ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 18 tháng 01 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1061/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về Dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Công văn số 274/PCLBTW ngày 06 tháng 12 năm 2014 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc rà soát, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông tại Tờ trình số 73/TTr-PCTT ngày 21 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án ứng phó với các kịch bản mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của siêu bão đến tỉnh Đắk Nông (Có kịch bản và Phương án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Đắk Nông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
ỨNG PHÓ VỚI CÁC KỊCH BẢN MƯA LỚN GÂY NGẬP LỤT, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT DO ẢNH
HƯỞNG CỦA SIÊU BÃO ĐẾN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số
104/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01
năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
- Giúp chính quyền và nhân dân chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý trong tình huống mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của Siêu bão. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu.
- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, xử lý tình huống, sự cố; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão ảnh hưởng đến địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền và cơ quan chức năng; đồng thời, chủ động tham gia vào các hoạt động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
2.1. Ngưỡng giám sát mưa gây lũ do Siêu bão đến tỉnh Đắk Nông.
Bảng 1: Phân cấp ngưỡng giám sát mưa, lũ tỉnh Đắk Nông
Tần suất lý luận (%) |
Tổng lượng mưa 3 ngày (mm) |
Tổng lượng mưa 5 ngày (mm) |
5 |
170,0 ≤ X ≤ 300,0 |
190,0 ≤ X ≤ 360,0 |
1,0 |
220,0 ≤ X ≤ 440,0 |
230,0 ≤ X ≤ 520,0 |
0,5 |
240,0 ≤ X ≤ 500,0 |
250,0 ≤ X ≤ 600,0 |
- Tần suất mưa 5% ứng với cấp bão ≤ cấp 15 (bão mạnh cấp 12, 13, 14 giật cấp 15) đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Tần suất mưa 1%, 0,5% ứng với bão cấp 16 và cấp 17 là mưa tính toán dự báo có khả năng xảy ra trong tương lai (theo phân cấp bão Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương).
2.2. Phân cấp rủi ro thiên tai ứng với các kịch bản của tỉnh Đắk Nông.
a) Khu vực phía Bắc và Đông Bắc:
Bảng 2: Phân cấp rủi ro thiên tai khu vực phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Đắk Nông.
KỊCH BẢN |
Vị trí bão và siêu bão |
Cấp báo động mực nước |
Mưa đợt TBLV (mm) |
Cấp rủi ro thiên tai |
||||
Sông |
Cấp |
Mưa lớn |
Ngập lụt |
Lũ quét |
Sạt lở |
|||
I |
11,9- 17,5°N; 107,9 - 100,8°E |
Krông Nô |
C1 |
166,5 |
1 |
0 |
0 |
0 |
II |
Krông Nô |
C2 |
196,8 |
2 |
1 |
0 |
1 |
|
III |
Krông Nô |
C3 |
226,1 |
2 |
2 |
1 |
2 |
b) Khu vực giữa tỉnh:
Bảng 3: Phân cấp rủi ro thiên tai khu vực giữa tỉnh Đắk Nông.
KỊCH BẢN |
Vị trí bão và siêu bão |
Cấp báo động mực nước |
Mưa đợt TBLV (mm) |
Cấp rủi ro thiên tai |
||||
Suối |
Cấp |
Mưa lớn |
Ngập lụt |
Lũ quét |
Sạt lở |
|||
I |
11,9- 17,5°N; 107.9- 100,8°E |
Đắk Sô |
C1 |
262,0 |
2 |
1 |
0 |
0 |
II |
Đắk Sô |
C2 |
299,6 |
2 |
2 |
0 |
1 |
|
III |
Đắk Sô |
C3 |
348,8 |
2 |
2 |
1 |
2 |
c) Khu vực phía Nam:
Bảng 4: Phân cấp rủi ro thiên tai khu vực phía Nam tỉnh Đắk Nông.
