ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1029/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 - 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 61/TTr-SNN ngày 13/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (chi tiết nội dung Đề án kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ
CHỨC SẢN XUẤT, GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số: 1029 /QĐ-UBND ngày 25 /5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng
Sơn)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Lạng Sơn có điều kiện tự nhiên phong phú nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua bằng sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển khá toàn diện. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn như: vùng Rau tại huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn; vùng Na tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; vùng Thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng; vùng Quýt tại huyện Bắc Sơn, Tràng Định; vùng Hồng tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc; vùng Thạch đen tại huyện Tràng Định, Bình Gia; vùng Thông tại huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc; vùng Keo, Bạch đàn tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập; vùng Hồi tại huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng; vùng Sở tại huyện Văn Quan, Cao Lộc... các sản phẩm bước đầu đã xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị1, hình thành các sản phẩm OCOP nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương.
Cùng với sự phát triển của sản xuất nông, lâm nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất cũng có nhiều thay đổi; số lượng Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng dần qua các năm; đặc biệt là HTX nông nghiệp tính đến hết năm 2020 có 249 HTX tăng 164 HTX nông nghiệp so với năm 2015 góp phần vào sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, đóng góp vào tỷ trọng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết con khiêm tốn tư 4,04 đến 5,07%2, chuỗi giá trị còn ít. Sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế so với tiềm năng; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm hàng hóa không đồng đều, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; chất lượng chưa đảm bảo. Nguyên nhân quan trọng là việc hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy mạnh kinh tế hợp tác chưa đáp ứng được yêu cầu; tổ chức sản xuất chậm đổi mới, thiếu những tổ chức kinh tế đủ năng lực dẫn dắt nông dân trong sản xuất, liên doanh, liên kết tạo ra các chuỗi liên kết bền vững.
Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế phát triển sản xuất bền vững, hạn chế những bất cập nêu trên cần tập trung phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, THT và trang trại, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển các loại sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Do đó xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, đinh hương đến năm 2030 là cần thiết, phù hợp với chủ trương, định hướng chung và tình hình thực tế hiện nay.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2012; Nghị định số 107/2017/NĐ- CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
- Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2020-2025;
- Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng năm 2025;
- Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 12/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2025;
- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/4/2020 của UBND tỉnh về triển khai, thực hiện Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 12/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2025;
- Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 02/11/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 - 2030.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC NGÀNH HÀNG, LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020
Sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực, nâng cao giá trị gắn với vùng sản xuất hàng hoá tập trung và xác lập, quản lý phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm đặc sản theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu GRDP chung toàn tỉnh tuy giảm qua các năm nhưng luôn đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân trên 01 ha canh tác trồng trọt tăng 1,25 lần so năm 20163.
1.1. Ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt (theo giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 6.300 tỷ đồng tăng 1,2 lần so năm 2016. Cơ cấu các loại cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng giảm diện tích gieo trồng nhóm cây lương thực, nhóm cây có bột và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng diện tích nhóm cây thực phẩm và cây hằng năm; trong từng nhóm cây có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao hình thành rõ nét các vùng sản xuất các sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Cụ thể như:
- Vùng sản xuất Rau tập trung tại thành phố và các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia có xu hướng mở rộng diện tích các loại rau đặc sản, có giá trị kinh tế của tỉnh (ngồng cải bắp, cải ngồng hoa vàng, rau bò khai,...) từ 2.530 ha năm 2016 lên 2.848 ha năm 2020 (tăng 318 ha). Tổng giá trị sản phẩm rau thu được năm 2020 đạt khoảng 1.120 tỷ đồng, ước tính giá trị trung bình của 01 ha rau đạt 135 triệu đồng/ha.
- Vùng sản xuất Na tập trung tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích năm 2020 là 3.500 ha (tăng 558 ha so năm 2016) vơi hơn 355,92 ha Na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Tổng giá trị sản xuất Na thu được năm 2020 ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên ha canh tác Na đạt 275 triệu/ha.
- Vùng sản xuất Thuốc lá tập trung tại các huyện: Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng diện tích ổn định tư 2.200 ha - 2.400ha/năm, tổng giá trị sản xuất thuốc lá thu đạt 182 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 01 ha canh tác thuốc lá đạt 85 triệu/ha.
- Vùng sản xuất Quýt tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn với diện tích 1.400 ha, giá trị thu được gần 100 tỷ đồng/năm.
- Vùng sản xuất Hồng tại các huyện: Văn Lãng, Cao Lộc với diện tích 1.700ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm.
- Vùng cây Thạch đen tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, diện tích trên 2.500 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn, giá trị đạt khoảng 180 tỷ đồng/năm.
* Hạn chế: Ngành trồng trọt của tỉnh còn có những hạn chế nhất định như sản phẩm chưa được chế biến sâu gây khó khăn trong bảo quản, vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; thị trường, giá cả đầu ra không ổn định, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu do thương lái thu mua, tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết sản phẩm còn ít.
1.2. Ngành chăn nuôi:
Trên địa bàn tỉnh sản xuất chăn nuôi đại gia súc và gia cầm phát triển tương đối ổn định.Tổng đàn trâu, bò khoảng 113.592 con. Đàn lợn ước 121.583 con. Đàn gia cầm khoảng 5.307,19 nghìn con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 3.169 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so vơi năm 2015.
Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có những chuyển dịch khá rõ nét cơ cấu giống, đàn, hình thức chăn nuôi như: Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) được đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi trang trại, HTX; đầu tư giống, cải tạo tầm vóc đàn, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ nhu cầu lấy thịt nâng giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia súc đạt 438 tỷ đồng tăng 1,6 lần so với năm 2015; Chăn nuôi lợn chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi với quy mô khá, bước đầu đi vào hoạt động mang lại giá trị kinh tế4, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.
Liên kết sản xuất trong ngành chăn nuôi đã bước đầu hình thành, có sự tham gia liên kết hợp đồng của các hình thức tổ chức sản xuất như hộ gia đình, THT, HTX với doanh nghiệp từ khâu cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm tạo chu trình khép kín trong chuỗi giá trị nhưng vẫn nặng hình thức là gia công sản phẩm.
* Hạn chế: ngành chăn nuôi của tỉnh đối mặt với nhiều biến động, khó khăn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh phát sinh như dịch lợn tả Châu Phi; bệnh viêm da nổi cục; bệnh cúm gia cầm H5N6...
1.3. Ngành thủy sản
Nuôi, trồng thủy sản có bước phát triển, chuyển đổi sản xuất từ quảng canh sang sản xuất hàng hóa thâm canh, hình thành phong trào nuôi cá lồng tại các địa phương có diện tích mặt nước lớn như tại huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng diện tích nuôi trồng ổn định khoảng 1.300 ha, sản lượng hằng năm đạt 1.940 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 72 tỷ đồng; bên cạnh các hộ sản xuất nhỏ lẻ, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với 517 lồng thu nhập bình quân khoảng 20-25 triệu/lồng/năm, chủng loại cá đa dạng như Rô phi, Trắm cỏ, Trắm đen, Chép; ngoài ra còn xuất hiện loại cá mới đặc sản được nuôi như cá Lăng, cá Hồi. Tuy nhiên dịch vụ hỗ trợ phát triển thuỷ sản như giống, thuốc phòng bệnh, thức ăn trên địa bàn tỉnh còn hạn chế hơn các ngành khác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; trên địa bàn tỉnh có Trung tâm Khuyến nông (Trung tâm thuỷ sản cũ) cung cấp cá giống cho các hộ sản xuất, tổ chức sản xuất nuôi trồng trên địa bàn tỉnh số lượng cá giống cung ứng được 10 -15 triệu con/năm chưa đảm bảo nhu cầu nguồn giống.
Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm hầu hết tại các chợ, nhà hàng hoặc bán cho thương lái, bên cạnh đó cũng đã có HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm như HTX Thủy sản Lê Hồng Phong ký hợp đồng liên kết sản phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh với Hợp tác xã rau, cá Dương Hảo từ 10-15 tấn/năm cá trắm cỏ và ký hợp đồng cung ứng đầu vào về thức ăn và con giống với Công ty Cổ phần dinh dưỡng Thái Lan.
Cơ cấu kinh tế nội ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch đúng hướng; trong đo lĩnh vực lâm nghiệp tăng từ 15,9% năm 2016 lên 19,31% năm 2020, tỷ trọng giá trị ngành lâm nghiệp đóng góp trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp ngày một tăng, giá trị lâm nghiệp chiếm 43,9% trong nội ngành; năm 2020 giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh (theo giá hiện hành) đạt
4.122 tỷ đồng5. Đã hình thành những vùng sản xuất tập trung như: vùng Hồi tại các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định diện tích trên 25.000 ha; vùng Thông tại các huyện: Lộc Bình, Đình Lập với diện tích 110.000 ha; vùng trồng Keo, Bạch đàn tại các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng với diện tích trên 31.200 ha.
Công tác chế biến lâm sản, định hướng phát triển các cơ sở chế biến lâm sản được triển khai thực hiện, các cơ sở chế biến lâm sản được đầu tư, cải tạo nâng cấp các nhà xưởng, một số doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, tạo ra được các sản phẩm có giá trị như ván dán, ván ép, đồ gỗ nội thất, tinh dầu hồi, các sản phẩm chế biến từ nhựa thông6... được thị trường nội địa sử dụng và xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ,... chiếm khoảng 70% sản lượng.
Mặc dù sản xuất và chế biến lâm nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan tuy nhiên kinh tế lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng do năng suất rừng trồng trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp (đạt khoảng 70-100 m3 gỗ/ha/chu kỳ 7 năm đối với các cây nguyên liệu chính là Keo và Bạch đàn), giá trị gỗ nguyên liệu và các sản phẩm lâm nghiệp chưa cao chủ yếu là sản phẩm gỗ bóc... các hoạt động liên kết chủ yếu là các doanh nghiệp kết nối với các hộ gia đình thu mua lâm sản (gỗ, hoa Hồi, nhựa Thông,...) theo thời vụ hoặc khi các bên có nhu cầu chất lượng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Các cơ sở chế biến có công suất thấp, dây chuyền thiết bị chưa đồng bộ, còn nhiều công đoạn thủ công, quy trình công nghệ lạc hậu, các sản phẩm có giá trị gia tăng chưa cao.
II. THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG LÂM NGHIỆP
1. Hiện trạng số lượng các loại hình thức tổ chức trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bao gồm 5 loại hình thức: Kinh tế hộ gia đình; Trang trại; Tổ hợp tác; Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã; Doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, trong đó:
(1) Hộ gia đình đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh với 155.816 hộ gia đình (chiếm 78,28%) trực tiếp tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp7; giá trị sản xuất đạt 6,5 - 7,0 nghìn tỷ đồng; chiếm 51% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, sản xuất manh mún, theo kinh nghiệm là chính, chưa có nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, chưa chú trọng trong xây dựng thương hiệu, nhãn mác, quảng bá sản phẩm làm ra, chưa tạo ra các mối liên kết trong sản xuất.
(2) Trang trại chủ yếu mang nặng la “hộ gia đình sản xuất lớn”' tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó thực hiện theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại còn khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về trang trại do các cơ sở sản xuất chưa thực hiện kê khai, cung cấp thông tin để cấp xã, huyện tổng hợp, đánh giá.
(3) Hợp tác xã có 249 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp8; với 234 hợp tác xã đang hoạt động; 02 liên hiệp HTX gồm có 13 HTX thành viên. Sản xuất quy mô nhỏ với vốn hoạt động hạn chế (có HTX vốn điều lệ 05 triệu đồng), chưa phát huy được là đầu mối cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra các sản phẩm cho thành viên nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, không có hoạt động thực chất của HTX, Liên hiệp HTX, không có các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển để mở rộng sản xuất hay bù đắp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng.
(4) Tổ hợp tác có 79/245 THT là các tổ hợp tác về trồng cây ăn quả, trồng lúa và trồng chè; hoạt động chủ yếu theo mang tính thời vụ, thiếu ổn định lâu dài, còn mang tính tự phát, hoạt động chủ yếu là học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng, hợp tác, bên cạnh đó năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý THT còn rất hạn chế, chưa thuyết phục được tổ viên góp vốn để tổ chức các hoạt động kinh tế, tạo ra lợi nhuận cho THT; việc ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; không có tư cách pháp nhân nên khó vay vốn của các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất.
(5) Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 88 doanh nghiệp chiếm 3% tổng doanh nghiệp trên địa bàn, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do vậy khó khăn về vốn dẫn đến liên kết với các tổ chức, cá nhân trong tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế chỉ đáp ứng một phần trong sản xuất; đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tỷ lệ rủi ro cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn, thời gian mang lại lợi nhuận lâu hơn so với đầu tư các ngành nghề kinh doanh khác nên chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp.
2. Thực trạng hình thức liên kết trên địa bàn
Hình thức liên kết sản phẩm nông, lâm nghiệp bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh không chỉ là liên kết giữa người sản xuất - thương lái dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất - tiêu thụ, chỉ mua đứt bán đoạn, mà đã hình thành hình thức liên kết có hợp đồng sản xuất, tiêu thụ quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm có sự tham gia của các thành phần kinh tế như giữa HTX với các hộ nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan; đã có 20 doanh nghiệp hợp đồng, liên kết thu mua sản phẩm cho người nông dân, HTX; 36 HTX tham gia liên kết thông qua hợp đồng9.
3. Thực trạng chuỗi liên kết nông, lâm nghiệp thủy sản trên địa bàn
Chuỗi liên kết nông sản là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau (các khâu) có đầy đủ các thành phần tham gia chuỗi từ việc cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến, cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các hoạt động để thể hiện rõ công việc của khâu. Bên cạnh các khâu của chuỗi liên kết có chủ thể. Chủ thể là những người thực hiện chức năng của khâu trong chuỗi.
Sơ đồ chuỗi giá trị đơn giản
Tổ chức sản xuất trong chuỗi liên kết
Các chủ thể tham gia sản xuất trong chuỗi liên kết nông lâm nghiệp, thủy sản (khoanh trong vạch đỏ) bao gồm: Các nhà cung cấp đầu vào (giống, phân bón, thức ăn thú y, thuốc BVTV… gọi chung là vật tư nông nghiệp), hộ sản xuất cá thể, tổ hợp tác, Hợp tác xã.
+ Về cung cấp đầu vào:
Các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tương đối phát triển từ hệ thống cung ứng vườn ươm, cung cấp hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp vơi hơn 223 cơ sơ kinh doanh phân bón, 218 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; 700 cơ sở kinh doanh giống, hạt giống cây trồng nông nghiệp; 229 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 138 cơ sơ kinh doanh thuốc thu y; 07 doanh nghiệp và 25 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; 01 Trung tâm cung cấp cá giống cho các hộ sản xuất, tổ chức sản xuất nuôi trồng.
