BỘ
VĂN HOÁ, THÔNG TIN VÀ THỂ THAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1079-VHTT-TT/QĐ |
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 1992 |
Căn cứ Nghị định 447/HĐBT
ngày 31-12-1990 của Hội đồng bộ trưởng quyết định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
bộ máy của Bộ văn hoá Thông tin Thể thao và Du lịch;
Căn cứ nghị định 196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức
năng quản lý Nhà nước của các Bộ;
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, in;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục xuất bản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản: “Quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của ngành in”.
Điều 2. Cục xuất bản có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện bản Quy chế này.
Điều 3. Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Các doanh nghiệp in, nhà xuất bản các cơ quan, cá nhân có hoạt định in trong cả nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
Vũ Khắc Liên (Đã ký) |
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH IN
(Ban hành kèm theo quyết định số 1079/VHTT-TT/QĐ ngày 21-08-1992 của Bộ Văn
hoá Thông tin và Thể thao)
Điều 1. Các cơ sở thuộc ngành in nói tại Quy chế này bao gồm các cơ sở in tipô, offset, in lõm (ống đồng), flêxô, in lưới (in hoa), in khắc gỗ, roneo, photocopie, laze, các cơ sở chế bản, đúc chữ, sắp chữ, chế tạo bản in, phân màu, các cơ sở đóng xén; các cơ sở kinh doanh thiết bị ngành in, kể cả xuất nhập khẩu; các cơ sở sửa chữa, cơ khí ngành in, sản xuất vật liệu in, các cơ sở dạy nghề in thuộc các thành phần kinh tế, sau đây gọi chung là cơ sở in.
Điều 2. Ngành in là một trong 7 ngành nghề đặc biệt (ghi tại Điều 11 Luật Công ty và Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân). Ngành in có nhiệm vụ phục vụ các yêu cầu, công tác chính trị, tư tưởng, phát triển kinh tế, văn hoá, theo phương thức hạch toán kinh doanh.
Điều 3. Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ quản lý thống nhất ngành in trong cả nước.
MỤC I- DOANH NGHIỆP IN NHÀ NƯỚC
Điều 4. Khi có nhu cầu thành lập cơ sở in là doanh nghiệp in Nhà nước (dưới đây gọi là doanh nghiệp in Nhà nước) thì Bộ trưởng Bộ chủ quản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp tương đương lập hồ sơ xin thành lập gửi Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao. Hồ sơ gồm có:
1. Đơn xin thành lập trong đó ghi rõ:
- Tên cơ quan đề nghị thành lập;
- Tên gọi, trụ sở dự định của doanh nghiệp in;
- Vốn (cố định và lưu động);
- Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh;
2. Chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn vốn.
3. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật về thành lập doanh nghiệp in; đề án kinh doanh; văn bản giám định luận chứng kinh tế kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền.
4. Điều lệ tổ chức doanh nghiệp in;
5. Danh sách những người lãnh đạo bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, thâm niên ngành của các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
Điều 5. Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao xem xét hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp in Nhà nước, ra quyết định thành lập đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của mình, có văn bản kiến nghị hoặc thoả thuận đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ chủ quản và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có cơ sở in xin thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Thời hạn trả lời là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều 6. Khi có sự thay đổi tên gọi, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, phương thức hoạt động, cơ quản chủ quản hoặc hình thức sở hữu thì cơ sở in phải làm thủ tục như khi thành lập.
Điều 7. Cơ sở in nói tại mục này là những cơ sở in thành lập với mục đích in tài liệu nội bộ, không kinh doanh, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Điều 8. Người đứng đầu các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước có nhu cầu thành lập cơ sở in sự nghiệp phải lập hồ sơ xin phép. Hồ sơ gồm có :
1. Đơn xin thành lập, trong đó ghi rõ:
- Tên cơ quan đề nghị thành lập;
- Tên gọi, trụ sở dự định của cơ sở in;
- Mục đích và sản phẩm của cơ sở in;
2. Chứng nhận của cơ quan tài chính về mức kinh phí và nguồn cấp.
3. Danh sách các chức danh quản lý, điều hành chủ chốt của cơ sở in nói tại điểm 5, điều 4, mục 1.
Đối với các tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước thuộc địa phương phải có ý kiến của Uỷ ban nhân dân kèm theo.
Điều 9. Bộ Văn hoá và Thể thao nhận hồ sơ xin thành lập cơ sở in sự nghiệp, xem xét và cho phép hoặc không cho phép thành lập.