KỊCH BẢN |
Vị trí bão và siêu bão |
Cấp báo động mực nước |
Mưa đợt TBLV (mm) |
Cấp rủi ro thiên tai |
||||
Sông |
Cấp |
Mưa lớn |
Ngập lụt |
Lũ quét |
Sạt lở |
|||
I |
11.9- 17,5°N; 107.9- 100,8°E |
Đắk Nông |
C1 |
316,6 |
2 |
1 |
0 |
0 |
II |
Đắk Nông |
C2 |
398,4 |
2 |
2 |
0 |
1 |
|
III |
Đắk Nông |
C3 |
450,6 |
3 |
3 |
1 |
2 |
2.3. Kết quả tính toán mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở do ảnh hưởng của siêu bão ứng với các kịch bản.
a) Tại huyện Cư Jút:
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện có 8 xã bị ảnh hưởng ngập lụt cục bộ lớn nhất, với tổng diện tích 2.227 ha/72.500 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Xã Đắk Wil dọc suối Ea Siên
+ Xã Đắk Rông, Cư Knia dọc suối Đắk Dier, Ea Dier.
+ Xã Ea Pô dọc suối Tre.
+ Xã Nam Dong dọc suối Ea Gang.
+ Xã Tâm Thắng, EaT’ling dọc suối Ea Dier, Ea Buôn U.
- Sạt lở đất: Trên địa bàn huyện Cư Jút chưa xảy ra
Bảng 5a: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Cư Jút.
Xã |
Ea T’ling |
Đắk Rông |
Đắk Wil |
Cư Knia |
Ea Pô |
Nam Dong |
Tâm Thăng |
Trúc Sơn |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
27 |
85 |
870 |
332 |
367 |
198 |
221 |
7 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
30 |
88 |
891 |
336 |
378 |
201 |
229 |
10 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
417/ 1.251 |
|
|
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
35 |
91 |
921 |
342 |
389 |
203 |
234 |
12 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
417/ 1.251 |
|
|
|
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Thôn Cồn Dầu 1, xã Ea Pô đến trường học cấp I của thôn Cồn Dầu 2, xã Ea Pô.
+ Số hộ dân phải sơ tán là 417 hộ, tổng số khoảng 1.251 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 5b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Cư Jút
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
Thôn Cồn Dầu 1 |
Trường PTCS Cồn Dầu 2 |
378 |
0,1 - 1,5 |
b) Tại huyện Krông Nô:
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Krông Nô diện tích ngập lụt lớn nhất là 3.842 ha/81.720 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Các xã: Quảng Phú, Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm N’đir, Buôn Choah dọc sông Krông Nô, suối Đắk Nang, suối Đắk Rí.
+ Xã Đắk Sô dọc suối Đắk Sô và suối Đắk Lâu.
+ Xã Tân Thanh dọc suối Đắk Rí, suối Đắk N’Drô.
+ Xã Đắk Đrồ dọc suối Đắk N’Drô.
+ Xã Nâm Nung dọc suối Đắk N’Drô, Đắk M’hang.
- Sạt lở đất: Chủ yếu dọc sông Krông Nô đoạn qua xã Quảng Phú, Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm N’Đir.
Bảng 6a: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Krông Nô.
Xã |
Quảng Phú |
Đắk Nang |
Đức Xuyên |
Nâm Nđir |
Buôn Choah |
Đắk Đrô |
Đắk Sô |
Tân Thanh |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
718 |
242 |
477 |
1041 |
820 |
68 |
78 |
138 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
Bờ sông Krông Nô |
|
|
|
|
|||||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
720 |
248 |
483 |
1048 |
823 |
71 |
80 |
140 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm Sạt lở |
Bờ sông Krông Nô |
|
|
|
|
|||||
Số hộ/người cần sơ tán |
1.000 |
200 |
817 |
96 |
175 |
20 |
|
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
723 |
252 |
486 |
1052 |
973 |
73 |
83 |
142 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
|
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
Địa điểm sạt lở |
Bờ sông Krông Nô |
|
|
|
|
||||
|
Số hộ/người cần sơ tán |
1.000/ 3.767 |
200/976 |
817/ 3.397 |
96/ 1.805 |
75/180 |
20/75 |
|
|
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Số hộ dân phải sơ tán là 2.208 hộ, với 10.200 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 6b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
1. Quảng Phú |
Đồi Tranh |
568 |
1,2 |
2. Đắk Nang |
Đồi Ủy ban |
465 |
0,8 |
3. Đức Xuyên |
Đồi Ủy ban |
463 |
1,1 |
4. Nâm N’Đir |
Đèo 34 |
520 |
1,1 |
5. Buôn Choah |
Đồi thôn UBND xã |
468 |
1,3 |
c) Tại huyện Đắk Mil:
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Đắk Mil diện tích ngập lụt là 445 ha/68.530 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Xã Đắk Plao dọc suối Đắk M’Lai.