Tuy nhiên hệ thống cung ứng đầu vào vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, buôn bán các cây, con giống đại trà, tỷ lệ cung ứng còn chưa đảm bảo nhu cầu của sản xuất như Trung tâm Khuyến nông (Trung tâm Thủy sản cũ) cung cấp cá giống số lượng con giống cung cấp được 10 - 15 triệu con/năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến cung cấp cá giống thông qua thương lái, tiểu thương hoặc trực tiếp mua từ các tỉnh do các HTX sản xuất kinh doanh hoặc các trại nuôi ươm cá giống nên nguồn gốc chưa được kiểm nghiệm. Đối với một số loại rau bản địa đặc trưng, cây Thạch đen của tỉnh thì giống phục vụ cho đầu vào sản xuất thực hiện là tự để giống. Hạ tầng các vườn ươm lâm nghiệp chưa được đầu tư nâng cấp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, chưa đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất giống chất lượng cao chủ yếu có quy mô nhỏ, tự phát, chủ yếu là các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình. Do vậy nguồn cây con giống vẫn thực hiện qua việc mua bán trôi nổi trên thị trường khó kiểm soát nguồn giống ngoài ra tổ chức buôn bán giống cây trồng chưa tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về đảm bảo cây đầu dòng. Có một số loại cây đã đảm bảo về chất lượng giống như cây Thuốc lá có sự liên kết được đầu tư từ Công ty thuốc lá Ngân Sơn, cây Chè có sự liên kết đầu tư từ Công ty Cổ phần Chè Thái Bình có sự hỗ trợ về giống thì có sự đảm bảo về chất lượng cây giống để sản xuất.
+ Về hình thức sản xuất:
Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Rau tại Cao Lộc, Thành phố (2.848 ha); Na tại Chi Lăng, Hữu Lũng (3.500 ha); Thuốc lá tại Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng (2.400 ha); Quýt tại Bắc Sơn, Tràng Định (1.400 ha); Hồng tại Văn Lãng, Cao Lộc (1.700 ha); Thạch đen tại Tràng Định, Bình Gia (2.500 ha); Thông tại Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc (110.000 ha); Keo, Bạch đàn tại Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập (31.200 ha); Hồi tại Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng (25.000 ha); Sở tại Văn Quan, Cao Lộc (2.000 ha) trong đó diện tích cây trồng đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 1.314,04 ha, 100 ha cây Na, cây Thạch đen đã được cấp mã số vùng trồng nhưng diện tích còn rất hạn chế so với nhu cầu.
Hình thức sản xuất đã có sự tham gia của HTX, Tổ hợp tác tuy nhiên sản xuất theo hộ gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh. Đối với sản phẩm Rau có hơn 18 HTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sản xuất, Na với hơn 10 HTX, THT sản xuất và 15 HTX tham gia vào lĩnh vực thủy sản... Hình thức tổ chức sản xuất THT và HTX tham gia vẫn là trên cơ sở sản xuất của các thành viên chưa có mối quan hệ chặt chẽ trong sản xuất. Liên kết ngang giữa các hộ sản xuất với nhau và liên kết dọc giữa các khâu khác nhau trong chuỗi sản xuất đều chưa rõ nét. Việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất ở quy mô lớn còn hạn chế; chăn nuôi chủ yếu quy mô nhỏ, hệ thống chuồng trại chưa tập trung, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn của doanh nghiệp thu mua; HTX, THT chưa đứng ra tổ chức sản xuất kiểm soát dịch vụ đầu vào nên sản phẩm không đồng đều về chất lượng; trồng trọt còn chưa đồng nhất về sản phẩm do kỹ thuật canh tác khác nhau chưa áp dụng giải pháp công nghệ cao.
Chủ thể tham gia trong sơ chế và chế biến của chuỗi liên kết:
+ Các chủ thể tham gia thu mua:
Các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh sau khi thu hoạch chủ yếu được thu mua từ hộ dân qua mạng lưới các hộ thu gom trong tỉnh; ngoài ra cũng đã có sự tham gia trực tiếp từ các hoạt động thu gom trực tiếp từ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lớn tiến hành từ hộ dân trong vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp xác định hoặc từ các THT, HTX liên kết đối với một số sản phẩm10. Hệ thống thu gom nhỏ và lớn hoạt động rộng khắp góp phần thu mua hiệu quả các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh từ xã xuống thôn, từ cửa rừng có thể cung cấp trực tiếp cho thị trường hoặc làm cầu nối hiệu quả giữa hộ sản xuất và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu công ty sản xuất lớn tuy nhiên đây cũng là bất lợi trong kiểm soát chất lượng sản phẩm do các hộ thu gom là các hộ kinh doanh có đăng ký hoặc không đăng ký kinh doanh đối với cơ quan quản lý nhà nước; ngoài ra thị trường tiêu thụ chưa ổn định, các hộ thu gom nguồn vốn hạn chế nên lượng thu gom hàng hóa còn nhỏ lẻ, dàn trải.
+ Các chủ thể tham gia sơ chế và chế biến:
Đối với sơ chế trên địa bàn tỉnh hiện nay còn hạn chế; đối với các sản phẩm tươi hầu như không có hoạt động sơ chế như hoa quả tươi, rau xanh, cá chủ yếu bán tươi sau khi thu hoạch; một số sản phẩm qua sơ chế nhưng chủ yếu là áp dụng các biện pháp thủ công như Hồi, Thuốc lá áp dụng công nghệ sơ chế thủ công như phơi nắng tự nhiên, sấy bằng lò củi, lò sấy nhiệt lọc khói; sản phẩm Chè một số được thu mua áp dụng sơ chế bằng công nghệ sao chè truyền thống trước khi bán cho doanh nghiệp; sản phẩm Quế chủ yếu bảo quản bằng phơi tự nhiên. Do đó bị giảm giá trị, đặc biệt khi chịu tác động ảnh hưởng của thời tiết, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khó đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường trung và cao cấp. Đối với các phương pháp sơ chế có công nghệ cao hơn làm tăng giá thành do đó khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Hoạt động chế biến có 02 hình thức đó là: chế biến thủ công và chế biến có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân. Chế biến thủ công sản phẩm chủ yếu là không có bao bì nhãn mác, thương hiệu, kiểm nghiệm sản phẩm nên không nâng cao được giá trị. Đối với chế biến có sự đầu tư áp dụng công nghệ, quy mô vừa hoặc lớn; tuy nhiên chưa phải là chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó chưa đảm bảo hệ thống thu mua đầu vào sản phẩm do thiếu vốn sản xuất, đầu tư thiết bị, dây chuyền công nghệ… như các doanh nghiệp chế biến hiện tiêu thụ Hồi khoảng 20% sản lượng còn dư khoảng 80% tổng sản phẩm Hồi của tỉnh chưa qua chế biến; hay công nghệ sản xuất gỗ ván bóc của tỉnh chủ yếu là ván bóc thô sơ chưa có sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị cao.
Các hoạt động trong thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh chia làm 02 loại: thị trường trong nước và xuất khẩu. Đa số sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn để cung ứng cho các hệ thống siêu thị, chủ yếu la kênh phân phối nhỏ lẻ tại các chợ truyền thống do chưa có bao bì, nhãn mác sản phẩm, chưa đáp ứng được quy mô số lượng yêu cầu của bên thu mua.
Nhiều HTX, THT, hộ sản xuất quy mô lớn vẫn “ưa” các chủ thể thực hiện thu gom mặc dù giá bán thấp hơn nhưng thỏa thuận đơn giản, thanh toán nhanh và mua với khối lượng lớn, không yêu cầu quá cao về chất lượng và chủng loại cung cấp. Một số sản phẩm như gỗ ván bóc, tinh dầu Hồi, tinh dầu Quế, Chè của tỉnh do các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh ngoài cung ứng trong nước còn chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Trung Đông... tuy nhiên các sản phẩm của Lạng Sơn tập trung vào một số thị trường chủ yếu nên thường gặp khó khăn đến mở rộng sang thị trường khác; công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu giao dịch nông sản chưa phát triển trên thị trường nội địa nên chưa đem lại nhận thức về công dụng của sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc đã có nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sản phẩm nông lâm nghiệp của Lạng Sơn được xuất khẩu chính ngạch còn hạn chế.
III. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP
Hoạt động đăng ký, bảo hộ, đối với các sản phẩm đặc sản, đặc thù dưới hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, thương hiệu…) đã được quan tâm triển khai thực hiện, từng bước nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa...), phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 23 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ, 47 sản phẩm (15 sản phẩm 4 sao; 32 sản phẩm 3 sao) của 41 chủ thể (04 doanh nghiệp,19 Hợp tác xã, 04 Tổ hợp tác và 13 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu của tỉnh còn gặp không ít khó khăn, chưa đem lại nhiều giá trị gia tăng, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng mang nhãn hiệu được bảo hộ do sở hữu trí tuệ là lĩnh vực mới, trừu tượng, vai trò của sở hữu trí tuệ chỉ được thể hiện rõ trong nền kinh tế quy mô hàng hóa và các quan hệ thương mại lớn, bền vững; lợi ích mang lại của bảo hộ và phát triển sở hữu trí tuệ không thể hiện trực tiếp và nhanh chóng… Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như: Sản xuất nông sản của tỉnh còn nhỏ lẻ, thủ công, chưa có nhiều ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm đặc sản chủ yếu được bán ở các chợ theo phương thức truyền thống là chủ yếu; nhãn mác, đóng gói, truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm còn hạn chế nên trong giới thiệu, quảng bá còn gặp khó khăn; chất lượng sản phẩm chưa còn chưa đồng; chưa đa dạng các kênh phân phối; thiếu tính liên kết từ đầu tư sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại, quảng bá, xây dựng chuỗi các sản phẩm.
1. Dự báo thị trường
- Trong thời gian tới, nước ta tiếp tục hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực với việc tham gia nhiều Hiêp định Tự do hoá thương mại, hợp tác song phương, đa phương; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thực hiện lộ trình cam kết WTO, AFTA, EVFTA…sẽ đem lại nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn, bên cạnh đó cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa.
- Lạng Sơn là tỉnh có nhiều thế mạnh phát triển về du lịch, dự báo hằng năm có trên hàng triệu lượt khách du lịch, đây sẽ là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.
Để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập, các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu đặc biệt là với chính sách biên mậu mới của Trung Quốc thì yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đổi mới hình thức phát triển sản xuất của mình, đầu tư công nghệ, quy trình sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung áp dụng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến…tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi khép kín.
2. Dự báo xu hướng phát triển
- Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 và ứng dụng trong cuộc sống đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải nhanh chóng thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội; trong đó, việc đổi mới tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như: Hữu cơ, GAP, GMP, HACCP… trong liên kết chuỗi giá trị là tất yếu tạo sự cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm.
- Trong xu thế hiện nay, tổ chức sản xuất gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nâng cao trách nhiệm vai trò của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm góp phần đáp ứng yêu cầu về sản phẩm đạt chất lượng, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là hướng phát triển trong thời gian tới.
- Cần phải tập trung phát triển manh tổ chức sản xuất gắn với quản lý thực phẩm theo “chuỗi sản phẩm chủ lực an toàn” cả về số lượng và chất lượng và chủng loại. Tăng thị phần sản phẩm trên thị trường qua việc xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ là giải pháp đột phá, là hướng đi tất yếu, phù hợp với khách quan của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao tính cạnh tranh, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp và là giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
1. Mục tiêu chung
Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng tập hợp quy mô sản xuất nhỏ thành quy mô lớn tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch theo chuỗi liên kết trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm của địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo bước đột phá nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm. Từ đó làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, quy trình canh tác truyền thống đồng thời nâng cao lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quá trình hình thành và phát triển chuỗi tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ. Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế) góp phần làm tăng giá trị, thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập của người dân và lợi ích của người tiêu dùng kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp trong tham gia chuỗi.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Có 25 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông lâm nghiệp cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó phấn đấu: có trên 40 doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết; 100% sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết. Tổng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn (theo giá hiện hành) đạt 15.000 - 17.000 tỷ đồng năm 2025, tăng khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng so với năm 2020.
- Thành lập mới từ 60 HTX và 40 THT trở lên (mỗi năm thành lập mới từ 15 đến 20 HTX, 10 THT); 04 liên hiệp hợp tác xã. Đến năm 2025 các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực đều thành lập HTX, THT để tổ chức sản xuất.
- Tăng tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt trên 50%, giảm tỷ lệ HTX hoạt động yếu xuống dưới 10%.
- 100% đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý, quản trị, chuỗi giá trị và pháp luật có liên quan.
b) Giai đoạn 2026 -2030
- Có thêm 20 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông lâm nghiệp cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó: có trên 30 doanh nghiệp, HTX tham gia trong chuỗi liên kết; 100% sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết. Nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2030 đạt 20.000 - 21.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành) tăng 8.000 - 9.000 tỷ đồng so với năm 2025.
- Thành lập mới từ 60 HTX và 40 THT trở lên (mỗi năm thành lập mới từ 15 đến 20 HTX, 10 THT); có 08 liên hiệp hợp tác xã trở lên đặc biệt là các vùng sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết;
- Tăng tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt trên 55%, giảm tỷ lệ HTX hoạt động yếu xuống dưới 8%.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho 100% cán bộ chủ chốt HTX kiến thức liên quan đến Luật HTX, quản trị kinh doanh, chuỗi liên kết.
1. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
a) Đối với hợp tác xã:
- Đối với nhóm các hợp tác xã xếp loại tốt, khá:
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có; tìm kiếm, nghiên cứu thị trường để phát triển thêm các dịch vụ, ngành nghề mới, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của hợp tác xã trong cơ chế thị trường; củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp hiện có; đẩy mạnh hợp tác, mở rộng quy mô liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với nhóm các hợp tác xã xếp loại trung bình:
Xây dựng, bổ sung phương án hoạt động nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động hiện có, từ đó dần mở rộng quy mô, nhất là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của thành viên đồng thời mở thêm các dịch vụ, ngành nghề mới; chủ động tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp từng bước thực hiện việc liên doanh, liên kết để tổ chức cho thành viên và nông dân sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực tại địa phương. Hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô liên thôn trên cùng địa bàn thành HTX có quy mô lớn hơn để nâng cao năng lực về vốn, kinh nghiệm tổ chức, quản lý điều hành hoạt động.
- Đối với nhóm các hợp tác xã xếp loại yếu, kém:
Tổ chức lại hoạt động HTX theo hướng đơn giản, đảm bảo đáp ứng được các dịch vụ cơ bản, nhất là các dịch vụ đầu vào như: cung ứng giống, vật tư,... Tăng cường củng cố mối quan hệ giữa HTX với thành viên qua chế độ quản lý tài chính, công khai minh bạch sổ sách kế toán để huy động thêm vốn góp, mở thêm các dịch vụ mới. Hợp nhất, sáp nhập các HTX hoạt động kém hiệu quả vào các HTX trên cùng địa bàn; giải thể các HTX yếu kém kéo dài, hợp tác xã ngừng hoạt động, tồn tại trên hình thức.
b) Đối với Tổ hợp tác:
Củng cố, hoàn thiện lại tổ chức và hoạt động các THT hiện có đúng theo quy định. Khuyến khích chuyển đổi THT thành HTX.
c) Hộ sản xuất:
Đổi mới nhận thức các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hình thành cùng sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa, cùng sử dụng giống có chất lượng, cùng áp dụng quy trình sản xuất tiêu chuẩn... tạo ra chất lượng nông sản đồng đều với vùng nguyên liệu ổn định; vận động thành lập các tổ nhóm hoạt động theo nhóm, tiến tới thành lập HTX ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với mục đích giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành, gia tăng số lượng và giá trị sản phẩm thông qua hình thức “mua chung và bán chung” liên kết vùng sản xuất.
d) Trang trại:
Đổi mới tư duy các trang trại trên địa bàn, kết nối với các hộ sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật mới tạo sản phẩm cùng loại trong vùng thành vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó hướng tới thành lập các HTX, THT làm nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp tham gia chế biến.
e) Doanh nghiệp:
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác, liên kết vào sản xuất nông lâm nghiệp thông qua khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, cùng với nhiều cơ chế, chính sách phù hợp. Qua đó thay đổi tư duy hoạt động riêng lẻ, mạnh ai nấy làm, hình thành hiệp hội doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành chuỗi giá trị, góp phần gia tăng chuỗi liên kết sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ; hình thành các doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh, nhằm tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng, phát triển thị trường.
- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng nông, lâm sản quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi liên kết gắn với thị trường. Phát triển nhóm doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Hồi, Thông, Keo lai, Bạch đàn, đại gia súc, Lợn, Rau, Na, Thuốc lá,...huy động các doanh nghiệp đầu tư phát triển chuỗi liên kết các ngành hàng sản phẩm nông, lâm sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm để nâng cao giá trị ngành hàng. Phát triển hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, từng bước chủ động nguồn giống.
- Đối với Doanh nghiệp vốn Nhà nước (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp): xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh, chủ động nghiên cứu đưa một số cây trồng mới vào sản xuất như: Bạch đàn Cự vĩ của Trung Quốc, cây Keo lai... gắn kết phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi liên kết hàng hóa.
2. Củng cố, đổi mới các mối liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hình thành và hoạt động trên cơ sở các mối liên kết dọc và liên kết ngang thông qua hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm để tạo tiếng nói chung của các mắt xích trong chuỗi; giảm chi phí chuỗi; hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà nước tạo niềm tin lẫn nhau trong xây dựng chuỗi giá trị nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia trên cơ sở thống nhất, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ và rủi ro.
- Xây dựng hình thành mối liên kết giữa các hộ sản xuất, HTX, THT, cơ sở thu mua và thương nhân kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hình thành mối liên kết dọc trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thời vụ sản xuất, thu hoạch làm căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất, tiến độ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, để cùng sản xuất tiêu thụ sản phẩm hình thành mối liên kết ngang tạo sự bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tránh sự cạnh tranh, tranh mua, tranh bán không lành mạnh, tạo sự hoạt động ổn định bền vững của chuỗi.
- Xây dựng mối liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, có thể hình thành các HTX, THT để nâng cao vai trò của HTX, THT là đại diện hợp pháp cho thành viên va nông dân trong hợp đồng liên kết, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho thanh viên; làm cầu nối trung gian liên kết với doanh nghiệp; tổ chức, quản lý điều hành, quản lý thành viên sản xuất theo đúng cam kết đã kí với doanh nghiệp trong chuỗi liên kết sản xuất đảm bảo tất cả thành viên trong chuỗi thực hiện đúng các thỏa thuận đã kí với doanh nghiệp; giữa các cơ sở thu mua và giữa các thương nhân (doanh nghiệp, HTX).
3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm nghiệp
Xây dựng thương hiệu là “điểm tựa” để nông sản phát triển bền vững; tiếp tục duy trì các sản phẩm đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; phấn đấu đến 2025 có thêm 04 chỉ dẫn địa lý, 20 nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của tỉnh.
Đối với các sản phẩm đã có thương hiệu tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển các thương hiệu đã có qua đánh giá những thuận lợi và khó khăn của từng sản phẩm có thương hiệu đề xuất các nhiệm vụ duy trì, phát triển quảng bá sản phẩm có thương hiệu trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức giao thương xúc tiến thương mại, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tổ chức sàn giao dịch nông sản, tổ chức hội chợ, tôn vinh thương hiệu. Tăng tính bền vững trong kết nối giữa khách hàng và thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế của thương hiệu thông qua việc quy hoạch diện tích sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến từ gieo trồng đến sản xuất và bảo quản sau thu hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng hóa từ dạng thô đến sơ chế, chế biến đáp ứng nhu cầu thị hiếu; đa dạng hoá mẫu mã bao bì, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc để nâng cao thương hiệu đã được khẳng định.
Đối với các sản phẩm mới phát triển thương hiệu sản phẩm thông qua lựa chọn sản phẩm có tiềm năng đặc trưng của tỉnh, quy mô số lượng lớn, sản xuất tại một vùng tập trung với năng suất, chất lượng đồng đều và ổn định, phù hợp theo yêu cầu thị trường của người tiêu dùng, giá bán mang tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng bao bì, nhãn mác phù hợp với sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng cho các sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng nhằm mục đích xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
4. Xây dựng và phát triển chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực
Trong giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng 25 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, có đầy đủ các thành phần tham gia chuỗi gồm: Doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX...; trong đó, Doanh nghiệp đóng vai trò chính xây dựng và duy trì hoạt động của chuỗi, đảm bảo khâu tiêu thụ sản phẩm; HTX/THT đảm bảo khâu tổ chức sản xuất và cung ứng vật tư đầu vào; trách nhiệm của các thành phần tham gia chuỗi được quy định rõ ràng trong các khâu, được cụ thể hóa thông qua các hợp đồng hay bản cam kết cùng thực hiện với mục tiêu cụ thể:
(1) Chuỗi sản phẩm Rau
Xây dựng vùng sản xuất rau các loại với diện tích trên 4.000 ha tập trung tại các huyện Văn Quan, Lộc Bình, Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn trong đó xây dựng 02 chuỗi liên kết sản phẩm rau tỉnh Lạng Sơn trở lên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất quy mô hàng hóa gắn với sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau của tỉnh Lạng Sơn, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, liên kết giữa các vùng sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ cụ thể gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Rau liên kết Công ty đầu tư phát triển nông nghiệp xanh An Gia; HTX Rau, củ quả sạch Gia Cát ký hợp đồng nguyên tắc với Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư TMQT Mặt trời đỏ (Công ty Redsun).
(2) Chuỗi liên kết sản phẩm Lúa chất lượng cao, Gạo đặc sản
Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gạo đặc sản 5.000 ha tại các huyện có thế mạnh tại các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, sản phẩm gạo đặc sản như gạo nếp cái hoa vàng Bắc Sơn; gạo bao thai hồng, gạo nếp cái ong vàng huyện Tràng Định, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm lúa chất lượng cao, gạo đặc sản trở lên có liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và HTX, hộ sản xuất cụ thể: Chuỗi giá trị sản phẩm Lúa chất lượng cao liên kết với Công ty ECI Lạng Sơn; Công ty Cổ phần giống cây trồng Lạng Sơn.
(3) Chuỗi liên kết sản phẩm Khoai tây
Phát triển vùng sản xuất Khoai tây tập trung tại các huyện: Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình với diện tích ổn định từ 500 ha, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm Khoai tây trở lên liên kết giữa doanh nghiệp và HTX, hộ sản xuất từ khâu cung cấp đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, cụ thể: Chuỗi giá trị sản phẩm khoai tây liên kết với Công ty Cổ phần Đại Nguyễn - Lạng Sơn; Công ty TNHH MTV VIGIA.
(4) Chuỗi liên kết sản phẩm Na
Phát triển, nâng cao chất lượng vùng sản xuất Na tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích trên 3.500 ha theo hướng tập trung tăng năng suất và chất lượng, đồng bộ quy trình sản xuất, ổn định diện tích vùng nguyên liệu, tăng dần diện tích Na đạt các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt, xác lập được mã vùng sản xuất, đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp, xây dựng 02 chuỗi liên kết sản phẩm Na trở lên giữa HTX, THT với doanh nghiệp, gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Na liên kết Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng TMT Việt Nam; HTX nông sản huyện Chi Lăng.
(5) Chuỗi liên kết sản phẩm cây có múi
Phát triển, nâng cao chất lượng vùng sản xuất cây có múi tập trung trên 2.800 ha trong đó diện tích cây đặc sản của tỉnh như cây Quýt vàng Bắc Sơn, Quýt Tràng Định với diện tích trên 1.500 ha tại các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Tràng Định và diện tích cây có múi khác (Cam; Bưởi;...) 1.300 ha tại các huyện như Chi Lăng, Hữu Lũng, hình thành 01 chuỗi liên kết sản phẩm trở lên, nghiên cứu xây dựng sản phẩm chế biến sâu, đa dạng sản phẩm.
(6) Chuỗi liên kết sản phẩm Hồng
Phát triển nâng cao chất lượng vùng sản xuất Hồng Vành Khuyên, Hồng Bảo Lâm 2.000 ha tập trung tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc trong đó đẩy mạnh diện tích sản xuất Hồng theo tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP…, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm Hồng trở lên giữa HTX, THT với doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu xây dựng sản phẩm chế biến sâu.
(7) Chuỗi liên kết sản phẩm hoa Đào
Phát triển nâng cao chất lượng vùng sản xuất hoa Đào, đa dạng các chủng loại: Đào bích, Đào phai, Đào bạch, Đào Thất thốn...tập trung tại thành phố, các huyện: Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm Đào trở lên có liên kết với doanh nghiệp thu mua, xây dựng nâng cao giá trị thương hiệu Đào Xứ Lạng.
(8) Chuỗi liên kết sản phẩm gia cầm
Phát triển vùng sản xuất gia cầm tập trung trên 05 triệu con gia cầm chủ yếu tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định.... và thành phố Lạng Sơn, củng cố các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm đã hình thành như ở Vịt bầu tại huyện Cao Lộc; Vịt cổ xanh tại huyện Đình Lập; gà tại huyện Hữu Lũng, Chi Lăng…có 01 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trở lên giữa doanh nghiệp và HTX, THT theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể: Chuỗi giá trị sản phẩm gia cầm liên kết Công ty Lucavi Bắc Ninh và HTX Gia Huy, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc; Hợp tác xã nông nghiệp Bắc Lãng ký hợp đồng nguyên tắc với Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư TMQT Mặt trời đỏ (Công ty Redsun).
(9) Chuỗi liên kết sản phẩm thủy sản (nước ngọt)
Phát triển nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi cá lồng đạt trên 600 lồng, nuôi cá thả ao đạt diện tích trên 1.000 ha, tại huyện có thế mạnh về mặt nước như huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm thủy sản trở lên tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và HTX, hộ sản xuất góp phần phát triển sản xuất thủy sản của tỉnh.
(10) Chuỗi liên kết sản phẩm Măng Bát độ
Phát triển diện tích Măng Bát độ đảm bảo cung cấp trên 50% sản lượng Măng Bát độ được sơ chế tại chỗ do các doanh nghiệp, HTX tiêu thụ, thực hiện 01 chuỗi liên kết sản phẩm Măng Bát độ trở lên với sản phẩm đa dạng, được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP từ đầu vào, cụ thể: Chuỗi giá trị sản phẩm Măng Bát độ liên kết với Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C
(11) Chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế Thuốc lá
Duy trì ổn định diện tích trồng thuốc lá của tỉnh từ 2.200 ha trở lên, xây dựng 02 chuỗi liên kết sản phẩm Thuốc lá cho chất lượng tốt trở lên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, qua đó nâng cao tỷ lệ phẩm cấp 1,2 sau sấy của nguyên liệu thuốc lá, giảm tỷ lệ nguyên liệu cấp 3,4; đưa các giống thuốc lá cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác đến thay đổi phương thức sản xuất, sơ chế ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm. Các chuỗi cụ thể gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Thuốc lá liên kết Công ty Cổ phần Ngân Sơn- Chi nhánh Lạng Sơn; Công ty TNHH Việt Trung; Doanh nghiệp tư nhân Quốc Cường; Công ty TNHH Tâm Thịnh.
(12) Chuỗi liên kết sản phẩm Thạch đen
Xây dựng vùng diện tích cây trồng chủ lực Thạch đen đạt trên 5.000 ha tại huyện Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia đáp ứng yêu cầu xuất khẩu trong đó đảm bảo thực hiện mã số vùng trồng, hình thành 02 chuỗi liên kết sản phẩm Thạch đen thông qua hình thành các doanh nghiệp, HTX, THT để tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất, gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Thạch đen liên kết Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Đức Quý; Công ty Cổ phần thực phẩm ASIAFOOD; Công ty TNHH Nông lâm sản Yến Sinh; Chuỗi giá trị sản phẩm Thạch đen liên kết Công ty TNHH thương mại Nông sản Tràng Định; Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Cao Bằng (Cao Bằng Food).
(13) Chuỗi liên kết sản phẩm Chè
Xây dựng vùng Chè tập trung với diện tích trên 600 ha tại huyện Đình Lập, Bình Gia, đa dạng chủng loại, sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hình thành 01 chuỗi liên kết sản phẩm Chè trở lên có sự tham gia của Doanh nghiệp, THT, HTX để nâng cao quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/Hợp tác xã, cụ thể: Chuỗi giá trị sản phẩm Chè liên kết Công ty cổ phần Chè Thái Bình.
(14) Chuỗi liên kết sản phẩm Quế
Phát triển, nâng cao chất lượng 6.000 ha cây Quế tại các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn theo hướng tập trung, tăng năng suất và chất lượng, ổn định diện tích vùng nguyên liệu, hình thành 02 chuỗi liên kết sản phẩm Quế trở lên liên kết với doanh nghiệp, gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Quế liên kết Công ty TNHH chế biến và XNK lâm sản Lạng Sơn (Aforex); Chuỗi giá trị sản phẩm Quế liên kết Công ty Vinasamex; Chuỗi giá trị sản phẩm Quế liên kết Công ty Chế biến Quế tại tỉnh Yên Bái.
(15) Chuỗi liên kết sản phẩm Hồi và các sản phẩm từ Hồi
Phát triển, nâng cao chất lượng 35.000 ha Hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Chi Lăng, Cao Lộc, Tràng Định, Đình Lập, thay thế dần các rừng hồi già bằng các rừng hồi mới cho năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thu mua để chế biến, xuất khẩu, hình thành 02 chuỗi liên kết sản phẩm Hồi và các sản phẩm từ Hồi trở lên thông qua liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất, gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Hồi và các sản phẩm từ Hồi liên kết Công ty TNHH Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex; Công ty TNHH chế biến và XNK lâm sản Lạng Sơn (Aforex); Công Ty TNHH Dani Foods Việt Nam.
(16) Chuỗi liên kết sản phẩm Nhựa thông
Phát triển và giữ ổn định diện tích rừng Thông khoảng 130.000 ha tại các huyện Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc, trồng lại rừng đối với diện tích sau khai thác. Duy trì diện tích khai thác nhựa khoảng 30% (tương đương gần 40.000 ha), sản lượng nhựa hàng năm đạt 30.000 - 40.000 tấn (ước giá trị trên 1.000 tỷ đồng/ năm). Hình thành 03 chuỗi liên kết sản phẩm Nhựa thông có liên kết qua HTX, THT và người dân từ vùng sản xuất đến sản phẩm cung cấp cho công ty, doanh nghiệp, gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm Nhựa thông liên kết Công ty TNHH Rosin Industries; Công ty TNHH Long Tân Lạng Sơn; Công ty TNHH Tư nhân Hóa chất Leesun.
