ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1031/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 05 tháng 5 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Căn cứ Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 39/TTr-SNN ngày 27 tháng 02 năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ:
1. Mục tiêu:
1.1. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
1.2. Phấn đấu có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Hòa Hiệp của huyện Xuyên Mộc; xã Xuân Sơn, xã Bình Giã, xã Bình Trung của huyện Châu Đức; xã Long Sơn của thành phố Vũng Tàu) nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao toàn tỉnh lên 35/47 xã, đạt 74,46%.
1.3. Phấn đấu có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (xã An Nhứt, An Ngãi của huyện Long Điền; xã Long Tân của huyện Đất Đỏ; xã Suối Nghệ của huyện Châu Đức; xã Bưng Riềng của huyện Xuyên Mộc).
1.4. Thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022.
1.5. Huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
1.6. Tổ chức đánh giá, phân hạng cho 30 sản phẩm của các địa phương trong năm 2023, nâng tổng số sản phẩm OCOP của toàn tỉnh là 119 sản phẩm.
2. Nhiệm vụ: Trong năm 2023, căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025. UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã xây dựng nông thôn mới tập trung thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể như sau:
2.1. Thành phố Bà Rịa:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 03 xã (Hòa Long, Tân Hưng, Long Phước) tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu cho 03 xã giai đoạn 2022 - 2025.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn thành phố. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.2. Thị xã Phú Mỹ:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 05 xã (Tân Hòa, Tân Hải, Tóc Tiên, Sông Xoài, Châu Pha) tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao cho xã Tân Hòa, xã nông thôn mới kiểu mẫu cho xã Sông Xoài giai đoạn 2022 - 2025.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn thị xã. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.3. Huyện Long Điền:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 05 xã (An Ngãi, An Nhứt, Tam Phước, Phước Hưng, Phước Tỉnh) tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cho 5 xã. Phấn đấu đến cuối năm 2023, 2 xã (An Nhứt, An Ngãi) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng 09 tiêu chí huyện nông thôn mới, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đồng thời xây dựng hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Long Điền đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.4. Huyện Đất Đỏ:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 06 xã (Long Tân, Láng Dài, Long Mỹ, Phước Hội, Phước Long Thọ, Lộc An) tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cho 6 xã. Phấn đấu đến cuối năm 2023, xã Long Tân được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng 09 tiêu chí huyện nông thôn mới, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đồng thời xây dựng hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.5. Huyện Châu Đức:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 15 xã (Quảng Thành, Cù Bị, Suối Nghệ, Xà Bang, Bình Ba, Xuân Sơn, Nghĩa Thành, Láng Lớn, Bình Trung, Bình Giã, Bàu Chinh, Sơn Bình, Suối Rao, Đá Bạc, Kim Long) và 09 tiêu chí huyện nông thôn mới.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao cho 3 xã (Xuân Sơn, Bình Giã, Bình Trung), nông thôn mới kiểu mẫu cho xã Suối Nghệ. Phấn đấu đến cuối năm 2023, 3 xã (Xuân Sơn, Bình Giã, Bình Trung) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Suối Nghệ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.6. Huyện Xuyên Mộc:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cho 12 xã (Bưng Riềng, Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bàu Lâm, Hòa Bình, Hòa Hưng, Bông Trang, Phước Tân, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Tân Lâm, Bình Châu) và 09 tiêu chí huyện nông thôn mới.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao cho xã Hoàn Hiệp, nông thôn mới kiểu mẫu cho xã Bưng Riềng. Phấn đấu đến cuối năm 2023, xã Hòa Hiệp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Bưng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
2.7. Huyện Côn Đảo:
- Huyện Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
2.8. Thành phố Vũng Tàu:
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới cho xã Long Sơn. Xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao cho xã Long Sơn. Phấn đấu đến cuối năm 2023, xã Long Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Thành phố Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022.
- Tổ chức triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn huyện. Phấn đấu trong năm 2023 tổ chức đánh giá phân hạng cấp tỉnh cho 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 cấp huyện, cấp xã, cụ thể:
+ Đối với 05 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Long Sơn của thành phố Vũng Tàu, xã Hòa Hiệp của huyện Xuyên Mộc; xã Xuân Sơn, xã Bình Giã, xã Bình Trung của huyện Châu Đức) và 05 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mỗi kiểu mẫu trong năm 2023: (xã An Nhứt, An Ngãi của huyện Long Điền; xã Long Tân của huyện Đất Đỏ; xã Suối Nghệ của huyện Châu Đức; xã Bưng Riềng của huyện Xuyên Mộc): Rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí đảm bảo hoàn thành trong năm 2023; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn các xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị liên kết để tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân; xây dựng các tuyến đường có cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí; tổ chức rà soát mức độ đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh; lập kế hoạch, lộ trình xây dựng xã nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong những năm tiếp theo; xây dựng các tuyến đường được trồng hoa, cây cảnh hai bên đường và có cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Đối với các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn huyện nông thôn mới: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới/tiêu chí huyện nông thôn mới; tổ chức rà soát mức độ đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huyện nông thôn mới theo Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh và Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh; xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối, huy động các nguồn lực để hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao (đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới) trong những năm tiếp theo.
+ Đối với huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023: Rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao đảm bảo hoàn thành trong năm 2023.
2. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
- Các cơ quan thông tin, truyền thông (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu) tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nội dung các cơ chế, chính sách của chương trình, thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ biến và nhân rộng.
- Đổi mới thực hiện phương thức tuyên truyền, như: Sinh hoạt Chi bộ chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; tổ chức đối thoại về xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
- Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Phong trào “Đảng viên tình nguyện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”....
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan.
3. Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tham gia chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình ở tất cả các cấp nhằm nâng cao năng lực tham mưu chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện chương trình, trọng tâm là cán bộ thôn, xã và hướng dẫn cập nhập kiến thức, thông tin chính sách trong chỉ đạo điều hành, các cơ chế, chính sách trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
4. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện: Giám đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị (thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh) theo nhiệm vụ được phân công chủ động tham mưu, đề xuất và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, bảo đảm hiệu quả, kịp thời phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
5. Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp:
- Đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đồng thời chú trọng phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện chương trình.
- Thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình và bộ máy giúp việc các cấp theo quy định.
- Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội dung, tiêu chí thuộc ngành, đơn vị phụ trách; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương, động viên các địa phương hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu, kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2023 đã đề ra, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và địa phương.
6. Tập trung huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Các địa phương chủ động cân đối bố trí một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho chương trình và lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình khác để hoàn thành kế hoạch đề ra.
7. Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với công tác thi đua khen thưởng. Thường xuyên chức thực hiện ký giao ước thi đua năm 2023 trong các phong trào xây dựng nông thôn mới rộng khắp giữa chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị. Tổ chức khen thưởng các đơn vị có thành tích tiêu biểu trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hội nghị sơ kết chương trình năm 2023.
III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Để thực hiện đạt các mục tiêu trong năm 2023, tổng nguồn vốn cần huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cần huy động là 3.071.398 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 535.826 triệu đồng, chiếm 17,44 tỷ lệ %.
- Vốn lồng ghép: 807.437 triệu đồng, chiếm 26,28%.
- Vốn tín dụng: 1.190.135 triệu đồng, chiếm 38,74%.
- Vốn doanh nghiệp: 272.000 triệu đồng, chiếm 8,85%.
- Huy động đóng góp của nhân dân: 266.000 triệu đồng, chiếm 8,66%.
(Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2022 về phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các Sở, Ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh:
- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các địa phương thực hiện các lĩnh vực, các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới các cấp thuộc ngành, đơn vị mình phụ trách trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch này.
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá hình thực hiện tại các địa phương (về triển khai các tiêu chí nông thôn mới các cấp..).
- Căn cứ vào Kế hoạch năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh để lập kế hoạch công tác xây dựng nông thôn mới của đơn vị.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ vào nội dung kế hoạch chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và thực tế tại địa phương để cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của địa phương.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, ủng hộ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về kết quả tuyên truyền vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục tăng cường việc huy động các nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong năm 2023 trên địa bàn theo kế hoạch đề ra.
- Chủ động sử dụng kinh phí địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt, ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, lao động qua đào tạo gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hướng dẫn và chỉ đạo các xã trên địa bàn xác định các điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch chi tiết, giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới các cấp trong năm 2023 đặc biệt là việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình.
- Tổ chức rà soát mức độ đạt các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã, huyện đã được công nhận xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới đồng thời xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức rà soát kỹ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới các cấp đối với các xã phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023 để điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp.
- Khẩn trương tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến tiêu chí về quy hoạch (lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chung các xã, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn...) trong Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao làm cơ sở thẩm định các tiêu chí về quy hoạch.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại các xã trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc; tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm và khen thưởng các tập thể, cá nhân đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Phát hiện kịp thời cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến nhân rộng.
- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất giải pháp thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh..
3. UBND các xã xây dựng nông thôn mới:
- UBND các xã, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia các xã xây dựng nông thôn mới tập trung triển khai hoàn thành các nhiệm vụ được giao của Kế hoạch này. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm tổng kết báo cáo về UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo tinh thần “Chủ động, quyết tâm, quyết liệt”, phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận và ủng hộ của Nhân dân. Thường xuyên kiểm tra xây dựng nông thôn mới tại các thôn, ấp khu dân cư để chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trong công tác tham mưu điều phối, quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phân công nhiệm vụ cụ thể xây dựng nông thôn mới gắn với trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng thôn mới.
- Tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đã đạt chuẩn, tiếp tục triển khai thực hiện theo Bộ tiêu chí cấp xã giai đoạn 2022 - 2025.
- Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nội dung của chương trình.
4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Đoàn thể tỉnh:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí việc tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023 trên địa bàn huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
- Chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để vận động, khuyến khích các hội viên, các cá nhân và tổ chức cùng đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới, thực hiện phong trào “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại các xã trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
V. KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
- Thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Sở, Ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh được giao phụ trách tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chương hình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, trên cơ sở đó tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất về tiến độ, chất lượng, kết quả xây dựng nông thôn mới ở các địa phương theo đúng Khoản 2 Điều 30 Chương VII của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Các Sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và UBND, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ thì nghiên cứu xây dựng, đề xuất các giải pháp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.