BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1055/QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội và người làm về bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp.
Điều 2. Giao Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, biên soạn tài liệu giảng dạy Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số
1055/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 8
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công việc liên quan đến BHXH, hướng tới việc nâng cao chất chất lượng dịch vụ BHXH.
- Trang bị những kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết nền tảng về lĩnh vực BHXH và quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH để người học có hiểu biết tổng quan về lĩnh vực BHXH
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp và cập nhật cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội một số kiến thức nền tảng về BHXH; các nội dung quản lý nhà nước về BHXH; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; kỹ năng thống kê, thông tin, xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Cung cấp và cập nhật cho công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp một số chính sách mới; trang bị kiến thức, kỹ năng về BHXH; chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục thực hiện BHXH cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được thiết kế thành các chuyên đề đi từ kiến thức, kỹ năng chung đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về lĩnh vực BHXH nhằm tạo điều kiện dễ dàng điều chỉnh và đổi mới nội dung từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của chương trình.
- Học viên học đủ các phần kiến thức và kỹ năng theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng
1. 1. Đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Gồm 05 chuyên đề giảng dạy và thảo luận, hoạt động nhóm, một chuyên đề báo cáo và đi thực tế, viết báo cáo thu hoạch, bao gồm 02 phần:
- Phần I: Tổng quan về BHXH; Chính sách BHXH; quản lý nhà nước về BHXH; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH; Kỹ năng xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và 01 chuyên đề báo cáo.
- Phần II: Đi thực tế, viết thu hoạch và kiểm tra cuối khóa.
b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng
Thời gian của toàn bộ chương trình là 80 tiết, trong đó:
+ Lý thuyết: 38 tiết
+ Thảo luận, thực hành: 28 tiết
+ Đi thực tế: 06 tiết
+ Ôn tập cuối khóa: 04 tiết
+ Kiểm tra cuối khóa: 02 tiết
+ Khai giảng, Bế giảng, trao chứng chỉ: 02 tiết
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp
a) Gồm 05 chuyên đề giảng dạy và thảo luận, hoạt động nhóm, một chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết báo cáo, bao gồm 02 phần:
- Phần I: Tổng quan về BHXH; một số vấn đề cơ bản về pháp luật lao động liên quan đến BHXH; Đối tượng, điều kiện, thời gian, mức hưởng các chế độ BHXH; quy trình, thủ tục thực hiện BHXH; Quyền, trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH; Các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH và 01 chuyên đề báo cáo.
- Phần II: Đi thực tế, viết thu hoạch và kiểm tra cuối khóa.
b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng
Thời gian của toàn bộ chương trình là 80 tiết, trong đó:
+ Lý thuyết: 38 tiết
+ Thảo luận, thực hành: 28 tiết
+ Đi thực tế: 06 tiết
+ Ôn tập cuối khóa: 04 tiết
+ Kiểm tra cuối khóa: 02 tiết
+ Khai giảng, Bế giảng, trao chứng chỉ: 02 tiết
2. Cấu trúc chương trình.
2.1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
TT |
Chuyên đề |
SỐ TIẾT |
||
Tổng |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận |
||
1 |
Một số vấn đề cơ bản về BHXH |
|
|
|
1 |
Chuyên đề 1: Tổng quan về BHXH |
12 |
8 |
4 |
2 |
Chuyên đề 2: Chính sách BHXH |
16 |
8 |
8 |
3 |
Chuyên đề 3: Quản lý nhà nước về BHXH |
8 |
4 |
4 |
4 |
Chuyên đề 4: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH |
14 |
8 |
6 |
5 |
Chuyên đề 5: Kỹ năng xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH |
8 |
6 |
2 |
6 |
Chuyên đề báo cáo: Kỹ năng thống kê, thông tin về BHXH |
8 |
4 |
4 |
II |
ĐI THỰC TẾ, THU HOẠCH, ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA |
|
|
|
1 |
Đi thực tế - Viết thu hoạch |
6 |
0 |
6 |
2 |
Ôn tập |
4 |
0 |
4 |
3 |
Kiểm tra cuối khóa |
2 |
0 |
2 |
4 |
Khai giảng, bế giảng |
2 |
0 |
2 |
Tổng cộng |
80 |
38 |
42 |
2.2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp
TT |
Chuyên đề |
SỐ TIẾT |
||
Tổng |
Lý thuyết |
Thực hành, thảo luận |
||
I |
Một số vấn đề cơ bản về BHXH |
|
|
|
1 |
Chuyên đề 1: Tổng quan về BHXH |
4 |
4 |
0 |
2 |
Chuyên đề 2: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật lao động liên quan đến BHXH |
16 |
8 |
8 |
3 |
Chuyên đề 3: Đối tượng, điều kiện, thời gian, mức hưởng các chế độ BHXH |
16 |
8 |
8 |
4 |
Chuyên đề 4: Quyền, trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH |
14 |
8 |
6 |
5 |
Chuyên đề 5: Các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH |
8 |
6 |
2 |
6 |
Chuyên đề báo cáo: Kỹ năng kê khai, đối chiếu BHXH qua mạng |
8 |
4 |
4 |
II |
ĐI THỰC TẾ, THU HOẠCH, ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA |
|
|
|
1 |
Đi thực tế - Viết thu hoạch |
6 |
0 |
6 |
2 |
Ôn tập |
4 |
0 |
4 |
3 |
Kiểm tra cuối khóa |
2 |
0 |
9 |
4 |
Khai giảng, bế giảng |
2 |
0 |
1 |
|
Tổng cộng |
80 |
40 |
40 |
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGD&ĐT ngày 06/6/2011 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc những nhà quản lý, nhà khoa học có khả năng sư phạm, có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH;
- Giảng viên cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, tập hợp các tình huống điển hình trong thực tiễn để soạn tài liệu giảng dạy nhằm đảm bảo giảng dạy có chất lượng, sát với chức trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực BHXH;
- Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới, quy định mới của các bộ, ngành, địa phương cũng như những kiến thức, kinh nghiệm mới vào nội dung bài giảng, phù hợp với đối tượng.
b) Phương pháp giảng dạy
- Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học viên làm trung tâm, các hoạt động nhóm, giải quyết bài tập tình huống...
- Sử dụng tốt thời gian thảo luận trên lớp, đi thực hành dành cho mỗi chuyên đề, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn.
2. Yêu cầu đối với việc học tập của học viên
a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu, mục tiêu của khóa học.
b) Kết thúc khóa học, học viên tiếp thu các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về lĩnh vực BHXH, góp phần nâng cao phương pháp làm việc, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ làm công tác BHXH.
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
1. Chuẩn bị chuyên đề
- Các chuyên đề báo cáo phải được chuẩn bị phù hợp với từng đối tượng và do giảng viên trình bày theo nội dung của phần học, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng nhóm đối tượng, các chuyên đề có nội dung thực hành, thảo luận cần được chuẩn bị trước và gửi học viên sau mỗi buổi giảng lý thuyết.
2. Báo cáo chuyên đề
Chuyên đề báo cáo được thiết kế theo hình thức tọa đàm, có phần trình bày chung, phần trao đổi - thảo luận, phần tóm tắt, kết luận nội dung và rút ra những bài học kinh nghiệm.
1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đánh giá thông qua kiểm tra viết, chấm theo thang điểm 10. Sau khi kết thúc phần I và phần II, học viên ôn và làm bài kiểm tra viết, học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì phải kiểm tra lại.
3. Đánh giá chung cho toàn chương trình thông qua bài thu hoạch của học viên, chấm theo thang điểm 10.
VIII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH (chi tiết kèm theo)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHUYÊN ĐỀ 1
Tổng quan về BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học có thể hiểu được khái niệm BHXH, bản chất của BHXH, những đặc trưng cơ bản của BHXH, hiểu được vai trò cũng như nguyên tắc của BHXH, đối tượng tham gia BHXH, các chế độ BHXH.