(17) Chuỗi liên kết các sản phẩm từ gỗ
Phát triển, nâng cao chất lượng vùng sản xuất gỗ như vùng Thông 130.000 ha, tại các huyện Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc; vùng Keo 35.000 ha, Bạch đàn 10.000 ha tại các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Đình Lập hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (theo tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng FSC) đảm bảo cho doanh nghiệp, công ty tham gia chế biến, xây dựng 01 chuỗi liên kết sản phẩm gỗ trở lên, gồm: Chuỗi giá trị các sản phẩm từ gỗ liên kết Công ty Cổ phần đầu tư Sao Bắc Việt; Công ty TNHH Lê Gia ( Hữu Lũng).
(Có phụ lục đánh giá thuận lợi, khó khăn và các giải pháp thực hiện chuỗi liên kết sản phẩm kèm theo Đề án ).
* Đối với giai đoạn 2026 - 2030, trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện đề án tiếp tục xây dựng điều chỉnh các chuỗi giá trị ngành sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương.
1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý
1.1. Về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, năng lực cơ quan quản lý
- Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động thiết thực trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản thông qua công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chủ trương, chính sách, nội dung về đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch hằng năm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; thường xuyên chỉ đạo, định hướng phát triển, kiểm tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác trên địa bàn.
1.2. Về cơ chế chính sách:
- Thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi hoàn thiện cơ chế, chính sách để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại để tạo đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt tại khu vực nông thôn và các loại hình có tính lan tỏa như trung tâm logistic, chợ đầu mối, kho sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm...theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021. Phổ biến, tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thị trường để thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng… cùng với nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong liên kết; đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách khuyến nông của tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, THT, hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh, nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tạo nguồn vốn mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản. Khuyến khích các hoạt động tín dụng trong nội bộ thành viên, các nông hộ đầu tư phát triển sản xuất.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, tiền thuê đất sản xuất, thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh quy mô lớn trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
1.3. Về thông tin, truyền thông:
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về xu hướng tất yếu phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết nông sản và xu hướng tiêu dùng sạch để chủ động, tự giác tham gia hợp tác sản xuất - liên kết chuỗi, từng bước điều chỉnh hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hàng hóa có chứng nhận chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ và tham gia chuỗi liên kết nông sản.
Tuyên truyền, phổ biến các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại hoạt động có hiệu quả, mô hình hợp tác liên kết theo chuỗi để hình thành các sản phẩm OCOP có tính cạnh tranh cao, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.4. Công tác kiểm soát chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xúc tiến thương mại
- Tăng cường, nâng cao năng lực kiểm soát hệ thống đầu vào sản xuất, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và thanh tra chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp một cách khoa học có sự vào cuộc của tất cả các thành phần, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp đầu vào nông lâm thủy sản.
- Hướng dẫn, phổ biến kiến thức, pháp luật mới bảo vệ môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các chủ thể sản xuất, chủ thể kinh doanh biết và thực hiện. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức trong công tác quản lý nhà nước về quản lý vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho cán bộ của các cơ quan chuyên môn, cơ sở kinh doanh về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và VSATTP trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt kiểm tra, quản lý giám sát tại các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng mô hình liên kết thực hiện theo đúng quy trình VietGAP, GAP, VSATTP, môi trường.
- Triển khai tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói riêng và xử lý nghiêm đúng pháp luật các trường hợp sản xuất tiêu thụ hàng giả, hàng nhái nhãn mác, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo vệ thương hiệu sản phẩm đã được đăng ký.
- Tổ chức giới thiệu tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu nhận biết các sản phẩm và địa chỉ các địa điểm tiêu thụ trên các phương tiện truyền thông, hội chợ, website, đĩa CD, tờ rơi, biển quảng cáo... mở rộng mạng lưới tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp là nòng cốt phân phối hàng hóa nông sản.
- Phát triển các chuỗi liên kết sản phẩm thông qua phát triển các khu du lịch cộng đồng tại các vùng nông thôn để quảng bá các sản phẩm nông lâm sản đã được hoàn thiện về bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc đến với khách thập phương đến du lịch trải nghiệm.
1.5. Về phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất; công tác khuyến nông; đào tạo tổ chức sản xuất không chỉ dừng lại ở kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, quản lý nông nghiệp mà mở rộng kỹ năng hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm, đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, đẩy nhanh cơ giới hoá khâu thu hoạch để giảm thất thoát sau thu hoạch; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vượt trội, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, chọn tạo khảo nghiệm lựa chọn cây con giống đầu dòng đặc sản của địa phương nhằm bảo tồn nguồn gen quý của tỉnh.
- Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao; áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP, VietGAP). Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tiên tiến nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa.
1.6. Về huy động các nguồn vốn:
- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực từ người dân, Doanh nghiệp để phát triển các vùng sản xuất, nuôi trồng, chế biến lương thực, thực phẩm tập trung theo mô hình chuỗi liên kết. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn khoa học công nghệ; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Cân đối bố trí thêm ngân sách địa phương hằng năm từ nguồn vốn sự nghiệp khác để đầu tư các hạ tầng thiết yếu và thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi các tổ chức, Doanh nghiệp thực hiện nuôi trồng, sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm theo mô hình liên kết chuỗi sản phẩm.
2. Nhóm giải pháp về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1. Giải pháp liên kết giữa nông dân với nông dân
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa nông dân với nông dân thực hiện cùng sản xuất một loại sản phẩm, địa bàn lân cận, để hỗ trợ trao đổi chia sẻ giúp đỡ nhau về thực hiện quy trình, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giống, vốn, vật tư nông nghiệp, xử lý dịch bệnh, thiên tai, tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới hình thành HTX, THT để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu thị trường làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật, phối hợp lịch trình sản xuất, thu hoạch, cân đối cung cầu tạo ra sự thống nhất, có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau tạo sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng, đạt tiêu chuẩn thương hiệu, giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh.
2.2. Giải pháp giữa nông dân liên kết với doanh nghiệp, HTX
Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, HTX là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi liên kết thông qua loại bỏ bớt mắt xích trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, HTX, rút ngắn độ dài kênh tiêu thụ, giảm giá thành đến tay người tiêu dùng thông qua việc ký kết các hợp đồng, giao kết thỏa thuận, các đơn vị đặt hàng mua bán sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, HTX, trách nhiệm các bên rõ ràng và chủ động, nghiêm túc, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng các nội dung hợp đồng được ký kết trong đó hài hòa lợi ích 02 bên cùng có lợi khi phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, thuốc thú y, tiêu thụ sản phẩm... doanh nghiệp, HTX và các hộ nông dân có trao đổi kịp thời thông tin 2 chiều phối hợp xử lý, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ sản xuất, thành viên HTX phát triển.
2.3. Giải pháp liên kết giữa doanh nghiệp với HTX
Trên cơ sở thực hiện xác định vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, các doanh nghiệp, HTX khảo sát nắm bắt thông tin, chủ động liên kết phối hợp đầu tư xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu, mạng lưới thu mua để hạn chế tình trạng tranh mua với các doanh nghiệp không có đầu tư, liên kết. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, HTX trong các khâu phục vụ quá trình sản xuất như: cung ứng thức ăn, vật tư kỹ thuật, dịch vụ nông nghiệp phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất tăng sự gắn kết trong chuỗi liên kết.
2.4. Giải pháp liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Liên kết doanh nghiệp tạo nên sức mạnh đồng thuận trong mỗi ngành hàng, lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp về vốn, thị trường, năng lực quản trị hoạt động manh mún, thiếu đoàn kết, và có lúc cạnh tranh không lành mạnh tăng cường đáp ứng yêu cầu số lượng hàng hóa trong đó mỗi doanh nghiệp tùy theo năng lực, sở trường của mình sẽ đảm nhiệm các phân khúc phù hợp, bên cạnh đó ổn định thu mua vùng sản xuất của doanh nghiệp.
2.5. Giải pháp liên kết giữa HTX với HTX
Liên kết các hợp tác xã với nhau hình thành các hiệp hội, liên hiệp HTX trong cung lĩnh vực, ngành nghề trên nhiều địa bàn lãnh thổ khác nhau để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngày càng rõ nét giúp HTX chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh, chủ động liên kết trong sản xuất với nhiều hình thức như: Liên kết cung ứng sản phẩm đầu vào và bao tiêu sản phẩm; liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ; liên kết cung ứng vật tư nông nghiệp gắn với hướng dẫn kỹ thuật... chia sẻ thông tin để tận dụng ưu thế của nhau, theo từng mức đơn giản như là tận dụng ưu thế nhà xưởng sẵn có, vùng sản xuất đến phức tạp hơn như chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và khách hàng có chung xu hướng tiêu dùng để giải quyết các yếu kém của HTX hiện nay như nội lực của các HTX còn yếu, sản xuất đại trà, không có sản phẩm chính, chủ chốt mà tính cạnh tranh của sản phẩm không cao, dễ bị đánh bật khi ra thị trường.
V. DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2025
- Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án là 461.161 triệu đồng. Trong đó:
+ Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, quản lý nhà nước, nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX, THT, hộ sản xuất, trang trại là 19.800 triệu đồng;
+ Nguồn vốn triển khai 25 chuỗi liên kết sản phẩm là 441.361 triệu đồng trong đó: 311.417 triệu đồng là nguồn Ngân sách Nhà nước (Nguồn từ Đề án Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Đề án Sở hữu trí tuệ; Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030; Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây Đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng); 56.400 triệu đồng (Nguồn triển khai từ vốn ADB theo Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 30/5/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn); 73.544 triệu đồng (Nguồn vốn xã hội hóa, đối ứng).
Đối với kinh phí thực hiện 25 chuỗi liên kết sản phẩm của Đề án, các cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán hằng năm chi tiết trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể.
(Có phụ biểu khái toán kinh phí kèm theo)
Các huyện, thành phố chủ động huy động các nguồn vốn khác để củng cố phát triển hình thức tổ chức và chuỗi liên kết nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
2. Dự toán giai đoạn 2026 - 2030: Kinh phí thực hiện khái toán sau khi tổng kết giai đoạn đến năm 2025.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
- Phối hợp với các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân, HTX, THT về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt bảo quản, chế biến theo quy trình kỹ thuật an toàn có kiểm soát... tạo vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ phát triển theo chuỗi, áp dụng thực hành sản xuất tốt trong nông nghiệp và chăn nuôi (VietGap và GAHP ); áp dụng GMP, HACCP trong giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm. Tăng cường phối hợp công tác quản lý chất lượng đầu vào về vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi.... nhằm đảm bảo cung cấp đầu vào đủ tiêu chuẩn cung ứng trong sản xuất.
- Chủ động tham mưu đề xuất thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thu hút các nguồn lực để đầu tư thúc đẩy sản xuất phát triển, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyên nghiệp theo hướng bền vững thông qua hợp đồng liên kết tạo đà phát triển cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công thương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của Đề án, tác động của đề án trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh về liên kết theo chuỗi có sự tham gia của các hình thức tổ chức sản xuất. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện đề án báo cáo UBND hằng năm.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 05 năm và hằng năm. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách khác có liên quan.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hỗ trợ đối với các danh mục trong đề án này khi được phê duyệt.
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để triển khai Đề án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021 -2025 theo quy định của pháp luật về đất đai; tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, đảm bảo việc sử dụng đất của các tổ chức sản xuất theo đúng quy định, hiệu quả; tham mưu UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án khi đủ điều kiện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan hằng năm đăng ký đặt hàng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các dự án liên quan đến phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi liên kết; tranh thủ các nguồn vốn khoa học công nghệ của Trung ương, của tỉnh, cân đối và ưu tiên hỗ trợ cho các dự án thuộc Đề án. Hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý..) áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy; xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Thực hiện các hoạt động về xác lập quyền sở hữu trí tuệ; phát triển thương hiệu; xây dựng nhãn hiệu, mã số mã vạch, giải thưởng chất lượng quốc gia. Đào tạo, hướng dẫn áp dụng và thực hành các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa…; đào tạo kỹ năng, tay nghề cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng các đề tài khoa học chọn tạo bảo tồn các nguồn gen quý, đặc sản của địa phương từ đó làm cơ sở phát triển các vườn giống đảm bảo phát triển cho sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương xây dựng và triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản có thế mạnh nhất là các sản phẩm OCOP; thu thập và cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản cho các doanh nghiệp và đầu mối trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh xây dựng, triển khai các đề án thuộc chương trình khuyến công tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đầu tư thiết bị ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất chế biến sản phẩm nông lâm sản nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đầu ra; lựa chọn, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn.
- Tham mưu xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm sản chủ lực gắn với vùng nguyên liệu của tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông lâm sản tỉnh.
- Nghiên cứu tham mưu triển khai Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan báo chí, các Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về triển khai thực hiện Đề án, giới thiệu, biểu dương các HTX, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức điển hình, hoạt động hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo được sự đồng thuận trong quá trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế tiếp cận được nguồn vốn vay, đặc biệt là các nguồn vốn vay ưu đãi.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng bộ mẫu về điều lệ, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX để hướng dẫn các HTX hoạt động đúng Luật Hợp tác xã, hiệu quả; phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn phát triển HTX, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho HTX, THT nâng cao năng lực hoạt động của các HTX, THT trong tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt kịp thời nhu cầu, những bất cập và vướng mắc về hoạt động, chính sách và pháp luật của HTX để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc.
10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh
Phối hợp chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia xây dựng kinh tế tập thể gắn kết liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động gắn với phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong thời kỳ mới; giám sát việc thực hiện Đề án trên địa bàn.
Thực hiện chức năng chuyên ngành theo quy định của pháp luật, phối hợp với các Sở ban ngành liên quan thành lập các đội kiểm tra liên ngành triển khai tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo vệ thương hiệu sản phẩm tỉnh đã được đăng ký, bảo hộ.
12. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng chương trình/kế hoạch cụ thể hóa các nội dung Đề án để tổ chức thực hiện trên địa bàn. Hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng nhiệm vụ kế hoạch năm tiếp theo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, cáo UBND tỉnh.
- Rà soát, cập nhật quy mô, ranh giới khu vực được xác định chuỗi liên kết sản phẩm nông lâm nghiệp vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 cấp huyện để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai vận động các cá nhân, tổ chức sản xuất thành lập THT, HTX; hỗ trợ các THT, HTX ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong đó đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, nâng cao tính pháp lý của hợp đồng chuỗi liên kết sản phẩm chủ lực trên địa bàn.
- Cân đối nguồn ngân sách địa phương, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để triển khai, hỗ trợ các mô hình chuỗi liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng liên kết gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tổ chức sơ, tổng kết đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm trong cách làm mới, thành công theo phương thức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết của địa phương để nhân rộng. Đồng thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo theo mô hình HTX, liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, gắn với Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.
