất, phân tích và phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử; Hệ thống giám sát, thu thập chứng cứ điện tử chiến thuật trên luồng dữ liệu internet); đang hoàn thiện hệ thống an ninh trật tự thành phố bao gồm triển khai lắp đặt các camera, trang thiết bị CNTT và hệ thống phân tích dữ liệu thông minh; hệ thống lưu trữ phục vụ khai thác thông tin tội phạm.
+ Giáo dục thông minh: Triển khai Phần mềm tuyển sinh trực tuyến đầu cấp (lớp 1, lớp 6); CSDL dùng chung và Cổng giao tiếp dữ liệu ngành Giáo dục nhằm liên thông tích hợp dữ liệu của các phần mềm quản lý trường học, hình thành CSDL học sinh (quá trình học tập từ lớp 1 đến 12) và giáo viên toàn thành phố; xây dựng Cổng tra cứu điểm thi các cấp (web, SMS, Zalo).
Ngoài ra thành phố đang triển khai thí điểm mạng lưới thiết bị IoT giám sát trường học tại Trường THPT Trần Phú và Trường THPT Nguyễn Hiền bao gồm phần mềm có các chức năng nhận diện khuôn mặt, nhận dạng và cảnh báo đánh nhau mang vũ khí vào trường, hệ thống cảnh báo gửi tin nhắn và thông báo trên màn hình giám sát, chức năng tìm kiếm, quản lý video thông minh; 137 camera, 5 đầu ghi hình, 4 máy chủ phân tích dữ liệu; hệ thống âm thanh thông báo đến lớp học; hệ thống ánh sáng học đường gồm hệ thống quản lý trung tâm và hệ thống giám sát ánh sáng của 26 phòng học.
+ Y tế thông minh: Triển khai ứng dụng y tế điện tử tại 100% Trạm y tế xã, phường; ứng dụng quản lý bệnh viện và khám, chữa bệnh điện tử tại 16/16 Trung tâm y tế quận, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; hình thành Hồ sơ Y tế điện tử công dân và quản lý mã (ID) bệnh nhân toàn thành phố. Hiện có 1.367.268 dữ liệu người dân; đã tích hợp, đồng bộ dữ liệu khám chữa bệnh với 16/16 bệnh viện và 56/56 trạm y tế xã phường trên địa bàn thành phố. Thí điểm triển khai kết nối liên thông Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế (PACs) giữa các trung tâm y tế quận huyện và Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện nay thành phố đang triển khai nâng cấp Hệ thống hồ sơ sức khỏe, triển khai thí điểm Bệnh viện thông minh bao gồm bệnh án điện tử và hệ thống thiết bị liên quan tại Bệnh viện Ung Bướu và Trung tâm Y tế Liên Chiểu.
+ An toàn vệ sinh thực phẩm: Xây dựng CSDL các nhà hàng, cơ sở được cấp giấy An toàn thực thực phẩm và quán ăn đường phố cam kết an toàn thực phẩm, kết hợp với tiện tra cứu qua tin nhắn SMS, Zalo, tổng đài 1022; xây dựng Cổng thông tin an toàn thực phẩm, công khai các thông tin, dữ liệu về an toàn thực phẩm; thí điểm tra cứu nguồn gốc thực phẩm bán tại chợ Hàn qua QR Code. UBND thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (giai đoạn 1), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án. Hiện nay Ban Quản lý An toàn thực phẩm đang triển khai các thủ tục đấu thầu, thi công và dự kiến trong năm 2021 đưa vào sử dụng Hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi.
+ Phòng chống thiên tai: Triển khai 25 trạm đo mưa toàn thành phố, hơn 1500 hệ thống giám sát đo mưa tự động và 10 hệ thống giám sát mực nước lũ triển khai trên toàn quốc phục vụ cho công tác khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai; thí điểm ứng dụng phát hiện và cảnh báo cháy rừng tại khu vực đèo Hải Vân.
Hiện nay thành phố đang triển khai hệ thống giám sát rừng sử dụng thiết bị bay không người lái, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; hệ thống giám sát tàu thuyền tại Âu thuyền gồm 34 camera và hệ thống phân tích nhận dạng thông minh phục vụ giám sát tàu thuyền ra vào và cảnh báo an ninh; xây dựng Trung tâm tích hợp khả năng phục hồi đô thị xanh và thông minh trong đó có hệ thống quản lý rủi ro thiên tai.
+ Năng lượng thông minh: EVN đã triển khai Hệ thống SCADA giám sát, điều khiển các trạm biến áp, trạm trung gian, cầu giao cách ly cho lưới điện; triển khai 100% đồng hồ điện tử và đọc số liệu từ xa, Trung tâm điều hành và đóng mở lưới điện tự động; hình Thành phố đã hình thành Trung tâm giám sát tập trung điện chiếu sáng công cộng, triển khai thay thế đèn LED tại 19 tuyến đường trên địa bàn quận Hải Châu.
- Kinh tế thông minh:
+ Du lịch thông minh: Trong lĩnh vực du lịch, đã triển khai ứng dụng DanangFantasticity cung cấp thông tin du lịch của thành phố Đà Nẵng; ứng dụng Chatbot hướng dẫn hỗ trợ du khách tự động; bản đồ số các di tích thành phố; hệ thống Scan3D và thực tại ảo tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm; hệ thống thuyết minh đa ngữ qua QRCode trên thiết bị di động, ứng dụng lưu trú trực tuyến để đăng ký và quản lý du khách lưu trú trên địa bàn Đà Nẵng (web và app mobile).
+ Thương mại thông minh: Thành phố đã triển khai Sàn thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ www.danangtrade.com.vn và ứng dụng di động nhằm giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và kinh doanh trên môi trường trực tuyến; đến nay đã có hơn 900 doanh nghiệp tham gia. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị,..., đặc biệt bước đầu đưa vào sử dụng phương thức thanh toán Mobile Money.
- Công dân thông minh: Đà Nẵng đã triển khai nhiều ứng dụng, nhiều tiện ích và nhiều kênh để người dân, doanh nghiệp sử dụng; và có được sự tương tác giữa chính quyền và người dân trên môi trường số khá cao. Hệ thống chính quyền điện tử thành phố hiện có 180.000 tài khoản điện tử của công dân, doanh nghiệp để đăng nhập, sử dụng dịch vụ trên mạng của Chính quyền thành phố.
Cổng dịch vụ công thành phố, còn có Cổng Góp ý Đà Nẵng và Cứu hộ20 (1.000 lượt/tháng), ứng dụng Cho và Nhận và Tổng đài 1022 (10.000 lượt/tháng); Chatbot tư vấn tự động (hơn 4.000 lượt tư vấn/tháng), Cổng dữ liệu mở, Cổng Thông tin điện tử, ứng dụng Danang Smart City,...
So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020: Đã hoàn thành 12/13 nhóm mục tiêu đề ra trong Đề án xây dựng TPTM (01 mục tiêu “thẻ du lịch thông minh” tạm dừng, chuyển sang giai đoạn sau do vướng quy định pháp lý); hoàn thành 11/13 nhiệm vụ đến năm 2025 của Đề án 95021.
a) Những mặt đạt được:
- Đà Nẵng đã triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích trên môi trường số, dưới dạng app mobile cho điện thoại di động và có được sự sử dụng, tương tác lớn của người dân, doanh nghiệp; dữ liệu số hình thành và ban đầu chia sẻ dữ liệu lẫn nhau; triển khai Cổng dữ liệu mở để cung cấp dữ liệu, công khai thông tin cho người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng TPTM cần huy động nguồn lực lớn, từ năm 2014 đến nay, Sở TT&TT đã chủ động làm đầu mối, kết nối, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước (Viettel, FPT, VNPT, Vietinbank, MoMo, ABB,..) và quốc tế (KOICA, JICA, WeGo, ASCN, Thành phố Deagu - Hàn Quốc....); đặc biệt là nguồn lực của đơn vị, doanh nghiệp địa phương để triển khai một số hệ thống ứng dụng thông minh mang thương hiệu Đà Nẵng (Make in Da Nang) và đã được nhân rộng thành công tại các địa phương khác22.
- Qua quá trình triển khai TPTM, đến nay thành phố đã đạt được những thanh công bước đầu và được các tổ chức quốc tế ghi nhận như Giải Xuất sắc WeGO Award trong lĩnh vực thu hẹp khoảng cách số do Tổ chức các thành phố thông minh bền vững thế giới WeGO trao tặng năm 2014; Giải thưởng ASOCIO Smart City Award do Tổ chức công nghiệp điện toán Châu Á Châu Đại Dương trao tặng năm 2019; Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức, trao giải (giải thưởng duy nhất dành cho nhóm các thành phố/đô thị). Ngoài ra, năm 2020, Đà Nẵng được giải: Hạ tầng số thông minh (bao gồm cả dữ liệu số), Dịch vụ công thông minh đã minh chứng kết quả về hạ tầng và dịch vụ công của Đà Nẵng.
b) Tồn tại, vướng mắc:
Bên cạnh đó, công tác xây dựng TPTM vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:
- Trung tâm giám sát điều hành thành phố/đô thị thông minh (IOC) là “bộ não” của thành phố/đô thị thông minh, là nền tảng triển khai các dịch vụ thông minh; nhưng đến nay về Nền tảng TPTM mới ở mức hướng dẫn và thí điểm của Bộ TT&TT23; về mô hình, chức năng, tính năng Trung tâm IOC cấp bộ, cấp tỉnh; Cục tin học hóa - Bộ TT&TT mới ban hành hướng dẫn tại Công văn số 213/THH- CPĐT ngày 03/3/2021.
+ Thành phố chưa có quy hoạch cho mạng lưới thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu tự động, đặc biệt là camera thông tin giữa các ngành; mỗi ngành tự xây dựng để phục vụ chỉ mục đích, nghiệp vụ của ngành minh, lãng phí đầu tư và thiếu sự kết nối, đồng bộ. Dữ liệu lớn cho TPTM chưa được hình thành; dữ liệu từ các hệ thống camera an ninh, giao thông, cảm biến quan trắc,... còn lưu trữ phân tán tại mỗi đơn vị, chưa được thu thập, tích hợp, quản lý một cách hệ thống để làm cơ sở phân tích dữ liệu thông minh, hỗ trợ ra quyết định.
+ Dữ liệu số sau một thời gian hình thành từ các cơ sở dữ liệu hoặc từ các ứng dụng chuyên ngành; nhưng chưa bảo đảm đầy đủ, chính xác và duy nhất; cần phải qua quá trình tối ưu, làm sạch để việc chia sẻ (qua Kho dữ liệu dùng chung), kế thừa dữ liệu hiệu quả hơn. Dữ liệu của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn (công an, thuế, hải quan, kho bạc,...) chưa được chia sẻ cho các ngành khác.
+ Mới chỉ bước đầu sử dụng dữ liệu số thay thành phần hồ sơ giấy trong cung cấp và sử dụng dịch vụ hành chính công; ứng dụng thông minh chưa nhiều, đặc biệt ứng dụng từ phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành trong phân tích dữ liệu chưa hình thành.
Đà Nẵng xem việc xây dựng nguồn nhân lực CNTT mang yếu tố quyết định trong việc xây dựng thành công CQĐT, TPTM. UBND thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh và chuyển đổi số đo Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban và có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, các hiệp hội nhằm kịp thời chỉ đạo, định hướng chiến lược xây dựng CQĐT, TPTM và chuyển đổi số trên địa bàn thành phố.
Tại các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã đều có cán bộ lãnh đạo đảm nhiệm vai trò CIO nhằm điều hành công tác ứng dụng CNTT tại đơn vị. Mỗi cơ quan thành lập tổ công tác CNTT hoặc bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách CNTT để triển khai, vận hành các hệ thống thông tin của đơn vị; tổng cộng toàn thành phố hiện có 892 cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ đại học CNTT trở lên. Thành phố đã thành lập Đội vận hành Hệ thống thông tin CQĐT thành phố, giám sát, vận hành liên tục 24/7, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ công chức sử dụng các ứng dụng CQĐT.
Thành phố đã triển khai Cổng Đào tạo trực tuyến để thúc đẩy đào tạo, tập huấn (miễn phí) kỹ năng ứng dụng CNTT cho các cán bộ công chức và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Hiện nay trên Cổng Đào tạo trực tuyến có hơn 500 bài giảng trực tuyến như hướng dẫn sử dụng chữ ký số, hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hướng dẫn sử dụng phần mềm Một cửa điện tử tập trung thành phố, kỹ năng an toàn thông tin, đào tạo Chuẩn kỹ năng Công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ,... Trong giai đoạn 2016-2020, đã tổ chức 245 khóa đào tạo ngắn hạn với hơn 17.000 lượt người đào tạo. Các sở, ban, ngành, địa phương hàng năm đều tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng ứng dụng CNTT và an toàn thông tin (ATTT) cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, đặc biệt là tập huấn các chức năng mới của các ứng dụng CQĐT, kỹ năng ATTT cơ bản,...
Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan thành phố còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:
- Trong bối cảnh tinh giản biên chế, một số cán bộ chuyên trách CNTT tại các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác. Tại UBND các phường xã chỉ phân công cán bộ phụ trách/kiêm nhiệm công tác CNTT.
- Đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố còn mỏng, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thông tin và các lĩnh vực công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu,...
- Thành phố chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù đối với lực lượng chuyên trách CNTT, mức thu nhập của cán bộ chuyên trách CNTT thấp so với nhân lực CNTT trong khu vực tư nhân; việc thu hút, tuyển dụng nhân lực CNTT vào các cơ quan thành phố ngày càng khó khăn trong việc cạnh tranh so với khu vực tư nhân.
a) Về cơ chế, chính sách:
- Ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 4159/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND thành phố (thay thế Quyết định số 9976/QĐ-UBND ngày 21/11/2011), cập nhật theo các quy định Luật An toàn thông tin mạng và các quy định, hướng dẫn liên quan.
- Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tại Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của UBND thành phố (thay thế Quyết định số 9642/QĐ-UBND ngày 31/12/2014).
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng, trong đó đảm nhiệm chức năng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm ATTT trên địa bàn thành phố, ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTT theo quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg .
Sở TT&TT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, là cơ quan chuyên trách ATTT trên địa bàn thành phố; chỉ định đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện giám sát 24/7 và xử lý sự cố an toàn thông tin (Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT Đà Nẵng). Ban Chỉ đạo đã thành lập Tiểu Ban An toàn thông tin và Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin tại Quyết định số 100/QĐ-BCĐ ngày 26/6/2018 và kiện toàn tại Quyết định số 244/QĐ-BCĐ ngày 12/7/2019.
- Năm 2020-2021, Sở TT&TT với vai trò Cụm trưởng Cụm thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia số 5 đã chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT các tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch số 108/KH-CUM5 ngày 05/10/2020 để triển khai hoạt động Cụm thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia số 5.
b) Về tuyên truyền, đào tạo, tập huấn ATTT:
- Tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng về phân tích logfile và làm quen với các công cụ phòng chống an toàn, an ninh thông tin vào ngày 27- 29/9/2016 cho cán bộ chuyên trách CNTT.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn an toàn, an ninh thông tin vào ngày 18/8/2017 cho đoàn viên thanh niên của các cơ quan thành phố.
- Tổ chức đào tạo mạng máy tính cho cán bộ phụ trách CNTT phường, xã (ngày 14-15/12/2018) và đào tạo an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT các sở, ban, ngành, quận, huyện, và cơ quan Trung ương (ngày 25- 26/12/2018).
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ dò quét lỗ hổng ứng dụng web cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan, đơn vị vào ngày 09/3/2019.
- Tổ chức Tọa đàm an toàn, an ninh thông tin vào ngày 07/6/2019 nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên các cơ quan thành phố.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức quận, huyện, phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào các ngày 17-18/12/2019.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn ATTT chuyên sâu cho các cán bộ, công chức chuyên trách công tác CNTT của các sở ban ngành, quận, huyện và các cơ quan Trung ương vào ngày 23-24/10/2020.
- Tổ chức 02 khóa đào tạo chuyên gia về chính phủ điện tử và an toàn an ninh thông tin cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách CNTT, các thành viên Cụm Mạng lưới số 5, gồm: Khóa 1: Điều tra tội phạm máy tính từ ngày 13/01 đến ngày 17/01/2020; Khóa 2: Giám sát, phân tích, kiểm soát an toàn hệ thống từ ngày 27/01/2021 đến ngày 31/01/2021.
c) Về diễn tập ứng cứu xử lý sự cố ATTT:
- Phối hợp Trung tâm VNCERT tổ chức diễn tập quốc tế ứng cứu sự cố máy tính ACID 2017 với chủ đề “Những nguy cơ của việc thiếu xác thực và kiểm soát truy cập yếu kém - The Danger of Insufficient Authentication and poor Access” vào ngày 11/9/2017.
- Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn, an ninh thông tin vào ngày 30/10/2017, trong đó đã triển khai ứng cứu 02 sự cố gồm sự cố tấn công chiếm quyền máy chủ và sự cố tấn công từ chối dịch vụ.
- Phối hợp với Trung tâm VNCERT tổ chức Hội thảo, diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng khu vực miền Trung và Tây Nguyên vào ngày 29/6/2018.
- Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố (ngày 21/12/2018), trong đó xử lý 02 sự cố: lỗ hổng SMB và mã độc đào tiền ảo.
- Phối hợp tổ chức Diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin khu vực miền Trung Tây Nguyên năm 2019 tại Đà Nẵng kết hợp Diễn tập quốc tế ACID 2019 với chủ đề “Chống lại các thách thức mới nổi, đảm bảo không gian mạng an toàn” vào ngày 04/9/2019.
- Chủ trì tổ chức Diễn tập điều phối, ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào ngày 27/12/2019.
- Tổ chức diễn tập về an toàn thông tin cho Cụm thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 5 vào ngày 18/12/2020.
- Thường xuyên cử các cán bộ tham gia khóa đào tạo an toàn thông tin do Cục An toàn thông tin, Trung tâm VNCERT tổ chức.
d) Về xác định và thực thi bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ:
- Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố đã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin (cấp độ 4) tại Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND thành phố.
- Triển khai hướng dẫn các cơ quan xác định và xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin. Đã tổ chức thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt hồ sơ cấp độ của các hệ thống: Quản lý văn bản và Điều hành, Cổng Dịch vụ công, ứng dụng Góp ý, Một cửa điện tử, Hệ thống camera giám sát giao thông thông minh, Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Cổng Thông tin điện tử thành phố, Hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng, Hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
đ) Về triển khai các giải pháp bảo đảm ATTT:
- Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố được xây dựng theo mô hình tập trung, do đó công tác đảm bảo ATTT cho hệ thống được triển khai đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật ATTT được hang bị đầy đủ các thiết bị, phần mềm chuyên dụng như thiết bị tường lửa, cân bằng tải, thiết bị phát hiện và ngăn chặn xâm nhập trái phép (IPS/IDS), phần mềm diệt virus và lọc thư rác bảo vệ phần cứng, phần mềm, ứng dụng, cơ sở dữ liệu của các cơ quan.
- 100% máy chủ, máy trạm đều được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc. Hệ thống giám sát mã độc tập trung đáp ứng yêu cầu Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia. 100% các trang thông tin điện tử, hệ thống ứng dụng của các cơ quan thành phố chuyển đổi sử dụng giao thức bảo mật HTTPS.
- Hoàn thành triển khai mô hình 4 lớp an toàn thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Hệ thống giám sát an toàn thông tin tập trung và tổ chức lực lượng giám sát ATTT 24/7, ứng cứu xử lý sự cố; định kỳ 6 tháng thực hiện kiểm tra, đánh giá rủi ro ATTT thông qua sử dụng các công cụ ATTT để kiểm thử các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của Hệ thống thông tin CQĐT và các hệ thống, ứng dụng lưu ký tại Trung tâm dữ liệu, tổng hợp, cảnh báo cơ quan chủ quản xử lý, khắc phục lỗ hổng; triển khai kiểm thử, rà quét lỗ hổng bảo mật mã nguồn ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng; kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát với Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia.
- Công tác sao lưu dữ liệu được định kỳ thực hiện hàng tháng theo Quy chế bảo đảm an toàn thông tin (Quyết định số 4159/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND thành phố), sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống khi có sự cố xảy ra. Thiết lập tự động sao lưu dự phòng dữ liệu trên hệ thống lưu trữ độc lập (SAN, NAS, TAPE) định kỳ hàng tháng; mã hóa dữ liệu lưu trữ. Phân loại và quản lý các dữ liệu được lưu trữ theo từng loại/nhóm thông qua việc gán các nhãn khác nhau. Xây dựng các kịch bản có sẵn để khôi phục lại toàn bộ máy chủ hoặc các tập tin, thư mục khi xảy ra sự cố.
- Trung tâm Vi mạch - đơn vị trực thuộc Sở TT&TT đã nghiên cứu chế tạo sản phẩm Tường lửa, đạt giải Ba Giải thưởng khoa học kỹ thuật sáng tạo Việt Nam năm 2018. Hiện nay đang được triển khai ứng dụng tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
e) Về cảnh báo và xử lý sự cố ATTT:
- Phối hợp, liên kết với các cơ quan chuyên trách ATTT (Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT, Cục An toàn thông tin, Bộ Tư lệnh 86, Ban Cơ yếu Chính phủ) trong công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá, xử lý sự cố ATTT, thường xuyên trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, các giải pháp, biện pháp bảo đảm ATTT. Thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xử lý các lỗ hổng bảo mật, rủi ro, sự cố ATTT.
- Trong năm 2020, Sở TT&TT đã ghi nhận, phát hiện và ngăn chặn 541.975 lượt tấn công, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm 2019 (33.384 lượt).
a) Những mặt đạt được:
- Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố là mô hình tập trung các ứng dụng dùng chung, tích hợp các ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan thành phố, và công tác đảm bảo ATTT cho hệ thống được triển khai đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật ATTT được trang bị đầy đủ các thiết bị, phần mềm chuyên dụng như thiết bị tường lửa, cân bằng tải, thiết bị phát hiện và ngăn chặn xâm nhập trái phép...
- Công tác phối hợp, kết nối các hệ thống Trung ương kịp thời và thuận lợi. Đặc biệt sự kết nối chặt chẽ trong cảnh báo, ứng cứu, đào tạo và diễn tập.
- Trong năm không xảy ra sự cố gây thiệt hại do chủ động cảnh báo và xử lý kịp thời; một số trường hợp phát tán mã độc qua thư rác, lỗi thiết bị, các cơ quan, đơn vị có thể tự xử lý hoặc liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp xử lý
b) Tồn tại, vướng mắc:
- Đội ngũ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực ATTT còn ít. Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác an toàn thông tin của thành phố còn mỏng về số lượng, yếu về chất lượng, mặc dù công tác tuyển dụng, thu hút của cơ quan chuyên trách đã được chú trọng, xong mới chi đáp ứng một phần ở tuyến trên. Các cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác.
- Các phương thức tấn công ngày một đa dạng, đòi hỏi ứng dụng phải cập nhật thường xuyên, phát sinh chi phí và ảnh hưởng hoạt động liên tục của hệ thống. Mặt khác, các ứng dụng đa dạng về chủng loại và phiên bản, đây cũng là một khó khăn trong việc nâng cấp, cập nhật khi có bản vá lỗ hổng mới.
- Nhận thức của các cán bộ, công chức về bảo đảm ATTT từ người dùng cần tiếp tục nâng cao, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm từ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo công tác bảo đảm ATTT.
1. Về kinh phí sự nghiệp CNTT
Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố Đà Nẵng đã bố trí hơn 105 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp CNTT để triển khai 329 chương trình, dự án CNTT; trung bình 319 triệu đồng/dự án (cao nhất 3,2 tỷ đồng, thấp nhất 30 triệu đồng). Kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm của Đà Nẵng thuộc nhóm thấp trong toàn quốc24. Tất cả chương trình, dự án này đều đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Các chương trình, dự án chuyên biệt về ATTT (đầu tư thiết bị chuyên dụng ATTT, phần mềm phòng chống mã độc, đào tạo, diễn tập,...) được quan tâm bố trí kinh phí; tỷ lệ kinh phí chi cho an toàn thông tin của thành phố tối thiểu 15% trong kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm của thành phố.
Năm |
Nguồn kinh phí sự nghiệp CNTT |
Nguồn vốn xây dựng cơ bản (đồng) |
|
Số chương trình, dự án |
Tổng kinh phí (đồng) |
||
2016 |
49 |
7.000.000.000 |
45.517.000.000 |
2017 |
70 |
12.500.000.000 |
97.968.000.000 |
2018 |
53 |
19.259.000.000 |
71.451.000.000 |
2019 |
83 |
28.550.000.000 |
54.480.000.000 |
2020 |
74 |
37.760.000.000 |
323.546.000.000 |
Tổng cộng |
329 |
105.069.000.000 |
592.962.000.000 |
2. Về kinh phí chi đầu tư phát triển
Thành phố đã bố trí vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 và 2021 -2025 để triển khai các chương trình, dự án thành phố thông minh (500 tỷ đồng)25; thông qua chủ trương Hệ thống giám sát điều khiển giao thông thông minh từ nguồn vốn đầu tư công (550 tỷ đồng; trước đây là hình thức PPP); Dự án đầu tư các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố (110 tỷ đồng); xây dựng Trung tâm dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo (10 tỷ đồng); xây dựng Trung tâm chỉ huy an ninh trật tự (90 tỷ đồng); đầu tư nâng cấp hạ tầng các cơ quan khối Đảng, Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo đài;...
Giá trị đầu tư cho CNTT năm 2020 chiếm khoảng 1,8% tổng chi ngân sách thanh phố (theo Luật CNTT là 2% và theo đề nghị, hướng dẫn của Bộ TT&TT tối thiểu 1%).
3. Về huy động nguồn lực doanh nghiệp, xã hội hóa
Thành phố đã ký kết hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT trong nước và quốc tế nhằm huy động nguồn lực tham gia xây dựng thành phố thông minh:
- Tập đoàn Viettel tài trợ không hoàn lại 10 tỷ đồng xây dựng Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh Đà Nẵng, triển khai ứng dụng y tế điện tử cho 56 Trạm y tế xã phường, CSDL Hồ sơ sức khỏe công dân; CSDL học sinh, giáo viên, phần mềm tuyển sinh trực tuyến.
- Tập đoàn FPT tài trợ không hoàn lại 39 tỷ đồng triển khai Phần mềm quản lý bệnh viện eHospital cho 12/16 bệnh viện công (35 tỷ đồng), Cổng Thông tin giao thông trực tuyến thành phố (4 tỷ đồng).
- Xúc tiến đầu tư thành công Dự án xây dựng Trung tâm tích hợp kiểm soát khả năng phục hồi đô thị xanh và thông minh (Trung tâm ENSURE) tài trợ không hoàn lại từ KOICA Hàn Quốc với tổng kinh phí 10,5 triệu USD. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ 420 triệu đồng phát triển ứng dụng Chatbot tự động tư vấn TTHC, dịch vụ công (đã hoàn thành, đưa vào sử dụng). Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tài trợ 9,4 tỷ đồng triển khai Dự án xây dựng thành phố lành mạnh tại thành phố Đà Nẵng.
- Xúc tiến Dự án Phát triển bền vững vốn ODA tài trợ của Ngân hàng thế giới (358 triệu USD); trong đó có các hợp phần thông minh như hệ thống giao thông thông minh; hệ thống quan trắc tự động các trạm xử lý nước thải,...