+ Các xã: Đắk Gằn, Đắk R’la, Đắk Sắk, Long Sơn dọc suối Đắk Gang, Đắk Sô.
Bảng 7: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Đắk Mil.
Xã |
Đắk Plao |
Đắk Gằn |
Đắk R’la |
Đắk Sắk |
Long Sơn |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
11 |
149 |
172 |
1 |
91 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
0 |
1 |
1 |
0 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
12 |
151 |
176 |
1 |
93 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
2 |
2 |
0 |
2 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
1 |
1 |
0 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
325/970 |
|
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
14 |
156 |
178 |
2 |
95 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
2 |
1 |
2 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
325/970 |
|
|
- Sạt lở đất: Không có.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Thôn Xuân Tình 1, 2 đến thôn Xuân Tình 3.
+ Số hộ dân phải sơ tán là 325 hộ, với khoảng 970 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 7b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Đắk Mil.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
Thôn Xuân Tình 1,2 |
Thôn Xuân Tình 3 |
395 |
0,6-1,0 |
d) Tại huyện Đắk Song.
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Đắk Song diện tích ngập lụt là 362 ha/81.050 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Xã Đắk Mol dọc suối Đắk Mol, suối Đắk Gour.
+ Xã Đắk N’Đrung, Trường Xuân dọc suối Đắk N’Drung, suối Đắk Búk So.
Bảng 8: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Đắk Song.
Xã |
Đắk Mol |
Đắk Rung |
Trường Xuân |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
21 |
40 |
285 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
0 |
0 |
0 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
23 |
41 |
291 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
100/282 |
|
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
24 |
43 |
295 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
100/282 |
|
|
- Sạt lở đất: Không có.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Thôn Jari (xã Đắk Môl) lên đồi cao.
+ Số hộ dân cần sơ tán là 100 hộ, với khoảng 282 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 8b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Đắk Mil.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
Thôn Jari |
Đồi cao của thôn |
465 |
0,3 - 0,4 |
e) Thị xã Gia nghĩa.
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa diện tích ngập lụt lớn nhất là 377 ha/28.530 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Các phường: Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung và xã Đắk R’Moan dọc suối Đắk N’Drung.
+ Các phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Thành và xã Quảng Thành dọc sông Đắk Nông.
+ Xã Đắk Nia dọc suối Da Ning.
Bảng 9: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến thị xã Gia Nghĩa.
Xã |
Nghĩa Phú |
Nghĩa Đức |
Nghĩa Tân |
Nghĩa Thành |
Nghĩa Trung |
Đắk Nia |
Đắk R'moan |
Quảng Thành |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
7 |
35 |
90 |
10 |
38 |
69 |
46 |
33 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
8 |
38 |
92 |
11 |
40 |
70 |
48 |
35 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
176/542 |
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
9 |
41 |
111 |
12 |
41 |
79 |
49 |
36 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
176/542 |
- Sạt lở đất: Không có.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Thôn Nghĩa Tín và Nghĩa Hòa, xã Quảng Thành sơ tán đến UBND xã.
+ Số hộ dân cần sơ tán là 176 hộ (thôn Nghĩa Tín: 90 hộ, Nghĩa Hòa: 86 hộ), với khoảng 542 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 9b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán thị xã Gia Nghĩa.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
Thôn Nghĩa Tín, Nghĩa Hòa |
UBND xã |
598 |
0,5-0,8 |
f) Tại huyện Đắk R'lấp:
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Đắk R’lấp diện tích bị ngập lớn nhất là 386 ha/63.840 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Xã Đắk Wer, Kiến Thành dọc suối Đắk R’Tih.
+ Xã Nhân cơ, Đạo Nghĩa, Nhân Đạo dọc suối Đắk N’Đrung, suối Đắk Yao, suối Đắk R’Kên.
+ Xã Quảng Tín, Đắk Ru dọc suối Đắk R’lấp, suối Đắk Ker.
+ Xã Đắk Sin, Hưng Bình dọc suối Đắk R’Kêh, suối Đắk Anh Kông, Đắk Sin
Bảng 10: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Đắk R’lấp.
