ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 01 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2987/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 49-CTr/TU ngày 26/5/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 08/8/2019 của Chủ tịch UBNĐ thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề cương và kinh phí lập Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 06/01/2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà
a) Mục tiêu chung
- Đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 169,54 MW (khoảng 17,76% tiềm năng kỹ thuật), sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 247.535 MWh, đóng góp khoảng 3,89% tổng nhu cầu điện toàn thành phố (6.355.600 MWh);
- Đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 293,92 MW (khoảng 30,78% tiềm năng kỹ thuật), sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 429.128 MWh, đóng góp khoảng 4,8% tổng nhu cầu điện toàn thành phố (8.939.600 MWh);
- Đến năm 2035, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 402,24 MW (khoảng 42,13% so với tiềm năng kỹ thuật), sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 587.273 MWh, đóng góp khoảng 4,84% tổng nhu cầu điện toàn thành phố (12.127.700 MWh).
b) Mục tiêu cụ thể và định hướng phát triển
* Đối với khu vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ: Công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà đạt khoảng 79,79 MW đến năm 2025, đạt 142,55 MW đến năm 2030 và đạt 191,49 MW đến năm 2035, trong đó:
- Tập trung phát triển điện mặt trời mái nhà tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
- Khuyến khích, ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, nhất là các khu khách sạn du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, điểm nóng phát triển về du lịch trên địa bàn thành phố nhằm giảm tải nguồn điện lưới quốc gia tại khu vực.
* Đối với khu vực công (chợ, cơ sở hành chính, cơ sở giáo dục và cơ sở y tế); Công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà đạt khoảng 32,43 MW đến năm 2025, đạt 36,72 MW đến năm 2030 và đạt 38,77 MW đến năm 2035. Thực hiện đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà tại khu vực công đảm bảo công khai, minh bạch và đúng quy định pháp luật.
* Đối với khu vực dân cư: Công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà đạt khoảng 57,33 MW đến năm 2025, đạt 114,65 MW đến năm 2030 và đạt 171,98 MW đến năm 2035. Nghiên cứu xây dựng cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy hộ gia đình đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà, hướng tới hình ảnh thành phố điện mặt trời, góp phần xây dựng thành phố môi trường và phát triển bền vững.
(Đính kèm Phụ lục)
2. Giải pháp hỗ trợ đầu tư và phát triển
a) Giải pháp về chính sách, đầu tư
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách thành phố để thực hiện kế hoạch, chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà theo từng giai đoạn 5 năm, trong đó chú trọng phát triển điện mặt trời mái nhà tại trụ sở công và các mái nhà trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư điện mặt trời mái nhà (lĩnh vực năng lượng mới) được hưởng các hỗ trợ về lãi suất vay theo Nghị quyết số 149/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành phố Đà Nẵng quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực quản lý phát triển điện mặt trời mái nhà tại các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nhằm thống nhất mục tiêu, định hướng và lộ trình phát triển trong từng giai đoạn, đồng bộ tại các cấp quản lý;
- Tổ chức các chương trình tham quan, hoạt động ngoại khóa liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời;
- Tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng kế hoạch hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực về điện mặt trời, nâng cao nhận thức và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điện mặt trời.
c) Giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước
- Xây dựng kế hoạch, chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà thành phố Đà Nẵng giai đoạn 05 năm và kế hoạch hàng năm để thực hiện các giải pháp hỗ trợ, đánh giá hiệu quả và xây dựng, điều chỉnh lộ trình phát triển cho phù hợp, trong đó tập trung xây dựng và triển khai đề án phát triển điện mặt trời mái nhà tại trụ sở công đáp ứng mục tiêu đề ra;
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, thẩm định dự án, cấp phép xây dựng, giám sát hoạt động đầu tư điện mặt trời mái nhà;
- Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư phát triển điện mặt trời, công khai các kết quả khảo sát và bản đồ tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời để nhà đầu tư, người dân thuận lợi trong quá trình đầu tư lắp đặt.
d) Giải pháp về xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, hợp tác phát triển
- Tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ODA, phi chính phủ nước ngoài để nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư điện mặt trời mái nhà;
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức hội thảo về chính sách, cơ chế của Nhà nước, các mô hình hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng mặt trời, góp phần thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà;
- Đẩy mạnh tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối cung cầu giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, người dân và các đơn vị cung ứng mô hình, giải pháp về kỹ thuật, tài chính trong lĩnh vực điện mặt trời để khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển điện mặt trời.
