ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1049/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 06 tháng 5 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 54/TTr-SYT ngày 02/04/2021 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đắk Lắk.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC
CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh Đắk
Lắk)
Sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục (SKTD) là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên (VTN, TN). Đầu tư cho chăm sóc SKSS, SKTD là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Đến nay, Chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN ở Việt Nam vẫn còn một số những bất cập như: Kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN còn hạn chế; giáo dục về SKSS, SKTD chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của VTN, TN; tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục… của VTN, TN vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu; ở nhóm VTN, TN yếu thế (dân tộc thiểu số, khuyết tật, đồng giới nam…).
Tỉnh Đắk Lắk, mặc dù đã ban hành kế hoạch Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, TN giai đoạn 2013 - 2015, nhưng đến nay việc triển khai thực hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các nhóm VTN, TN đặc thù như: Đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn... Các dịch vụ thân thiện cho VTN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho nhóm đối tượng này. Cán bộ y tế, Cán bộ làm công tác liên quan như Đoàn thanh niên, các Trường PTTH, THCS vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu tư vấn chuyên biệt cho VTN, TN. Các cấp, các ngành chưa dành sự quan tâm đúng mức cho công tác này, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình còn hạn chế. Do vậy, các hoạt động triển khai vẫn còn rời rạc, chưa bao phủ, chất lượng chưa cao.
Những tồn tại trên cho thấy công tác Chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN, TN chưa được quan tâm đúng mức. Để khắc phục, cải thiện tình trạng trên, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi của VTN, TN tăng cường sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, dịch vụ y tế và các nguồn lực khác, công tác Chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN, TN cần được quan tâm sâu sát, tạo điều kiện về nhân lực và kinh phí để triển khai, mở rộng hoạt động, giúp số VTN, TN được trang bị kiến thức và tiếp cận dịch vụ ngày càng nhiều hơn.
Xây dựng kế hoạch CSSKSS/SKTD cho VTN, TN giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay cho nhóm đối tượng này.
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VTN, TN
1. Thực trạng sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của VTN, TN Việt Nam:
Theo kết quả điều tra quốc gia về SKSS, SKTD (năm 2015) cho thấy ngày nay VTN, TN được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin dễ dàng, hơn 90% thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 cho biết đã trao đổi và tiếp cận thông tin thông qua các kênh hiện đại như Internet, truyền hình và tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
Tuy nhiên, tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN vẫn đang tồn tại những vấn đề rất đáng quan tâm, cụ thể như sau:
Sức khỏe tình dục: Tuổi trung bình lần quan hệ tình dục đầu tiên ở nhóm tuổi 14-24 là 18,7 (2017). Khoảng 13% thanh thiếu niên đã từng có quan hệ tình dục và trung bình họ đã có 2 bạn tình, 15% TN có quan hệ tình dục trước hôn nhân. VTN, TN Việt Nam chưa có kiến thức đầy đủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe tình dục. 27,8% đối tượng nữ công nhân di cư ở tuổi TN không sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT).
Hôn nhân, mang thai, phá thai, sinh con: Tỷ lệ nhóm dân tộc thiểu số kết hôn sớm nhiều gấp 6 lần so với dân tộc Kinh (8,4% so với 1,4%). Chỉ 17% thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 có kiến thức về mang thai. Trong tổng số nữ trong độ tuổi 15-24, có 9,2% người đã từng phá thai. Tỉ lệ phá thai đặc biệt cao hơn ở nhóm nữ trong độ tuổi 19-24, dân tộc thiểu số và nữ đã từng kết hôn so với nhóm nữ trong độ tuổi từ 15-18, người Kinh và người chưa từng kết hôn. Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại.
HIV và nhiễm khuẩn đường sinh sản: Chỉ có 21% nam trong độ tuổi 10-24 có thể nêu được một triệu chứng của các viêm nhiễm đường sinh sản và tỷ lệ này ở nữ là 19%.
Sự hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô giáo về SKSS, SKTD: Việc trao đổi với người lớn về các chủ đề SKSS, SKTD còn hạn chế, thanh thiếu niên thích hỏi các nhân viên y tế hơn.
Bạo lực: Thái độ bình đẳng giới của VTN, TN nhìn chung khá thấp, đặc biệt là ở nhóm nam (9,5%) và dân tộc thiểu số (6,4%). Khoảng 60% thanh thiếu niên đang đi học đã bị một hình thức bạo lực học đường. Bạo lực tinh thần là phổ biến nhất (50%), tiếp đến là bạo lực thể chất (34%) và bạo lực tình dục (12%).