CÁC CHUỖI LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TRIỂN KHAI XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Quyết định số: 1029 /QĐ-UBND ngày 25 /5/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
TT |
Tên chuỗi |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời hạn hoàn thành |
Ghi chú |
1 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Rau |
Huyện Cao Lộc; Văn Quan; TP Lạng Sơn, Lộc Bình |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
02Chuỗi |
2 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Lúa chất lượng cao, gạo đặc sản |
Huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn |
Các Sở, ngành |
2022 - 2023 |
01Chuỗi |
3 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Khoai tây |
Huyện Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình |
Các Sở, ngành |
2021 - 2022 |
01Chuỗi |
4 |
Chuỗi liên kết sản phẩm cây có múi |
Toàn tỉnh |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
01 Chuỗi |
5 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Na |
Huyện Chi Lăng; Hữu Lũng |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
02 Chuỗi |
6 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Hồng |
Huyện Văn Lãng; Cao Lộc |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
01 Chuỗi |
7 |
Chuỗi liên kết sản phẩm hoa Đào |
Toàn tỉnh |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
01 Chuỗi |
8 |
Chuỗi liên kết sản phẩm gia cầm |
Huyện Cao Lộc, Đình Lập, Hữu Lũng |
Các Sở, ngành |
2021 - 2022 |
01 Chuỗi |
9 |
Chuỗi liên kết sản phẩm thủy sản (nước ngọt) |
Huyện Bắc Sơn Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Văn Quan, Lộc Bình |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
01 Chuỗi |
10 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Măng Bát độ |
Huyện Hữu Lũng |
Các Sở, ngành |
2021 - 2022 |
01 Chuỗi |
11 |
Chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế Thuốc lá |
Huyện Chi Lăng; Hữu Lũng; Bắc Sơn; Văn Quan |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
02 Chuỗi |
12 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Thạch đen |
Huyện Tràng Định; Bình Gia, Văn Lãng |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
02Chuỗi |
13 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Chè |
Huyện Đình Lập |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
01 Chuỗi |
14 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Quế |
Huyện Tràng Định; Bình Gia; Bắc Sơn; Văn Lãng |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
02 Chuỗi |
15 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Hồi và các sản phẩm từ Hồi |
Huyện Chi Lăng; Tràng Định; Văn Quan; Cao Lộc, Bình Gia; Văn Lãng |
Các Sở, ngành |
2022 - 2025 |
02 Chuỗi |
16 |
Chuỗi liên kết sản phẩm Nhựa thông |
Huyện Đình Lập; Lộc Bình, Cao Lộc |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
03 Chuỗi |
17 |
Chuỗi liên kết các sản phẩm từ gỗ |
Toàn tỉnh |
Các Sở, ngành |
2021 - 2023 |
01 Chuỗi |
|
Tổng cộng |
|
|
|
25 Chuỗi |
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI
HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1029 /QĐ-UBND ngày 25 /5/2021 của UBND
tỉnh Lạng Sơn)
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng giai đoạn 2021 - 2025 |
|
TỔNG SỐ |
3,950 |
3,950 |
3,950 |
3,950 |
4,000 |
19,800 |
I |
Hỗ trợ phát triển KTTT, HTX, DN |
3,450 |
3,450 |
3,450 |
3,450 |
3,450 |
17,250 |
1 |
Xây dựng mô hình điểm HTX sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
3,000 |
3,000 |
3,000 |
3,000 |
3,000 |
15,000 |
2 |
Công tác XTTM quảng bá sản phẩm |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
3 |
Hướng dẫn thành lập mới HTX |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
4 |
Thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình tại các HTX điển hình tiên tiến, chuỗi liên kết tại các tỉnh, thành phố |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
II |
Công tác quản lý nhà nước |
50 |
50 |
50 |
50 |
100 |
300 |
1 |
Hội nghị tập huấn, hội thảo triển khai, nghị quyết, chủ trương chính sách phát triển KTTT, chuỗi liên kết cho cán bộ quản lý nhà nước |
50 |
50 |
50 |
50 |
50 |
250 |
2 |
Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình phát triển HTX, THT |
|
|
|
|
50 |
50 |
III |
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX, Tổ hợp tác, hộ sản xuất, trang trại và doanh nghiệp |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
2,250 |
1 |
Tập huấn, bồi dưỡng năng lực về quản trị, maketing, định hướng phát triển thị trường, chuỗi liên kết |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
1,500 |
2 |
Thăm quan, học tập kinh nghiệm |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
XÂY DỰNG CÁC CHUỖI KIÊN KẾT SẢN PHẨM NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất diện tích rau của tỉnh luôn ổn định trên 2.500 ha, có xu hướng được phát triển mở rộng tại các huyện Văn Quan, Lộc Bình, Cao Lộc và TP Lạng Sơn. Một số sản phẩm đã được chứng nhận OCOP từ 3-4 sao. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất quy mô hàng hóa nhỏ lẻ, sản lượng cung cấp ra thị trường thấp. Diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hạn chế, khoảng 20 ha. |
+Về mặt tổ chức sản xuất có sự tham gia của 18 HTX trong đó có 03 HTX được đầu tư ứng dụng sản xuất công nghệ cao như nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm, ứng dụng sản xuất thực hành nông nghiệp tốt VietGAP có nhãn hiệu tập thể, có bao bì, nhãn mác, thông tin truy xuất nguồn gốc. |
+Về mặt tổ chức sản xuất các HTX cơ cấu tổ chức sản xuất và hiệu quả hoạt động còn hạn chế do yếu cả về khâu quản trị, kinh doanh, chưa có cán bộ am hiểu kỹ thuật để vận hành các trang thiết bị được đầu tư, sản phẩm chưa có sự khác biệt so với các loại khác. |
+Về hệ thống giống và các vật tư như phân bón, chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật được cung cấp theo các hệ thống cửa hàng, đại lý tại địa phương. |
+Về hệ thống giống và các vật tư: Loại giống đặc sản như cải làn, cải ngồng chủ yếu là tự để giống, chưa có nguồn giống đảm bảo. |
+Thu hoạch và sơ chế, thu mua: Đối với liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, thì sản phẩm rau đã được thu hái và sơ chế theo hình thức phân loại đúng kích cỡ, chất lượng, bao gói, dán nhãn mác, logo và phân phối theo kênh tiêu thụ riêng tại các cửa hàng. |
+Thu hoạch và sơ chế, thu mua: chủ yếu là sơ chế đơn giản; chưa được đầu tư về trang thiết bị, máy móc sơ chế, đóng gói. |
Thị trường: sản phẩm được ưa chuộng trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng. Một lượng nhỏ được cung ứng theo chuỗi cung cấp thông qua các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với Công ty đầu tư phát triển nông nghiệp xanh An Gia tại Lạng Sơn và một chuỗi cửa hàng rau sạch quy mô nhỏ tại Hà Nội với sản lượng cung cấp trung bình 200 kg/ngày. |
Thị trường: Sản lượng rau chủ yếu vẫn là thị trường trong tỉnh, bán tại hệ thống chợ lẻ dân sinh (khoảng trên 70%); chưa đáp ứng được điều kiện về sản lượng, số lượng, an toàn thực phẩm…. tham gia vào hệ thống siêu thị lớn như Big C; Vinmart …. |
|
|
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu công nghệ mới từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến như nghiên cứu cải tạo giống rau chất lượng qua thực hiện công tác sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống địa phương để đảm bảo đủ nguồn cung ứng giống chất lượng tốt (năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh), giá trị kinh tế cao cho nhu cầu phát triển rau an toàn, tập trung các giống rau cao cấp, rau bản địa; triển khai áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, hệ thống nhà lưới, hệ thống làm giống, xây dựng nhà kho, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và kết nối thị trường, phát triển vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng vùng rau có nhãn hiệu tập thể.
+ Giải pháp tăng cường liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi: Xây dựng vùng sản xuất rau chuyên canh mang tính hàng hóa cao, liên kết dọc giữa các HTX với các doanh nghiệp đầu chuỗi tiêu thụ rau và liên kết ngang giữa HTX với các hộ nông dân trồng rau trong vùng quy hoạch tập trung, hình thành sản xuất chuyên canh liên kết với các vùng sản xuất rau khác tạo đa dạng hóa sản phẩm. Liên kết giữa các HTX trồng rau công nghệ cao với các vùng trồng rau tập trung và liên kết giữa các HTX với doanh nghiệp tiêu thụ rau nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị rau bền vững.
+ Giải pháp về tổ chức và nâng cao năng lực: Tuyên truyền vận động, tổ chức hộ sản xuất thành tổ nhóm, HTX theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, đối với các HTX sản xuất làm tốt công tác thu hút, kết nạp thành viên nhằm tăng nguồn vốn sản xuất thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã, sản xuất theo cùng một quy trình tiêu chuẩn. Đào tạo nguồn nhân lực cho HTX, THT về quản trị kinh doanh cùng sử dụng, khai thác hiệu quả các công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, tập huấn, trang bị kiến thức về tiếp cận thị trường, đánh giá nhu cầu thị trường và sản xuất sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Xây dựng hệ thống nhà xưởng, kho bãi, kho lạnh, hệ thống đóng gói và vận chuyển.
+ Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước: Tăng cường công tác quản lý đầu vào về vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng các vùng trồng rau tập trung đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi sinh, kiểm dịch thực vật…quy trình sản xuất, sổ sách ghi chép được áp dụng tại các HTX như quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, dán nhãn chứng nhận. Tăng cường lấy mẫu kiểm tra, kiểm dịch các sản phẩm rau được lưu thông tại các chợ của Lạng Sơn để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm rau được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn.
+ Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước: Xây dựng chiến lược dài hạn để hỗ trợ phát triển ngành rau thông qua các hoạt động như khảo sát nhu cầu thị trường, thu hút đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến sơ chế, đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; từ đó xây dựng thương hiệu rau Lạng Sơn ngay càng phát triển. Cùng với đó chủ động, tích cực trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức như tham gia các hội chợ, chương trình kết nối cung cầu, qua các điểm du lịch, nhất là tại các khu du lịch cộng đồng tại nông thôn để mọi người biết và thưởng thức, đánh giá trực tiếp.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, sơ chế, chế biến và tiếp cận thị trường và tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan đối với hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm.
(2) Chuỗi liên kết sản phẩm Lúa chất lượng cao, Gạo đặc sản2
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao 30 ha đạt sản lượng trên 138 tấn tại các xã Gia Cát, Tân Liên, huyện Cao Lộc; 70 ha lúa Japonica tại huyện Lộc Bình, Tràng Định và tại huyện Hữu Lũng có cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vùng sản xuất gạo đặc sản Lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Bắc Sơn; vùng sản xuất gạo đặc sản bao thai hồng tại huyện Tràng Định. |
- Đầu vào: Vùng sản xuất chưa áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap; GlobalGAP; hữu cơ..., diện tích sản xuất gạo đặc sản còn ít, trong đó giống đặc sản địa phương chủ yếu người dân tự để giống. |
Về mặt tổ chức sản xuất bước đầu đã có sự tham gia liên kết sản xuất của HTX, doanh nghiệp với các hộ gia đình. |
Về tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn hình thức hộ gia đình, các thành viên HTX chưa có sự tham gia các hoạt động dịch vụ như cung ứng giống, vật tư từ HTX nên khó khăn trong quản lý, kiểm soát trong thực hiện kỹ thuật, chăm sóc từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm hình thành sản xuất kỹ thuật đồng bộ. |
Thu mua: Đã hình thành liên kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm giữa thành viên HTX, hộ gia đình sản xuất với Công ty ECI Lạng Sơn; giữa các hộ dân sản xuất với Công ty Cổ phần giống cây trồng Lạng Sơn; giữa các hộ dân và HTX. |
Thu mua: Đối với lúa chất lượng cao lệ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp về diện tích, đầu vào sản xuất như giống lúa, vật tư nông nghiệp gây hạn chế cho mở rộng diện tích sản xuất. Đối với gạo đặc sản tỷ lệ thu mua của HTX còn hạn chế do thiếu vốn. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp hệ thống cung cấp đầu vào: Đầu tư xây dựng sản xuất quy trình đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; khảo nghiệm lựa chọn, phục tráng giống lúa đặc sản của địa phương làm nguồn cung ứng giống trong sản xuất.
+ Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tập trung hình thành tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX, THT sản xuất sẵn có tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thông qua kết nạp thêm thành viên, thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, HTX chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã.
+ Giải pháp hệ thống thu gom, sơ chế: Tổ chức khâu phân loại; nghiên cứu công nghệ sơ chế đảm bảo không chỉ làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm thô mà cung cấp sản phẩm đã sơ chế, hình thành các sản phẩm thông qua xay xát, đánh bóng.
+ Giải pháp hệ thống thương mại, thị trường: Củng cố liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm sẵn có giữa các tổ nhóm sản xuất như THT, HTX với các doanh nghiệp, HTX, tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Xây dựng nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng rễ nhận biết, nâng cao các sản phẩm chế biến từ gạo để từ đó nâng cao thương hiệu gạo đặc sản của Lạng Sơn. Tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ nhiều kênh khác nhau; mở rộng các điểm bán hàng làm cho người tiêu dùng rễ tiếp cận.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện thu hút đầu tư vào sản xuất theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(3) Chuỗi liên kết sản phẩm Khoai tây3
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: Vùng sản xuất hình thành tập trung tại Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc; Lộc Bình với diện tích trên 300 ha. |
- Đầu vào: Vùng sản xuất chưa áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap, GlobalGAP..., diện tích sản xuất khoai tây chưa ổn định. |
Về mặt tổ chức sản xuất đã có sự tham gia liên kết sản xuất của HTX, doanh nghiệp với các hộ gia đình theo hình thức cung ứng giống trả chậm, hỗ trợ kỹ thuật từ doanh nghiệp. |
Về tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình, HTX sản xuất quy mô nhỏ lẻ, chưa thực hiện được công tác quản lý từ khâu sản xuất đầu vào thực hiện kỹ thuật, chăm sóc đến đầu ra của sản phẩm hình thành sản xuất kỹ thuật đồng bộ về áp dụng làm đất, phun thuốc. |
Thu mua: Đã hình thành liên kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm giữa, hộ gia đình sản xuất, HTX với Công ty Cổ phần Đại Nguyễn - Lạng Sơn; Công ty TNHH MTV VIGIA. Chế biến: Là nguồn cung cấp giống cho các địa phương khác và nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến do thời vụ canh tác chậm hơn từ 2-3 tháng. |
Thu mua: Chưa có liên kết chặt chẽ theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm có tính pháp lý cao, chủ yếu là thỏa thuận miệng. Chế biến: Chủ yếu là bán sản phẩm tươi, chưa có nghiên cứu tạo sản phẩm chế biến sâu. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp hệ thống cung cấp đầu vào: Đầu tư xây dựng sản xuất quy trình đáp ứng theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP...
+ Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tập trung hình thành tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX, THT sản xuất sẵn có tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thông qua kếp nạp thêm thành viên tham gia, thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp.
+ Giải pháp hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến: Nghiên cứu và hỗ trợ trong thu hoạch, sơ chế nhằm làm giảm tổn thất; thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến tạo các sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm tươi.