- Một số doanh nghiệp Đà Nẵng cùng Sở TT&TT phát triển các ứng dụng cho Thành phố (không sử dụng kinh phí từ ngân sách) như: Ứng dụng Góp ý, ứng dụng Cho và Nhận, ứng dụng Kuuho, ứng dụng Da Nang Smart City, ứng dụng quản lý khai báo y tế và kiểm soát ra vào qua mã QRCode,... và đang được người dân sử dụng hiệu quả.
1. Các văn bản của Trung ương
a) Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
b) Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
c) Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
đ) Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
e) Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;
g) Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018- 2025, định hướng đến năm 2030;
h) Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
i) Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;
k) Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025;
l) Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;
m) Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
n) Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;
o) Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia.
2. Các văn bản của Thành phố
a) Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
b) Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0;
c) Chương trình số 35-CTr/TU ngày 16/12/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị;
d) Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh”;
đ) Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng;
e) Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29/12/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;
g) Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng phiên bản 2.0;
h) Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thành phố Đà Nẵng.
1. Kế thừa các kết quả đã được của ứng dụng CNTT, triển khai Chính quyền điện tử và triển khai Đề án “Xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030”; Gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, Kế hoạch thực hiện Đề án Chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025 do UBND thành phố ban hành.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình và thời gian triển các nhiệm vụ đã giao từng cơ quan, địa phương.
3. Các sản phẩm, giải pháp được triển khai đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định hiện hành và phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng phiên bản 2.0 và Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng.
Phát triển Chính quyền số để kiến tạo, tiên phong, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành, phương thức quản trị công của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố dựa trên công nghệ số và dữ liệu số, góp phần vận hành Chính quyền đô thị thuận lợi và hiệu quả hơn và có năng lực phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tới mức độ cá nhân hóa; dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đà Nẵng thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, Chính quyền số, an toàn thông tin với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như sau:
1. Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội
a) 100% thủ tục hành chính của cơ quan Đảng và đoàn thể thành phố được chuẩn hóa, ban hành công khai trên mạng và liên thông giữa các cơ quan.
b) 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 (trừ một số thủ tục hành chính có tính chất đặc thù, có quy định riêng) và 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4, có chức năng định danh, xác thực điện tử, thanh toán điện tử, được cung cấp trên nhiều nền tảng, hỗ trợ trên thiết bị di động, được thiết kế tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% dịch vụ cấp lại, cấp đổi được thực hiện ngay trong ngày.
d) Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan thành phố được cắt giảm (so với năm 2020) dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.
đ) 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công hài lòng với chất lượng dịch vụ.
e) Kết quả thủ tục hành chính phát sinh từ năm 2016 được số hóa; sử dụng ít nhất 10 loại dữ liệu số chuyên ngành để thay thế thành phần hồ sơ phải nộp trong cung cấp dịch vụ công.
g) Mỗi người dân có 01 định danh điện từ, xác thực điện tử và có kho dữ liệu số cá nhân trên hệ thống của thành phố để giao dịch, sử dụng dịch vụ công và sử dụng thông tin, tiện ích của thành phố.
2. Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
a) 100% cơ quan thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số; thiết lập và công bố 1.000 bộ dữ liệu mở để công khai cho tổ chức công dân, doanh nghiệp.
b) Tối thiểu 95% kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Góp ý thành phố được các cơ quan chức năng xử lý đúng hạn.
c) 100% dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chính sách được công khai và lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, xã hội trên Cổng/Trang Thông tin điện tử và các hệ thống thông tin của các cơ quan thành phố.
3. Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước
a) 100% cơ quan thành phố cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
b) 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan thành phố được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
c) 100% văn bản trao đổi với cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện dưới dạng điện tử, ký số và liên thông qua mạng (trừ hồ sơ văn bản thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
d) 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) và 100% kết quả thủ tục hành chính được ký số và sẵn sàng trả kết quả trên môi trường mạng cho tổ chức, công dân.
đ) 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được sử dụng báo cáo điện tử và được kết nối, tích hợp, chia sẻ; được phân tích để phục vụ chỉ đạo, điều hành.
e) 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
g) Hoàn thành nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan thành phố.
h) Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
i) Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, tập huấn, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước cho công chức viên chức được triển khai trực tuyến.
k) 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản, trong đó 50% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; 90% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo các kỹ năng số trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
l) 100% cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp thành phố đến xã, phường có hạ tầng sẵn sàng và triển khai hội họp trực tuyến.
m) Hoàn thành cơ bản chính quyền số tại 01 quận/huyện và 07 phường/xã của 07 quận/huyện (đạt ít nhất 80% điểm theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số).
4. Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội
a) 100% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình đều có địa chỉ số, tiếp cận được dịch vụ Internet băng rộng.
b) Mỗi người dân trong độ tuổi lao động đều có khả năng tiếp cận cơ hội việc làm. Mỗi người dân đều có khả năng tiếp cận các khóa học kỹ năng trực tuyến MOOC (Massive Open Online Course) góp phần nâng cao kỹ năng số của xã hội.
c) Mỗi người dân được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và có quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
d) Lĩnh vực y tế: Mỗi người dân có mã (ID) y tế duy nhất và có hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. 100% cơ sở khám chữa bệnh sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử, triển khai dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, đặt lịch khám bệnh đến bệnh viện/khoa/phòng/bác sỹ. 100% bệnh viện, trung tâm y tế công triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí trực tuyến qua mạng, đơn thuốc điện tử. 100% cơ sở y tế công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế và giá khám chữa bệnh qua mạng. Mỗi người dân có thể giám sát hành trình xe cứu thương trên ứng dụng di động, được bác sỹ theo dõi, tư vấn khi được vận chuyển trên xe cứu thương. Mỗi người dân có thể kiểm tra việc chứng nhận, đánh giá an toàn thực phẩm của các nhà hàng; truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi đối với các thực phẩm thiết yếu (thịt heo, thịt bò, thị gà, trứng,...).
đ) Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Mỗi học sinh có mã (ID) duy nhất và có hồ sơ, học bạ điện tử. Mỗi phụ huynh có thể theo dõi hồ sơ học tập con mình qua mạng, thanh toán học phí không dùng tiền mặt, qua mạng. 100% trường triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số. 100% các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học trực tuyến, áp dụng tối thiểu 20% nội dung chương trình đào tạo, triển khai thanh toán học phí trực tuyến qua mạng, triển khai học liệu số.
e) Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp: Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp đều có thể sử dụng nền tảng số, dữ liệu số phục vụ sản xuất, kinh doanh; gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế. Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng; sản phẩm nông nghiệp địa phương được kinh doanh qua mạng.
g) Lĩnh vực văn hóa - du lịch: 100% bảo tàng, di tích, điểm văn hóa, du lịch được số hóa và hiện diện trên bản đồ số để người dân, du khách có thể truy cập thuận lợi. Mỗi du khách được tư vấn, hỗ trợ trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau chuyến đi đến Đà Nẵng qua nền tảng số. 100% điểm đến du lịch triển khai thẻ vé điện tử (Thẻ du lịch thông minh, QR Code), dịch vụ du lịch thực tế ảo và dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để góp phần tạo ra ít nhất 03 sản phẩm du lịch mới cho thành phố.
h) Lĩnh vực giao thông vận tải: Mỗi người dân tham gia giao thông được biết các thông tin giao thông (kẹt xe, cấm đường,...) trên địa bàn thành phố qua nền tảng số. Mỗi người dân được biết thông tin, lựa chọn vị trí đỗ xe và thanh toán phí đậu đỗ xe qua mạng. Quản lý giao thông qua camera thông minh và điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông dựa trên dữ liệu số, hình thành “làn sóng xanh”; giám sát, điều khiển giao thông, truy vết và phát hiện vi phạm giao thông theo thời gian thực.
i) Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Mỗi người dân, doanh nghiệp tra cứu được thông tin đất đai, quỹ đất trống, quỹ đất kêu gọi đầu tư qua mạng. Nguồn nước mặt (ao, hồ), một số khu vực quan trọng của sông, biển được quan trắc tự động và cảnh báo sớm; 100% cơ sở xả nước có công suất trên 1.000m3/ngày đêm được giám sát theo thời gian thực; 100% quận, huyện có hệ thống quan trắc tự động, cảnh báo sớm về chất lượng môi trường không khí.
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
a) Rà soát, xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là tái cấu trúc, đổi mới mô hình, quy trình hoạt động kết hợp với áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội.
b) Quản lý, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc Thành phố thông minh phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và yêu cầu phát triển Chính phủ số, Thành phố thông minh.
c) Rà soát, xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các kiến trúc chuyên ngành, quy chế, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin chuyên ngành, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính quyền số, thành phố thông minh phù hợp với định hướng, chiến lược quốc gia.
d) Rà soát, tái cấu trúc quy trình hoạt động và cung cấp dịch vụ công; trong đó cung cấp dịch vụ hành chính công, thủ tục hành chính ngoài một cửa, dịch vụ sự nghiệp công (do doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công trên địa bàn thành phố cung cấp) theo hướng liên thông, đơn giản hóa qua ứng dụng công nghệ số, sử dụng dữ liệu số thay thế một số thành phần hồ sơ thủ tục hành chính phải nộp bản giấy. Từng ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý thông qua kế thừa dữ liệu số; hướng đến hình thành mô hình “một cửa bất kỳ”.
đ) Rà soát ban hành quy trình, thủ tục thống nhất, đồng bộ về tiếp nhận, xử lý ban hành văn bản trong toàn hệ thống trong cơ quan Đảng, đảm bảo xử lý hoàn toàn trên mạng, tiến tới mô hình văn phòng không giấy. Ban hành, công khai bộ thủ tục hành chính của các cơ quan Đảng thuộc Thành ủy (bao gồm cả liên thông), đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn đảng bộ thành phố, đơn giản hỏa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả xử lý và giúp các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu.
e) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí (như phí sử dụng dịch vụ khi thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính; phí đỗ xe ô tô lòng đường, hè phố,...) để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.
g) Từng ngành, địa phương triển khai rà soát, ban hành quy hoạch, tiêu chuẩn để phục vụ sử dụng công nghệ số, dữ liệu số trong kiểm tra, giám sát thường xuyên, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” theo mô hình chính quyền đô thị.
h) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), cho phép thử nghiệm, thí điểm các sản phẩm, dịch vụ số chưa được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật với điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng công nghệ về phạm vi, quy mô và mô hình hoạt động; tổ chức đánh giá kết quả thử nghiệm để làm cơ sở xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, triển khai nhân rộng.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật số
a) Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các cơ quan Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội thành phố. Triển khai cho 100% cơ quan Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng MAN thành phố để kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng; kết nối mạng Internet có quản lý. Kết nối hệ thống mạng giữa khối Đảng với khối Chính quyền và đưa vào sử dụng để trao đổi một số nội dung cần thiết nhằm phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
b) Đầu tư mở rộng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cho 100% cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp thành phố đến cấp xã, phường.
c) Triển khai mạng di động 5G và mạng truyền dẫn vô tuyến dùng riêng (LoRaWAN,...) trên địa bàn thành phố.
d) Nâng cấp, mở rộng Mạng đô thị thành phố (Mạng MAN) đến toàn bộ cơ quan đảng trực thuộc Thành ủy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu kết nối số. Kết nối, liên thông mạng truyền dẫn các ngành (Công an, Giao thông Vận tài, Thông tin và Truyền thông) để dùng chung và thống nhất 01 đầu mối quản lý, vận hành.
đ) Cải tạo, tối ưu Mạng nội bộ (Mạng LAN) các phường, xã, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ.
e) Nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu hiện có và triển khai thêm 01 trung tâm dữ liệu mới dựa trên công nghệ điện toán đám mây và kiến trúc siêu hội tụ, đạt chuẩn tối thiểu TIER III để đảm bảo năng lực lưu trữ, tính toán song song, hiệu năng cao, đảm bảo khả năng dự phòng, đáp ứng nhu cầu triển khai các ứng dụng thành phố thông minh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
g) Chuyển đổi toàn bộ hạ tầng, mạng lưới, dịch vụ của thành phố sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).
h) Đầu tư mua sắm hệ điều hành có bản quyền cho toàn bộ máy tính các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố.
i) Xây dựng Quy hoạch mạng lưới hệ thống camera giám sát trên địa bàn thành phố; bổ sung camera giám sát tại các khu vực trọng điểm, cửa ngõ ra vào thành phố; kết nối, chia sẻ, quản lý đồng bộ dữ liệu camera trên địa bàn thành phố.
k) Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) gắn kết với phát triển đô thị thông minh; xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến, thiết bị IoT và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số; kết nối chia sẻ về Nền tảng quan trắc dùng chung thành phố.
