BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY MẸ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2008/QĐ-BTC NGÀY 31/01/2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Nghị định số
77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Căn cứ Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chính
sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước;
- Căn cứ Quyết định số 113/2008/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập và ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp Trung ương;
- Căn cứ công văn số 1120/TTg-ĐMDN ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện chính sách đối với lao động dôi dư khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước;
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Đối tượng được hỗ trợ:
1. Người lao động dôi dư tại các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động dôi dư (có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định cổ phần hoá) từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 tại các công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày 01 tháng 8 năm 2007 (ngày Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành).
3. Các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát ở các doanh nghiệp, các nông, lâm trường thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP .”
2. Bổ sung điểm 3 vào cuối Điều 8 như sau:
“3. Việc hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách lao động của công ty cổ phần chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP được thực hiện mỗi năm một lần và theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP”
3. Bổ sung điểm 9 vào cuối Điều 10 như sau:
“9. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách, chế độ lao động dôi dư của Công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 sau khi chuyển thành công ty cổ phần, bao gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư của doanh nghiệp;
b) Danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định cổ phần hoá;
c) Phương án sắp xếp lao động được Hội đồng quản trị phê duyệt;
d) Dự toán kinh phí;
đ) Báo cáo quyết toán tài chính của năm liền kề năm thực hiện sắp xếp lại lao động;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.