B. Nội dung
I. Khái niệm và phân loại BHXH
1. Khái niệm BHXH
2. Phân loại BHXH
II. Bản chất và chức năng của BHXH
1. Bản chất của BHXH
2. Chức năng của BHXH
III. Đặc trưng cơ bản của BHXH
1. Đối tượng tham gia BHXH
2. Hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ công phi lợi nhuận
3. Đối tượng bảo hiểm của BHXH là thu nhập của người lao động
4. Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động, người SDLĐ đóng góp
5. Quan hệ BHXH thường tồn tại lâu dài
6. Hoạt động BHXH có sự tham gia của cơ chế ba bên
IV. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế - xã hội
1. Vai trò của bảo hiểm
2. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế - xã hội
V. Nguyên tắc cơ bản của BHXH
1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH
2. BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít
3. Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và chia sẻ
4. Nhà nước thống nhất quản lý BHXH
5. BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
VI. Nội dung cơ bản của BHXH
1. Đối tượng tham gia BHXH
2. Các chế độ BHXH
3. Tài chính BHXH
4. Quản lý BHXH
CHUYÊN ĐỀ 2
Chính sách BHXH
A. Mục tiêu đào tạo:
Kết thúc bài học này người học hiểu được khái niệm chính sách BHXH cũng như cơ sở xây dựng chính sách, Chính sách BHXH và an sinh xã hội, Chính sách BHXH và tăng trưởng kinh tế, Tổ chức thực hiện chính sách BHXH, Vai trò của tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia xây dựng chính sách BHXH
B. Nội dung
I. Khái niệm và cơ sở xây dựng chính sách BHXH
1. Khái niệm chính sách BHXH
2. Cơ sở xây dựng chính sách BHXH
II. Chính sách BHXH và an sinh xã hội
1. Chính sách BHXH là hạt nhân cơ bản của hệ thống an sinh xã hội
2. Chính sách BHXH góp phần điều tiết các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội
3. Chính sách BHXH góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, nhân tố quan trọng đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững
III. Chính sách BHXH và tăng trưởng kinh tế
1. Chính sách BHXH góp phần tăng trưởng kinh tế
2. Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách BHXH
IV. Hoạch định chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH
1. Xác định mục tiêu của chính sách BHXH
2. Xác định nội dung của chính sách BHXH
3. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH
V. Tổ chức thực hiện chính sách BHXH
1. Chuẩn bị triển khai chính sách
1.1. Xác định bộ máy tổ chức thực hiện chính sách
1.2. Xây dựng chương trình hành động
1.3. Ban hành văn bản hướng dẫn
1.4. Tổ chức tập huấn
2. Chỉ đạo, triển khai chính sách
2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
2.2. Tổ chức hoạt động các dự án
2.3. Tổ chức các quỹ và sự vận hành của các quỹ
2.4. Phối hợp hoạt động với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, tổ chức quần chúng
2.5. Tổ chức tốt các hoạt động sự nghiệp BHXH
3. Kiểm tra và điều chỉnh
3.1. Thu thập thông tin về việc thực hiện chính sách
3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách
3.3. Điều chỉnh chính sách
3.4. Tổng kết việc thực thi chính sách
VI. Vai trò của tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia xây dựng chính sách BHXH
1. Vai trò của tổ chức công đoàn
2. Vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động
VII. Chính sách BHXH ở Việt Nam
1. Giai đoạn 1945 - 1994
2. Giai đoạn 1995 - 2005
3. Giai đoạn 2006 đến nay
CHUYÊN ĐỀ 3
Quản lý nhà nước về BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học có thể hiểu được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BHXH, quyền và trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH, hồ sơ và thủ tục thực hiện BHXH, hiểu được quy trình thanh tra và xử lý vi phạm về BHXH.
B. Nội dung
I. Hệ thống tổ chức quản lý BHXH
1. Tổ chức quản lý Nhà nước về BHXH
2. Tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH
II. Quyền và trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH
1. Người lao động
2. Người sử dụng lao động
3. Tổ chức BHXH
4. Công đoàn
5. Đại diện người sử dụng lao động
III. Hồ sơ và thủ tục thực hiện BHXH
1. Hồ sơ và thủ tục tham gia BHXH
2. Hồ sơ và thủ tục hưởng BHXH
IV. Thanh tra và xử lý vi phạm về BHXH
1. Thanh tra về BHXH
2. Xử lý vi phạm về BHXH
CHUYÊN ĐỀ 4
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học nắm được những yêu cầu, nội dung cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, cũng như hiểu được tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BHXH.