Tất cả các công trình xây dựng, đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng mới liên quan đến hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung, hợp phần thông minh, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số và kết nối mạng IoT (ví dụ: khu đô thị thông minh, tòa nhà thông minh,...), được thẩm tra, thẩm định trước khi được cấp phép, phê duyệt. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.
a) Hoàn thiện CSDL đất đai thành phố, kết nối đồng bộ với CSDL đất đai quốc gia; đưa vào sử dụng chính thức Cổng Thông tin đất đai thành phố, công khai minh bạch dữ liệu đất đai, quỹ đất trống, quỹ đất kêu gọi đầu tư phục vụ các tổ chức, công dân tra cứu, khai thác.
b) Xây dựng CSDL nền địa lý, bản đồ địa hình và CSDL chuyên ngành hạ tầng không gian địa lý thuộc phạm vi thành phố quản lý.
c) Phát triển CSDL hạ tầng đô thị, quy hoạch, xây dựng, giao thông, công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, cấp thoát nước, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, viễn thông, lưới điện... thống nhất, đồng bộ trên bản đồ nền GIS dùng chung.
d) Tiếp tục chuẩn hóa, hoàn thiện CSDL công dân, doanh nghiệp của thành phố, kết nối, đồng bộ dữ liệu từ CSDL dân cư quốc gia, CSDL đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
đ) Phát triển, làm sạch, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hiệu quả các CSDL và Phần mềm quản lý nhà nước chuyên ngành, kết nối, tích hợp với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành của Bộ ngành Trung ương thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đưa về Kho dữ liệu dùng chung thành phố chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị dùng chung và phân tích, dự báo, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công của thành phố.
e) Hoàn thiện Phần mềm CSDL và QLNN dùng chung quận huyện; phát triển Phần mềm CSDL và QLNN dùng chung phường xã.
g) Rà soát, số hóa kết quả thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý, hình thành CSDL kết quả thủ tục hành chính phục vụ cung cấp dịch vụ số.
h) Phát triển Kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố cho phép thu thập, lưu trữ, tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (có cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc), phân tích, xử lý, khai phá, hỗ trợ ra quyết định; đồng thời chia sẻ cho các cơ quan thành phố sử dụng.
i) Bổ sung, cập nhật, hoàn thiện Cổng dữ liệu mở thành phố theo các tiêu chuẩn mở trong nước và quốc tế, tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn) và Hệ tri thức Việt số hóa; thường xuyên cập nhật, cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, khai thác.
k) Đến cuối năm 2022, từng ngành, địa phương ban hành danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý của mình; hàng năm cung cấp tối thiểu 05 bộ dữ liệu mở của ngành, địa phương (dưới dạng máy có thể đọc và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng API) để công bố trên Cổng dữ liệu mở thành phố để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, khai thác và sử dụng tạo ra sản phẩm mới.
l) Từng ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và từ năm 2022 triển khai sử dụng thí điểm 01 loại dữ liệu số do đơn vị mình quản lý (dân cư, doanh nghiệp, nhân hộ khẩu, hộ tịch, đất đai, xây dựng...) để thay thế thành phần hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
4. Phát triển nền tảng số và các ứng dụng, dịch vụ số dùng chung
a) Nâng cấp, hoàn thiện nền tảng CQĐT và các ứng dụng dùng chung Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
b) Phát triển nền tảng thông tin định danh cá nhân và kho dữ liệu số của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, kết nối với Cổng Dịch vụ công trực tuyến thành phố, các hệ thống thông tin của các đơn vị như điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, công chứng,... tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác.
c) Hoàn thiện nền tảng thanh toán trực tuyến, kết nối với các nền tảng điện thoại di động (Mobile Money), mở rộng đa dạng các đối tác, hình thức thanh toán và triển khai nhân rộng cho các dịch vụ sự nghiệp công (học phí, viện phí, phí rác thải,...) và các giao dịch dân sự (thương mại điện tử, đấu giá tài sản,...).
d) Xây dựng nền tảng tích hợp, quản lý thiết bị IoT (IoT Platform), nền tảng quản lý video (VMS), nền tảng phân tích dữ liệu thông minh (AI Platform), sử dụng các công nghệ nhận dạng, học máy, khai phá dữ liệu,... phục vụ phân tích dữ liệu, cảnh báo sớm, dự báo, hỗ trợ ra quyết định.
đ) Nâng cấp, hoàn thiện App Da Nang Smart City như một nền tảng ứng dụng di động duy nhất để cung cấp đa dịch vụ, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp; hạn chế phát triển nhiều app mobile.
e) Triển khai phần mềm hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp kết nối và liên thông giữa các cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền nhằm tạo sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
g) Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công thành phố theo bướng cung cấp dịch vụ số, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số và các hệ thống quy mô quốc gia cần thiết khác; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, tối ưu hoá trải nghiệm, mang lại sự thuận tiện cho người dùng.
h) Phát triển các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân và theo các sự kiện trong cuộc đời, người dân chỉ cung cấp thông tin một lần; tận dụng sức mạnh của công nghệ số để phát triển các dịch vụ số mới, đồng thời cắt giảm một số dịch vụ không cần thiết. Triển khai các nội dung khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trước hết xem xét giảm chi phí và thời gian khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến.
i) Triển khai các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, góp ý, phản biện, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.
k) Xây dựng Hệ thống quản lý, chia sẻ dữ liệu số hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố, giúp người dân quản lý, lưu trữ dữ liệu điện tử của mình, cung cấp chia sẻ với các cơ quan nhà nước, hạn chế việc sử dụng văn bản giấy và cung cấp lặp lại thông tin cho các cơ quan nhà nước.
l) Hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chi tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị, kết hợp trình diễn hiển thị (Dashboard) bằng biểu đồ, sơ đồ, tự động hóa công tác báo cáo, thống kê để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan thành phố.
m) Hình thành Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh (Trung tâm IOC) để thực hiện quản lý, điều hành tập trung, đa nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị.
n) Triển khai, đưa vào sử dụng Trung tâm tích hợp kiểm soát khả năng phục hồi đô thị xanh và thông minh (Trung tâm ENSURE) từ nguồn viện trợ không hoàn lại của KOICA Hàn Quốc.
o) Áp dụng công nghệ số mới như phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR),... trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số chuyên ngành
a) Lĩnh vực y tế:
- Thiết lập Trung tâm dữ liệu ngành y tế phục vụ triển khai các hệ thống ứng dụng y tế thông minh.
- Chuẩn hóa, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân và mã định danh y tế theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế; công khai cho người dân tra cứu, theo dõi.
- Đến năm 2023 các bệnh viện hạng I, đến năm 2025 các bệnh viện hạng II, đến năm 2028 các bệnh viện còn lại triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí trực tuyến qua mạng, đơn thuốc điện tử.
- Hình thành thí điểm bệnh viện thông minh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định liên quan.
- Triển khai các nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa, cho phép theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Xây dựng Hệ thống CSDL ngành y tế, kết nối với các hệ thống thông tin, phần mềm quản lý bệnh viện, phân tích dữ liệu (khám chữa bệnh, thuốc, nhân lực, trang thiết bị y tế...) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
- Hoàn thiện Hệ thống quản lý khai báo y tế điện tử và kiểm soát ra vào qua mã QRCode, camera nhận dạng.
- Hoàn thành Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1 và 2 trong giai đoạn 2020-2025; sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng truy xuất nguồn gốc thực phẩm quốc gia; cho phép công dân, khách du lịch đánh giá, gắn sao các cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.
b) Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
- Hoàn thiện CSDL ngành giáo dục và hồ sơ học bạ điện tử theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng Trung tâm học liệu ngành giáo dục và đào tạo; số hóa, xây dựng tài nguyên học liệu, giáo trình, bài giảng điện tử, chia sẻ dùng chung tài nguyên học liệu.
- Phát triển Hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến dùng chung toàn thành phố.
- Triển khai dạy và học trực tuyến; ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước khi đến lớp học.
- Triển khai thanh toán học phí, lệ phí trực tuyến qua mạng cho tất cả các trường học các cấp trên địa bàn thành phố.
- Triển khai mạng lưới thiết bị IoT (cảm biến, camera,..) tại các trường để theo dõi, giám sát tình hình an ninh, môi trường và các hoạt động liên quan để phát hiện, cảnh báo sớm, xử lý kịp thời.
- Hình thành thí điểm mô hình lớp học thông minh thông qua ứng dụng các công nghệ trình chiếu, multimedia, thực tại ảo...
c) Lĩnh vực giao thông vận tải:
- Đầu tư xây dựng Hệ thống giám sát điều khiển giao thông thông minh phục vụ công tác quản lý, giám sát giao thông theo thời gian thực, phát hiện và xử lý vi phạm giao thông, điều khiển tự động, tạo làn sóng xanh, cung cấp thông tin giao thông trực tuyến cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, quy hoạch, chiến lược tổ chức giao thông thông minh trên địa bàn thành phố; kết nối, tích hợp với Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh.
- Số hóa toàn bộ hạ tầng giao thông trên bản đồ số GIS phục vụ công tác xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông, chia sẻ cho các cơ quan có liên quan khai thác sử dụng.
- Triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát đỗ xe thông minh.
- Xây dựng Hệ thống giám sát và thu phí nội đô.
- Tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng hệ thống giám sát hạ tầng giao thông bằng camera.
- Tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng hệ thống điều khiển đèn tín hiệu điều khiển giao thông theo thời gian thực qua hệ thống camera đo, đếm lưu lượng giao thông.
- Xây dựng hệ thống quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố qua thiết bị giám sát hành trình.
- Đến cuối năm 2025 tất cả phương tiện giao thông công cộng do thành phố quản lý triển khai các phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.
- Triển khai Cổng thông tin giao thông trực tuyến và ứng dụng di động cho hệ thống giao thông công cộng, cho phép người dân tra cứu thông tin các tuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định, và đặt vé qua mạng hoặc nạp tiền vào tài khoản thẻ để thanh toán không dùng tiền mặt.
d) Lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng các trạm quan trắc môi trường, hình thành mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường (nước, không khí) tự động, theo thời gian thực; phân tích dữ liệu quan trắc để cảnh báo sớm và phục vụ chỉ đạo, điều hành.
- Số hóa, xây dựng CSDL các cơ sở xả thải, nguồn thải và các đánh giá tác động môi trường trên địa bàn thành phố; chia sẻ dữ liệu, thông tin dùng chung, phục vụ giám sát.
- Số hóa quy trình thu gom rác, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và xây dựng hệ thống quản lý giám sát thu gom rác thải theo thời gian thực và công khai cho người dân. Triển khai các dịch vụ thu gom rác quá khổ, rác độc hại, rác tái chế... thông qua môi trường mạng.
đ) Lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng hệ thống giám sát cấp nước thông minh, hệ thống giám sát thoát nước thông minh, hệ thống giám sát cây xanh, hệ thống giám sát điều khiển điện chiếu sáng công cộng.
e) Lĩnh vực an ninh trật tự:
- Hiện đại hóa Trung tâm thông tin chỉ huy an ninh trật tự kết hợp với các hệ thống camera, ứng dụng nhận dạng thông minh, tích hợp về Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh, phục vụ công tác quản lý đô thị, quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng Hệ thống cảnh báo cháy thông minh.
- Xây dựng Trung tâm huấn luyện kỹ năng an toàn cứu hộ, cứu nạn.
g) Lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư:
- Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Phần mềm quản lý, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.
- Phát triển, hoàn thiện CSDL giá tại địa phương, kết nối với CSDL quốc gia về giá.
h) Lĩnh vực công thương:
- Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án Nâng cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng, trong đó tập trung tích hợp các giải pháp về thanh toán trực tuyến, vận chuyển hàng hóa, triển lãm ảo,... tạo sự thuận lợi trong giao dịch trực tuyến và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng đến người tiêu dùng.
- Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng chợ online hỗ trợ tiểu thương các chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; Phương án triển lãm ảo hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng.
- Xây dựng CSDL bản đồ lưới điện trên nền GIS.
- Hoàn thành triển khai tự động hóa lưới điện 22kV trong năm 2021 và tiếp tục mở rộng, nâng cấp. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát quá trình cung cấp, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện. Triển khai các mô hình, sản phẩm, khuyến nghị áp dụng công nghệ để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
- Ứng dụng công nghệ bảo trì dựa trên tình trạng thiết bị CBM cho thiết bị điện 110kV và 22kV.
- Triển khai các dịch vụ điện trực tuyến, cấp điện trung áp liên thông một cửa trên Cổng dịch vụ công của thành phố, góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Triển khai áp dụng công nghệ số để phát hiện kịp thời chạm chập, rò rỉ điện, chủ động cung cấp thông tin sử dụng điện đến khách hàng (qua email, SMS, Zalo...) khi có bất thường.
i) Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
- Triển khai, đưa vào sử dụng Hệ thống giám sát tàu thuyền.
- Xây dựng Hệ thống giám sát rừng.
- Ứng dụng công nghệ số trong quản lý công trình thủy lợi, quản lý phòng chống thiên tai, quản lý nâng cao năng lực của hệ thống khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi, từng bước nâng cấp tự động hóa, bảo đảm phục vụ công tác quản lý, vận hành phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống lũ, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
k) Lĩnh vực văn hóa và thể thao:
- Triển khai chuyển đổi số, khởi tạo và tối ưu hóa nội dung sự kiện văn hóa - thể thao trên nền tảng mạng xã hội.
- Tổng hợp dữ liệu cơ sở, số hoá và tái cấu trúc bản đồ số địa điểm, kết nối quản lý các sự kiện văn hóa - thể thao trên địa bàn thành phố.
- Số hóa, hoàn thiện, tối ưu CSDL và Phần mềm QLNN chuyên ngành Văn hóa và Thể thao, kết nối, chia sẻ về Kho dữ liệu dùng chung thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, công nghệ tương tác trải nghiệm 3D và các công nghệ trình diễn mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn của các điểm đến, sự kiện văn hóa, giải trí dành cho nhân dân địa phương và du khách.
- Khuyến khích, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code...) tại các điểm đến, sự kiện văn hóa và thể thao.
- Hình thành hệ thống thư viện số thành phố, xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động thông minh cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên, thông tin của thư viện thành phố mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
l) Lĩnh vực du lịch
- Số hóa, xây dựng bản đồ số toàn bộ điểm đến, địa điểm, sản phẩm du lịch của thành phố.
- Xây dựng CSDL ngành du lịch.
- Xây dựng hệ thống giám sát du lịch thông minh.
- Phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch trên thiết bị di động thông minh thông qua công nghệ chuyển đổi giọng nói giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng khác.
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiêm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn của các điểm đến du lịch đối với du khách, hình thành các sản phẩm du lịch mới.
- Triển khai ứng dụng theo hướng tất cả dịch vụ du lịch trong một ứng dụng, hỗ trợ khách du lịch trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau chuyến đi (đặt phòng, tour du lịch, vé tham quan, thuê xe vận chuyển, vé máy bay; mua các dịch vụ du lịch trực tuyến,...); kết nối Cổng Góp ý và các hệ thống khác nhằm tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch; kết nối với Cổng thanh toán trực tuyến thành phố và các nền tảng thanh toán trực tuyến, mua vé trực tuyến khác.
