THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1045/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo đối tác công tư;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP số 663/BC-HĐTĐLN ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Hội đồng thẩm định liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4393/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2022 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP và Báo cáo số 5030/BC-HĐTĐLN ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng thẩm định liên ngành,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu dự án: đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung; tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Phạm vi, quy mô, địa điểm thực hiện Dự án
a) Phạm vi đầu tư: đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 60,1 km; điểm đầu tại Km0+000, giao với QL.1 tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km60+100 (qua vị trí giao cắt với QL.20 tại Km69+400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).
b) Quy mô đầu tư:
- Đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 100 km/h.
- Quy mô mặt cắt ngang: quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 4 làn xe (Bn=24,75m). Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe (Bn=17m). Tại các vị trí xử lý đất yếu, nền đường đào sâu, đắp cao, phạm vi nút giao liên thông, điểm dừng xe khẩn cấp, công trình cầu trên chính tuyến thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh Bn=24,75m.
- Xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thu phí, trạm dừng nghỉ... đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
c) Địa điểm thực hiện: tỉnh Đồng Nai.
3. Dự kiến thời gian thực hiện dự án: thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2021 đến năm 2025.
4. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và phương án giải phóng mặt bằng: khoảng 311,69ha. Diện tích đất có rừng khoảng 27,339ha (rừng trồng phòng hộ là 8,134ha; rừng trồng sản xuất là 19,205ha), đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết nghị tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 15 tháng 4 năm 2022 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 05 dự án trên địa bàn tỉnh. Phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh.
5. Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 8.365,651 tỷ đồng (Bằng chữ: Tám nghìn ba trăm sáu mươi năm tỷ, sáu trăm năm mươi mốt triệu đồng).
7. Sơ bộ phương án tài chính của dự án
a) Cơ cấu nguồn vốn:
- Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp (bao gồm hoàn trả chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 73 của Luật PPP): khoảng 7.065,651 tỷ đồng.
- Phần vốn nhà nước tham gia trong dự án: khoảng 1.300 tỷ đồng.
b) Sử dụng vốn nhà nước trong dự án
- Phần vốn nhà nước chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình: khoảng 1.300 tỷ đồng.
- Chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP sẽ do Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ sử dụng đường bộ: được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và người sử dụng; tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thu hồi vốn và có lợi nhuận phù hợp theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về PPP.
8. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư
a) Ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Bảo đảm đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật PPP và pháp luật về đầu tư.
9. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu
- Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của Dự án thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu: từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
10. Nhóm dự án: Dự án nhóm A.
11. Tên cơ quan có thẩm quyền: Bộ Giao thông vận tải.
1. Bộ Giao thông vận tải:
- Thực hiện đăng tải thông báo mời khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt Dự án theo quy định pháp luật; tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định pháp luật có liên quan;
- Trong bước triển khai tiếp theo, tính toán, chuẩn xác phần vốn nhà nước tham gia trong Dự án, các chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP để làm cơ sở triển khai thực hiện; quy định rõ trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư về trách nhiệm của nhà đầu tư được lựa chọn phải hoàn trả các chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn nhà nước trong Dự án để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành, thực hiện theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu, giải trình đối với các nội dung tại Báo cáo kết quả thẩm định số 663/BC-HĐTĐLN ngày 27 tháng 01 năm 2022 và việc thực hiện chủ trương đầu tư, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu phát hiện các vấn đề ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả của Dự án.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương khi có phát sinh cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu đối với Dự án theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 56 của Luật PPP, quy định pháp luật về đất đai.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.