ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1082/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 09 tháng 07 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn 139/HĐND-TT ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Cà Mau định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 146/TTr-SVHTTDL ngày 02/7/2018 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1263/SKHĐT ngày 28/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực của nhân dân, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh trong các cộng đồng dân cư.
2. Quy hoạch phát triển thể dục thể thao một cách hài hòa giữa các đối tượng, phù hợp với từng địa phương trong tỉnh; giữa phát triển thể dục thể thao cho mọi người với thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.
3. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với Quy hoạch, đáp ứng về cơ bản nhu cầu tập luyện thể dục thể thao, nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động TDTT quần chúng. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về giáo dục thể chất trường học để góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực, trí lực của học sinh. Tích cực phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Xây dựng nền TDTT phát triển và tiến bộ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữa các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế, góp phần tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT cho mọi người trong hầu hết các đối tượng, các địa bàn dân cư nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực; xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.
- Chú trọng phát triển những môn thể thao là thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo năng khiếu thể thao, đào tạo đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên có trình độ chuyên môn; phấn đấu đạt thành tích cao ở một số môn phù hợp và tham gia ngày càng nhiều các hoạt động TDTT khu vực và toàn quốc.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT, khai thác những yếu tố thuận lợi về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và con người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Thể dục thể thao cho mọi người
2.1.1. Thể dục thể thao quần chúng
- Tỷ lệ số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên năm 2020 đạt 33,43%, năm 2025 đạt 39,25%, năm 2030 đạt từ 45 đến 50%.
- Tỷ lệ hộ gia đình thể thao năm 2020 đạt 27,45%, năm 2025 đạt 28,75%, năm 2030 đạt trên 30%.
2.1.2. Giáo dục thể chất trong nhà trường
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa đạt 100% từ năm 2016 trở đi đối với tất cả các cấp học, bậc học.
- Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao ngoại khóa thường xuyên ở các cấp học trung bình năm 2020 đạt 80%, năm 2030 đạt 100%.
- Tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các cấp học, bậc học đạt trung bình năm 2020 đạt 90%, năm 2030 đạt 98,25%.
- Tỷ lệ trường thực hiện Giáo dục thể chất và thể thao ở các cấp học, bậc học trung bình năm 2020 đạt 81%, năm 2030 đạt 92%.
- Diện tích sân tập dành cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ở các cấp học, bậc học (m2/ học sinh, sinh viên) trung bình năm 2020 đạt 2,3 m2, năm 2030 đạt 2,9 m2.
2.1.3. Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang
- Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên của lực lượng quân đội nhân dân và lực lượng công an nhân dân đạt 100% từ năm 2020 trở đi.
- Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực (theo quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng):
+ Quân đội: Năm 2020 đạt 85%, năm 2025 đạt 90%, năm 2030 đạt trên 95%.
+ Công an: Năm 2020 đạt 80%, năm 2025 đạt 85%, năm 2030 đạt trên 90%.
2.2. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
- Lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài:
+ Vận động viên: Số lượng VĐV các cấp năm 2020 đạt 600 VĐV, năm 2025 đạt 700 VĐV và năm 2030 đạt 850 VĐV.
+ Huấn luyện viên: Số lượng HLV các cấp năm 2020 đạt 40 HLV, năm 2025 đạt 55 HLV và năm 2030 đạt 65 HLV.
+ Trọng tài: Số lượng trọng tài đến năm 2020 đạt 10 trọng tài, năm 2025 đạt 15 trọng tài, năm 2030 đạt 20 trọng tài.
- Nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực Thể dục thể thao (ngoài lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao): Đại học năm 2020 đạt trên 65%, năm 2025 đạt 75% và năm 2030 đạt trên 85%.
1. Các phương án, chỉ tiêu phát triển TDTT cho mọi người
1.1. Các phương án và chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng
- Phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên.
- Phương án phân bố tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo địa giới.
- Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng.
- Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo loại hình thể thao.
- Phương án xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng
+ Cấp tỉnh: Hệ thống thi đấu giải cấp tỉnh hàng năm gồm: 5-7 giải vô địch tỉnh từng môn, 10-15 giải thể thao, hội thao phối hợp cấp tỉnh, 15-20 giải từng môn của Đại hội TDTT các cấp của tỉnh, Hội khỏe Phù Đổng định kỳ (4 năm/lần). Đây là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu ở giai đoạn tiếp theo; đến năm 2020 tăng theo tỷ lệ 1,04%, đến năm 2025 tăng 0,62 % và đến năm 2030 tăng theo tỷ lệ 1,09%.