Thời hạn trả lời là 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Điều 10. Việc giải thể các cơ sở in sự nghiệp do cơ quan chủ trực tiếp quyết định, đồng thời trong thời hạn 15 ngày phải thông báo để Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao biết.
MỤC 3- CƠ SỞ IN LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN, CÔNG TY CỔ PHẦN, XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Công dân, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty trách hữu hạn, công ty cổ phần được hoạt động trong các nghề sản xuất và sửa chữa cơ khí ngành in, đóng xén, in nhãn sản phẩm bao bì. Các ngành nghề khác thực hiện theo Điều 11 Luật Công ty và Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân.
Điều 12. Khi có nhu cầu thành lập công ty, các sáng lập viên phải lập hồ sơ xin phép thành lập gửi Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Hồ sơ gồm có:
1. Đơn xin phép thành lập công ty phải ghi rõ:
- Họ, tên, tuổi, địa chỉ thường trú của các sáng lập viên;
- Tên gọi, trụ sở dự định của công ty;
- Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ và cách thức góp vốn;
- Biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Chứng nhận của cơ quan công chứng về giá trị tài sản bằng hiện vật thuộc sở hữu của người xin thành lập doanh nghiệp.
3. Bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ nghề nghiệp mà pháp luật đòi hỏi với những ngành nghề nhất định.
Điều 13. Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao có trách nhiệm xem xét hồ sơ và có ý kiến để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép hoặc không cho phép quyết định. Nếu từ chối không cho phép phải nói rõ lý do.
Thời hạn trả lời là 40 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ đơn xin phép thành lập.
Điều 14. Xí nghiệp in liên doanh với nước ngoài có quy định riêng.
MỤC 4- CƠ SỞ IN LÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Điều 15. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi được phép xin thành lập doanh nghiệp tư nhân là các nghề ép nhũ, láng bóng, in roneo, in lưới (in lụa), in khắc gỗ, photocopie, sản xuất vật liệu in, cơ khí in và dạy các nghề về in nói ở điều này. Các ngành nghề in khác thực hiện theo Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân.
Điều 16. Công dân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân thuộc các nghề ghi tại điều 15, mục 4 của Quy chế này phải làm đơn xin phép cơ quan có thẩm quyền. Đơn xin thành lập phải ghi rõ:
1. Họ, tên, tuổi và địa chỉ thường trú của doanh nghiệp;
2. Trụ sở dự định của doanh nghiệp;
3. Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh cụ thể;
4. Vốn đầu tư ban đầu, trong đó ghi rõ phần vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, tài sản bằng hiện vật.
5. Biện pháp bảo vệ môi trường;
6. Danh sách người quản lý, điều hành chủ chốt nói tại điểm 5, điều 4, mục 1.
Đơn phải kèm theo phương án kinh doanh ban đầu.
Điều 17. Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao nhận đơn, xem xét và ra quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân đối với các ngành nghề sản xuất vật liệu in, cơ khí in, dạy nghề in.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhận đơn của cá nhân thuộc địa phương mình, có ý kiến và chuyển tiếp đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao; xem xét và ra quyết định thành lập đối với các trường hợp làm nghề ép nhũ, láng bóng, in roneo, in lưới (in lụa), in khắc gỗ, photocopie, nói tại điều 15.
Điều 18. Việc giải thể, phá sản doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo trình tự do pháp luật quy định.
Điều 19. Các cơ sở in là doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở in hoạt động sự nghiệp chỉ được hoạt động sau khi có quyết định thành lập hợp pháp và hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại các địa phương phải thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về in là Cục xuất bản biết.
Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Các cơ sở in không phải là doanh nghiệp chỉ được in những ấn phẩm lưu hành nội bộ, không được phép kinh doanh thu tiền.
Điều 22. Các doanh nghiệp in phải lập hợp đồng kinh tế theo giấy phép xuất bản đối với tất cả ấn phẩm, trong hợp đồng ghi rõ các thông tin theo quy định của pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, số giấy phép hoặc số đăng ký trong kế hoạch đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Nghiêm cấm việc in không có hợp đồng hoặc in sai hợp đồng đã ký.
Điếu 23. Khi nhận in, cơ sở in phải xác nhận vào bản gốc của giấy phép xuất bản: số lượng in, tên cơ sở in và thời gian in; đồng thời lưu lại bản sao giấy phép.