- Triển khai Thẻ du lịch thông minh gắn với cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ, tiện ích cho du khách.
- Xây dựng hệ thống quản lý thông minh trên bán đảo Sơn Trà, ứng dụng công nghệ nhận dạng, định vị, truy vết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát du khách tham quan, hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
- Khuyến khích, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code...) tại các điểm đến văn hóa, du lịch.
- Triển khai mô hình “Chợ du lịch trực tuyến” (Online Travel Mart) để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối, giao dịch kinh doanh và tổ chức mua bán trực tuyến dịch vụ phục vụ du lịch với khách hàng.
m) Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội:
- Triển khai, đưa vào sử dụng CSDL giáo dục nghề nghiệp; triển khai Chương trình chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai, đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động và dự báo nhu cầu lao động.
n) Lĩnh vực tư pháp:
- Tạo lập CSDL hộ tịch điện tử thành phố kết nối đồng bộ với Hệ thống CSDL hộ tịch điện tử quốc gia.
- Kết nối, tích hợp dữ liệu đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp và đăng ký hộ tịch giữa Phần mềm một cửa điện tử thành phố với Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.
- Nâng cấp, hoàn thiện CSDL công chứng.
o) Lĩnh vực nội vụ:
- Triển khai số hóa, hoàn thiện CSDL CBCCVC thành phố, kết nối với CSDL quốc gia về CBCCVC; triển khai sơ yếu lý lịch điện tử.
- Triển khai số hóa hồ sơ, dữ liệu thi đua - khen thưởng toàn thành phố.
- Xây dựng và nâng cấp phân hệ tiếp nhận và xử lý hồ sơ các lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu theo Đề án được phê duyệt; chuẩn hóa quy trình và triển khai cung cấp trực tuyến đối với dịch vụ sự nghiệp công.
- Xây dựng phân hệ lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ công việc trên Phần mềm một cửa điện tử.
- Triển khai đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức viên chức qua hình thức trực tuyến.
p) Lĩnh vực thanh tra:
- Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Hệ thống CSDL thanh tra, khiếu nại, tố cáo của thành phố, mở rộng cho các cơ quan khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể; đảm bảo liên thông trong kết nối giữa cơ quan Đảng và chính quyền để phục vụ kiểm tra, giải quyết đơn thư của tổ chức, công dân, thống kê báo cáo thông qua môi trường số.
- Mỗi ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình và triển khai hoạt động kiểm tra thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của ngành, địa phương mình quản lý.
q) UBND các quận, huyện, phường, xã:
- Vận hành, khai thác Trung tâm giám sát điều hành thông minh quận huyện; kết nối, tích hợp về Trung tâm IOC thành phố.
- Xây dựng Quận thông minh tại quận Liên Chiểu theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 06/7/2020 và Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 07/7/2021.
- Thí điểm triển khai chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quản lý trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
- Xây dựng trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các quận, huyện.
- Triển khai chuyển đổi số tại các quận, huyện, phường, xã.
a) Triển khai Hệ thống phòng chống mã độc tập trung đáp ứng quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (Security Operation Center - SOC) kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia, Hệ thống an ninh mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia.
c) Thường xuyên giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, ngăn chặn kịp thời các sự cố tấn công an toàn thông tin trên địa bàn thành phố.
d) Thường xuyên rà soát, xác định, xây dựng và trình phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của thành phố.
đ) Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
e) Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập thực chiến an toàn, an ninh mạng trên địa bàn thành phố.
g) Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Hệ thống Trung tâm công nghệ cao phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
h) Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội nhằm cảnh báo sớm và xử lý, ngăn chặn khủng hoảng truyền thông.
i) Thiết lập mạng lưới kết nối các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin trên địa bàn thành phố và quốc gia nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ xử lý sự cố an toàn thông tin; tích cực tham gia các chiến dịch bảo đảm an toàn thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động; tham gia vào Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối.
a) Hàng năm triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Đưa nội dung đào tạo về kỹ năng số vào chương trình đào tạo quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
d) Kiện toàn và nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ công tác tham mưu, tư vấn, quản lý vận hành hệ thống chính quyền số, hệ thống điều hành thông minh.
d) Bổ sung nội dung phổ cập, giới thiệu, đào tạo kỹ năng số và an toàn thông tin vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số; thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.
đ) Tăng cường thu hút chuyên gia công nghệ số, nhân lực CNTT chất lượng cao, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn đến đầu tư, làm việc tại thành phố Đà Nẵng; ưu tiên tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, thị giác máy tính, điện toán đám mây, an toàn thông tin...
1. Truyền thông, chuyển đổi nhận thức
a) Các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiên phong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý nhà nước, vận động quần chúng ứng dụng công nghệ số tương tác với chính quyền trên môi trường số thông suốt, hiệu quả, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng sản phẩm, góp ý, hiến kế, phản biện về chuyển đổi số.
b) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cam kết đổi mới, gương mẫu ứng dụng công nghệ số, trực tiếp chủ trì lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố về kết quả xây dựng Chính quyền số trong ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
c) Mỗi đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức là công dân số xung kích, gương mẫu trong ứng dụng công nghệ số để hướng dẫn và lan tỏa.
d) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, kết quả về Chính quyền điện tử/Chính quyền số, Thành phố thông minh, chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng và các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ trong triển khai thực hiện.
đ) Tổ chức hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số của Thành phố. Trong đó ưu tiên chương trình đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân đưa lên Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố; Cổng đào tạo trực tuyến thành phố và các phương tiện thông tin điện tử khác để người dân dễ dàng tiếp cận, học tập.
e) Định kỳ hàng năm tổ chức tôn vinh dịch vụ công chất lượng nhất, dịch vụ công thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất, cơ quan nhà nước vận hành tối ưu nhất, vấn đề phát triển kinh tế xã hội đã giải quyết có kết quả đột phá nhất và cơ quan thành phố phát triển Chính quyền số tốt nhất.
b) Tranh thủ các chương trình, dự án, nguồn vốn của Trung ương về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh.
c) Tăng cường huy động nguồn lực doanh nghiệp qua hình thức thuê dịch vụ CNTT, đối tác công tư (PPP); huy động các nguồn vốn vay ODA, tài trợ không hoàn lại trong phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh.
d) Khuyến khích phát triển và áp dụng các ứng dụng, dịch vụ thông minh có thu phí với hình thức phù hợp (ví dụ: ứng dụng thu phí đỗ xe trực tuyến, thu phí sử dụng dữ liệu của cơ quan nhà nước,...) và khuyến khích người dân sử dụng (không bắt buộc) nhằm tạo thêm nguồn kinh phí tái đầu tư cho các dự án, ứng dụng thông minh khác.
3. Hợp tác giũa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
a) Các ngành, địa phương nghiên cứu, đặt hàng cho các doanh nghiệp công nghệ số để giải quyết các bài toán mới trong ngành, địa phương mình phụ trách. Doanh nghiệp công nghệ số địa phương nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh, trước hết là khuyến khích các cơ chế, chính sách về thuê dịch vụ, hợp tác theo hình thức đối tác công tư, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp,...
b) Khuyến khích xã hội hóa các doanh nghiệp công nghệ xây dựng các ứng dụng thông minh phục vụ cộng đồng (ví dụ: ứng dụng Cho và Nhận, ứng dụng Cứu hộ,...).
c) Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng lưới bưu chính công ích và ứng dụng của doanh nghiệp (ví dụ: thanh toán trực tuyến,...).
d) Liên kết, hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học để giới thiệu, lựa chọn, tư vấn, đánh giá các đề xuất, mô hình, giải pháp công nghệ trong triển khai các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
4. Nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi
a) Lựa chọn ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng bứt phá mạnh mẽ như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớ, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường,... Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số thành phố nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính quyền số.
b) Ưu tiên các đề tài nghiên cứu ứng dụng có kết quả, sản phẩm phù hợp với định hướng xây dựng chính quyền số, thành phố thông minh; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho chuyển đổi số, chú trọng các nhiệm vụ có kinh phí đối ứng của doanh nghiệp.
c) Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ Make in Da Nang/Viet Nam trong các hệ thống Chính quyền số, Thành phố thông minh.
d) Mở các nền tảng số của thành phố tạo thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp công nghệ số có thể tham gia phát triển các dịch vụ kinh tế số, xã hội số.
đ) Khuyến khích các hình thức hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực của nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm xây dựng, vận hành các hệ thống Chính quyền số, Thành phố thông minh.
Chủ động hợp tác, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế (Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN, Tổ chức các thành phố thông minh bền vững thế giới WeGO,...), đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các quốc gia, thành phố trong khu vực và trên thế giới, các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao mô hình, giải pháp, huy động nguồn lực trong xây dựng Chính quyền số, Thành phố thông minh, đồng thời quảng bá, giới thiệu, tạo thị trường cho các sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp thành phố.
Danh mục phân công trách nhiệm triển khai mục tiêu, chỉ tiêu chi tiết tại Phụ lục I và Danh mục phân công trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch.
VII. LỘ TRÌNH, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: nguồn kinh phí sự nghiệp CNTT và các sự nghiệp chuyên ngành khác hàng năm; nguồn kinh phí Đề án xây dựng thành phố thông minh và Đề án Chuyển đổi số bố trí trong Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025; nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên khác của thành phố; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, nguồn vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tại thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, căn cứ tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi theo quy định hiện hành, các cơ quan lập dự toán chi tiết gửi Sở Thông tin và Truyền thông để kiểm tra, rà soát các nhiệm vụ chi nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp và tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (vốn chi đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (vốn chi thường xuyên) xem xét, tổng hợp báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng
a) Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Kế hoạch; quyết định cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các bên liên quan để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị.
b) Quản lý tình hình triển khai, xem xét và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
c) Chỉ đạo xây dựng, ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng về Chính quyền số của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và công bố kết quả xếp hạng, công khai trực tuyến các chỉ số phát triển Chính quyền số và kết quả đánh giá xếp hạng của các cơ quan, địa phương.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố tình hình, kết quả thực hiện.
b) Tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số của các cơ quan, đơn vị, địa phương, thẩm định, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với vốn chi đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (đối với vốn chi thường xuyên) kiểm tra, báo cáo UBND thành phố, trình HĐND thành phố phê duyệt.
c) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc đảm bảo thiết kế kỹ thuật của các hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu của Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc Thành phố thông minh; thẩm định sự phù hợp của các chương trình, dự án với Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc Thành phố thông minh.
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc thành phố thông minh; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.
đ) Theo dõi, giám sát, đo lường, đánh giá kết quả triển khai, hiệu quả các dự án đầu tư của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
e) Tổ chức triển khai đánh giá, xếp hạng kết quả xây dựng Chính quyền số của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố.
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển Chính quyền số trong các cơ quan khối Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, gắn với triển khai Đề án Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 202526.
4. Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND thành phố hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện cải cách hành chính; sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số cải cách hành chính theo hướng gắn kết chặt chẽ với Chính quyền số
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đưa Chính quyền số trở thành công cụ đắc lực trong triển khai mô hình Chính quyền đô thị.
c) Tham mưu UBND thành phố về các cơ chế, chính sách thu hút, bố trí nguồn nhân lực CNTT cho các cơ quan nhà nước để tham mưu, quản lý và vận hành hệ thống Chính quyền số, thành phố thông minh, bảo đảm an toàn thông tin.
d) Đưa vào đánh giá thi đua khen thưởng trách nhiệm người đứng đầu về kết quả triển khai xây dựng Chính quyền số trong ngành, địa phương mình phụ trách.
a) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND thành phố về việc cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút, kêu gọi các nguồn vốn ngoài ngân sách như vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài trợ nước ngoài, vốn ODA, hợp tác công tư (PPP) để kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện các dự án phát triển ứng dụng CNTT từ nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách thành phố.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để tham mưu UBND thành phố về các cơ chế, chính sách thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách phí để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số và người dân tham gia sử dụng các ứng dụng, dịch vụ này.
8. Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã và các đơn vị liên quan
a) Chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch này; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thực hiện các dự án liên ngành, liên vùng, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, liên thông.
c) Tích cực triển khai các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số, đảm bảo tuân thủ theo Khung Kiến trúc, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư dự án.
d) Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung; các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tìm phương án giải quyết, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định. Định kỳ trước ngày 10/12 hàng năm báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch./.