+ Cấp huyện: Giải thể thao từng môn, giải thể thao phối hợp và lễ hội văn hóa, thể thao hàng năm; giải thể thao truyền thống, phối hợp các trường phổ thông trung học, Phòng Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp trong thành phố, huyện của tỉnh; chỉ đạo tổ chức Đại hội TDTT cấp xã, phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch đăng cai ít nhất 2-4 giải thể thao cấp tỉnh, nhằm góp phần thực hiện chủ trương đưa TDTT về cơ sở và đáp ứng nhu cầu thưởng thức thi đấu thể thao của nhân dân. Đây là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu ở giai đoạn tiếp theo; đến năm 2020 tăng theo tỷ lệ 1,04%, đến năm 2025 tăng 0,62% và đến năm 2030 tăng theo tỷ lệ 1,09%.
+ Cấp xã: Hàng năm tổ chức từ 5 đến 10 giải thể thao cấp xã, khuyến khích tổ chức các loại hình thể thao hiện có tại địa bàn đang thu hút nhiều người tập luyện, chú ý phát triển các môn thể thao dân tộc hoặc trò chơi dân gian. Đây là cơ sở để xây dựng hệ thống các giải ở đoạn tiếp theo: Năm 2020 là 7 - 10 giải, đến năm 2025 trên 12 giải và đến năm 2030 trên 15 giải.
1.2. Các phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
- Phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao đối với các trường mẫu giáo: Tỷ lệ số trường thực hiện GDTC và TT đến năm 2020 đạt 60%, năm 2025 đạt trên 75%, năm 2030 đạt trên 90%.
- Phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao đối với các trường tiểu học: Đảm bảo chương trình GDTC nội khóa 100%; ngoại khóa năm 2020 đạt 60%; năm 2025 đạt trên 65%; năm 2030 đạt trên 70%. Tỷ lệ số trường thực hiện GDTC và TT đạt mức độ tốt (%): Năm 2020 đạt 60%, năm 2025 đạt trên 75%, 2030 đạt trên 90%. Diện tích đất dành cho TDTT (m2/HS): Năm 2020 đạt 1,5m2/HS, năm 2025 đạt 1,75m2/HS, năm 2030 đạt 2 m2/HS. Tỷ lệ giáo viên TDTT (giáo viên/số học sinh): Năm 2020 đạt 1/400; năm 2025 đạt 1/375, năm 2030 đạt 1/350.
- Phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao đối với các trường trung học cơ sở: Đảm bảo chương trình GDTC nội khóa 100%; ngoại khóa đến năm 2020 tăng theo tỷ lệ 1,18%, năm 2020 đạt 70%, năm 2030 đạt 100%. Tỷ lệ số trường thực hiện GDTC và TT đạt mức độ tốt (%): Năm 2020 đạt trên 85%, năm 2030 đạt trên 90%. Diện tích đất dành cho TDTT (m2/HS): Năm 2020 đạt 2m2/HS, năm 2030 đạt trên 2,5m2/HS. Tỷ lệ giáo viên TDTT (giáo viên/số học sinh): Năm 2020 đạt 1/350; năm 2030 đạt 1/300.
- Phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao đối với các trường trung học phổ thông: Đảm bảo chương trình GDTC nội khóa 100%: Ngoại khóa năm 2020 đạt 70%, năm 2025 đạt trên 80%, năm 2030 đạt trên 85%. Tỷ lệ số trường thực hiện GDTC và TT đạt mức độ tốt (%): Năm 2020 đạt 65%, năm 2025 đạt trên 75%, 2030 đạt trên 90%. Diện tích đất dành cho TDTT (m2/HS): Năm 2020 đạt 2m2/HS, năm 2025 đạt 2,25m2/HS, năm 2030 đạt 2,5m2/HS. Tỷ lệ giáo viên TDTT (giáo viên/số học sinh): Năm 2020 đạt 1/350, năm 2025 đạt 1/325, năm 2030 đạt 1/300.