+ Giải pháp hệ thống thương mại, thị trường: Củng cố liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm sẵn có giữa các tổ nhóm sản xuất như THT, HTX với các doanh nghiệp, HTX, tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu phục vụ chế biến. Xây dựng nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc vùng hàng hóa, phát triển thương hiệu; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá rộng rãi bằng nhiều hình thức nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện thu hút đầu tư vào sản xuất theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(4) Chuỗi liên kết sản phẩm Na4
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Na tập trung tại Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích khoảng 3.500 ha, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và xây dựng mã vùng sản xuất. Một số sản phẩm Na của HTX, THT đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3-4 sao của tỉnh, có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP; mã vùng sản xuất còn ít khoảng 190ha, chủ yếu là hỗ trợ của Nhà nước. Sau khi hết thời gian thì không còn tham gia đánh giá chứng nhận lại. |
-Về mặt tổ chức sản xuất đã hình thành trên 10 HTX, THT sản xuất Na, hộ gia đình sản xuất tuy nhiên hộ gia đình vẫn là sản xuất chủ đạo, được tập huấn cơ bản về kỹ thuật trồng chăm sóc, xử lý sâu bệnh, áp dụng các biện pháp mới vào sản xuất |
-Về mặt tổ chức sản xuất HTX, THT tuy được thành lập nhưng chưa có kế hoạch sản xuất và kinh doanh như cùng tổ chức sản xuất, mua chung, bán chung nên còn khó khăn trong quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư nông nghiệp từ đó chất lượng không đồng đều. |
-Thu hoạch, sơ chế, thu mua, chế biến: +Sơ chế: Na là sản phẩm tươi chủ yếu là phân loại chọn lọc đơn giản bằng cảm quan. |
-Thu hoạch, sơ chế, thu mua, chế biến: +Sơ chế đơn giản, dựa vào cảm quan nên khó khăn trong bảo quản, vận chuyển +Chế biến chưa có chế biến sâu về sản phẩm tạo các sản phẩm đa dạng nên chủ yếu là bán sản phẩm tươi. |
-Thu mua đã hình thành liên kết tiêu thụ sản phẩm với tiểu thương, doanh nghiệp, HTX như Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng TMT Việt Nam; Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng. |
-Thu mua chưa có hợp đồng mang tính pháp lý cao, chủ yếu vẫn là thỏa thuận miệng nên dễ dàng bị chèn ép giá sản phẩm. |
Các giải pháp chủ yếu:
- Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu một số quy trình kỹ thuật mới, xây dựng vườn giống năng suất cao, chất lượng tốt tăng tổng sản lượng, chất lượng sản phẩm trên địa bàn. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP.... Nghiên cứu đầu tư các biện pháp bảo quản sản phẩm đảm bảo vận chuyển được trong thời gian dài, tránh tổn thất sau thu hoạch.
- Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất hình thành tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX; đối với các HTX, THT sản xuất sẵn có tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thông qua kếp nạp thêm thành viên tham gia, từ đó thiết lập liên kết với doanh nghiệp, HTX chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã; giám sát thực hiện quy trình tự đánh giá nội bộ, giám sát chéo quy trình sản xuất an toàn giữa các tổ nhóm. Tổ chức các đợt khảo sát học tập mô hình sản xuất chuỗi an toàn, tạo cơ hội cho nông dân có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Giải pháp nguồn nhân lực: Mở lớp dạy nghề, tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật từ khâu sản xuất kỹ thuật canh tác đến sơ chế sản phẩm.
- Giải pháp thị trường: Củng cố liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm sẵn có giữa các tổ nhóm sản xuất như THT, HTX với các doanh nghiệp, HTX bên cạnh đó tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá, bán hàng trực tuyến qua các trang thông tin điện tử; hoạt động quảng bá như: Hội nghị, hội thảo, tham gia các hội chợ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, hoàn thiện nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc củng cố thương hiệu sản phẩm nhãn hiệu chứng nhận Quả Na Chi Lăng …để tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp. Hỗ trợ mở rộng mã số vùng trồng tiến tới xuất khẩu trực tiếp sản phẩm Quả Na.
- Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, THT ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm.
(5) Chuỗi liên kết sản phẩm cây có múi
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: + Vùng sản xuất Diện tích hiện có cây có múi là 4.315 ha bao gồm các loại như Cam (716 ha); Bưởi (1.475 ha); Quýt (1.400 ha) tập trung tại các huyện, thành phố cho giá trị cao như Quýt giá trị thu được gần 100 tỷ đồng/năm. Đang dần hình thành vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được 180 ha. Các sản phẩm đã dần được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3-4 sao của tỉnh, có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc. |
- Đầu vào: + Vùng sản xuất diện tích sản xuất cây có múi áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt chưa nhiều. Chưa có cơ sở sản xuất giống đảm bảo tiêu chuẩn, chủ yếu vẫn là người dân tự sản xuất giống đối với các giống đặc trưng của tỉnh như Quýt Tràng Định; Quýt Bắc Sơn. |
-Về mặt tổ chức sản xuất đã hình thành HTX liên kết trong sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật như hệ thống tưới nhỏ giọt, ứng dụng áp dụng thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất như VietGAP; GlobalGAP.. |
-Về mặt tổ chức sản xuất: HTX sản xuất còn khó khăn do còn hạn chế về năng lực, thành viên tham gia ít nên tổ chức sản xuất theo kế hoạch tập trung còn ít. |
-Thu hoạch, sơ chế, thu mua, chế biến: + Thu hoạch, sơ chế, thu mua: Vẫn là thu hoạch, phân loại thủ công. Đã hình thành tác nhân liên kết đơn giản như thu gom qua thương lái, HTX. Bên cạnh đó cũng có liên kết giữa HTX với doanh nghiệp như liên kết bao tiêu sản phẩm giữa Công ty Gree Fam với HTX Dịch vụ nông nghiệp và Phát triển cây ăn quả xã Nhật Tiến. + Chế biến: Sản phẩm có tiềm năng phát triển chế biến sâu hình thành các sản phẩm đa dạng, hình thành các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó đa dạng các loại sản phẩm tạo tiền đề cung cấp chế biến đa dạng các sản phẩm cho chế biến sâu như nước ép, mứt…. |
-Thu hoạch, sơ chế, thu mua, chế biến: + Thu hoạch, sơ chế, thu mua: Sơ chế đơn giản chủ yếu là quả tươi, khó khăn trong bảo quản, vận chuyển. Thu mua chưa có hợp đồng mang tính pháp lý, chưa thông qua liên kết hợp đồng giữa HTX nên dễ dàng bị chèn ép giá bán. +Chế biến chưa có chế biến sâu về sản phẩm tạo các sản phẩm đa dạng nên chủ yếu là bán sản phẩm tươi. |
Các giải pháp chủ yếu:
- Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu lựa chọn cây đầu dòng xây dựng vườn giống năng suất cao, chất lượng tốt tăng tổng sản lượng, chất lượng sản phẩm trên địa bàn. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.... Nghiên cứu đầu tư các biện pháp bảo quản sản phẩm đảm bảo vận chuyển được trong thời gian dài, tránh tổn thất sau thu hoạch, tập trung nghiên cứu xây dựng chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm.
- Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tham gia tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX, THT sẵn có sản xuất củng cố bộ máy tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật, vận động hộ sản xuất tham gia thành viên HTX để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung dễ dàng trong thực hiện giám sát quy trình sản xuất an toàn.
- Giải pháp thị trường: Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá, bán hàng trực tuyến qua các trang thông tin điện tử, hoạt động quảng bá như: Hội nghị, hội thảo, tham gia các hội chợ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…để tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào chế biến sâu của sản phẩm, hình thành các sản phẩm OCOP nhằm đa dạng hóa sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường gần với người tiêu dùng. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đề nâng cao thương hiệu.
- Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất, HTX, THT tham gia đầu từ kỹ thuật mới từ khâu sản xuất và doanh nghiệp trong đầu tư công nghệ chế biến.
(6) Chuỗi liên kết sản phẩm Hồng
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Hồng tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc với diện tích 1.700ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm, diện tích được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được 250 ha. Sản phẩm Hồng của HTX, THT đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3-4 sao của tỉnh, có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất diện tích sản xuất hồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap còn ít, chủ yếu là hỗ trợ của Nhà nước qua các Chương trình. Sau khi hết thời gian thì không còn tham gia đánh giá chứng nhận lại. Chưa có cơ sở sản xuất giống đảm bảo tiêu chuẩn, chủ yếu vẫn là người dân tự sản xuất giống. |
-Về mặt tổ chức sản xuất đã hình thành 02 HTX và 01THT sản xuất, hộ gia đình sản xuất được tập huấn cơ bản về kỹ thuật trồng chăm sóc, xử lý sâu bệnh, áp dụng các biện pháp mới vào sản xuất. |
-Về mặt tổ chức sản xuất HTX, THT tuy được thành lập nhưng tổ chức sản xuất còn khó khăn trong quản trị, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư nông nghiệp. |
-Thu hoạch, chế biến, tiêu thụ: + Thu gom: Hình thành tác nhân thu gom là thương lái, HTX tham gia trong thu mua tận vườn của các hộ gia đình. + Chế biến: Sản phẩm có tiềm năng phát triển chế biến sâu hình thành các sản phẩm như hồng treo gió, hồng sấy dẻo… |
-Thu hoạch, chế biến, tiêu thụ: +Sơ chế đơn giản chủ yếu là quả tươi, khó khăn trong bảo quản, vận chuyển. + Thu gom: chưa có hợp đồng mang tính pháp lý, chưa thông qua liên kết hợp đồng giữa HTX, THT nên dễ dàng bị chèn ép giá sản phẩm. + Chế biến: Chưa có chế biến sâu về sản phẩm tạo các sản phẩm đa dạng nên chủ yếu là bán sản phẩm tươi. |
Các giải pháp chủ yếu:
- Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu một số quy trình kỹ thuật mới, lựa chọn cây đầu dòng xây dựng vườn giống năng suất cao, chất lượng tốt tăng tổng sản lượng, chất lượng sản phẩm trên địa bàn. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP,... Nghiên cứu đầu tư các biện pháp bảo quản sản phẩm đảm bảo vận chuyển được trong thời gian dài, tránh tổn thất sau thu hoạch, nghiên cứu xây dựng chế biến sâu trong đa dạng các sản phẩm.
- Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tham gia tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX, THT sản xuất sẵn có tiếp tục củng cố quy mô sản xuất thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật mới để giám sát thực hiện quy trình sản xuất an toàn.
- Giải pháp thị trường: Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá, bán hàng trực tuyến qua các trang thông tin điện tử, hoạt động quảng bá sản phẩm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể thông qua Hội nghị, hội thảo, tham gia các hội chợ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…để tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Bên cạnh đó thu hút các doanh nghiệp ưu tiên chế biến sâu hình thành các sản phẩm đa dạng tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. Nghiên cứu nâng cấp nhãn mác, bao bì và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm.
- Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, THT ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm tạo sản phẩm, bao bì nhãn mác .
(7) Chuỗi liên kết sản phẩm hoa Đào
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất trồng tại các huyện, TP với diện tích trên 150 ha và ngày càng được mở rộng do hiệu quả kinh tế cao ngoài ra còn mang giá trị văn hóa, trong đó trồng tập trung tại Thành phố; Cao Lộc; Hữu Lũng; Chi Lăng; Bình Gia ...đa dạng các chủng loại như: Đào bích; Đào phai; Đào bạch; Đào Thất thốn... hiện được hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc. Hệ thống cung ứng đầu vào được đảm bảo về vật tư nông nghiệp; có sự tham gia của các doanh nghiệp, vườn ươm cung cấp giống... |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất trong đó hệ thống đầu vào vẫn hình thành sự tự để giống của từng hộ sản xuất, hệ thống vườn giống còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, đánh giá cơ sở vườn giống. |
-Về mặt tổ chức sản xuất đã hình thành 02 HTX tham gia trồng Đào ở Thành phố và Hữu Lũng, bên cạnh đó là hộ gia đình sản xuất có kỹ thuật cơ bản về trồng chăm sóc, xử lý sâu bệnh, áp dụng các biện pháp vào sản xuất. |
-Về mặt tổ chức sản xuất HTX được thành lập nhưng tổ chức sản xuất còn khó khăn do chưa làm tốt công tác quản lý từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm cây Đào như sử dụng chung sản phẩm hỗ trợ như phân bón, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. |
-Thu hoạch, tiêu thụ: + Thu hoạch: Đơn giản, dễ thực hiện. + Thu gom: Hình thành hoạt động thu gom là thương lái, tham gia trong thu mua tận vườn của các hộ gia đình, thành viên HTX. + Tiêu thụ: Sản phẩm được tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn sang các tỉnh bạn như Hà Nội; Hải Dương; Hưng Yên… |
-Thu hoạch, chế biến, tiêu thụ: + Thu gom: Chưa có hợp đồng mang tính pháp lý, chủ yếu bằng hình thức đặt cọc giữa người sản xuất và thương lái nên hợp đồng lỏng lẻo, dễ phá vỡ hợp đồng, cạnh tranh giữa thương lái với nhau. + Tiêu thụ: Sản phẩm thời gian ngắn chỉ 10-15 ngày nên khó khăn trong tìm kiếm đối tác thu mua, bên cạnh đó còn chưa có doanh nghiệp tham gia thu mua liên kết. |
Các giải pháp chủ yếu:
- Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất, xây dựng quản lý vườn giống, xây dựng sở hữu trí tuệ cây Đào.
- Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tham gia tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm như THT HTX, đối với các HTX sẵn có tiếp tục củng cố quy mô sản xuất thông qua mở rộng thành viên, đồng bộ sản xuất từ đầu vào về cung ứng vật tư nông nghiệp.
- Giải pháp thị trường: Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá như: Lễ hội hoa Đào vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa - du lịch của tỉnh Lạng Sơn; trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…để tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Hình thành du lịch cảnh quan, sinh thái với các sản phẩm từ cây Đào.
- Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, THT ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm tạo sản phẩm, bao bì nhãn mác .
(8) Chuỗi liên kết sản phẩm gia cầm5
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất đã hình thành các mô hình chăn nuôi tập trung tại Cao Lộc, Đình Lập như Vịt bầu quy mô 23.000 con nuôi tại các xã Xuất Lễ, Tân Liên, Hải Yến, Yên Trạch, Bảo Lâm huyện Cao Lộc; Vịt cổ xanh quy mô 10.000 con gà quy mô 8.000 con nuôi tại xã Bắc Lãng, Cường Lợi huyện Đình Lập. Ngoài ra còn các mô hình chăn nuôi gia cầm tập trung tại Hữu Lũng, Chi Lăng như mô hình gà Vạn Linh. |
-Đầu vào: +Vùng sản xuất chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, gia trại chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung. Hệ thống hạ tầng phục vụ chăn nuôi như chuồng trại đơn giản, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác, truy xuất và chưa được sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP... |
-Về mặt tổ chức sản xuất đã có sự tham gia sản xuất của HTX, hộ gia đình áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. |
-Về tổ chức sản xuất vẫn còn sự tham gia là hộ gia đình nên khó khăn trong quản lý, kiểm soát kỹ thuật, chăm sóc từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm để hình thành và áp dụng kỹ thuật sản xuất đồng bộ. |
-Thu mua: Đã hình thành liên kết hợp đồng thu mua sản phẩm với doanh nghiệp, HTX như Công ty Lucavi Bắc Ninh và HTX Gia Huy, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc; Hợp tác xã nông nghiệp Bắc Lãng với Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư TMQT Mặt trời đỏ (Công ty Redsun) đã ký kết hợp đồng nguyên tắc để sản xuất và tiêu thụ |
-Thu mua: Chưa có nhiều doanh nghiệp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Người dân chưa chủ động sản xuất theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp mà vẫn sản xuất theo tập quán nên hạn chế cho mở rộng diện tích chăn nuôi. |
Định hướng và giải pháp:
- Giải pháp hệ thống cung cấp đầu vào: Đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại tập trung, sản xuất quy trình chăn nuôi đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
- Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tập trung hình thành tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX, THT sản xuất sẵn có tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thông qua kếp nạp thêm thành viên tham gia, thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã.