Điều 24. Trên các xuất bản phẩm (sách, tạp chí, tranh ảnh, tập tài liệu,...) phải ghi rõ các thông tin sau đây:
1. Cơ quan hoặc tổ chức đứng tên xuất bản;
2. Tên xuất bản phẩm;
3. Tên cơ sở in;
4. Số lượng in;
5. Số giấy phép hoặc số đăng ký trong kế hoạch đề tài;
6. Năm xuất bản và thời hạn nộp lưu chiểu.
Điều 25. Khi nhận in các cơ sở in phải tuân theo các quy định sau đây:
1. Sách và văn hoá phẩm của các nhà xuất bản phải được Cục xuất bản xác nhận đã đăng ký đề tài (bằng văn bản) kèm theo giấy giới thiệu của nhà xuất bản.
2. Sách, văn hoá phẩm, tài liệu tuyên truyền, quảng cáo của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương không phải nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản nhất thời do Cục xuất bản cấp, kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan đứng tên xuất bản.
3. Sách, văn hoá phẩm, tài liệu tuyên truyền, quảng cáo thuộc diện phân cấp cho địa phương quản lý của các cơ quan, tổ chức ở các tỉnh, thành phố thì phải có giấy phép xuất bản nhất thời do Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao cấp và giấy giới thiệu của cơ quan hay tổ chức đứng tên xuất bản.
4. Các loại lịch phải có giấy phép do Cục xuất bản- Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao cấp.
5. Báo, tạp chí, tập san định kỳ phải có giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao (xuất trình một lần bản gốc và lưu bản sao tại nhà in) kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan báo chí được cấp giấy phép nói trên.
6. Nhãn sản phẩm và bao bì phải có giấy đăng ký kinh doanh theo ngành hàng, giấy giới thiệu của cơ sở sản xuất đứng tên trên nhãn sản phẩm hoặc bao bì. Bản mẫu đưa in phải có chữ ký của thủ tưởng và đóng dấu của cơ sở đứng tên xin in.
Ngoài ra những mặt hàng dưới đây còn phải tuân theo các quy định sau:
6.1- Nhãn sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc đăng ký chất lượng theo quy định của Uỷ ban Khoa học Nhà nước phải có số đăng ký chất lượng do cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường- Chất lượng cấp; số đăng ký này phải được in trên nhãn sản phẩm.
6.2- Nhãn sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phải được Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng (Uỷ ban Khoa học Việt Nam) cấp giấy chứng nhận phù hợp TCVN.
6.3- Riêng nhãn sản phẩm là hoá dược hay thuốc chữa bệnh còn phải có giấy cho phép sản xuất do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.
7. Các loại giấy tờ có giá trị như tiền, có giá trị thu tiền hoặc thanh toán như hoá đơn, biên lai, vé sổ số, vé cước, vé xem biểu diễn, tem phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu séc... và các loại giấy tờ tương tự khác chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới được phép đặt in như cơ quan tài chính, ngân hàng, kho bạc.
Trên bản mẫu đưa in phải có chữ ký của thủ trưởng cơ quan đó. Chỉ có những doanh nghiệp in được Cục xuất bản hoặc Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao địa phương chỉ định mới được in những loại giấy tờ có giá trị như tiền hoặc thanh toán nói trên.
8. Các loại giấy tờ quản lý kinh tế, hành chính, xã hội như các loại giấy tờ tùy thân, văn bằng... các loại biểu mẫu, giấy giới thiệu giấy mời chia thành hai loại như sau:
8.1- Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, văn bằng và loại không in tên cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thủ tục như quyết định tại điểm 7.
8.2- Loại có in tên cơ quan, tổ chức cụ thể: thủ tục bao gồm giấy giới thiệu có chữ ký của thủ trưởng và dấu của có quan, tổ chức đặt in.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ XUẤT BẢN
Điều 26. Thanh tra chuyên ngành về xuất bản (bao gồm cả in và phát hành) thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ngành; quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp và chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.
Thanh tra chuyên ngành về xuất bản hoạt động theo Pháp lệnh Thanh tra, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về công tác thanh tra.
Điều 27. Thanh tra chuyên ngành về xuất bản là thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về xuất bản, in và phát hành của các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất bản, in, phát hành, có biện pháp phòng ngừa, khắc phục và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản.
Việc thanh tra về xuất bản do Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên chuyên ngành về xuất bản thực hiện.
Kết luận của Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Thông tin và Thể thao về kết quả thanh tra có giá trị pháp lý cao nhất và có hiệu lực thi hành ngay.
Điều 28. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ nhẹ, nặng mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về ngành in và công chức trong các cơ quan đó, khi thừa hành nhiệm vụ, nếu có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo mức độ như, nặng mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.