- Phương án phát triển TDTT đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Tỷ lệ giáo viên TDTT (giáo viên/sinh viên) đến năm 2020 đạt 1/400, năm 2025 đạt 1/350, năm 2030 đạt 1/300. Tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2020 đạt 90%, năm 2025 đạt trên 92,5%, năm 2030 đạt trên 95%. Diện tích đất dành cho TDTT (m2/SV): Năm 2020 đạt 3m2/SV, năm 2025 đạt 3,5m2/SV, năm 2030 đạt 4m2/SV.
- Phương án triển khai Chương trình phổ cập bơi cho học sinh tiểu học trong toàn tỉnh Cà Mau: Có giáo viên TDTT, giáo viên kiêm nhiệm, hướng dẫn viên có chuyên môn về bơi lội; có tài liệu giảng dạy, tiến tới có đĩa hình; có hồ bơi và dụng cụ tập luyện nhất định. Tỷ lệ học sinh tiểu học biết bơi: Năm 2020 đạt 70%, năm 2025 đạt 75%, năm 2030 đạt 80%.
1.3. Phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang
- Phát triển TDTT trong Quân đội nhân dân:
+ Phát triển các môn thể thao quần chúng: Điền kinh, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, cầu lông, Quần vợt, Bóng rổ, Cờ, Võ thuật...
+ Phát triển các nội dung, môn thể thao quân sự: Chạy 3.000m vũ trang; chiến sĩ khỏe; vượt vật cản; 4 môn thể thao quân sự phối hợp của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 4 môn thể thao quân sự phối hợp của hạ sĩ quan, binh sĩ; bơi mang súng; bơi mang bao gói trang bị; võ chiến đấu. Các nội dung thể thao cho đối tượng hoạt động trên không, trên biển như: Vòng lăn, vòng quay trụ, thang quay, đu quay, cầu sóng.
+ Phát triển một số môn thể thao quốc phòng như: Bắn súng đạn nước sơn; bắn mô hình máy bay bay thấp...
+ 100% đầu mối cấp đại đội và tương đương tổ chức huấn luyện thể lực và kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn quy định.
+ Số quân nhân thường xuyên tham gia huấn luyện thể lực theo tiêu chuẩn đạt 100%; số quân nhân tham gia kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn năm 2020 đạt 85%, đến năm 2025 đạt 90%, đến năm 2030 đạt trên 95%.
- Phát triển TDTT trong Công an nhân dân:
+ Phát triển các môn thể thao quần chúng: Điền kinh, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, cầu lông, Quần vợt, Bóng rổ, Cờ, Việt dã, Võ thuật...
+ Phát triển các nội dung, môn thể thao ứng dụng nghiệp vụ: Bắn súng quân dụng, chạy vũ trang, việt dã, võ phức hợp, bơi ứng dụng.
+ Thường xuyên tổ chức thi đấu TDTT từ hội thao cấp cơ sở đến Đại hội TDTT ngành Công an.
+ Số cán bộ, chiến sỹ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 100% từ năm 2020 trở đi; số cán bộ, chiến sỹ tham gia kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn năm 2020 đạt 80%, đến năm 2025 đạt 85%, đến năm 2030 đạt trên 90%.
2. Các phương án phát triển thể thao thành tích cao
- Tập trung đầu tư 11 môn thể thao trọng điểm: Các môn cơ bản (điền kinh, thể thao dưới nước); các môn bóng (bóng đá, bóng chuyền, quần vợt,); các môn võ (taekwondo, vovinam, boxing); các môn có tiềm năng (cử tạ - thể hình, bắn cung, đua thuyền).
- Quy hoạch phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp: Các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng, quảng cáo do xã hội đầu tư; các môn thể thao chuyên nghiệp do Nhà nước liên kết đầu tư; các môn thể thao chuyên nghiệp gắn liền với hoạt động giải trí do xã hội đầu tư.
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo - huấn luyện VĐV: Kinh phí đầu tư cho đào tạo, huấn luyện VĐV; kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo - huấn luyện VĐV; kinh phí thi đấu; kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ TDTT; các kinh phí đầu tư khác.
3. Các phương án xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ TDTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và đến năm 2030
3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức TDTT
- Cấp tỉnh: Các phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về TDTT cho mọi người, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực: Đào tạo, huấn luyện, thi đấu thể thao thành tích cao, tổ chức thi đấu, phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn tỉnh Cà Mau và nghiên cứu khoa học.