Xã |
Đắk Ru |
Đắk Sin |
Đắk Wer |
Hưng Bình |
Kiến Thành |
Nhân Đạo |
Nhân Cơ |
Quảng Tín |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
85 |
25 |
20 |
46 |
74 |
29 |
13 |
56 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
|
|
T.lộ 685 |
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
86 |
26 |
21 |
47 |
77 |
30 |
14 |
57 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
T.lộ 685 |
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
5/18 |
|
|
|
20/71 |
6/20 |
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
87 |
27 |
23 |
48 |
78 |
33 |
17 |
58 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
|
|
T.lộ 685 |
|
|
|
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
5/18 |
|
|
|
20/71 |
6/20 |
- Sạt lở đất: Khu vực sạt lở trên tỉnh lộ 685 thuộc địa phận thôn 19.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Địa điểm tập kết là hội trường thôn và trường học mẫu giáo.
+ Số hộ dân cần sơ tán là: 05 hộ thôn 10, 14, 16 (xã Đắk Wer); 20 hộ thôn 9 và thôn 11 (xã nhân Cơ); 06 hộ thôn 4 (xã Quảng Tín). Với khoảng 109 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 10b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Đắk R’lấp.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
1.Đắk Wer |
Hội trường thôn |
667 |
0,6 - 0,9 |
2. Nhân Cơ |
Trường Mẫu giáo |
788 |
0,9 - 1,0 |
3. Quảng Tín |
Trường mẫu giáo |
745 |
0,8 - 1,0 |
g) Tại huyện Tuy Đức:
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Tuy Đức diện tích ngập lụt lớn nhất là 1.051 ha/112.400 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Xã Đắk R’Tih dọc suối Đắk R’Tih.
+ Các xã: Quảng Tâm, Quảng Tân dọc suối Đắk R’lấp, Đắk Quoeng.
+ Các xã: Quảng Trực, Đắk Ngo dọc suối Da N’Omr, Đắk Giun, Da Tang Ding.
Bảng 11: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Tuy Đức.
Xã |
Đắk Ngo |
Đắk R’Tih |
Quản Tâm |
Quảng Tân |
Quảng Trực |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
249 |
27 |
29 |
220 |
501 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
Thôn Đoàn Kết, Sỉn Chải, Phi Lơ Te |
|
|
Thôn Đắk Quoeng |
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
252 |
28 |
30 |
223 |
507 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
Thôn Đoàn Kết, Sỉn Chải, Phi Lơ Te |
|
|
Thôn Đắk Quoeng |
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
10/45 |
|
|
80/252 |
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
253 |
30 |
31 |
226 |
511 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
Thôn Đoàn Kết, Sỉn Chải, Phi Lơ Te |
|
|
Thôn Đắk Quoeng |
|
||
Số hộ/người cần sơ tán |
10/45 |
|
|
80/252 |
|
- Sạt lở: Thôn Đoàn Kết, bản Xỉn Chải, thôn Phi Lơ Te, xã Đắk Ngo; thôn Đắk Quoeng, xã Quảng Tân.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Địa điểm tập kết là Hội trường các thôn.
+ Số hộ dân cần sơ tán là: 80 hộ dân (xã Quảng Tân); Bản Sỉn chải có 10 hộ dân (xã Đắk Ngo), với khoảng 297 người.
+ Địa điểm tập kết dân:
Bảng 11b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Tuy Đức.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
1. Quảng Tân |
Hội trường thôn |
765m |
0,4 - 0,7 |
2. Đắk Ngo |
Hội trường thôn |
786m |
0,5 - 0,6 |
h) Tại huyện Đắk Glong.
- Ngập lụt, lũ quét: Trên địa bàn huyện Đắk Glong diện tích ngập lụt lớn nhất là 400 ha/145.300 ha đất tự nhiên, gồm:
+ Các xã: Đắk R’măng, Đắk Som, Quảng Hòa, Quảng Son dọc suối Đắk R’măng, suối Đắk N’Teng, suối Đắk N’Ting, xã Quảng Khê dọc suối Đắk Giong.
Bảng 12: Dự kiến mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến huyện Đắk Giong.
