ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1041/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 1468/SXD-QH ngày 18 tháng 3 năm 2020 về việc nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 (kèm theo Tờ trình số 11/TTr-UBND ngày 12/02/2020 của UBND huyện Hậu Lộc),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, với những nội dung chính sau:
1. Phạm vi, quy mô ranh giới lập quy hoạch:
Diện tích khu vực lập quy hoạch khoang 143,7 km2, thuộc địa giới hành chính toàn bộ huyện Hậu Lộc, bao gồm 22 xã và 1 thị trấn, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp: huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung;
- Phía Nam giáp: huyện Hoằng Hoá;
- Phía Đông giáp: Vịnh Bắc Bộ;
- Phía Tây giáp: huyện Hà Trung và huyện Hoằng Hóa.
- Cụ thể hóa Quyết định số 872/2015/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020.
- Phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện Hậu Lộc để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước, khai thác thế mạnh về đầu mối giao thông, công nghiệp, du lịch, nông lâm nghiệp. Xây dựng nông thôn mới, tạo dựng hình ảnh của huyện Hậu Lộc là huyện có bề dày lịch sử, tiềm năng phát triển, truyền thống văn hóa, du lịch.
- Xây dựng cấu trúc không gian vùng lãnh thổ, liên kết đô thị, điểm dân cư nông thôn, liên kết các cực tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa giữa đô thị và nông thôn; đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững; kết hợp chặt chẽ việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.
- Là cơ sở để triển khai lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng cấp vùng và xây dựng các chương trình phát triển đô thị.
3. Tính chất, chức năng, vai trò của vùng:
- Là khớp nối quan trọng giữa vùng Đông Bắc và vùng Trung tâm của tỉnh Thanh Hóa thông qua hành lang phát triển vùng dọc tuyến Quốc lộ 1A: thị xã Bỉm Sơn - thành phố Thanh Hóa - Khu kinh tế Nghi Sơn gắn kết với hành lang ven biển Nga Sơn - thành phố Sầm Sơn - Tĩnh Gia. Là một trong những cửa ngõ ra biển của vùng Đông Bắc qua Tỉnh lộ 526 và 526B;
- Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, nông nghiệp, dịch vụ - du lịch văn hóa, tín ngưỡng, chế biến - khai thác nông, lâm, thủy hải sản. Trong đó, trọng tâm là phát triển dịch vụ hậu cần biển, hướng tới trở thành một trọng điểm phục vụ các dịch vụ hậu cần biển của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
4. Yêu cầu về dự báo sơ bộ quy mô vùng
4.1. Quy mô dân số:
- Dân số hiện trạng khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là 170.384 người (tài liệu Niên giám thống kê huyện Hậu Lộc năm 2019).
- Dự báo dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa:
+ Dự báo đến năm 2030: Dân số toàn huyện khoảng 180.000 người, dân số đô thị khoảng 63.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 35%.
+ Dự báo đến năm 2040: Dân số toàn huyện khoảng 200.000 người, dân số đô thị khoảng 80.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 40%.
4.2. Quy mô đất đai:
- Hiện trạng diện tích tự nhiên vùng huyện Hậu Lộc 170.384 ha, hiện trạng đất xây dựng đô thị khoảng 80 ha.
- Dự báo đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng: 1.600-1.800ha.
- Dự báo đến năm 2040: Đất xây dựng đô thị khoảng: 2000-2.200 ha.
(Các chỉ tiêu dự báo yêu cầu phải được luận chứng cụ thể trong quá trình lập quy hoạch)
4.3. Các chi tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo các khu vực đô thị đạt tối thiểu tiêu chuẩn chất lượng của đô thị loại V, các khu dân cư nông thôn đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới.
5. Nội dung yêu cầu nghiên cứu
Nội dung yêu cầu nghiên cứu đồ án quy hoạch xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại điều 8, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và các yêu cầu cụ thể sau:
5.1. Đánh giá hiện trạng vùng: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và nhưng yếu tố mang tính đặc thù của vùng.
5.2. Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực.
5.3. Xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát triển vùng.
5.4. Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển 10 năm, 20 năm; xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo mục tiêu phát triển.
5.5. Định hướng phát triển không gian vùng:
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;
- Xác định các phân vùng kiểm soát quản lý phát triển.
- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng đặc thù;
- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị;
- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị. Đối với vùng chức năng đặc thù phải xác định các trung tâm chuyên ngành theo chức năng đặc thù. Đối với vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, phải xác định hệ thống các trung tâm công cộng dọc tuyến;
- Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan trong vùng.
5.6. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng
- Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, phát triển điện lực, cung cấp năng lượng (khí đốt, xăng, dầu), cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động;
5.7. Đánh giá môi trường chiến lược
- Nhưng vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn;
- Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng;
- Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch;
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.
6.1. Hồ sơ địa hình phục vụ lập quy hoạch
Sử dụng bản đồ địa hình tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/100.000 sẵn có để thực hiện bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng;
Sử dụng bản đồ số tỷ lệ 1/25.000 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có hiệu chỉnh, bổ sung để thực hiện hồ sơ quy hoạch.
6.2. Hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới của vùng, mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có ảnh hưởng tới vùng quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các sơ đồ về phân vùng và định hướng phát triển không gian vùng: Xác định các vùng phát triển, bảo tồn, hạn chế phát triển, vùng cấm phát triển; tổ chức hệ thống các đô thị, các khu vực dân cư nông thôn; phân bố, xác định quy mô các không gian phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; các vùng nghỉ ngơi du lịch, khai thác, bảo vệ thiên nhiên, tôn tạo, các vùng di tích lịch sử văn hóa và các chức năng khác, phân bố cơ sở kinh tế - kỹ thuật cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: Giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Phần văn bản gồm:
- Thuyết minh tổng hợp;
- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch;
- Dự thảo Quyết định, quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
6.3. Yêu cầu về hồ sơ
- Bản đồ minh họa trong thuyết minh được thu nhỏ theo khổ giấy A3, in màu;
- Bản đồ dùng báo cáo thẩm định, phê duyệt, in màu theo tỉ lệ 1/25.000;
- Số lượng tài liệu dùng cho báo cáo thẩm định tùy theo yêu cầu của hội nghị.
- Hồ sơ trình duyệt lập thành 8 bộ in màu theo tỷ lệ, kèm theo 04 bộ hồ sơ màu in khổ A0 (chủ đầu tư, các cơ quan thẩm định quản lý), 04 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung bản vẽ và các văn bản liên quan.
7. Kinh phí thực hiện: Giao UBND huyện Hậu Lộc tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán lập quy hoạch theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
8. Nguồn vốn lập quy hoạch: Từ ngân sách huyện Hậu Lộc bố trí.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan Chủ đầu tư và trình hồ sơ: UBND huyện Hậu Lộc.
- Cơ quan tổ chức thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
- Đơn vị lập quy hoạch: Lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định hiện hành.
- Thời gian thực hiện đồ án quy hoạch: Thời gian lập đồ án không quá 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.