- Cấp huyện: Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu công tác quản lý nhà nước cho Ủy ban nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
- Cấp xã: Căn cứ vào tình hình thực tế về các điều kiện đảm bảo, cơ sở vật chất và quy mô hoạt động TDTT trên địa bàn, Ủy ban nhân dân xã, phường thành lập các loại hình cơ sở TDTT như: Trung tâm TDTT, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Giáo dục cộng đồng, Nhà văn hóa TDTT, CLB TDTT cơ sở..., để tiến hành các hoạt động TDTT trên địa bàn phường, xã.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Thành lập Liên đoàn (hiệp hội) các môn thể thao để quản lý các hoạt động tác nghiệp chuyên môn. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hiện có theo định hướng chuyên nghiệp hóa.
3.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực TDTT
Chỉ tiêu cho giai đoạn tiếp theo: Tỷ lệ cán bộ trên người tập luyện thường xuyên đến năm 2020 là 3/1.000, năm 2025 là 3,5/1.000 và năm 2030 là 4/1.000; tỷ lệ HLV trên VĐV các cấp đạt tỷ lệ đến 2020 là 1/45, năm 2025 là 1/42 và năm 2030 là 1/40; tỷ lệ giáo viên TDTT trên học sinh đạt tỷ lệ đến 2020 là 1/380, năm 2025 là 1/340 và năm 2030 là 1/300.
4. Các phương án phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
4.1. Quy hoạch đất dành cho TDTT
Bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu về đất ở cũng như việc bố trí đất cho các mục đích chuyên dùng, dự kiến đến năm 2020 tỉnh Cà Mau cần khoảng 66.801 ha đất sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp, trong đó: Đất cơ sở thể dục - thể thao là 350 ha.
4.2. Cơ sở vật chất TDTT trong các khu công viên: Dành 10% diện tích đất cho các công trình TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân
4.3. Cơ sở vật chất TDTT thuộc các ngành: Quân đội, Công an, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch.
5. Phương án phát triển xã hội hóa TDTT
5.1. Xác định mô hình tổ chức xã hội thống nhất về TDTT tỉnh Cà Mau
Căn cứ các Điều 72, 73, Mục 2, Chương IV của Luật TDTT về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao địa phương và từ nghiên cứu về tính hệ thống và quy trình quản lý của các tổ chức xã hội về thể thao cho thấy hệ thống quản lý của xã hội về thể thao bao gồm các yếu tố thành phần sau:
- Mục tiêu chung: Tổ chức điều khiển quá trình phát triển của các lĩnh vực hoạt động thể thao.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển; huy động nguồn lực xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin lực); tác nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động.
5.2. Xây dựng, hoàn thiện, chuẩn hóa điều lệ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao
Các yếu tố điều lệ thành lập Liên đoàn, hiệp hội, hội thể thao. Qua nghiên cứu các điều lệ, có 10 yếu tố được đưa vào trong điều lệ của các tổ chức xã hội về TDTT:
- Tên gọi, tư cách pháp nhân và những quy định pháp lý.
- Các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
- Quy định về thành viên hội viên.
- Quy định đại hội theo nhiệm kỳ, hàng năm.
- Nhân sự, bộ máy, lề lối làm việc.
- Ban quản trị.
- Các tiểu ban.
- Các mối quan hệ.
- Tài chính và hoạt động kinh tế.
- Áp dụng thực hiện điều lệ.
5.3. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế thể thao là đòn bẩy của xã hội hóa TDTT
- Chuyển đổi cơ chế hoạt động TDTT từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với quy luật phát triển, tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT ngoài ngân sách nhà nước.
- Từng bước hình thành thị trường TDTT thống nhất, cạnh tranh lành mạnh; hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT thuộc nhiều thành phần sở hữu để phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Phát triển các cơ sở dịch vụ công ngành TDTT kết hợp với các cơ sở TDTT phúc lợi công cộng; khuyến khích các cơ sở TDTT tự chủ kinh doanh, tự trang trải kinh phí hoạt động.
6. Định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT
6.1. Tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo các mục tiêu nghiên cứu sau: TDTT cho mọi người; thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp; quản lý TDTT; y sinh học TDTT; kinh tế TDTT; xây dựng chương trình nghiên cứu dài hạn trong các lĩnh vực mới phát triển như thể thao giải trí, thể thao điện tử (E-Sport), thể thao trí tuệ.