B. Nội dung
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành BHXH
1. Chức năng của thanh tra chuyên ngành BHXH
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra chuyên ngành BHXH
II. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BHXH
1. Tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BHXH
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BHXH
III. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành BHXH
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
CHUYÊN ĐỀ 5
Kỹ năng xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Sau khi học xong chuyên đề này người học có thể hiểu được những kỹ năng cần thiết để xây dựng và phát triển đối tượng tham gia BHXH
B. Nội dung
I. Kỹ năng tổ chức việc xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH
1. Thành lập ban xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH
2. Phân công trách nhiệm trong ban xây dựng chỉ tiêu đối tượng tham gia BHXH
II. Kỹ năng nhận diện đối tượng tham gia BHXH
1. Dân số
2. Lực lượng lao động
3. Lực lượng lao động có việc làm
III. Các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH
1. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động
2. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động có việc làm
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
Kỹ năng thống kê, thông tin về BHXH
Thời lượng: Trình bày: Trao đổi, thảo luận: |
08 tiết 04 tiết 04 tiết |
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN ĐI THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Mục 1
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN ĐI THỰC TẾ
1. Mục đích
a) Quan sát và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại một đơn vị cụ thể.
b) Giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.
2. Yêu cầu
a) Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
b) Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
3. Hướng dẫn
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.
b) Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Mục 2
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
1. Mục đích
a) Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
b) Giúp đánh giá mức độ kết quả học viên đã đạt được qua chương trình (kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ).
c) Chỉ ra được khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác.
2. Yêu cầu
a) Học viên cần viết bản thu hoạch hoàn chỉnh, trong đó nêu những kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào thực tiễn tại vị trí công tác của lãnh đạo phòng.
b) Các yêu cầu sẽ được thông báo tới học viên khi bắt đầu khóa học.
3. Hướng dẫn
a) Độ dài: Không quá 12 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo, phụ lục), sử dụng phông chữ Time New Roman, khổ chữ 14, cách dòng 1,5.
b) Câu trúc: Do học viên thiết kế và biên soạn.
c) Văn phong, cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
4. Đánh giá
a) Chấm điểm theo thang 10 điểm: Điểm đạt là từ 5 trở lên.
b) Xếp loại:
- Giỏi: 9-10 điểm
- Khá: 7-8 điểm
- Trung bình: 5 - 6 điểm
- Không đạt: Dưới 5 điểm
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHUYÊN ĐỀ 1
Tổng quan về BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học có thể hiểu được khái niệm BHXH, bản chất của BHXH, những đặc trưng cơ bản của BHXH, hiểu được vai trò cũng như nguyên tắc của BHXH, đối tượng tham gia BHXH, các chế độ BHXH.
B. Nội dung
I. Khái niệm và phân loại BHXH
1. Khái niệm BHXH
2. Phân loại BHXH
II. Bản chất và chức năng của BHXH
1. Bản chất của BHXH
2. Chức năng của BHXH
III. Đặc trưng cơ bản của BHXH
1. Đối tượng tham gia BHXH
2. Hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ công phi lợi nhuận
3. Đối tượng bảo hiểm của BHXH là thu nhập của người lao động
4. Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp
5. Quan hệ BHXH thường tồn tại lâu dài
6. Hoạt động BHXH có sự tham gia của cơ chế ba bên, chịu sự quản lý của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ
IV. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế - xã hội
1. Vai trò của bảo hiểm
2. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế - xã hội
V. Nguyên tắc cơ bản của BHXH
1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH
2. BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít
3. Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng
4. Nhà nước thống nhất quản lý BHXH
5. BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
VI. Nội dung cơ bản của BHXH
1. Đối tượng tham gia BHXH
2. Các chế độ BHXH
3. Tài chính BHXH
4. Quản lý BHXH
CHUYÊN ĐỀ 2
Một số vấn đề cơ bản về pháp luật lao động liên quan đến BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học nắm được một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động liên quan đến BHXH như: Hợp đồng lao động; tiền lương; thời giờ làm việc; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể.