Tìm kiếm và tiếp cận thông tin về SKSS, SKTD: VTN, TN vẫn gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD đảm bảo chất lượng, ví dụ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) hiện nay tập trung chủ yếu vào những người đã kết hôn. Can thiệp, chương trình SKSS, SKTD cho VTN, TN còn thiếu hụt trong giải quyết các vấn đề của các nhóm thiệt thòi, dân tộc thiểu số, và vấn đề giới.
2. Thực trạng sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của VTN, TN tỉnh Đắk Lắk:
Đắk Lắk có 310.334 VTN, trong đó 159.445 VTN nam, 150.889 VTN nữ; Nhóm VTN trong độ tuổi 10-13 là 132.317, nhóm VTN trong độ tuổi 14-16 là 92.948, nhóm VTN trong độ tuổi 17-19 là 85.069. Số thanh niên trong độ tuổi 20-24 là 141.983, trong đó có 75.158 TN nam, 66.825 thanh niên nữ.
Từ năm 2013 đến nay, Khoa Sức khỏe sinh sản - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 09 lớp tập huấn, 157 buổi truyền thông về Chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN/TN; xây dựng và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ CSSKSS VTN, TN, góc tư vấn thân thiện cho VTN. Những hoạt động này chỉ đáp ứng phần nhỏ, với tính chất đơn lẻ chưa thành hệ thống xuyên suốt tại các tuyến. Do vậy, chưa cung cấp được dịch vụ đặc thù nhằm phục vụ nhu cầu rất lớn, đa dạng cho nhóm đối tượng này.
Trong quá trình triển khai các hoạt động CSSKSS, SKTD cho VTN đã nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội... sự hưởng ứng nhiệt tình của đối tượng học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên tại các trường… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác CSSKSS, SKTD cho VTN, như:
- Kinh phí đầu tư hạn chế, các hoạt động chủ yếu là truyền thông trực tiếp cho một số trường, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong thực tế.
- Chưa đào tạo được cán bộ tư vấn chuyên biệt đáp ứng nhu cầu cho nhóm đối tượng đặc thù. Cán bộ y tế tuyến cơ sở chưa triển khai được truyền thông, tư vấn để thu hút được VTN, TN tham gia
- Dịch vụ thân thiện cho VTN, TN đã triển khai nhưng chưa mang đến hiệu quả tích cực, do chưa tạo được sức hút cũng như sự tin cậy cho các em tiếp cận.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN; góp phần đưa VTN, TN trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN và các đối tượng liên quan (cha mẹ, thầy cô, cán bộ Đoàn thanh niên...) thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn phù hợp với đặc thù của các đối tượng.
Chỉ tiêu:
- 70% VTN, TN trên địa bàn toàn tỉnh có hiểu biết về nội dung cơ bản trong CSSKSS, SKTD như tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, hậu quả của mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- 70% thầy cô giáo, cha mẹ được cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS,SKTD cho VTN, TN;
- 70% cán bộ Đoàn thanh niên được tập huấn có kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho VTN;
- Ít nhất 70% VTN, TN biết các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng;
- 40% TN lứa tuổi 15-24 có hành vi tình dục an toàn.
* Mục tiêu 2: Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS, SKTD cho VTN, TN.
Chỉ tiêu:
- 80% cơ sở chăm sóc SKSS tại tất cả các tuyến thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về SKSS/SKTD cho VTN, TN;
- 80% cơ sở chăm sóc SKSS tuyến tỉnh có cán bộ được đào tạo về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN, TN;
- Tỷ lệ mang thai ở VTN/tổng số phụ nữ mang thai từ 5% giảm còn 2%
- Tỷ suất sinh ở VTN hướng tới từ 5‰ giảm còn 2‰;
- Tỷ lệ phá thai ở VTN/tổng số phụ nữ phá thai giảm còn 1%.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
1. Đối tượng thực hiện
- VTN, TN trong đó bao gồm các nhóm đối tượng ưu tiên, nhóm VTN trong độ tuổi từ 10-14; nhóm VTN, TN chưa kết hôn; nhóm VTN, TN khuyết tật; nhóm VTN, TN di cư; nhóm VTN, TN là người dân tộc thiểu số.
- Nhân viên y tế tại cơ sở CSSKSS.
- Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội phụ nữ, cha mẹ, cán bộ đoàn thanh niên, thầy cô giáo.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
3. Địa bàn thực hiện: Toàn tỉnh Đắk Lắk.