6.2. Quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học: Trên cơ sở số lượng cán bộ khoa học đã được đào tạo đến năm 2016, xây dựng quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, nhà khoa học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng theo yêu cầu chuẩn hóa về trình độ và số lượng.
6.3. Đầu tư trang thiết bị khoa học cho nghiên cứu khoa học, y học TDTT và kiểm tra thể chất nhân dân: Đầu tư trang thiết bị khoa học cho Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chọn lọc các trang thiết bị khoa học để đáp ứng cho việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học huấn luyện và khoa học về con người, gồm các thiết bị chính sau: Hệ thống thiết bị phân tích chuyển động 3D và 4D; hệ thống thiết bị kiểm tra y sinh và tố chất thể lực; hệ thống đo công năng, tim, phổi, hô hấp, năng lượng tiêu hao; hệ thống thiết bị huấn luyện độ cao; hệ thống thiết bị đo thành phần kết cấu cơ thể; hệ thống thiết bị đo lực, cơ và kiểm tra đánh giá trương lực cơ.
7. Các phương án phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông TDTT
7.1. Xây dựng hệ thống tổ chức thông tin tuyên truyền thuộc Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Trường năng khiếu thể thao tỉnh, như: Phòng Thông tin tuyên truyền, Phòng Công tác chính trị... với chức năng tìm kiếm, khai thác, phổ biến những thông tin trong các lĩnh vực hoạt động TDTT.
7.2. Đầu tư xây dựng phòng truyền thống TDTT thuộc Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Xây dựng tủ sách, tư liệu TDTT thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố Cà Mau.
7.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng mạng thông tin TDTT từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến các đơn vị TDTT trực thuộc.
7.4. Xây dựng hệ thống liên kết thông tin với các đài truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, báo chí và cơ quan thông tin đại chúng khác.
7.5. Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thể thao: Đào tạo đội ngũ quản lý phòng truyền thống TDTT; đào tạo đội ngũ chuyên viên công nghệ thông tin; đào tạo đội ngũ thông tin tuyên truyền TDTT cho các cơ sở.
8. Định hướng hoạt động quan hệ quốc tế về TDTT
Ở khối ASEAN, hợp tác liên kết với một số nước như Thái Lan, Singapore để tập huấn VĐV và thi đấu các môn: Quần vợt, điền kinh, đua thuyền và các môn võ thuật... giao lưu, tập luyện các môn các môn thể thao giải trí. Trung Quốc hợp tác liên kết đào tạo, tập huấn VĐV các môn thể thao Olympic, mời chuyên gia, HLV có chuyên môn tốt để huấn luyện thể thao thành tích cao.
9. Quy hoạch nguồn đầu tư tài chính
9.1. Tổ chức các hoạt động kinh doanh sản phẩm vật chất TDTT: Xây dựng công trình TDTT với các quy mô khác nhau. Kinh doanh dụng cụ tập luyện TDTT (cho từng môn thể thao, dụng cụ trò chơi vận động, dụng cụ TDTT trường học...). Kinh doanh trang phục, giầy, mũ thể thao. Kinh doanh thực phẩm chức năng, nước uống cho người tập TDTT; đồ ăn uống cho du lịch thể thao. Xuất bản ấn phẩm, DVD trò chơi thể thao; sản xuất đồ lưu niệm thể thao.
9.2. Dịch vụ buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồ dùng TDTT
9.2.1. Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT: Dịch vụ marketing (khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm...); dịch vụ tập luyện thể thao giải trí - sức khỏe (chi phí hướng dẫn tập luyện, sân bãi, phòng tập...); dịch vụ khai thác công trình kiến trúc TDTT (cho thuê, hợp đồng sử dụng...); dịch vụ tư vấn và tư pháp TDTT (tư vấn phát triển cơ thể, phương pháp tập, địa điểm tập, thuê mướn hướng dẫn viên, biên soạn hợp đồng, thuê luật sư...); dịch vụ tài trợ và quảng cáo (tài trợ cho thể thao thành tích cao và quảng cáo, tài trợ cho thi đấu TDTT quần chúng...); dịch vụ truyền thông thể thao; dịch vụ du lịch thể thao (hoạt động du lịch kết hợp với hoạt động thể thao).