Xã |
Đắk R’măng |
Đắk Som |
Quảng Hòa |
Quảng Sơn |
Quảng Khê |
||
Kịch
bản I |
Diện tích ngập (ha) |
178 |
9 |
71 |
112 |
11 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Địa điểm Sạt lở |
|
Thôn 1,4 |
Đường vào xã |
Đèo 52 |
Đèo Quảng Khê |
||
Số hộ/người cần sơ tán |
|
|
|
|
|
||
Kịch
bản II |
Diện tích ngập (ha) |
180 |
12 |
72 |
114 |
12 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Lũ quét |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
Sạt lở |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
Thôn 1,4 |
Đường vào xã |
Đèo 52 |
Đèo Quảng Khê |
||
Số hộ/người cần sơ tán |
70/235 |
770/3080 |
180/889 |
|
|
||
Kịch
bản III |
Diện tích ngập (ha) |
182 |
15 |
73 |
115 |
15 |
|
Cấp độ rủi ro |
Ngập lụt |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|
Lũ quét |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Sạt lở |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
||
Địa điểm sạt lở |
|
Thôn 1,4 |
Đường vào xã |
Đèo 52 |
Đèo Quảng Khê |
||
Số hộ/người cần sơ tán |
70/235 |
770/3080 |
180/889 |
|
|
- Sạt lở: Là đèo 52 (xã Quảng Sơn) và đèo Quảng Khê (xã Quảng Khê). Đường vào xã Quảng Hòa, thôn 1, 4 xã Đắk Som.
- Dự kiến địa điểm tập kết khi sơ tán dân:
+ Địa điểm tập kết là Hội trường các thôn và khu đồi cao gần thôn.
+ Số hộ dân cần sơ tán là: 70 hộ tại thôn 5, 6, 7, xã Đắk R’măng; 776 hộ tại thôn 1, 2, 3, 4, xã Đắk Som; 180 hộ dân sinh sống tại khu vực suối Đắk N’Ting thuộc thôn 11, 12 và khu vực làng Dao thôn 6, xã Quảng Hòa, với khoảng 4.204 người.
+ Địa điểm tập kết dân.
Bảng 12b: Địa điểm tập kết dân khi sơ tán huyện Đắk Glong.
Địa điểm (xã) |
Vị trí tập kết |
Độ cao (m) |
Cự ly (Km) |
1. Đắk R’măng |
Hội trường thôn |
468 |
0,6 - 0,9 |
2. Đắk Som |
Hội trường thôn |
496 |
0,7 - 1,0 |
3. Quảng Hòa |
Trường mẫu giáo |
488 |
0,8 - 1,2 |
i) Đối với các sông lớn:
Dọc hai bờ sông Sêrêpốk, đoạn chảy qua các huyện: Krông Nô, Cư Jút và sông Đồng Nai; đoạn chảy qua huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đắk R’Iấp chịu sự điều tiết của thủy điện Buôn Kuốp và thủy điện Đồng Nai 3, 4, 5
3. Nhiệm vụ triển khai cụ thể cho các kịch bản
3.1. Công tác chuẩn bị trước bão
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông:
Theo dõi sát tình hình bão, dự báo các tình huống có thể xảy ra; khi bão còn xa bờ phát các bản tin cảnh báo trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông để nhân dân biết, phòng ngừa và khi bão có nguy cơ đổ bộ vào đất liền, có nguy cơ ảnh hưởng tới tỉnh Đắk Nông phải dự báo định lượng mưa, vận hành mô hình tính toán các khu vực ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cụ thể và có phương án đề xuất cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan có liên quan để có phương án chỉ đạo tiếp theo.
- Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các Sở, Ban, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ nhận thông tin từ bản tin dự báo khả năng tình hình mưa lũ sẽ xảy ra. Đồng thời, triển khai các phương án phòng tránh theo trách nhiệm được phân công.
- UBND các huyện, thị xã và các xã phường, thị trấn huy động lực lượng chuẩn bị tham gia vào công tác ứng cứu khi có tình huống ngập lụt, lũ quét, sạt lở xảy ra.
3.2. Công tác ứng phó với các kịch bản
a) Đối với Kịch bản I:
* Khi bão đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng đến tỉnh Đắk Nông.
