ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1056/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 06 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi;
Căn cứ Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quyết định ban hành kế hoạch hoạt động ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
Căn cứ Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng Quyết định về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1323/TTr-SNN ngày 07/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về định mức hỗ trợ hoạt động tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng biện pháp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quy định về định mức hỗ trợ hoạt động tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng biện pháp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu được áp dụng thực hiện kể từ ngày 07/9/2019 đến ngày 31/12/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TIÊU HỦY LỢN MẮC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
BẰNG BIỆN PHÁP CHÔN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1056/QĐ-UBND ngày 06/9/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
Nhằm đảm bảo việc bố trí và sử dụng kinh phí cho công tác tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) được thống nhất, hiệu quả, tránh lãng phí trong việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
Quy định này được áp dụng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2. Đối tượng
a) Hỗ trợ cho người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh DTLCP.
b) Lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức, thực hiện tiêu hủy lợn.
Điều 3. Nội dung và định mức hỗ trợ
1. Lực lượng trực tiếp tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêu hủy
a) Đối với ổ dịch đầu tiên trên địa bàn huyện (thành phố) hoặc đối với ổ dịch có trọng lượng lợn tiêu hủy từ 01 tấn trở lên/01 điểm tiêu hủy/đợt tiêu hủy. Thành phần tham gia bao gồm đại diện: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố; chính quyền cấp xã.
Số lượng 01 người đối với mỗi thành phần thuộc cơ quan cấp tỉnh, huyện; không quá 03 người đối với chính quyền cấp xã.
b) Đối với các ổ dịch khác, thành phần tham gia bao gồm đại diện: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố; chính quyền cấp xã.
Số lượng 01 người đối với mỗi thành phần thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; không quá 02 người đối với chính quyền cấp xã.
2. Công tiêu hủy bao gồm: Công lao động trực tiếp, vận chuyển vật tư, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tiêu hủy theo quy định, bắt lợn, làm chết lợn, đóng gói lợn mắc bệnh vào bao tải hoặc bạt, đào hố, khiêng lợn (cân lợn, bốc xếp lên xuống xe hoặc khiêng lợn ra hố tiêu hủy), vận chuyển lợn đến địa điểm tiêu hủy, rắc vôi, lấp đất, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường...Áp dụng theo hình thức khoán, cụ thể như sau:
a) Trọng lượng lợn tiêu hủy ≤ 0,1 tấn: 02 công/01 điểm (cấp thôn, bản) tiêu hủy.
b) Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 0,1 tấn đến dưới 0,3 tấn: 03 - 04 công/01 điểm (cấp thôn bản) tiêu hủy.
c) Trọng lượng lợn tiêu hủy từ 0,3 tấn đến dưới 0,5 tấn: 05 - 06 công/01 điểm (cấp thôn bản) tiêu hủy.
d) Trọng lượng lợn tiêu hủy từ 0,5 tấn đến dưới 01 tấn: 07 - 10 công/01 điểm (cấp thôn bản) tiêu hủy.
đ) Trọng lượng lợn tiêu hủy từ 01 tấn trở lên bằng hình thức tập trung, thủ công: Công tiêu hủy = Trọng lượng lợn tiêu hủy (tấn) x 10 công.
e) Trọng lượng lợn tiêu hủy từ 01 tấn trở lên bằng hình thức tập trung, sử dụng phương tiện cơ giới để đào hố, vận chuyển: Công lao động trực tiếp cho các hoạt động khác được tính = Trọng lượng lợn tiêu hủy (tấn) x 05 công; tiền thuê phương tiện vận chuyển, máy xúc để đào hố chôn theo giá thị trường tại thời điểm tiêu hủy.
Đối với những nơi tiêu hủy số lượng lớn (từ 01 tấn trở lên) mà địa điểm tiêu hủy có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng cơ giới hóa như: Các phường, thị trấn và các xã nằm trên trục đường giao thông hoặc nơi có máy xúc đang hoạt động gần khu vực tiêu hủy thì phải áp dụng theo hình thức thuê phương tiện cơ giới thay cho việc thuê nhân công lao động (trong đó giá trị thuê phương tiện cơ giới không vượt quá giá trị 5 công lao động/01 tấn lợn) để phục vụ công tác tiêu hủy.
3. Định mức mua hóa chất, vôi, bảo hộ lao động, trang thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ cho công tác tiêu hủy lợn. Thực hiện theo quy định về đấu thầu, mua sắm và căn cứ vào tình hình thực tế.
a) Hóa chất: Liều lượng, định mức theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tính trên diện tích chuồng trại cần phải tiêu độc khử trùng và khu vực liên quan.
b) Vôi bột: 01 kg/m2
c) Bảo hộ lao động (quần áo mặc một lần, găng tay, khẩu trang).
d) Trang thiết bị, vật tư, dụng cụ: Tùy tình hình thực tế để sử dụng cho hiệu quả, tiết kiệm.
4) Mức chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp tham gia tiêu hủy.
Thực hiện theo Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về việc quy định định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Hỗ trợ cho các trường hợp thực hiện tiêu hủy lợn theo đúng quy định về phòng chống dịch bệnh động vật và lực lượng trực tiếp tham gia tiêu hủy lợn.
Ngân sách địa phương và huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Căn cứ nguồn kinh phí được giao và nguồn kinh phí huy động khác, bố trí, sử dụng kinh phí và lực lượng tham gia công tác tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP đảm bảo phù hợp, hiệu quả, thiết thực. Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, sử dụng kinh phí trong công tác phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn.
b) Tổng hợp kinh phí thực hiện phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn huyện, bao gồm cả kinh phí cho công tác tiêu hủy lợn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện định mức hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP.
Tổng hợp kinh phí thực hiện phòng, chống dịch bệnh DTLCP trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện định mức hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP.
b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí phòng, chống dịch bệnh cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 8. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.