STT |
Các chỉ tiêu, mục tiêu |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện - hoàn thành |
Ghi chú |
1 |
Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội |
|
|
|
|
a |
100% thủ tục hành chính của cơ quan Đảng và đoàn thể thành phố được chuẩn hóa, ban hành công khai trên mạng và liên thông giữa các cơ quan |
Văn phòng Thành ủy |
- Các cơ quan Đảng; - Sở TT&TT, Sở Nội vụ; |
2022-2025 |
|
b |
100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 (trừ một số thủ tục hành chính có tính chất đặc thù, có quy định riêng) và 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4, có chức năng định danh, xác thực điện tử, thanh toán điện tử, được cung cấp trên nhiều nền tảng, hỗ trợ trên thiết bị di động, được thiết kế tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% dịch vụ cấp lại, cấp đổi được thực hiện ngay trong ngày |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
- Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND thành phố |
2022-2025 |
|
c |
Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
- Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND thành phố |
2022-2025 |
|
d |
Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan thành phố được cắt giảm (so với năm 2020) dựa trên công nghệ số và dữ liệu số |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
- Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND thành phố |
2022-2025 |
|
đ |
100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công hài lòng với chất lượng dịch vụ |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
- Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND thành phố |
2022-2025 |
|
e |
Kết quả thủ tục hành chính phát sinh từ năm 2016 được số hóa; sử dụng ít nhất 10 loại dữ liệu số chuyên ngành để thay thế thành phần hồ sơ phải nộp trong cung cấp dịch vụ công |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
- Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND thành phố |
2022-2025 |
|
g |
Mỗi người dân có 01 định danh điện tử, xác thực điện tử và có kho dữ liệu số cá nhân trên hệ thống của Thành phố để giao dịch, sử dụng dịch vụ công và sử dụng thông tin, tiện ích của thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
2 |
Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội |
|
|
|
|
a |
100% cơ quan thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số; thiết lập và công bố 1.000 bộ dữ liệu mở để công khai cho tổ chức công dân, doanh nghiệp |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
b |
Tối thiểu 95% kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Góp ý thành phố được các cơ quan chức năng xử lý đúng hạn |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
c |
100% dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chính sách được công khai và lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, xã hội trên Cổng Thông tin điện tử thành phố và các hệ thống thông tin của các cơ quan thành phố |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
3 |
Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước |
|
|
|
|
a |
100% cơ quan thành phố cung cấp dịch vụ 24/7 sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
b |
100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan thành phố được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
c |
100% văn bản trao đổi với cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện dưới dạng điện tử, ký sổ và liên thông qua mạng (trừ hồ sơ văn bản thuộc phạm vi bí mật nhà nước) |
Văn phòng Thành ủy |
- Các cơ quan Đảng; - Sở TT&TT, Sở Nội vụ; |
2022-2025 |
|
d |
100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) và 100% kết quả thủ tục hành chính được ký số và sẵn sàng trả kết quả trên môi trường mạng cho tổ chức, công dân |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ; |
2022-2025 |
|
đ |
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được sử dụng báo cáo điện tử và được kết nối, tích hợp, chia sẻ; được phân tích để phục vụ chỉ đạo, điều hành |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
e |
100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ |
2022-2025 |
|
g |
Hoàn thành nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan thành phố |
Sở TT&TT |
|
2022-2025 |
|
h |
Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý |
-Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
i |
Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, tập huấn, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước cho công chức viên chức được triển khai trực tuyến |
Sở Nội vụ |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
k |
100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản, trong đó 50% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; 90% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo các kỹ năng số trong thực hiện nhiệm vụ được giao |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ |
2022-2025 |
|
l |
100% cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp thành phố đến xã, phường có hạ tầng sẵn sàng và triển khai hội họp trực tuyến |
Sở TT&TT |
- Các cơ quan Đảng; - Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
m |
Hoàn thành cơ bản chính quyền số tại 01 quận/huyện và 07 phường/xã của 07 quận/huyện (đạt ít nhất 80% điểm theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số) |
UBND quận huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
4 |
Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội |
|
|
|
|
a |
100% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình đều có địa chỉ số, tiếp cận được dịch vụ Internet băng rộng |
Sở TT&TT |
Các doanh nghiệp TT&TT |
2022-2025 |
|
b |
- Mỗi người dân trong độ tuổi lao động đều có khả năng tiếp cận cơ hội việc làm |
Sở LĐTBXH |
|
2022-2025 |
|
- Mỗi người dân đều có khả năng tiếp cận các khóa học kỹ năng trực tuyến MOOC (Massive Open Online Course) góp phần nâng cao kỹ năng số của xã hội |
Sở TT&TT |
|
2022-2025 |
|
|
c |
Mỗi người dân được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và có quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số được bảo vệ theo quy định của pháp luật |
Công an thành phố |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
d |
Lĩnh vực y tế: |
|
|
|
|
|
+ Mỗi người dân có mã (ID) y tế duy nhất và có hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân; + 100% cơ sở khám chữa bệnh sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử, triển khai dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, đặt lịch khám bệnh đến bệnh viện/khoa/phòng/bác sỹ; + 100% bệnh viện, trung tâm y tế công triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phi trực tuyến qua mạng, đơn thuốc điện tử. + 100% cơ sở y tế công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế và giá khám chữa bệnh qua mạng. + Mỗi người dân có thể giám sát hành trình xe cứu thương trên ứng dụng di động, được bác sỹ theo dõi, tư vấn khi được vận chuyển trên xe cứu thương |
Sở Y tế |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
- |
Mỗi người dân có thể kiểm tra việc chứng nhận đánh giá an toàn thực phẩm của các nhà hàng; truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi đối với các thực phẩm thiết yếu (thịt heo, thịt bò, thị gà, trứng,…) |
BQL ATTP |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
đ |
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: + Mỗi học sinh có mã (ID) duy nhất và có hồ sơ, học bạ điện tử. + Mỗi phụ huynh có thể theo dõi hồ sơ học tập con mình qua mạng, thanh toán học phí không dùng tiền mặt, qua mạng. + 100% trường triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số. + 100% các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học trực tuyến, áp dụng tối thiểu 20% nội dung chương trình đào tạo, triển khai thanh toán học phí trực tuyến qua mạng, triển khai học liệu số |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
e |
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp: |
|
|
|
|
- |
Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp đều có thể sử dụng nền tảng số, dữ liệu số phục vụ sản xuất, kinh doanh; gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế. |
Sở Công Thương |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
- |
Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng; sản phẩm nông nghiệp địa phương được kinh doanh qua mạng |
Sở NN&PTNT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
g |
Lĩnh vực văn hóa - du lịch: 100% bảo tàng, di tích, điểm văn hóa, du lịch được số hóa và hiện diện trên bản đồ số để người dân, du khách có thể truy cập thuận lợi. Mỗi du khách được tư vấn, hỗ trợ trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau chuyến đi đến Đà Nẵng qua nền tảng số. 100% điểm đến du lịch triển khai thẻ vé điện tử (Thẻ du lịch thông minh, QR Code), dịch vụ du lịch thực tế ảo và dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để góp phần tạo ra ít nhất 03 sản phẩm du lịch mới cho thành phố |
Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
h |
Lĩnh vực giao thông vận tải: Mỗi người dân tham gia giao thông được biết các thông tin giao thông (kẹt xe, cấm đường,...) trên địa bàn thành phố qua nền tảng số. Mỗi người dân được biết thông tin lựa chọn vị trí đỗ xe và thanh toán phí đậu đo xe qua mạng. Quản lý giao thông qua camera thông minh và điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông dựa trên dữ liệu số, hình thành “làn sóng xanh”; giám sát, điều khiển giao thông, truy vết và phát hiện vi phạm giao thông theo thời gian thực |
Sở Giao thông Vận tải |
Sở TT&TT, Sở Xây dựng |
2022-2025 |
|
i |
Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Mỗi người dân doanh nghiệp tra cứu được thông tin đất đai quy đất trống, quỹ đất kêu gọi đầu tư qua mạng. Nguồn nước mặt (ao, hồ), một số khu vực quan trọng của sông, biển được quan trắc tự động và cảnh báo sớm; 100% cơ sở xả nước có công suất trên 1.000m3/ngày đêm được giám sát theo thời gian thực; 100% quận, huyện có hệ thống quan trắc tự động, cảnh báo sớm về chất lượng môi trường không khí |
Sở TN&MT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nhiệm vụ, giải pháp |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện - hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Hoàn thiện cơ chế chính sách |
|
|
|
|
1 |
Rà soát, xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền nhằm thúc đẩy chuyển đổi số |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
|
2022-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
2 |
Quản lý, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc Thành phố thông minh |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
3 |
Rà soát, xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các kiến trúc chuyên ngành, quy chế, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin chuyên ngành, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính quyền số, thành phố thông minh |
Các sở, ban, ngành |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
4 |
Rà soát, tái cấu trúc quy trình hoạt động và cung cấp dịch vụ công theo hướng liên thông, đơn giản hóa qua ứng dụng công nghệ số, sử dụng dữ liệu số thay thế một số thành phần hồ sơ thủ tục hành chính phải nộp bản giấy. Từng ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý thông qua kế thừa dữ liệu số; hướng đến hình thành mô hình “một cửa bất kỳ” |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
|
2022-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
5 |
Rà soát ban hành quy trình, thủ tục thống nhất, đồng bộ về tiếp nhận, xử lý ban hành văn bản trong toàn hệ thống trong cơ quan Đảng, đảm bảo xử lý hoàn toàn trên mạng, tiến tới mô hình văn phòng không giấy. Ban hành, công khai bộ thủ tục hành chính của các cơ quan Đảng thuộc Thành ủy (bao gồm cả liên thông). |
VPTU |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ |
2022 |
|
6 |
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí (như phí sử dụng dịch vụ khi thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính; phí đỗ xe ô tô lòng đường, hè phố,...) để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số |
STC |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
7 |
Từng ngành, địa phương triển khai rà soát, ban hành quy hoạch, tiêu chuẩn để phục vụ sử dụng công nghệ số, dữ liệu số trong kiểm tra, giám sát thường xuyên, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” theo mô hình chính quyền đô thị |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
|
2022-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
8 |
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) |
Sở TT&TT, Sở KHCN |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
II |
Phát triển hạ tầng kỹ thuật số |
|
|
|
|
1 |
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các cơ quan Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội thành phố |
VPTU |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
Theo Đề án cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng tại Quyết định số 13140- QĐ/TU và Chương trình ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể tại Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 26/01/2022 |
2 |
Đầu tư mở rộng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cho 100% cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp thành phố đến cấp xã, phường |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2023 |
|
3 |
Triển khai mạng di động 5G và mạng truyền dẫn vô tuyến dùng riêng (LoRaWAN,...) trên địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
Các doanh nghiệp CNTT, viễn thông |
2022-2025 |
|
4 |
Nâng cấp, mở rộng Mạng đô thị thành phố (Mạng MAN) |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM và Kế hoạch sự nghiệp CNTT |
5 |
Cải tạo, tối ưu Mạng nội bộ (Mạng LAN) các phường, xã |
Sở TT&TT |
- UBND các phường, xã |
2021-2023 |
Đã bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT |
6 |
Nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu hiện có và triển khai thêm 01 trung tâm dữ liệu mới |
Sở TT&TT |
|
2022-2025 |
Dự án Nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM. Đã hoàn thành thu hút thêm 01 dự án đầu tư về Trung tâm dữ liệu theo chuẩn quốc tế trong Khu CNTT tập trung Đà Nẵng |
7 |
Chuyển đổi toàn bộ hạ tầng, mạng lưới, dịch vụ của thành phố sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
8 |
Đầu tư mua sắm hệ điều hành có bản quyền cho toàn bộ máy tính các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2023 |
|
9 |
Xây dựng Quy hoạch mạng lưới hệ thống camera giám sát trên địa bàn thành phố; bổ sung camera giám sát tại các khu vực trọng điểm, cửa ngõ ra vào thành phố; kết nối, chia sẻ, quản lý đồng bộ dữ liệu camera trên địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
Công an thành phố, Sở GTVT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
10 |
Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) gắn kết với phát triển đô thị thông minh; xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến, thiết bị loT và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số |
SXD, SGTVT, SCT, STNMT, STTTT |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
III |
Phát triển dữ liệu số |
|
|
|
|
1 |
Hoàn thiện CSDL đất đai thành phố, kết nối đồng bộ với CSDL đất đai quốc gia; đưa vào sử dụng chính thức Cổng Thông tin đất đai thành phố, công khai minh bạch dữ liệu đất đai, quy đất trống, quỹ đất kêu gọi đầu tư phục vụ các tổ chức, công dân tra cứu, khai thác |
STNMT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
2 |
Xây dựng CSDL nền địa lý, bản đồ địa hình và CSDL chuyên ngành hạ tầng không gian địa lý thuộc phạm vi thành phố quản |
STNMT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
3 |
Phát triển CSDL hạ tầng đô thị, quy hoạch, xây dựng, giao thông, công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, cấp thoát nước, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, viễn thông, lưới điện... thống nhất, đồng bộ trên bản đồ nền GIS dùng chung |
SXD, STNMT, SGTVT, SNNPTNT, SCT, CATP |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
4 |
Tiếp tục chuẩn hóa, hoàn thiện CSDL công dân, doanh nghiệp của thành phố, kết nối, đồng bộ dữ liệu từ CSDL dân cư quốc gia, CSDL đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia |
Sở TT&TT |
Công an thành phố, Sở KH&ĐT |
2022-2025 |
|
5 |
Phát triển, làm sạch, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hiệu quả các CSDL và Phần mềm quản lý nhà nước chuyên ngành |
Các sở, ban, ngành |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
CSDL và phần mềm QLNN chuyên ngành đã được bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT hàng năm |
6 |
Hoàn thiện Phần mềm CSDL và QLNN dùng chung quận huyện |
UBND các quận huyện |
Sở TT&TT |
2021-2022 |
CSDL và phần mềm QLNN quận huyện đã được bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT hàng năm |
7 |
Phát triển Phần mềm CSDL và QLNN dùng chung phường xã |
Sở TT&TT |