B. Nội dung
I. Hợp đồng lao động
1 .Khái niệm
2. Hình thức hợp đồng lao động
3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
4. Nội dung hợp đồng lao động
5. Thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động
II. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Đối thoại tại nơi làm việc
2. Thương lượng tập thể
3. Thỏa ước lao động tập thể
III. Tiền lương
1. Khái niệm
2. Tiền lương tối thiểu
3. Hình thức, nguyên tắc trả lương
4. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
IV. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc
2. Thời giờ nghỉ ngơi
3. Nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương
CHUYÊN ĐỀ 3
Đối tượng, điều kiện, thời gian, mức hưởng các chế độ BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học có thể nắm được đối tượng tham gia BHXH, điều kiện tham gia BHXH cũng như thời gian đóng BHXH và mức hưởng, các chế độ khi tham gia BHXH
B. Nội dung
I. Khái niệm, nguyên tắc, đối tượng áp dụng của BHXH
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc
3. Đối tượng áp dụng
II. Điều kiện, thời gian đóng, mức hưởng
1. Chế độ ốm đau
2. Chế độ thai sản
3. Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
4. Chế độ thất nghiệp
5. Chế độ hưu trí
6. Chế độ tử tuất
III. Chế tài đối với hành vi trốn đóng BHXH
CHUYÊN ĐỀ 4
Quyền, trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia BHXH cũng như đơn vị sử dụng lao động. Quan hệ của các bên trong việc thực hiện BHXH
B. Nội dung
I. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau
3. Mặt trận Tổ quốc
II. Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động
1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền
2. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm
III. Quyền và trách nhiệm của người lao động
1. Quyền của người lao động
2. Trách nhiệm của người lao động
3. Quyền và trách nhiệm của của người sử dụng lao động
4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan BHXH
CHUYÊN ĐỀ 5
Các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH
A. Mục tiêu đào tạo
Kết thúc chuyên đề này người học nắm được những vấn đề chung, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các hành vi gian lận BHXH thường xảy ra. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH
B. Nội dung
I. Những vấn đề chung
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Các hành vi gian lận bảo hiểm thường xảy ra
II. Những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH
1. Trốn đóng BHXH
2. Chậm đóng tiền BHXH
3. Chiếm dụng tiền đóng BHXH
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH
5. Sử dụng quỹ BHXH không đúng pháp luật
6. Gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
7. Báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác.
III. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH
1. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH
2. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực BHXH
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
Kỹ năng kê khai, đối chiếu BHXH qua mạng
Thời lượng: Trình bày: Trao đổi, thảo luận: |
08 tiết 04 tiết 04 tiết |
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN ĐI THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Mục 1
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN ĐI THỰC TẾ
1. Mục đích
a) Quan sát và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại một đơn vị cụ thể.
b) Giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.
2. Yêu cầu
a) Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
b) Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
3. Hướng dẫn
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.
b) Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Mục 2
YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
1. Mục đích
a) Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
b) Giúp đánh giá mức độ kết quả học viên đã đạt được qua chương trình (kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ).
c) Chỉ ra được khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác.
2. Yêu cầu
a) Học viên cần viết bản thu hoạch hoàn chỉnh, trong đó nêu những kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào thực tiễn tại vị trí công tác của lãnh đạo phòng.
b) Các yêu cầu sẽ được thông báo tới học viên khi bắt đầu khóa học.
3. Hướng dẫn
a) Độ dài: Không quá 12 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo, phụ lục), sử dụng phông chữ Time New Roman, khổ chữ 14, cách dòng 1,5.
b) Cấu trúc: Do học viên thiết kế và biên soạn.
c) Văn phong, cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
4. Đánh giá
a) Chấm điểm theo thang 10 điểm: Điểm đạt là từ 5 trở lên.
b) Xếp loại:
- Giỏi: 9-10 điểm
- Khá: 7-8 điểm
- Trung bình: 5-6 điểm
- Không đạt: Dưới 5 điểm
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.