Đối với Kịch bản I mức độ ảnh hưởng chủ yếu do mưa gây ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 0 đến cấp I, riêng các cấp rủi ro lũ quét, sạt lở đất chưa nguy hiểm; do vậy, nhiệm vụ của các cấp chính quyền như sau:
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông thông báo tình hình mưa, lũ, ngập lụt cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; phát các bản tin cảnh báo lũ, tin lũ trên các sông suối để nhân dân theo dõi và phòng tránh.
- Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh các địa phương, chủ hồ đập có phương án sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết. Đồng thời, theo dõi diễn biến của bão lũ và các hiện tượng khác trên địa bàn quản lý, đề phòng các tình huống phát triển mạnh thêm và đổi hướng di chuyển của siêu bão.
- UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn cần theo dõi tình hình mưa lũ, chuẩn bị các phương án phòng lũ, di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ khi cần thiết; nghiêm cấm các hoạt động dọc các sông suối, nhất là những khu vực sạt lở; hạn chế qua lại các cầu treo, cầu tạm, những vùng có địa hình trũng thấp.
- Các lực lượng Công an, Quân đội sẵn sàng phương tiện, con người để ứng cứu khi được điều động đến các vùng bị ảnh hưởng cục bộ do bão gây ra.
- Công tác sơ tán dân tạm thời chưa triển khai.
- Đối với các chủ hồ đập cần sẵn sàng và triển khai các phương án an toàn hồ đập đã được phê duyệt.
* Sau khi bão tan.
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông tiếp tục theo dõi dự báo diễn biến tình hình mưa trên địa bàn tỉnh cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và UBND các huyện, thị xã thống kê tình hình thiệt hại do mưa bão như: Chết người, đổ sập nhà cửa, sạt lở giao thông, hư hại hồ đập, cây lâu năm và hoa màu khác để đề xuất hỗ trợ và biện pháp khắc phục.
- Các chủ hồ chứa tổ chức kiểm tra, đánh giá; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh về thiệt hại, hư hỏng, vỡ đập.... Căn cứ theo tình hình cụ thể đề xuất tái thiết lại hồ đập như: Khắc phục lại đập, cửa xả, cửa xả tràn, toaly đập đường thoát lũ, kênh dẫn nước.
- UBND các huyện, thị xã thống kê tình hình thiệt hại ở địa phương về người, nhà cửa, công sở, công trình giao thông, trường học, trạm y tế.
b) Đối với Kịch bản II và III.
Đối với Kịch bản II và Kịch bản III ứng với bão cấp 16 và 17 và mức độ ảnh hưởng tính toán chênh lệch nhau không nhiều nhưng Kịch bản II mức độ ảnh hưởng của siêu bão đến tỉnh Đắk Nông là nguy hiểm (căn cứ vào tình hình thực tế khi cáo bão xảy ra). Do vậy, áp dụng phương án và nhiệm vụ ứng phó sau cho hai Kịch bản trên; cụ thể:
* Khi bão đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng đến tỉnh Đắk Nông.
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông theo dõi sát tình hình hoạt động của bão, dự báo các tình huống có thể xảy ra. Dự báo lượng mưa vận hành mô hình tính toán khoanh vùng các khu vực ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cụ thể và có phương án đề xuất cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các Sở, ngành có liên quan để có phương án tiếp theo trước 24 giờ.
- Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan chức năng khác nhận thông tin và triển khai các phương án phòng tránh theo trách nhiệm được phân công. Công tác ứng phó với siêu bão và sơ tán dân đến vùng an toàn đã định sẵn phải được triển khai khẩn trương trước khi bão đổ bộ vào đất liền từ 06 đến 12 giờ.
- Lệnh sơ tán dân tránh siêu bão: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phát lệnh sơ tán ở những nơi bị ảnh hưởng theo kịch bản II, III và tình hình thực tế.
+ Thẩm quyền quyết định sơ tán: Thẩm quyền quyết định sơ tán là Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông; Thành lập Ban Chỉ huy tiền phương để ứng cứu cho các địa phương.
+ Đường ứng cứu, đường sơ tán: Hầu hết các khu vực đều nằm cách khu vực tập kết an toàn từ 0,5 km đến 1,0 km; đường ứng cứu, sơ tán chủ yếu là đường đất hoặc cấp phối thường ngày dân đi làm ruộng, nương rẫy đã được các địa phương xác định trước.
+ Phương tiện trợ giúp sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt chủ yếu là xe máy, xe tải, máy kéo, xuồng, xuồng máy tự túc của nhân dân.