- Giải pháp hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến: Tổ chức khâu phân loại; nghiên cứu công nghệ sơ chế đảm bảo không chỉ làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm thô mà cung cấp sản phẩm đã sơ chế. Thu hút, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp chế biến sâu, đầu tư tạo ra sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Giải pháp hệ thống thương mại, thị trường: Củng cố liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm sẵn có giữa các tổ nhóm sản xuất như THT, HTX với các doanh nghiệp, HTX, tiếp tục tìm kiếm hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thông qua hoạt động quảng bá.
- Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện thu hút đầu tư vào sản xuất theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(9) Chuỗi liên kết sản phẩm thủy sản (nước ngọt)
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: Diện tích nuôi trồng ổn định khoảng 1.300 ha trên 517 lồng tại huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình. + Hê thống đầu vào: Về cung cấp giống co Trung tâm Khuyến Nông (Trung tâm thuỷ sản cũ) cung cấp cá giống cho các hộ sản xuất, tổ chức sản xuất nuôi trồng trên địa bàn tỉnh. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: Diện tích sản xuất không tập trung, manh mún, chưa áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP + Hê thống đầu vào: Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển thuỷ sản từ đầu vào đến đầu ra như giống, thuốc phòng bệnh, thức ăn còn hạn chế. Số lượng con giống cung cấp chủ động chỉ được 10 - 15 triệu con/năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu dân đến cung cấp cá giống thông qua thương lái, tiểu thương hoặc trực tiếp mua từ tỉnh bạn nên nguồn gốc cá giống chưa thật sự đảm bảo. Bên cạnh đó nguồn cá giống chủ yếu là các loại sản phẩm cá đơn thuần. |
+Tổ chức sản xuất: Đã có nhiều HTX tham gia sản xuất. |
+Tổ chức sản xuất: Chủ yếu là hộ sản xuất nhỏ lẻ, HTX tuy được thành lập nhưng tổ chức sản xuất còn khó khăn trong quản lý sử dụng nguồn giống, thức ăn... |
+Sơ chế, chế biến, tiêu thụ: Đã có sơ chế một số sản phẩm như cá Rô phi, cá Diêu hồng đóng túi hút chân không của HTX như HTX thủy sản Lê Hồng Phong, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX bao tiêu như HTX cá, rau cần Dương Hảo với số lượng 10-15 tấn cá Trắm cỏ/năm. |
+Sơ chế, chế biến, tiêu thụ: Hiện nay, mua bán sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn chỉ ở mức tiêu thụ sản phẩm thô (cá tươi) chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vạch trong sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hầu hết tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng hoặc bán cho thương lái trên địa bàn, chưa tham gia vào các chuỗi tiêu thụ có mặt của doanh nghiệp, đưa sản phẩm vào siêu thị. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Đầu tư xây dựng hệ thống cung ứng cá giống đảm bảo đủ số lượng cá giống trong toàn tỉnh trong đó không chỉ các loại cá đơn thuần mà còn các loại cá có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện của địa phương. Xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP…. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng quy trình kiểm soát bệnh hại, quy trình chăm sóc phù hợp với từng loại để nâng cao giá trị thương phẩm. Nghiên cứu công nghệ sơ chế đảm bảo cung cấp sản phẩm đã sơ chế để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
+ Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất tập trung hình thành tổ chức sản xuất thông qua tổ nhóm, HTX, đối với các HTX sản xuất sẵn có tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thông qua kếp nạp thêm thành viên tham gia, thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất.
+ Giải pháp về thị trường: Mở rộng thị trường thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm. Củng cố liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm sẵn có giữa HTX với các doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng nhãn mác, truy xuất nguồn gốc để thương hiệu cá nước ngọt của tỉnh có chỗ đứng trong thị trường.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất; HTX tham gia vào khâu sơ chế, chế biến.
(10) Chuỗi liên kết sản phẩm Măng Bát độ6
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
-Đầu vào: Vùng sản xuất đã hình thành tại 12 xã của huyện Hữu Lũng với khoảng 179,68 ha |
- Đầu vào: Vùng sản xuất chưa được sản xuất theo tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt VietGAP; GlobalGAP, Oganic. Việc quản lý đầu vào nguyên liệu chưa được chặt chẽ. |
Hệ thống cung ứng sản xuất cây giống hộ sản xuất, Hợp tác xã đã tự chủ động được nguồn giống. |
Hệ thống cung ứng sản xuất cây giống chủ yếu là tự để giống nên chưa hình thành vườn giống đảm bảo chất lượng. |
Về mặt tổ chức sản xuất đã hình thành Hợp tác xã tham gia sản xuất theo quy trình kỹ thuật. |
Về tổ chức sản xuất: Hợp tác xã sản xuất quy mô nhỏ lẻ, chưa làm tốt thực hiện cung ứng đầu vào và đầu ra của dịch vụ cho các thành viên trong HTX. |
Thu mua có tham gia của hộ thu mua với hộ sản xuất, tham gia trực tiếp của doanh nghiệp chế biến với hộ sản xuất hoặc thông qua HTX với thành viên có kí hợp đồng liên kết cung cấp sản phẩm măng tươi và sản phẩm măng đã qua sơ chế cho Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, tỉnh Bắc Giang. |
Thu mua đã có hợp đồng với Công ty nhưng hàng năm chỉ ký kết hợp đồng từ 10.000-15.000 kg/năm, chủ yếu là bán nguyên liệu tươi |
Chế biến: Sản phẩm đã được chế biến đa dạng và có sự tham gia của nhiều hình thức như hộ gia đình, Hợp tác xã, doanh nghiệp |
Chế biến: Quy mô chế biến còn nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu đầu vào. |
Thị trường: Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và ngoài nước với đa dạng sản phẩm như Măng bát độ tươi, Măng bát độ chua; Măng bát độ khô; Măng ớt. |
Thị trường: Người tiêu dùng chưa nhận biết nhiều thông tin về sản phẩm nên còn hạn chế trong khâu tiêu thụ, ngoài ra còn phải cạnh tranh với các đơn vị sản xuất sản phẩm Măng bát độ khác trên thị trường. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu chọn tạo xây dựng vườn giống đảm bảo chất lượng. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.... nghiên cứu xây dựng mở rộng sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
+ Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất, kinh tế hộ nhỏ lẻ, tham gia vào HTX từ đó thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã.
+ Giải pháp thị trường: Hỗ trợ Hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết nghiên cứu, tiếp xúc thị trường mới, có thế mạnh sản phẩm của HTX, các yêu cầu cụ thể của thị trường và khách hàng nhập khẩu tạo ra sản phẩm đa dạng, không chỉ đơn giản một sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, trang mua sắm trên mạng qua các trang web điện tử quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp .
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan đảm bảo hỗ trợ nguồn vốn đối ứng, lãi suất cho doanh nghiệp tạm ứng vật tư nông nghiệp cho hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, THT ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm.
(11) Chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế Thuốc lá7;
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: Có vùng sản xuất tập trung, diện tích sản xuất luôn giữ ổn định 2.200 ha; có khả năng hình thành vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: Diện tích áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vẫn còn ít, nên chưa nâng được giá trị sản phẩm. |
+Tổ chức sản xuất các hộ gia đình bản có kinh nghiệm sản xuất. Được hỗ trợ cung cấp đầu vào bao gồm phân bón, giống, kỹ thuật chăm sóc từ doanh nghiệp thu mua; có thể hình thành liên kết sản xuất. |
+Tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, chưa có sự tham gia của HTX, THT. Sản xuất hộ gia đình vẫn làm theo tập quán, kinh nghiệm, chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, kỹ thuật canh tác còn hạn chế. |
+Sơ chế đã hình thành hệ thống sơ chế bằng lò sấy thủ công sau khi thu hoạch. |
+Sơ chế là lò sấy thủ công nên tỷ lệ hao hụt sản phẩm cao. Sản phẩm sau sấy của nguyên liệu thuốc lá ở mức trung bình: Cấp 1,2 dao động hàng năm từ 40- 45%; cấp 3 từ 40-50%; cấp 4 từ 10- 15%. |
+Thu mua tiêu thụ sản phẩm đã theo hình thức hợp đồng giữa doanh nghiệp với người dân như: Công ty cổ phần Ngân Sơn - Chi nhánh Lạng Sơn; Công ty TNHH Việt Trung; Doanh nghiệp tư nhân Quốc Cường; Công ty TNHH Tâm Thịnh tại các huyện trong tỉnh như Chi Lăng (800ha); Hữu Lũng (80ha); Văn Quan (60 ha); Bắc Sơn (1.100 ha). |
+Thu mua có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và các cá nhân thu mua làm ảnh hưởng đến hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp đầu tư vùng sản xuất dẫn đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ từ đầu vào nhưng không thu mua được sản phẩm. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu một số quy trình kỹ thuật mới, chọn tạo thử nghiệm và đưa các giống thuốc lá cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân từ đó đã góp phần làm tăng tổng sản lượng, chất lượng sản phẩm thuốc lá trên địa bàn, tăng thu nhập trên một đơn vị trồng thuốc lá. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP.... Đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, bảo quản thuốc lá sau thu hoạch.
+ Giải pháp tổ chức sản xuất: Vận động các hộ sản xuất, kinh tế hộ nhỏ lẻ, liên kết thành THT/HTX từ đó thiết lập phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp/hợp tác xã.
+ Giải pháp nguồn nhân lực: Mở lớp dạy nghề trồng thuốc lá, tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật từ khâu sản xuất đến sơ chế sản phẩm, kỹ thuật canh tác, thúc đẩy trình độ thâm canh cây thuốc lá ngày càng cao, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Giải pháp thị trường: Phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp nghiệp thu mua trên địa bàn làm tốt công tác sản xuất đến thu mua tạo khung pháp lý bảo vệ doanh nghiệp, bảo đảm tránh tình trạng dẫn đến việc tranh mua, tranh bán giữa tư thương với nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan đảm bảo hỗ trợ nguồn vốn đối ứng, lãi suất cho doanh nghiệp tạm ứng vật tư nông nghiệp cho hộ sản xuất, HTX, THT tham gia liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, THT ứng dụng các công nghệ mới về chế biến, bảo quản sản phẩm.
(12) Chuỗi liên kết sản phẩm Thạch đen8
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất diện tích cây Thạch đen khoảng 2.500 ha chiếm 80%, tổng diện tích cả nước (diện tích được cấp mã số vùng trồng 60 ha). Thạch đen đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP; Oganic; mã số vùng trồng còn thấp, chỉ khoảng 60 ha. |
+Hệ thống cung cấp: phân bón, thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp … thuận lợi từ các đại lý trên địa bàn tỉnh. |
+Hệ thống cung cấp giống chưa có cơ sở sản xuất giống, chủ yếu là tự để giống nên chất lượng giống không được kiểm định. |
+Về mặt tổ chức sản xuất: Số lượng hộ trồng thạch đen ước tính 6.410 hộ, trung bình 0,3 ha/hộ, có kinh nghiệm sản xuất thực tế. |
+Về mặt tổ chức sản xuất: Chưa hình thành Hợp tác xã, THT tham gia sản xuất. Chưa có hướng dẫn chăm sóc, kỹ thuật canh tác hiệu quả, cho năng suất cao đảm bảo chất lượng tạo động kết của cây Thạch đen. |
+Thu hoạch và sơ chế, thu mua: Thu hoạch, sơ chế đã áp dụng sơ chế trong sản xuất bằng phương pháp phơi nắng. Thu mua đa dạng với hình thức thu mua; hình thành hình thức tham gia của hộ thu mua với hộ sản xuất, tham gia trực tiếp của doanh nghiệp chế biến với hộ sản xuất như công ty Đức Quý liên kết với 30 hộ nông dân; Công ty Cổ phần thực phẩm ASIAFOOD; Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Cao Bằng (Cao Bằng Food) Chế biến: Hình thành 02 dạng đó là chế biến thạch ăn và chế biến tinh bột thạch. Đã áp dụng các công nghệ chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn. |
+Thu hoạch và sơ chế, thu mua: Thu hoạch, sơ chế sơ chế đơn giản, chưa áp dụng công nghệ sấy, đóng gói nên tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cao và lẫn các tạp chất như các cây cỏ, cây tạp, đất đá. Thu mua còn nhỏ lẻ, chưa có hợp đồng liên kết thu mua có tính pháp lý nên cạnh tranh trong thu mua giữa các tư thương, doanh nghiệp. Chế biến: chủ yếu vẫn là thạch ăn được chế biến theo kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng các công nghệ nấu thạch hiện đại. Các sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa được đánh giá, kiểm định chất lượng theo một quy trình tiêu chuẩn chất lượng từ nấu tới đóng gói, dán nhãn mác và phân phối sản phẩm trên thị trường. Đối với công ty chế biến các sản phẩm chế biến công nghệ lạc hậu, sản phẩm chưa đa dạng, chưa tập trung vào sản phẩm chế biến sâu. |
+Thị trường: đã được xuất khẩu thị trường Trung Quốc, Đài Loan chiếm tới 78% tổng sản lượng cây thạch đen tại Lạng Sơn và Cao Bằng và một số thị trường như Indonesia, Thái Lan và Lào chiếm 9% sản lượng. Lượng cây thạch đen tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 13%, trong đó chủ yếu được sản xuất trong các nhà máy chế biến tinh bột thạch và tỉ lệ nhỏ được chế biến trong các cơ sở nấu thạch. |
+Thị trường; Phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, bên cạnh đó khó khăn trong thực hiện các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của bên đối tác Trung Quốc như về VSATTP; hóa chất, thuốc BVTV, kim loại nặng. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học và công nghệ: Xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn dựa trên các nghiên cứu về cây giống, chọn lọc giống bản địa có chất lượng tốt, chế độ chăm sóc, thu hoạch phù hợp đảm bảo chất lượng cây thạch đen có tỉ lệ pectin cao nhất, tập huấn cho các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, thương lái thu gom và hộ nông dân sản xuất, thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, đóng bao và bảo quản. Nghiên cứu vùng sản xuất có khả năng mở rộng diện tích sản xuất Thạch đen, xây dựng mã vùng sản xuất nguyên liệu thạch đen tiêu chuẩn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương hiệu sản phẩm thạch đen Lạng Sơn trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Giải pháp tăng cường liên kết ngang và dọc trong chuỗi: Triển khai các đợt tập huấn, khuyến khích các hộ nông dân trồng và các hộ chế biến sản phẩm thạch thành lập các THT/HTX, quản trị, lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận với các nguồn lực đầu vào (vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư, phân bón…) cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thạch đen cho các tổ chức này. Thông qua việc phát triển các THT/ HTX và thúc đẩy liên kết giữa các THT và HTX trong vùng để sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn hàng hóa trong vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung. Liên kết dọc giữa các THT / HTX với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm cần được tăng cường thông qua các hợp đồng kinh tế.