9.2.2. Luận chứng cơ cấu nguồn vốn: Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương phân bổ nguồn kinh phí được cấp hàng năm và dự tính mức kinh phí có tính đến yếu tố nâng lương, trượt giá và lạm phát (nếu có), do đó lấy mức tăng 10% làm cơ sở xây dựng nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2030.
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Hoàn thiện thể chế
- Đẩy mạnh chuyển biến trong quản lý TDTT; tăng cường quản lý vĩ mô trong các lĩnh vực hoạt động TDTT; xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ về quản lý nhà nước và quản lý ngành TDTT.
- Ban hành cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực phát triển TDTT, chuyên gia, huấn luyện viên giỏi chuyên môn; xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực TDTT của tỉnh; thúc đẩy sự chuyển biến về cơ chế chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, nhà khoa học.v.v.
- Tăng cường quản lý và giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển TDTT ở cấp tỉnh và cấp huyện. Các đơn vị cần nghiêm túc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển TDTT trong từng cấp; xây dựng cơ chế giám sát, chế độ thống kê để quản lý việc thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả, bảo đảm tiến trình thực hiện quy hoạch.
2. Phát triển nguồn nhân lực
- Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao đến các địa phương trong toàn tỉnh Cà Mau.
- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực thể dục, thể thao; tăng cường xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thể dục, thể thao.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực TDTT; đào tạo cán bộ, chuyên gia đầu ngành, chuyên môn sâu ở các lứa tuổi có tính kế cận; tăng cường nghiên cứu để ứng dụng phù hợp trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho các loại nguồn nhân lực TDTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia
- Tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đến năm 2030.
- Rà soát những công trình TDTT để xây dựng đề án nâng cấp, mở rộng, điều chỉnh, sắp xếp lại theo quy hoạch; quy định về trách nhiệm quản lý chặt chẽ diện tích đất đai dành cho công trình TDTT và các quy định nghiêm cấm việc lấn chiếm, sử dụng đất dành cho TDTT vào việc khác.
- Có chính sách khuyến khích nguồn lực xã hội tham gia phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT ở tỉnh, huyện với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ của các công trình TDTT.
- Phát triển việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước để đầu tư cho những công trình TDTT mang tính đón đầu trong tương lai và nhu cầu tập luyện của nhân dân.
- Đẩy mạnh việc đầu tư các công trình TDTT phục vụ cho huấn luyện, đào tạo từng môn thể thao từ các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao.
- Rà soát, đánh giá, xác định danh mục các cơ sở vật chất TDTT đang trong tình trạng xuống cấp, sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng và không hết công năng hoặc diện tích nhỏ, không đảm bảo điều kiện tập luyện... để xem xét hoán đổi hoặc chuyển mục đích sử dụng nhằm tạo kinh phí, tập trung đầu tư phát triển các công trình trọng điểm.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau rà soát lại và nghiêm túc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất thể thao bền vững, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của người dân.
- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, phục vụ phát triển phong trào TDTT quần chúng trong tỉnh và công tác đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu.
- Tăng cường huy động vốn đầu tư từ hình thức đầu tư PPP để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng.
- Đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát hành thuế nhà đất; hình thành, mở rộng các quỹ phát triển đô thị, quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở đô thị.
4. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh thông tin, truyền thông
- Tăng cường công tác quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động TDTT; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác phát triển sự nghiệp TDTT.
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, truyền thông về vai trò, tác dụng của TDTT, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, phát huy mặt tích cực của dư luận xã hội trong việc tuyên truyền, quảng bá các giá trị xã hội của TDTT.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức thông tin về TDTT, phục vụ có hiệu quả việc tìm kiếm, khai thác, chia sẻ và phổ biến thông tin về TDTT giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan, tổ chức, địa phương và các cá nhân trong xã hội.
5. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm gắn với các môn thể thao nhằm nâng cao thành tích.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong y học thể thao các cơ sở y học TDTT, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, kiểm tra y học, đánh giá thể chất, phòng ngừa, chữa trị, hồi phục chấn thương, nhất là đối với thể thao thành tích cao.