+ Các địa phương phải chủ động, dự phòng đầy đủ lương thực, thuốc men, nhà bạt, ánh sáng cho 5 đến 10 ngày khi có thiên tai xảy ra; địa điểm tập kết đã được quy định cụ thể tại từng địa bàn.
- Trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị ứng cứu, tham gia sơ tán.
+ Ở cấp huyện, thị xã: Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, thị xã là chỉ huy trưởng nhận hiệu lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và triển khai đến cấp xã. Thực hiện tốt công tác an toàn cho dân nơi sơ tán, chăm lo thuốc men, lương thực, ánh sáng và cấp cứu người gặp nạn kịp thời. Ưu tiên chăm lo cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai một cách tốt nhất.
+ Ở cấp xã, phường, thị trấn: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn làm chỉ huy trưởng nhận hiệu lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện và triển khai đến các thôn, buôn, cụm dân cư trong vùng ngập; huy động mọi nguồn lực tại chỗ để ứng phó với siêu bão.
+ Ở cấp thôn, buôn, cụm dân cư: Thôn trưởng làm chỉ huy trưởng nhận mệnh lệnh của Chủ tịch UBND xã triển khai đến các tổ, đội và các lực lượng đoàn thể.
+ Các lực lượng cứu hộ: Công an, Bộ đội triển khai phương tiện, xe máy, xuồng cứu hộ; thành lập các điểm sơ cứu cho người bị nạn. Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân vùng sơ tán tránh lũ, ngăn chặn các hành vi lợi dụng lũ lụt để phá hoại tài sản của nhà nước, của nhân dân.
- Phương tiện thông tin chính để thông báo lũ trong phương án này là hệ thống loa truyền thanh xã, loa cầm tay, điện thoại, điện thoại di động.
- Nhiệm vụ đảm bảo an toàn hồ chứa.
Các đơn vị quản lý hồ chứa (Công ty TNHH MTV khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông, UBND các huyện, thị xã....) có trách nhiệm:
+ Khi thời tiết diễn biến bất lợi, mưa lớn, mực nước hồ lên nhanh và vượt ngưỡng tràn, đơn vị quản lý công trình phải báo cáo diễn biến tình hình và dự báo khả năng xả lũ hạ du đập cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; đồng thời, thông báo cho UBND cấp huyện, thị xã và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, thị xã tại vùng hạ du biết để chuẩn bị ứng phó và sơ tán dân phía hạ du.
+ Khi mực nước hạ lưu các hồ chứa đạt đến mức báo động 3, nước hồ tiếp tục lên phải báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định thực hiện phương án sơ tán dân trong phạm vi hành lang thoát lũ theo phương án an toàn hồ đập đã được phê duyệt. Việc sơ tán dân chủ yếu là dân tự di chuyển đến các địa điểm sơ tán với sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, tình nguyện viên; lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, công an, thanh niên xung kích hỗ trợ các hộ neo đơn, người già, phụ nữ, trẻ em; bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn tài sản của dân tại nơi đi và nơi đến.
+ Khi mực nước hồ vượt cao trình mực nước dâng gia cường và tiếp tục lên, hoặc khi thân đập có sự cố nguy hiểm không xử lý được, có nguy cơ vỡ đập phải báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát lệnh sơ tán dân trong vùng hạ lưu đập và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ ứng phó; chỉ đạo các lực lượng ứng cứu tại hồ thực hiện phương án đảm bảo an toàn đập. Các đơn vị được giao nhiệm vụ ứng phó với thiên tai triển khai lực lượng hỗ trợ sơ tán; triển khai công tác ứng phó, tìm cứu cứu nạn ở vùng hạ du; chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để sẵn sàng phục vụ nhân dân, đặc biệt là khu vực có khả năng bị chia cắt do mưa, lũ; triển khai các phương án sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường, bảo đảm an toàn hồ đập. Thông báo cho UBND các huyện, thị xã, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du, các tổ chức khí tượng thủy văn tỉnh việc vận hành đóng mở các cửa xả lũ; xả lũ khẩn cấp; số liệu quan trắc đo đạc mực nước, lưu lượng vào hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, lưu lượng tháo qua tuốc bin, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ và các tình huống nguy hiểm sắp xảy ra nếu có sự cố đập; chỉ đạo các đơn vị phân phối, truyền tải điện triển khai các phương án bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục, xử lý nhanh chóng sự cố xảy ra. Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông cần thực hiện phân luồng, hướng dẫn không để người, phương tiện đi vào khu vực có nguy cơ bị ngập.