UBND các phường, xã |
2021-2022 |
Kinh phí sự nghiệp CNTT 2021 đã bố trí tại Quyết định số 814/QD-UBND |
8 |
Rà soát, số hóa kết quả thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý, hình thành CSDL kết quả thủ tục hành chính phục vụ cung cấp dịch vụ số |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ, VP UBNDTP |
2021-2025 |
|
9 |
Phát triển Kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
10 |
Hoàn thiện Cổng dữ liệu mở |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
11 |
Từng ngành, địa phương ban hành danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý của mình; hàng năm cung cấp tối thiểu 05 bộ dữ liệu mở của ngành, địa phương |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
12 |
Từng ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và triển khai sử dụng thí điểm 01 loại dữ liệu số do đơn vị mình quản lý để thay thế thành phần hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
IV |
Phát triển nền tảng số |
|
|
|
|
1 |
Nâng cấp, hoàn thiện nền tảng CQĐT và các ứng dụng dùng chung Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
2 |
Phát triển nền tảng thông tin định danh cá nhân và kho dữ liệu số của người dân, doanh nghiệp trên, địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT |
3 |
Hoàn thiện nền tảng thanh toán trực tuyến, kết nối với các nền tảng điện thoại di động (Mobile Money), mở rộng đa dạng các đối tác, hình thức thanh toán và triển khai nhân rộng cho các dịch vụ sự nghiệp công (học phí, viện phí, phí rác thải,...) và các giao dịch dân sự (thương mại điện tử, đấu giá tài sản,...) |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
4 |
Xây dựng nền tảng IoT Platform, nền tảng quản lý video (VMS), nền tảng phân tích dữ liệu thông minh (AI Platform) |
Sở TT&TT |
|
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
5 |
Nâng cấp, hoàn thiện App Da Nang Smart City như một nền tảng ứng dụng di động cung cấp đa dịch vụ, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp |
Sở TT&TT |
|
2021-2025 |
|
6 |
Triển khai phần mềm hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp kết nối và liên thông giữa các cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền |
VPTU |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ |
2021-2025 |
|
7 |
Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công thành phố theo hướng cung cấp dịch vụ số |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
8 |
Phát triển các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân và theo các sự kiện trong cuộc đời, người dân chỉ cung cấp thông tin một lần; tận dụng sức mạnh của công nghệ số để phát triển các dịch vụ số mới, đồng thời cắt giảm một số dịch vụ không cần thiết. Triển khai các nội dung khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trước hết xem xét giảm chi phí và thời gian khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT, Sở Nội vụ, VP UBND TP |
2021-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
9 |
Triển khai các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, góp ý, phản biện, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
Nhiệm vụ thường xuyên |
10 |
Xây dựng Hệ thống quản lý, chia sẻ dữ liệu số hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố |
SNV |
Sở TT&TT, VP UBND TP |
2022-2025 |
|
11 |
Hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị, kết hợp trình diễn hiển thị (Dashboard) bằng biểu đồ, sơ đồ, tự động hóa công tác báo cáo, thống kê để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2022 |
Đã bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT |
12 |
Hình thành Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2023 |
|
13 |
Triển khai, đưa vào sử dụng Trung tâm tích hợp kiểm soát khả năng phục hồi đô thị xanh và thông minh |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
Viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc (10,5 triệu USD ~ 240 tỷ đồng) |
14 |
Áp dụng công nghệ số mới như phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR),... trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
V |
Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số chuyên ngành |
|
|
|
|
1 |
Lĩnh vực y tế |
|
|
|
|
a |
Thiết lập Trung tâm dữ liệu ngành y tế phục vụ triển khai các hệ thống ứng dụng y tế thông minh |
SYT |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
b |
Chuẩn hóa, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân và mã định danh y tế theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế |
SYT |
Sở TT&TT, các bệnh viện, cơ sở y tế |
2022-2023 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
c |
Đến năm 2023 các bệnh viện hạng I, đến năm 2025 các bệnh viện hạng II, đến năm 2028 các bệnh viện còn lại triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí trực tuyến qua mạng, đơn thuốc điện tử |
SYT |
Sở TT&TT, các bệnh viện, cơ sở y tế |
2021-2025 |
Nguồn kinh phí của các bệnh viện |
d |
Hình thành thí điểm bệnh viện thông minh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định liên quan |
SYT |
Sở TT&TT, các bệnh viện, cơ sở y tế |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
đ |
Triển khai các nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa |
SYT |
Sở TT&TT, các bệnh viện, cơ sở y tế |
2021-2025 |
|
e |
Xây dựng Hệ thống CSDL ngành y tế, kết nối với các hệ thống thông tin, phần mềm quản lý bệnh viện, phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành |
SYT |
Sở TT&TT, các bệnh viện, cơ sở y tế |
2021-2025 |
|
g |
Hoàn thiện Hệ thống quản lý khai báo y tế điện tử và kiểm soát ra vào qua mã QRCode, camera nhận dạng |
Sở TT&TT |
|
2021-2022 |
Kinh phí sự nghiệp CNTT 2021 đã bố trí tại Quyết định số 814/QĐ-UBND |
h |
Hoàn thành Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1 và 2 trong giai đoạn 2020-2025 |
BQL ATTP |
Sở TT&TT, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, phường, xã |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
2 |
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo |
|
|
|
|
a |
Hoàn thiện CSDL ngành giáo dục và hồ sơ học bạ điện tử theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2021-2023 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
b |
Xây dựng Trung tâm học liệu ngành giáo dục và đào tạo; số hóa, xây dựng tài nguyên học liệu, giáo trình, bài giảng điện tử, chia sẻ dùng chung tài nguyên học liệu |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
|
c |
Phát triển Hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến dùng chung toàn thành phố |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
|
d |
Triển khai dạy và học trực tuyến; ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước khi đến lớp học |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
|
đ |
Triển khai thanh toán học phí, lệ phí trực tuyến qua mạng cho tất cả các trường học các cấp trên địa bàn thành phố |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
Nguồn kinh phí của các trường |
e |
Triển khai mạng lưới thiết bị loT (cảm biến, camera,..) tại các trường để theo dõi, giám sát tình hình an ninh, môi trường và các hoạt động liên quan để phát hiện, cảnh báo sớm, xử lý kịp thời |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
|
g |
Hình thành thí điểm mô hình lớp học thông minh thông qua ứng dụng các công nghệ trình chiếu, multimedia, thực tại ảo... |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
3 |
Lĩnh vực giao thông vận tải |
|
|
|
|
a |
Đầu tư xây dựng Hệ thống giám sát điều khiển giao thông thông minh |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
b |
Số hóa toàn bộ hạ tầng giao thông trên bản đồ số GIS |
SGTVT |
Sở TT&TT, UBND các quận, huyện |
2022-2025 |
|
c |
Triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát đỗ xe thông minh |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
d |
Xây dựng Hệ thống giám sát và thu phí nội đô |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
đ |
Tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng hệ thống giám sát hạ tầng giao thông bằng camera |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
e |
Tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng hệ thống điều khiển đèn túi hiệu điều khiển giao thông theo thời gian thực qua hệ thống camera đo, đếm lưu lượng giao thông |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
g |
Xây dựng hệ thống quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố qua thiết bị giám sát hành trình |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
h |
Đến cuối năm 2025 tất cả phương tiện giao thông công cộng do thành phố quản lý triển khai các phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
i |
Triển khai Cổng thông tin giao thông trực tuyến và ứng dụng di động cho hệ thống giao thông công cộng |
SGTVT |
Sở TT&TT, Công an thành phố, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
4 |
Lĩnh vực tài nguyên và môi trường |
|
|
|
|
a |
Hoàn thành và đưa vào sử dụng các trạm quan trắc môi trường, hình thành mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường (nước, không khí) tự động, theo thời gian thực; phân tích dữ liệu quan trắc để cảnh báo sớm và phục vụ chỉ đạo, điều hành |
BQLDA ĐTXD hạ tầng đô thị |
Sở TNMT, Sở TT&TT, Sở Xây dựng |
2021-2022 |
|
b |
Số hóa, xây dựng CSDL các cơ sở xả thải, nguồn thải và các đánh giá tác động môi trường trên địa bàn thành phố |
STNMT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
c |
Số hóa quy trình thu gom rác, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và xây dựng hệ thống quản lý giám sát thu gom rác thải theo thời gian thực và công khai cho người dân. Triển khai các dịch vụ thu gom rác quá khổ, rác độc hại, rác tái chế... thông qua môi trường mạng |
STNMT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
5 |
Lĩnh vực xây dựng |
|
|
|
|
|
Xây dựng hệ thống giám sát cấp nước thông minh, hệ thống giám sát thoát nước thông minh, hệ thống giám sát cây xanh, hệ thống giám sát điều khiển điện chiếu sáng công cộng |
SXD |
Sở TT&TT, Sở TNMT |
2022-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
6 |
Lĩnh vực an ninh trật tự |
|
|
|
|
a |
Hiện đại hóa Trung tâm thông tin chỉ huy an ninh trật tự |
CATP |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
b |
Xây dựng Hệ thống cảnh báo cháy thông minh |
CATP |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
c |
Xây dựng Trung tâm huấn luyện kỹ năng an toàn cứu hộ, cứu nạn |
CATP |
|
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
7 |
Lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư |
|
|
|
|
a |
Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Phần mềm quản lý, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố |
SKHĐT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
b |
Phát triển, hoàn thiện CSDL giá tại địa phương, kết nối với CSDL quốc gia về giá |
STC |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
8 |
Lĩnh vực công thương |
|
|
|
|
a |
Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án Nâng cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng, trong đó tập trung tích hợp các giải pháp về thanh toán trực tuyến, vận chuyển hàng hóa, triển lãm ảo,... tạo sự thuận lợi trong giao dịch trực tuyến và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng đến người tiêu dùng. |
SCT |
Sở TT&TT |
2022-2023 |
|
b |
Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng chợ online hỗ trợ tiểu thương các chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyên; Phương án triển lãm ảo hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng |
SCT |
Sở TT&TT |
2022-2023 |
|
c |
Xây dựng CSDL bản đồ lưới điện trên nền GIS |
SCT |
Sở TT&TT, các doanh nghiệp điện lực |
2021-2022 |
Đã bố trí kinh phí trong Kế hoạch sự nghiệp CNTT 2021 |
d |
Hoàn thành triển khai tự động hóa lưới điện 22kV trong năm 2021 và tiếp tục mở rộng, nâng cấp. ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát quá trình cung cấp, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện. Triển khai các mô hình, sản phẩm, khuyến nghị áp dụng công nghệ để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng |
Điện lực Đà Nẵng |
SCT, Sở TT&TT |
2021-2023 |
|
đ |
Ứng dụng công nghệ bảo trì dựa trên tình trạng thiết bị CBM cho thiết bị điện 110kV và 22kV |
Điện lực Đà Nẵng |
SCT, Sở TT&TT |
2022-2023 |
|
e |
Triển khai các dịch vụ điện trực tuyến, cấp điện trung áp liên thông một cửa trên Cổng dịch vụ công của thành phố, góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng, nâng cao năng lực cạnh tranh |
SCT |
Sở TT&TT, các doanh nghiệp điện lực |
2022-2023 |
|
g |
Triển khai áp dụng công nghệ số để phát hiện kịp thời chạm chập, rò rỉ điện, chủ động cung cấp thông tin sử dụng điện đến khách hàng (qua email, SMS, Zalo...) khi có bất thường |
Điện lực Đà Nẵng |
SCT, Sở TT&TT |
2022-2023 |
|
9 |
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
|
|
|
a |
Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn |
SNNPTNT |
Sở TT&TT, SCT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
b |
Xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố |
SNNPTNT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2023 |
|
c |
Triển khai, đưa vào sử dụng Hệ thống giám sát tàu thuyền |
SNNPTNT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2021-2022 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
d |
Xây dựng Hệ thống giám sát rừng |
SNNPTNT |
Sở TT&TT |
2021-2022 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
đ |
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý công trình thủy lợi, quản lý phòng chống thiên tai, quản lý nâng cao năng lực của hệ thông khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi, từng bước nâng cấp tự động hóa, bảo đảm phục vụ công tác quản lý, vận hành phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống lũ, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước |
SNNPTNT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
10 |
Lĩnh vực văn hóa và thể thao |
|
|
|
|
a |
Triển khai chuyển đổi số, khởi tạo và tối ưu hóa nội dung sự kiện văn hóa - thể thao trên nền tảng mạng xã hội |
SVHTT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
b |
Tổng hợp dữ liệu cơ sở, số hoá và tái cấu trúc bản đồ số địa điểm, kết nối quản lý các sự kiện văn hóa - thể thao trên địa bàn thành phố |
SVHTT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
c |
Số hóa, hoàn thiện, tối ưu CSDL và Phần mềm QLNN chuyên ngành Văn hóa và Thể thao, kết nối, chia sẻ về Kho dữ liệu dùng chung thành phố |
SVHTT |
SỞTT&TT |
2022-2023 |
|
d |
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, công nghệ tương tác trải nghiệm 3D và các công nghệ trình diễn mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn của các điểm đến, sự kiện văn hoá, giải trí dành cho nhân dân địa phương và du khách |
SVHTT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
đ |
Khuyến khích, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code...) tại các điểm đến, sự kiện văn hóa và thể thao |
SVHTT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
e |
Hình thành hệ thống thư viện số thành phố, xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động thông minh cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên, thông tin của thư viện thành phố mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng |
SVHTT |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
II |
Lĩnh vực du lịch |
|
|
|
|
a |
Số hóa, xây dựng bản đồ số toàn bộ điểm đến, địa điểm, sản phẩm du lịch của thành phố |
SDL, SVHTT |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2021-2025 |
|
b |
Xây dựng CSDL ngành du lịch |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2021-2023 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
c |
Xây dựng hệ thống giám sát du lịch thông minh |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2021-2023 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
d |
Phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch trên thiết bị di động thông minh thông qua công nghệ chuyển đổi giọng nói giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng khác |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
đ |
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn của các điểm đến du lịch đối với du khách, hình thành các sản phẩm du lịch mới |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
e |
Triển khai ứng dụng theo hướng tất cả dịch vụ du lịch trong một ứng dụng, hỗ trợ khách du lịch trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau chuyến đi |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
g |
Triển khai Thẻ du lịch thông minh gắn với cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ, tiện ích cho du khách |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
h |
Xây dựng hệ thống quản lý thông minh trên bán đảo Sơn Trà |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
i |