1. Các hoạt động tuyến tỉnh:
- Đào tạo, tập huấn tại Trung ương
- Truyền thông chủ đề SKSS/SKTD VTN, TN
- Tổ chức tập huấn, đào tạo về tổ chức sinh hoạt theo chủ đề Chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN, TN
- Lồng ghép các dịch vụ thân thiện cho VTN, TN tại các tuyến y tế cơ sở
- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ chủ đề Chăm sóc SKSS/SKTD VTN, TN
- Giám sát công tác truyền thông SKSS/SKTD
- Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi về SKSS/SKTD của VTN, TN đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình.
2. Hoạt động tuyến huyện:
- Truyền thông giáo dục, tư vấn SKSS/SKTD VTN, TN.
- Cung cấp dịch vụ có chất lượng cho nhóm đối tượng VTN, TN.
- Sử dụng nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động từ nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025: 3.640.648.000 đồng (Ba tỉ, sáu trăm bốn mươi triệu, sáu trăm bốn mươi tám ngàn đồng).
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
1. Sở Y tế:
- Lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các nội dung hoạt động nhiệm vụ thuộc lĩnh vực y tế của chương trình.
- Lập kế hoạch theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án, báo cáo cơ quan quản lý để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Sở Tài chính:
- Tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí chi cho các hoạt động theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện đạt hiệu quả hoạt động của kế hoạch.
4. Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp Sở Y tế triển khai thực hiện chương trình dành cho học sinh, học viên, sinh viên trong tuổi VTN, TN đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương triển khai thực hiện.
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch.
- Hỗ trợ, bổ sung nguồn lực của địa phương cho các hoạt động CSSKSS, SKTD cho VTN, TN trên địa bàn huyện, thành phố.
6. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh:
Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức, triển khai hoạt động.
7. Tỉnh Đoàn:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ Đoàn trang bị, cập nhật kiến thức về Chăm sóc SKSS/SKTD VTN, TN.
- Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức tập huấn, truyền thông về nâng cao công tác Chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN, TN.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, TN giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Đắk Lắk. Đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp triển khai thực hiện./.
Thời gian thực hiện: Năm 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số /4/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: VN đồng
Tuyến hoạt động |
NỘI DUNG |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng cộng |
CỘNG 2021-2025 |
594.224.000 |
733.460.000 |
747.222.000 |
760.988.000 |
804.754.000 |
3.640.648.000 |
|
Tuyến tỉnh |
Đào tạo, tập huấn tại Trung ương |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
200.000.000 |
Truyền thông tại các trường THPT trên địa bàn TP BMT (11 trường) |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
100.000.000 |
|
Truyền thông tại các trường THPT tại các huyện, thị xã (43 trường) |
112.000.000 |
112.000.000 |
112.000.000 |
112.000.000 |
112.000.000 |
560.000.000 |
|
Truyền thông tại các trường THCS trên địa bàn TP BMT (27 trường) |
10.000.000 |
25.000.000 |
25.000.000 |
25.000.000 |
25.000.000 |
110.000.000 |
|
Truyền thông tại các trường THCS tại các huyện, thị xã (200 trường) |
112.000.000 |
224.000.000 |
224.000.000 |
224.000.000 |
224.000.000 |
1.008.000.000 |
|
Truyền thông cho phụ nữ (5 điểm) |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
200.000.000 |
|
Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ SKSS VTN/TN (03 buổi) |
27.532.000 |
27.532.000 |
41.298.000 |
55.064.000 |
68.830.000 |
220.256.000 |
|
Tập huấn, đào tạo về tổ chức sinh hoạt theo chủ đề SKSS VTN/TN |
16.590.000 |
16.590.000 |
16.590.000 |
16.590.000 |
16.590.000 |
82.950.000 |
|
Giám sát hoạt động truyền thông SKSS VTN |
19.500.000 |
19.500.000 |
19.500.000 |
19.500.000 |
19.500.000 |
97.500.000 |
|
Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt chủ đề SKSS VTN/TN (04 điểm) |
20.188.000 |
10.094.000 |
10.090.000 |
10.090.000 |
10.090.000 |
60.552.000 |
|
Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi về SKSS/SKTD của VTN/TN |
30.000.000 |
|
|
|
|
30.000.000 |
|
Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ thân thiện cho VTN (04 điểm) |
5.000.000 |
|
|
|
|
5.000.000 |
|
Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi về SKSS/SKTD của VTN/TN |
|
|
|
|
30.000.000 |
30.000.000 |
|
CỘNG |
452.810.000 |
534.716.000 |
548.478.000 |
562.244.000 |
606.010.000 |
2.704.258.000 |
|
Tuyến huyện |
Truyền thông SKSS VTN/TN |
141.414.000 |
198.744.000 |
198.744.000 |
198.744.000 |
198.744.000 |
936.390.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.