ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2005/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 22 tháng 9 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH BỔ SUNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 21/2004/QĐ-UB ngày 02/04/2004 của UBND tỉnh Bình Phước về việc vận dụng thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp tạm thời đốì với CBCNV làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng;
Thực hiện Công văn số 71/TTg-NN ngày 18/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung cơ chế chính sách thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 563/BC-SKHĐT ngày 26/8/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1/ Đối tượng được hưởng:
a/ Các Cán bộ, Công nhân viên (CNV) trực tiếp tham gia bảo vệ rừng ở các đơn vị Lâm nghiệp trên địa bàn tĩnh như sau:
- Lâm trường quốc doanh (doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích).
- Vườn Quốc gia.
- Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Ban quản lý rừng phòng hộ.
b/ Kiểm Lâm phụ trách địa bàn xã.
c/ Cán bộ phụ trách công tác Lâm nghiệp ở các xã có rừng.
2/ Điều kiện được hưởng chế độ:
- Cán bộ phụ trách công tác Lâm nghiệp ở các xã có rừng: Cán bộ chuyên trách hoặc không chuyên trách được phân công phụ trách công tác Lâm nghiệp ở các xã có rừng.
- Cán bộ Kiểm lâm được phân công phụ trách địa bàn ở các xã trọng điểm về bảo vệ rừng (theo Quyết định so 105/QĐ-BNN-KL ngày 17/10/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn).
- Diện tích rừng nêu trong quy định này bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng các loài cây Lâm nghiệp (không kể diện tích trồng các loại cây Cao Su, Điều và cây Công, Nông nghiệp khác).
- Diện tích rừng ở các đơn vị Lâm nghiệp bao gồm cả diện tích rừng chưa giao khoán và diện tích rừng đã giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Riêng đốì với diện tích rừng, đất không có rừng giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình theo Nghị định số 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp không được hưởng chế độ chính sách tại Quyết định này.
Điều 2. Các chế độ chính sách hỗ trợ:
1/ Đối với Cán bộ, CNV trực tiếp bảo vệ rừng ở các đơn vị lâm nghiệp:
a. Hỗ trợ tiền ăn giữa ca: 180.000 đồng/500 ha rừng/người/tháng.
b. Trang bị bảo hộ lao động: 200.000 đồng/500ha rừng/người/năm.
2/ Đối với Kiểm lâm phụ trách địa bàn các xã:
Mức hỗ trợ là 200.000 đồng/người/tháng.
3/ Đối với Cán bộ phụ trách công tác Lâm nghiệp ở các xã có rừng:
Mỗi xã có rừng được phân công 1 Cán bộ phụ trách Lâm nghiệp (Chủ tịch, Phó CT hoặc Cán bộ phụ trách Lâm nghiệp). Mức hỗ trợ là 200.000 đồng/người/tháng.
Điều 3. Căn cứ vào kết quả phúc tra tài nguyên rừng và kết quả theo dõi diễn biến rừng hàng năm, các đơn vị Lâm nghiệp và các đơn vị có liên quan tiến hành lập dự toán theo phân cấp Ngân sách hàng năm để thực hiện chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định này.
Điều 4. Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước (vốn sự nghiệp kinh tế) được cân đối, giao cho các đơn vị thụ hưởng theo Dự toán Ngân sách được phê duyệt. Riêng năm 2005, các đơn vị được thanh toán theo thực tế kể từ khi thực hiện chính sách này.
Điều 5. Các ông, (bà ): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã và thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ke từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.