1. Sở Công Thương
- Tổ chức công bố Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 được phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, hội thảo về chính sách, cơ chế của Nhà nước, các mô hình hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng mặt trời, góp phần thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà;
- Xây dựng, trình UBND thành phố ban hành kế hoạch, chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từng giai đoạn 05 năm và kế hoạch hàng năm đáp ứng các mục tiêu, lộ trình phát triển điện mặt trời mái nhà;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án, hình thức đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tại khu vực công theo đúng quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu hoặc đề xuất các biện pháp về xử lý và tái chế chất thải rắn phát sinh trong các dự án đầu tư điện mặt trời trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan đề xuất và tham mưu với UBND thành phố xem xét tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế liên quan đến các dự án đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn thành phố;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà hàng năm.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án, hình thức đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tại khu vực công theo đúng quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì thẩm định, hướng dẫn doanh nghiệp có dự án đầu tư điện mặt trời được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất khi đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị quyết số 149/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành phố Đà Nẵng.
4. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan thực hiện nội dung khuyến khích, tuyên truyền sử dụng điện mặt trời mái nhà tại các công trình, tòa nhà đã và đang xây dựng trên địa bàn thành phố;
- Yêu cầu, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện khảo sát tiềm năng điện mặt trời mái nhà trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án xây dựng trụ sở công, các dự án xây dựng tòa nhà trên địa bàn thành phố;
- Xây dựng, hướng dẫn UBND quận, huyện liên quan đến công tác thẩm định thiết kế, khả năng an toàn chịu lực và ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng và công tác cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình điện mặt trời mái nhà.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện lồng ghép mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà vào các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;
- Phối hợp Sở Công Thương nghiên cứu, đề xuất và tham mưu UBND thành phố về công tác quản lý, hướng dẫn, giám sát, xử lý và tái chế chất thải rắn phát sinh trong lĩnh vực điện mặt trời trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật về môi trường.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Khuyến khích nghiên cứu, tổ chức đánh giá và đề xuất nhân rộng kết quả từ các đề tài nghiên cứu về năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời;
- Khuyến khích, định hướng phát triển hệ thống điện mặt trời lắp mái tại các doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, thẩm định, đánh giá và hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới công nghệ, các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khuyến khích, ưu tiên phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời trên mái để tối ưu hóa tài nguyên đất và nhu cầu sử dụng điện.
8. Sở Giáo dục vào Đào tạo
Phối hợp với Sở Công Thương và các tổ chức liên quan xây dựng, tổ chức các hoạt động truyền thông, giao lưu tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức học sinh, sinh viên về ứng dụng năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời mái nhà nói riêng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì định hướng các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền, vận động và quảng bá các sản phẩm, giải pháp ứng dụng năng lượng mặt trời mái nhà trên các phương tiện truyền thông.
10. UBND các quận, huyện
- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền, thông tin về điện mặt trời mái nhà trong quá trình quản lý đô thị tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Công Thương thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình điện mặt trời mái nhà theo quy định của pháp luật.
11. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng
Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghệ cao, các khu công nghiệp.
12. Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
- Tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương định kỳ hàng năm về tình hình phát triển điện mặt trời trên địa bàn thành phố (số lượng khách hàng, địa điểm lắp đặt, công suất lắp đặt, sản lượng điện phát lên lưới...);
- Công khai và cập nhật thường xuyên danh sách các trạm biến áp/đường dây còn khả năng và không còn khả năng giải tỏa công suất khi đấu nối điện mặt trời mái nhà theo từng khu vực;
- Phối hợp với Sở Công Thương nghiên cứu xây dựng các cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên địa bàn thành phố;
- Tăng cường quản lý và đánh giá hiện trạng lưới điện và các trạm biến áp phân phối nhằm đảm bảo hiệu quả đấu nối các hệ thống điện mặt trời mái nhà; Kịp thời cải tạo, nâng cấp công suất trạm biến áp đảm bảo đấu nối với hệ thống điện mặt trời đáp ứng tiêu chuẩn đấu nối theo quy định;
- Nghiên cứu thực hiện các giải pháp lưới điện thông minh tích hợp các nguồn điện phân tán (điện mặt trời mái nhà) nhằm khai thác hiệu quả công suất nguồn năng lượng tái tạo;
- Tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả tư vấn thông tin, quy trình đấu nối với dự án đầu tư điện mặt trời mái nhà qua Tổng đài tư vấn thông tin (1900 1909) của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
13. Các đơn vị sự nghiệp công lập
- Phối hợp cung cấp thông tin về tiềm năng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại trụ sở đơn vị được giao quản lý, sử dụng;
- Phối hợp triển khai đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà tại trụ sở đơn vị được giao quản lý, sử dụng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; UBND các quận, huyện; Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Bảng 1. Mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2035
Nội dung |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
Năm 2035 |
1. Về tiềm năng kỹ thuật |
|||
Tiềm năng kỹ thuật (MW) |
954,79 |
||
Công suất lắp đặt (MW) |
169,54 |
293,92 |
402,24% |
Tỷ lệ khai thác (%) |
17,76% |
30,78% |
42,13% |
II. Về nhu cầu sử dụng điện |
|||
Nhu cầu điện thành phố Đà Nẵng (MWh) |
6.355.600 |
8.939.600 |
12.127.700 |
Sản lượng điện mặt trời mái nhà (MWh) |
247.535 |
429.128 |
587.273 |
Tỉ lệ (%) |
3,89% |
4,80% |
4,84% |
Bảng 2. Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2035
Lĩnh vực |
Tiềm năng kỹ thuật (MW) |
Lũy kế đến năm 2025 (MW) |
Công suất lắp đặt giai đoạn 2025-2030 (MW) |
Lũy kế đến năm 2030 (MW) |
Công suất lắp đặt giai đoạn 2030-2035 (MW) |
Lũy kế đến năm 2035 (MW) |
1. Khu vực công nghiệp |
233,71 |
58,43 |
46,74 |
105,17 |
35,06 |
140,23 |
2. Khu vực thương mại dịch vụ |
106,80 |
21,36 |
16,02 |
37,38 |
13,88 |
51,26 |
3. Khu vực dân cư |
573,27 |
57,33 |
57,33 |
114,65 |
57,33 |
171,98 |
4. Khu vực công |
41,01 |
32,43 |
4,29 |
36,72 |
2,05 |
38,77 |
- Chợ |
189 |
1,13 |
0,38 |
1,51 |
0,09 |
1,61 |
- Cơ sở hành chính |
6,19 |
4,95 |
0,62 |
5,57 |
0,31 |
5,88 |
- Cơ sở giáo dục |
26,08 |
20,86 |
2,61 |
23,47 |
1,30 |
24,78 |
- Cơ sở y tế |
6,85 |
5,48 |
0,69 |
6,17 |
0,34 |
6,51 |
Tổng công suất lắp đặt (MW) |
954,79 |
169,54 |
124,38 |
293,92 |
108,32 |
402,24 |
Bảng 3. Tổng sản lượng điện mặt trời mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2035
Lĩnh vực |
Tiềm năng kỹ thuật (MWh) |
Lũy kế đến năm 2025 (MWh) |
Sản lượng điện mặt trời mái nhà giai đoạn 2025-2030 (MWh) |
Lũy kế đến năm 2030 (MWh) |
Sản lượng điện mặt trời mái nhà giai đoạn 2030-2035 (MWh) |
Lũy kế đến năm 2035 (MWh) |
1. Khu vực công nghiệp |
341.222 |
85.304 |
68.243 |
153.547 |
51.182 |
204.730 |
2. Khu vực thương mại dịch vụ |
155.935 |
31.186 |
23.389 |
54.575 |
20.271 |
74.845 |
3. Khu vực dân cư |
836.978 |
83.697 |
83.697 |
167.395 |
83.697 |
251.092 |
4. Khu vực công |
50.889 |
47.348 |
6.263 |
53.611 |
2.994 |
56.605 |
- Chợ |
2.759 |
1.656 |
552 |
2.208 |
138 |
2.345 |
- Cơ sở hành chính |
9.044 |
7.230 |
904 |
8.134 |
452 |
8.586 |
- Cơ sở giáo dục |
38.079 |
30.461 |
3.808 |
34.269 |
1.904 |
36.173 |
- Cơ sở y tế |
1.007 |
8.001 |
1.000 |
9.001 |
500 |
9.501 |
Tổng tiềm năng điện mặt trời mái nhà (MWh) |
1.385.024 |
247.535 |
181.593 |
429.128 |
158.144 |
587.273 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.