- Xây dựng hệ thống điều kiện đảm bảo phục vụ khoa học công nghệ, y học TDTT; tăng cường đầu tư xây dựng các điều kiện nghiên cứu khoa học, kiểm tra y học, phòng thí nghiệm...
6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển thể dục, thể thao, trong đó chú trọng đầu tư phát triển thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.
- Hiện nay các khu kinh tế, khu công nghiệp có rất đông công nhân lao động nhưng chưa có khu sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ công nhân sau giờ làm việc. Vì vậy, cần thực hiện xã hội hóa đối với Dự án đầu tư một số khu thể thao phục vụ công nhân tại những khu vực có đông công nhân lao động như các Khu công nghiệp: Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc...
- Tăng cường phát triển kinh tế thể thao, xác định rõ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh TDTT, thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh TDTT chuyên nghiệp, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa Nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong phát triển kinh doanh TDTT ở trong và ngoài nước, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Từng bước chuyển giao các hoạt động tác nghiệp trong hoạt động TDTT cho các liên đoàn, hội thể thao thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về xã hội hóa:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ và nhân dân, nhằm khẳng định xã hội hóa là chủ trương đúng đắn, là Nhà nước và nhân dân cùng làm, tránh cả hai quan niệm cực đoan chỉ đòi hỏi Nhà nước bao cấp, không huy động sự đóng góp hợp lý của nhân dân hoặc giảm sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước.
+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức để ngày càng có nhiều người tập luyện TDTT, góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất con người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về hoạt động TDTT, cũng như phát hiện và bồi dưỡng các tài năng TDTT của đất nước.
7. Nhu cầu nguồn vốn thực hiện quy hoạch
- Nguồn kinh phí vốn thực hiện Quy hoạch 1.861 tỷ đồng trong đó: Ngân sách địa phương là 1.341 tỷ đồng và xã hội hóa là 520 tỷ đồng:
+ Nguồn kinh phí cấp hoạt động sự nghiệp TDTT của tỉnh Cà Mau: 861 tỷ đồng (trong đó: Giai đoạn đến năm 2020 là 121 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là 280 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 480 tỷ đồng).
+ Nguồn kinh phí xây dựng các công trình phục vụ hoạt động sự nghiệp TDTT: 1.000 tỷ đồng (trong đó: Giai đoạn đến năm 2020, đến năm 2025 là 400 tỷ đồng gồm ngân sách địa phương 60% = 240 tỷ đồng và xã hội hóa 40% = 160 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 600 tỷ đồng gồm ngân sách địa phương 40% = 240 tỷ đồng và xã hội hóa 60% = 360 tỷ đồng).
- Giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện:
+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, mạnh thường quân, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ TDTT và tổ chức các hoạt động TDTT phục vụ nhu cầu tham gia tập luyện và thi đấu TDTT của người dân
+ Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ TDTT cơ sở do Nhà nước và nhân dân cùng làm.
+ Ngân sách nhà nước đảm bảo cho hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao tương xứng với nhiệm vụ, phát triển theo từng năm, từng giai đoạn theo quy định phù hợp với xu thế phát triển KTXH của tỉnh.
+ Quy định chặt chẽ, rõ ràng và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thuận tiện, nhanh chóng trong việc cấp giấy phép, đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các lĩnh vực hoạt động TDTT.
+ Tiến hành nghiên cứu, phân tích mức độ liên quan của các hoạt động kinh doanh TDTT, từ đó xác định kế hoạch hợp nhất và liên hoàn giữa kinh doanh TDTT và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan để từng bước phát triển công nghiệp thể thao ở tỉnh Cà Mau.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh TDTT; từng bước mở rộng thị trường thể thao. Hoàn thiện tiêu chuẩn dịch vụ thể thao; thực hiện các chế độ kiểm định chất lượng dịch vụ thể thao. Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, quảng cáo, thương quyền... trong các lĩnh vực TDTT.
+ Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích huy động, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT, tham gia quản lý, giám sát tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT. Phát huy thực hiện xã hội hóa các hoạt động TDTT; trên địa bàn tỉnh có chính sách khuyến khích đầu tư các công trình TDTT để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch này.
2. Các sở, ban, ngành chức năng có liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố Cà Mau về các lĩnh vực chuyên môn do ngành mình phụ trách để thực hiện Quy hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng chương trình phát triển ngành Thể dục thể thao trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch chung của tỉnh.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.