- Nhiệm vụ ứng phó với sạt lở đất, sụt lún đất.
+ Sạt lở bờ sông Krông Nô.
Đoạn sông Krông Nô chảy qua địa bàn 5 xã: Quảng Phú, Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm N’dir, Buôn Choah dài 62,8 km, một số đoạn bị sạt lở trầm trọng, nhiều nhất là tại xã Đức Xuyên. Trong tình huống bị ảnh hưởng mưa lớn do siêu bão tác động hiện tượng ngập lụt kết hợp với việc xả lũ của hồ thủy điện Buôn tua Srah sẽ gây ra sạt lở bờ sông vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến hàng ngàn tính mạng con người và đất sản xuất.
Do đó, khi có tình huống xảy ra cần áp dụng lệnh sơ tán dân lên khu vực đồi cao an toàn. Nếu cá nhân nào không tuân thủ thì áp dụng lệnh cưỡng chế; UBND huyện Krông Nô chỉ đạo chính quyền các xã có liên quan nghiêm cấm mọi hoạt động ra sông cho đến khi tan bão và hết lũ.
+ Đối với các vùng nứt đất, trượt lở khác.
Khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng được xác định là tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, cấp độ rủi ro từ 1 đến 2, tùy theo diễn biến mưa tại các khu vực. Các khu vực bị sụt lún có nguy cơ gây nguy hiểm như: Tỉnh lộ 4 tại đèo 52, quốc lộ 28 tại đèo Quảng Khê, tỉnh lộ 685 tại thôn 19 xã Hưng Bình, tỉnh lộ 681 Kiến Đức đi Tuy Đức, các điểm tại xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, thị trấn Kiến Đức, tuyến đường tỉnh lộ 6B vào xã Quảng Hòa và một số địa bàn khác.
Khi có tình huống xảy ra phương tiện cơ giới dùng cho mỗi điểm gồm: 02 xe múc đất, 01 xe gạt đất và 02 xe chở đất khi cần thiết để nhanh chóng giải phóng mặt bằng, khôi phục đường đi hoặc mở đường tạm để giao thông được thông suốt. Tình huống lũ lớn gây sạt lở cắt đứt giao thông tại khu vực đèo 52, đèo Quảng Khê cần phải huy động lực lượng làm cầu tạm. Nếu không khắc phục được đề nghị Trung ương viện trợ máy bay để ứng cứu dân bị lũ cô lập.
* Sau khi bão tan:
- Công tác dự báo Khí tượng Thủy văn và cung cấp thông tin thời tiết: Đài Khí tượng Thủy văn tiếp tục theo dõi dự báo diễn biến tình hình mưa trên địa bàn tỉnh cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo các địa phương thực hiện.
- Công tác tìm kiếm, cứu nạn, thống kê thiệt hại: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các địa phương thống kê, báo cáo tình hình thiệt hại do mưa bão (số người chết, người mất tích bị thương, nhà cửa đổ sập, sạt lở giao thông, các hư hại trường học, trạm y tế, hồ đập, cây lâu năm và hoa màu khác...). Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị Quân đội, Công an ngăn chặn các hành vi lợi dụng bão lũ để vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản của nhân dân.
- Công tác cứu trợ nhân đạo: Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho người bị nạn. Triển khai công tác vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh lây lan sau bão lũ, nhất là dịch tả do ô nhiễm.
- Công tác khắc phục hậu quả, tái thiết để sản xuất:
+ Đối với các hộ gia đình bị thiệt hại do siêu bão: Đề nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí tu sửa lại nhà cửa, hỗ trợ cây, con giống để tái sản xuất, ổn định cuộc sống.
+ Đối với đường giao thông liên huyện, liên xã: Khắc phục những đoạn đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng...
+ Đối với các công trình hồ đập thủy lợi: Tính toán khắc phục, gia cố lại các tuyến đập bị vỡ, hư hỏng, gia cố lại cửa xả lũ, tràn xả lũ, kênh mương dẫn nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.