Khuyến khích, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code...) tại các điểm du lịch |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
k |
Triển khai mô hình “Chợ du lịch trực tuyến” (Online Travel Mart) |
SDL |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện |
2022-2025 |
|
12 |
Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội |
|
|
|
|
a |
Triển khai, đưa vào sử dụng CSDL giáo dục nghề nghiệp; triển khai Chương trình chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ |
SLĐTBXH |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
b |
Triển khai Hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động và dự báo nhu cầu lao động |
SLĐTBXH |
Sở TT&TT |
2021-2022 |
Đã bố trí kinh phí sự nghiệp CNTT 2021 |
13 |
Lĩnh vực tư pháp |
|
|
|
|
a |
Tạo lập CSDL hộ tịch điện tử thành phố kết nối đồng bộ với Hệ thống CSDL hộ tịch điện tử quốc gia |
STP |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện phường, xã |
2021-2023 |
Đã phê duyệt dự án tại Quyết định số 3851/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 |
b |
Kết nối, tích hợp dữ liệu đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp và đăng ký hộ tịch giữa Phần mềm một cửa điện tử thành phố với Hệ thông quản lý lý lịch tư pháp và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp |
STP |
Sở TT&TT, UBND các quận huyện phường, xã |
2021 |
Đã bố trí kinh phí sự nghiệp CNTT 2021 |
c |
Nâng cấp, hoàn thiện CSDL công chứng |
STP |
Sở TT&TT |
2022-2023 |
|
14 |
Lĩnh vực nội vụ |
|
|
|
|
a |
Triển khai số hóa, hoàn thiện CSDL CBCCVC thành phố, kết nối với CSDL quốc gia về CBCCVC; triển khai sơ yếu lý lịch điện tử |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
b |
Triển khai số hóa hồ sơ, dữ liệu thi đua - khen thưởng toàn thành phố |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
c |
Xây dựng và nâng cấp phân hệ tiếp nhận và xử lý hồ sơ các lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu theo Đề án được phê duyệt; chuẩn hóa quy trình và triển khai cung cấp trực tuyến đối với dịch vụ sự nghiệp công |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2021-2022 |
|
d |
Xây dựng phân hệ lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ công việc trên Phần mềm một cửa điện tử |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2023 |
|
đ |
Triển khai đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức viên chức qua hình thức trực tuyến |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
15 |
Lĩnh vực thanh tra |
|
|
|
|
a |
Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Hệ thống CSDL thanh tra, khiếu nại, tố cáo của thành phố, mở rộng cho các cơ quan khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể; đảm bảo liên thông trong kết nối giữa cơ quan Đảng và chính quyền để phục vụ kiểm tra, giải quyết đơn thư của tổ chức, công dân, thống kê báo cáo thông qua môi trường số |
Thanh ưa TP |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2023 |
|
b |
Mỗi ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình và triển khai hoạt động kiểm tra thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của ngành, địa phương mình quản lý |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
16 |
UBND các quận, huyện, phường, xã |
|
|
|
|
a |
Vận hành, khai thác Trung tâm giám sát điều hành thông minh quận huyện; kết nối, tích hợp về Trung tâm IOC thành phố |
Các quận, huyện |
Sở TT&TT |
2022-2023 |
Trong Dự án Trung tâm IOC |
b |
Xây dựng Quận thông minh tại quận Liên Chiểu |
UBND quận Liên Chiểu |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Đã bố trí kinh phí trong Đề án xây dựng TPTM |
c |
Thí điểm triển khai chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quản lý trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn |
UBND quận Ngũ Hành Sơn |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
d |
Xây dựng trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các quận, huyện |
Các quận, huyện |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Kinh phí sự nghiệp CNTT 2021 đã bố trí tại Quyết định số 814/QD-UBND |
đ |
Triển khai chuyển đổi số tại các phường, xã |
UBND phường, xã |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
Bố trí trong kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm |
VI |
Bảo đảm an toàn thông tin |
|
|
|
|
a |
Triển khai Hệ thống phòng chống mã độc tập trung đáp ứng quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
b |
Xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (Security Operation Center - SOC) |
Sở TT&TT |
Công an thành phố |
2021-2025 |
|
c |
Thường xuyên giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, ngăn chặn kịp thời các sự cố tấn công an toàn thông tin trên địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
Thường xuyên |
|
d |
Thường xuyên rà soát, xác định, xây dựng và trình phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của thành phố |
Các sở, ban, ngành |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
đ |
Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên |
Các sở, ban, ngành |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
e |
Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập thực chiến an toàn, an ninh mạng trên địa bàn thành phố |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
g |
Tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả Hệ thống Trung tâm công nghệ cao phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao |
CATP |
Sở TT&TT |
2021-2025 |
|
h |
Triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội nhằm cảnh báo sớm và xử lý, ngăn chặn khủng hoảng truyền thông |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2021-2025 |
|
i |
Thiết lập mạng lưới kết nối các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
Thường xuyên |
|
VII |
Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
|
1 |
Hàng năm triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
2 |
Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
3 |
Đưa nội dung đào tạo về kỹ năng số vào chương trình đào tạo quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương |
SNV |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
4 |
Kiện toàn và nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ công tác tham mưu, tư vấn, quản lý vận hành hệ thống chính quyền số hệ thống điều hành thông minh |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
2022-2025 |
|
5 |
Bổ sung nội dung phổ cập, giới thiệu, đào tạo kỹ năng số và an toàn thông tin vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số |
SGDĐT |
Sở TT&TT, các trường học, cơ sở giáo dục |
2022-2025 |
|
6 |
Tăng cường thu hút chuyên gia công nghệ số, nhân lực CNTT chất lượng cao, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn đến đầu tư, làm việc tại thành phố Đà Nẵng; |
Sở TT&TT |
|
2022-2025 |
|
7 |
Ưu tiên tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, thị giác máy tính, điện toán đám mây, an toàn thông tin... |
SNV |
Sở TT&TT |
2022-2025 |
|
VIII |
Truyền thông, chuyển đổi nhận thức |
|
|
|
|
1 |
Các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiên phong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý nhà nước, vận động quần chúng ứng dụng công nghệ số tương tác với chính quyền trên môi trường số |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
2 |
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cam kết đổi mới, gương mẫu ứng dụng công nghệ số, trực tiếp chủ trì lãnh đạo, chỉ đạo triển khai |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
3 |
Mỗi đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức là công dân số xung kích, gương mẫu trong ứng dụng công nghệ số để hướng dẫn và lan tỏa |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
4 |
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, kết quả về Chính quyền điện tử/Chính quyền số, Thành phố thông minh, chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng và các phương tiện thông tin đại chúng |
Các cơ quan báo, đài |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
5 |
Tổ chức hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng cho người dân; ưu tiên chương trình đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân đưa lên Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố; Cổng đào tạo trực tuyến thành phố và các phương tiện thông tin điện tử |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã; các cơ quan báo đài |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
6 |
Định kỳ hàng năm tổ chức tôn vinh dịch vụ công chất lượng nhất, dịch vụ công thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất, cơ quan nhà nước vận hành tối ưu nhất, vấn đề phát triển kinh tế xã hội đã giải quyết có kết quả đột phá nhất và cơ quan thành phố phát triển Chính quyền số tốt nhất |
Sở TT&TT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
Thường xuyên |
|
IX |
Huy động nguồn lực |
|
|
|
|
1 |
Tranh thủ các chương trình, dự án, nguồn vốn của Trung ương về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh |
STTTT, SKHĐT |
|
Thường xuyên |
|
2 |
Tăng cường huy động nguồn lực doanh nghiệp qua hình thức thuê dịch vụ CNTT, đối tác công tư (PPP); huy động các nguồn vốn vay ODA, tài trợ không hoàn lại trong phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh |
SKHĐT |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
3 |
Khuyến khích phát triển và áp dụng các ứng dụng, dịch vụ thông minh có thu phí với hình thức phù hợp các ứng dụng, dịch vụ thông minh có thu phí với hình thức phù hợp |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
X |
Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp |
|
|
|
|
1 |
Các ngành, địa phương nghiên cứu, đặt hàng cho các doanh nghiệp công nghệ số để giải quyết các bài toán mới trong ngành, địa phương mình phụ trách |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
2 |
Khuyến khích xã hội hóa các doanh nghiệp công nghệ xây dựng các ứng dụng thông minh phục vụ cộng đồng |
STTTT |
|
Thường xuyên |
|
3 |
Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng lưới bưu chính công ích và ứng dụng của doanh nghiệp |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
4 |
Liên kết, hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học để giới thiệu, lựa chọn, tư vấn, đánh giá các đề xuất, mô hình, giải pháp công nghệ trong triển khai các chương trình, dự án phát triển Chính quyền số, Thành phố thông minh |
STTTT |
- Các sở, ban, ngành; - UBND các quận huyện, phường, xã |
Thường xuyên |
|
XI |
Nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi |
|
|
|
|
1 |
Lựa chọn ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng bứt phá mạnh mẽ. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số thành phố nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi, |
SKHCN |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
2 |
Ưu tiên các đề tài nghiên cứu ứng dụng có kết quả, sản phẩm phù hợp với định hướng xây dựng chính quyền số, thành phố thông minh; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho chuyển đổi số, chú trọng các nhiệm vụ có kinh phí đối ứng của doanh nghiệp |
SKHCN |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
3 |
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ Make in Da Nang/Viet Nam trong các hệ thống Chính quyền số, Thành phố thông minh |
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã |
Sở TT&TT |
Thường xuyên |
|
4 |
Mở các nền tảng số của thành phố tạo thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp công nghệ số có thể tham gia phát triển các dịch vụ kinh tế số, xã hội số |
STTTT |
|
Thường xuyên |
|
5 |
Khuyến khích các hình thức hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực của nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm xây dựng, vận hành các hệ thống Chính quyền số, Thành phố thông minh |
STTTT, SKHCN |
|
Thường xuyên |
|
XII |
Hợp tác quốc tế |
|
|
|
|
|
Chủ động hợp tác, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế (Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN, Tổ chức các thành phố thông minh bền vững thế giới WeGO,...), đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các quốc gia, thành phố trong khu vực và trên thế giới, các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao mô hình, giải pháp, huy động nguồn lực trong xây dựng Chính quyền số, Thành phố thông minh, đồng thời quảng bá, giới thiệu, tạo thị trường cho các sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp thành phố |
STTTT, BXTHTĐT, SNG |
|
Thường xuyên |
|
1 Bao gồm: hạ tầng viễn thông, CNTT; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng truyền thông; hạ tầng khu CNTT
2 Tại Quyết định số 13761-QĐ/TU ngày 07/7/2015
3 Quyết định số 13140-QĐ/TU ngày 10/6/2019
4 Quyết định số 5172/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND thành phố (cập nhật phiên bản Kiến trúc ban hành tại Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015).
5 Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 11/01/2O18 của UBND thành phố.
6 Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 06/7/2020 của UBND thành phố.
7 Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND thành phố.
8 Quy chế bảo đảm an toàn thông tin (Quyết định số 4159/QĐ-UBND ngày 29/12/2018), Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng (Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 10/4/2020), Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Quyết định số 3308/QĐ-UBND ngày 05/9/2020), Quy chế quản lý CSDL doanh nghiệp (Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 25/3/2021);....
9 Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố.
10 Kế hoạch 3217/KH-UBND ngày 17/5/2019 của UBND thành phố.
11 Tại Quyết định số 5544/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND thành phố và Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 21/01/2021, Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh và chuyển đổi số thành phố gồm 20 thành viên, mong đó Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban, 01 Phó Chủ tịch UBND thành phố là Phó Trưởng ban Thường trực, Thành viên là Giám đốc và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Hội Tin học và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm thành phố.
12 Ví dụ: Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, yêu cầu trạm quan trắc môi trường nước thải phải có nhà trạm, máy bơm, thùng chứa màu nước, điều hoà, báo cháy,... Trong khi đó có thể sử dụng công nghệ IoT và năng lượng mặt trời thiết lập 01 trạm có đầy đủ chức năng, giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành bảo đảm tính hiệu quả. Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán (quy định thẻ định danh, liên kết với 01 tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ,...); nên không đủ pháp lý để triển khai Dự án thẻ du lịch thông minh (dù UBND thành phố đã thông qua chủ trương triển khai, kế hoạch triển khai từ năm 2019).
13 Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 về hướng dẫn triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh
14 Thành ủy, UBND thành phố đã có chủ trương chia sẻ dữ liệu camera an ninh để phục vụ dùng chung, đặc biệt là xây dựng Trung tâm IOC; Công an thành phố vẫn chưa triển khai, đang xin ý kiến Bộ Công an.
15 Theo Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020 và Công văn số 631/THH-THHT ngày 21/5/2020 của Cục Tín học hóa về việc hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (Phiên bản 1.0).
16 Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
17 Tại Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019
18 Tình trạng này đang diễn ra với các Phần mềm hộ tịch, Phần mềm lý lịch tư pháp (Bộ Tư pháp), Quản lý đất đai ViLIS (Bộ Tài nguyên và Môi trường)...
19 Tại Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh
20 Ứng dụng cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp, gửi dề nghị giúp đỡ như sửa chữa xe máy, ô tô, hỗ trợ y tế,...; gửi kiến nghị, phản ánh với các cơ quan chính quyền (kết nối với ứng dụng Góp ý).
21 Giai đoạn đến năm 2020: Xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị; Giai đoạn đến năm 2025: Thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh; Định hướng đến năm 2030: Hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa.
22 Ứng dụng Góp ý, Cổng dữ liệu mở, Hệ thống camera giám sát giao thông, Hệ thống quan trác môi trường nước, không khí, Nền tảng dịch vụ tích hợp quan trắc môi trường, Trạm đo mưa,...
23 Tại Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 của Bộ TT&TT
24 Tỉnh Quảng Nam năm 2019 là 56,7 tỷ đồng; tỉnh Đắk Lắk năm 2020 là 59 tỷ đồng; tỉnh Bình Phước năm 2020 là 120 tỷ đồng; tỉnh Bắc Ninh năm 2019 là 576,5 tỷ đồng, năm 2020 là 500 tỷ đồng,...
25 Nghị quyết số 164/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành phố về danh mục các dự án trọng điểm, động lực giai đoạn 2016-2020
26 Quyết định số 13140-QĐ/TU ngày 10/6/2019
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.