+ Giải pháp về thị trường: Thúc đẩy chương trình xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại trong nước, phát triển và quảng bá sản phẩm với thị trường, tham dự các hội chợ, tổ chức xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư… thông qua giới thiệu hình ảnh sản phẩm tiêu chất lượng cao, vùng hàng hóa tập trung lớn. Thúc đẩy các cơ sở chế biến tiếp xúc với các chuỗi siêu thị bán lẻ tại các thành phố lớn để tổ chức giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Tìm kiếm và đánh giá nhu cầu thị trường với sản phẩm gì, cung cấp vào thời gian nào, các sản phẩm đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn gì, quy cách đóng gói, mẫu mã như thế nào. Xây dựng mã số vùng trồng phục vụ cho xuất khẩu chính ngạch.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm chế biến sâu, hộ sản xuất, THT, HTX sản xuất tập trung tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(13) Chuỗi liên kết sản phẩm Chè9;
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất hình thành vùng tập trung khoảng 600 ha. Diện tích Chè sản xuất được chứng nhận VietGAP 50 ha có cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật của Công ty, doanh nghiệp. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất diện tích Chè sản xuất được chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP; GlobalGAP, Oganic còn hạn chế, bên cạnh đó năng suất còn thấp do còn diện tích Chè già cỗi. |
+Về mặt tổ chức sản xuất: Chủ yếu là hộ sản xuất tham gia, có kinh nghiệm sản xuất thực tế. |
+Về mặt tổ chức sản xuất: Chưa có HTX, THT sản xuất chè liên kết với Công ty cổ phần Chè Thái Bình nên khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm nguyên liệu chè đầu vào. Áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc còn hạn chế, đặc biệt là trong thu hoạch. |
+Về thu hoạch, sơ chế, thu mua: Thu hoạch: Các hộ gia đình sản xuất thu hoạch bằng tay, tận dụng được lao động sẵn có. Sơ chế: Các hộ gia đình chủ yếu sơ chế đơn giản như nhặt bỏ các tạp chất như các cây cỏ, cây tạp lẫn vào và đất đá lẫn trong quá trình thu hoạch Thu mua: Đã có hình thành liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty cổ phần Chè Thái Bình với khoảng 400 hộ sản xuất chè chủ yếu là thu mua chè búp tươi. Chế biến:Sản phẩm đa dạng về chè xanh, chè đen; chè Ô Long trung bình hàng năm chế biến khoảng gần 400 tấn chè khô các loại. |
+Về thu gom, sơ chế, chế biến: Thu hoạch: Các hộ gia đình sản xuất thu hoạch thủ công nên năng suất không cao, tiến độ thu hoạch không đảm bảo yêu cầu của công ty. Sơ chế: Các hộ sản xuất chưa áp dụng các kỹ thuật mới vào sơ chế, nên tạp chất vẫn còn, ảnh hưởng đến giá sản phẩm Thu mua: Chưa có hợp đồng liên kết có tính pháp lý cao, chủ yếu là thỏa thuận giữa hai bên. Chế biến: Công nghệ sản xuất, chế biến của Công ty đã lâu, lạc hậu, chậm đổi mới nên sản phẩm không theo kịp các sản phẩm khác cùng loại Chè trên thị trường. |
+Thị trường: Sản phẩm Chè của Công ty CP Chè Thái Bình được tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu; Sản phẩn Chè Ô long, Bát tiên đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh; có bao bì, nhãn mác, chứng nhận xuất xứ hàng hóa. |
+Thị trường: Thị trường chủ yếu là xuất khẩu thị trường nước ngoài do đó khó khăn khi thị trường nước ngoài yêu cầu những điều kiện khắt khe thì không đảm bảo đủ tiêu chuẩn để tham gia. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp hệ thống cung cấp đầu vào: Đầu tư xây dựng vườn giống làm tiền đề cải tạo vườn Chè chất lượng kém, già cỗi, tiếp tục mở rộng diện tích Chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP diện tích cấp mã vùng trồng , thực hiện cấp chỉ dẫn địa lý qua tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật.
+ Giải pháp hệ thống thu gom, sơ chế: Tổ chức tốt các khâu phân loại, đóng gói, sơ chế Chè nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Chè của hộ sản xuất, THT, HTX liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chứ không chỉ bán sản phẩm thô cho doanh nghiệp.
+ Giải pháp tăng cường liên kết ngang và dọc trong chuỗi: Triển khai các đợt tập huấn, khuyến khích các hộ nông dân trồng thành lập các THT/HTX, quản trị, lập kế hoạch sản xuất, tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận với các nguồn lực đầu vào (vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư, phân bón…) cho các tác nhân tham gia. Thông qua việc phát triển các THT/HTX và thúc đẩy liên kết giữa các THT và HTX trong vùng để sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn hàng hóa trong vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung thông qua các hợp đồng kinh tế.
+ Giải pháp về thị trường: Tiếp tục hoàn thiện mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm để theo kịp xu thế của thị trường. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tích cực tham dự các hội chợ, chương trình kết nối cung cầu; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và đánh giá nhu cầu thị trường, phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
+ Giải pháp Cơ chế, chính sách: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu, hộ sản xuất, THT, HTX tập trung sản xuất tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(14) Chuỗi liên kết sản phẩm Quế10
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Diện tích Quế khoảng 5.500 ha tập trung ở Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn, tổng sản lượng khoảng 884 tấn vỏ quế khô. |
- Đầu vào: +Chưa có vùng sản xuất được chứng nhận các tiêu chuẩn sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, Oganic. |
-Về mặt tổ chức sản xuất hộ dân có kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất quế. Bước đầu có sự tham gia liên kết sản xuất của HTX, doanh nghiệp. |
-Về mặt tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô hộ gia đình theo tập quán cũ, chưa ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Chưa có THT, HTX, doanh nghiệp tham gia sản xuất |
-Hệ thống cung cấp giống người dân đã tự sản xuất giống tại chỗ và có các doanh nghiệp tham gia cung ứng giống |
-Hệ thống cung cấp giống Hiện nay 70% giống quế do người dân tự sản xuất theo kinh nghiệm nên nguồn gốc giống không đảm bảo. |
-Thu hoạch và sơ chế, thu mua: +Thu hoạch, sơ chế đã áp dụng phương pháp trong sơ chế. Đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư sơ chế, chế biến +Thu mua đã có tham gia đa dạng hình thức thu mua trong đó hình thành hình thức tham gia của hộ thu mua với hộ sản xuất, tham gia trực tiếp của doanh nghiệp chế biến với hộ sản xuất như công ty chế biến có Công ty TNHH chế biến và XNK lâm sản Lạng Sơn (Aforex); Công ty Vinasamex; Các nhà máy chế biến gồm có các nhà máy tinh dầu quế tại Yên Bái và các công ty gia vị ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình liên kết hộ sản xuất, thu gom. +Chế biến: chiết xuất tạo các sản phẩm đa dạng như là tinh dầu sản phẩm trà quế, bột quế, quế thanh cạo vỏ và không cạo vỏ, bánh khẩu sli vị quế, nhang thơm vị quế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế, hóa mỹ phẩm có thành phần quế như dầu gội đầu, sữa rửa mặt, nước súc miệng và nước lau sàn. |
- Thu hoạch và sơ chế, thu mua: +Thu hoạch và sơ chế chủ yếu theo phương pháp thủ công, phụ thuộc vào thời tiết, đóng bao hết sức thô sơ, chưa có đầu tư để đảm bảo lưu giữ được số lượng và chất lượng quế nguyên liệu. +Thu mua: Liên kết bằng hợp đồng hầu như là không có, chủ yếu là thu mua bằng hình thức đơn giản nên tính pháp lý không cao dẫn đến cạnh tranh trong thu mua. +Chế biến: chủ yếu vẫn là sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu. Chưa chế biến thành tinh dầu đem lại giá trị cao hơn. |
- Thị trường: chủ yếu được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc chiếm trên 90% tổng sản lượng quế của Lạng Sơn. |
-Thị trường: Phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học và công nghệ: Xây dựng vườn giống từ đó tuyển chọn loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Lạng Sơn cho chất lượng cao. Xây dựng và phổ biến quy trình trồng, chăm sóc và khai thác chuẩn theo tiêu chuẩn chứng nhận, tập huấn cho các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, tác nhân thu gom và hộ nông dân sản xuất, thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, hỗ trợ các hộ sơ chế chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư hệ thống kho và giải pháp bảo quản vỏ quế, hệ thống chế biến tinh dầu lá quế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn xuất khẩu, giải pháp công nghệ sơ chế mới, hiệu quả và thân thiện với môi trường như sấy lọc khói, sấy năng lượng mặt trời.
+ Giải pháp về tổ chức và nâng cao năng lực: Tuyên truyền vận động, tổ chức nông dân thành tổ nhóm, HTX theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và quản lý tổ nhóm, HTX. Hỗ trợ triển khai các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế và tái chứng nhận theo thị trường, chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Kết hợp đồng bộ các biện pháp tập huấn hộ dân, kiểm soát quy trình và nguồn gốc lô hàng.
+ Giải pháp tiếp cận vốn, đầu tư: Thông qua Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ thu mua, sơ chế và các công ty doanh nghiệp xây dựng đầu tư hệ thống chuyên sâu về chế biến, tăng giá trị sản phẩm. Chủ động tìm kiếm, thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến trước, trong và sau đầu tư.
+ Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước: Tăng cường quản lý chất lượng quế nguyên liệu (tiêu chuẩn kỹ thuật; dư lượng kim loại nặng/ vi sinh/ thuốc BVTV).
+ Giải pháp về thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường quốc tế, thị trường trong nước cho các sản phẩm quế chế biến sâu về các thị trường gia vị, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và dược phẩm để đánh giá toàn diện quy mô, tốc độ phát triển, tiềm năng, xu hướng, các nước nhập khẩu và tiêu thụ lớn, đối thủ cạnh tranh, các yêu cầu cụ thể của thị trường và khách hàng nhập khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, trang mua sắm trên mạng qua các trang web điện tử quảng bá cho sản phẩm quế.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu, hộ sản xuất, THT, HTX tập trung sản xuất tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(15) Chuỗi liên kết sản phẩm Hồi và các sản phẩm từ Hồi11
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: có vùng sản xuất tập trung, diện tích sản phẩm hồi của tỉnh khoảng 30.267 ha tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Chi Lăng, Cao Lộc, Tràng Định trong đó diện tích rừng hồi cho sản phẩm chiếm 79% (23.921 ha), đã được xây dựng chỉ dẫn địa lý. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Diện tích áp dụng sản xuất theo hướng thực hành tốt nông nghiệp VietGAP, GlobalGAP, Oganic còn thấp chỉ có khoảng 500 ha nên khó quản lý sản phẩm đầu vào. |
+Tổ chức sản xuất các hộ trồng hồi cơ bản có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc, thu hoạch. |
+Tổ chức sản xuất Chủ yếu là hộ gia đình. Chưa hình thành HTX, doanh nghiệp tham gia sản xuất. Kỹ thuật canh tác còn hạn chế, không theo khuyến cáo của cơ quan chức năng về bón phân, thuốc bảo vệ thực vật |
+Hệ thống cung cấp đầu vào đã có các cơ sở vườn ươm giống trên địa bàn. |
+ Hệ thống cung cấp đầu vào vườn ươm giống có quy mô nhỏ, tự phát, chủ yếu là các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình, nguồn gốc cây giống chưa đảm bảo. |
+Sơ chế đã áp dụng nhiều hình thức như phơi sấy, phương pháp sấy lò củi, phương pháp lò sấy nhiệt lọc khói. |
+Thu hoạch thủ công chưa có dụng cụ máy móc nào hiệu quả nên năng suất thu hái thủ công không cao. +Sơ chế vẫn chủ yếu theo hình thức công nghệ sấy thủ công, tốn nhiên liệu, phụ thuộc thời tiết nên ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. |
+Thu mua đa dạng hình thức thu mua có sự tham gia của cá nhân, của doanh nghiệp chế biến như Công ty TNHH Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex), Công ty TNHH chế biến và XNK lâm sản Lạng Sơn (Aforex). Các doanh nghiệp trực tiếp từ hộ dân trong vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp xác định hoặc từ các THT. |
+Thu mua nhỏ lẻ nên chưa có năng lực tồn trữ bảo quản bài bản, chưa có hợp đồng liên kết đảm bảo tính pháp lý nên xảy ra tranh chấp trong mua bán nguyên liệu. |
+Chế biến đã có áp dụng công nghệ, máy móc trong chế biến tinh dầu. Một số hộ dân và doanh nghiệp đã hướng tới chế biến tinh dầu để xuất khẩu. |
+Chế biến: chủ yếu vẫn chiết xuất thủ công nhỏ lẻ, bên cạnh đó một số chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với hộ chưng cất tinh dầu lượng nguyên liệu sử dụng chỉ chiếm khoảng 3% và đối với các nhà máy chế biến xuất khẩu chỉ tiêu thụ 20% sản lượng hồi toàn tỉnh. |
+Thị trường: sản phẩm tinh dầu hồi được thị trường trong nước và ngoài nước ưu chuộng. Sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. |
Thị trường: chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc (tiểu ngạch) chiếm 50% sản lượng hồi khô, thường bị ép giá; thị trường Châu Âu chiếm 30% sản lượng hồi khô, đòi hỏi khắt khe yêu cầu chất lượng. Sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 7%; 3% tại các cơ sở chế biến thủ công trong tỉnh. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Xây dựng vườn ươm giống hồi chuẩn thông qua tuyển chọn cây đầu dòng từ đó quản lý chọn lọc và sản xuất giống làm cơ sở cung cấp nguồn giống thay thế dần dần các rừng hồi già bằng các rừng hồi mới cho năng suất và chất lượng cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng quy trình kiểm soát bệnh hại, quy trình chăm bón phù hợp với chất đất và sinh lý cây trồng trong các tiểu vùng trồng. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và dụng cụ thu hái, hệ thống phơi sấy, sơ chế, chiết xuất tinh dầu. Nghiên cứu các sản phẩm mới chiết xuất từ Hồi tạo ra sản phẩm OCOP.
+ Giải pháp về tổ chức và nâng cao năng lực: Tuyên truyền vận động, tổ chức hộ sản xuất thành tổ nhóm, HTX theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, đối với THT vận động thành lập HTX. Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và quản lý tổ nhóm, HTX. Hỗ trợ triển khai các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế và tái chứng nhận theo thị trường, chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Tập huấn hộ dân, kiểm soát quy trình và nguồn gốc sản phẩm.
+ Giải pháp quản lý nhà nước: Tổ chức kiểm soát truy xuất nguồn gốc vùng sản xuất như cấp mã số vùng trồng, sơ chế, chế biến chất lượng hồi khô xuất khẩu. Tăng cường biện pháp quản lý thị trường bảo đảm tránh tình trạng dẫn đến việc tranh mua, tranh bán giữa tư thương với nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau. Phối hợp đàm phán đưa hồi khô nguyên liệu vào danh mục nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
+ Giải pháp về thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường quốc tế và trong nước cho các sản phẩm hồi để xác định được các sản phẩm và phân đoạn cần phải đầu tư chế biến và phát triển sản phẩm. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ nông lâm sản, hàng tiêu dùng sản phẩm OCOP; điểm bán, điểm giới thiệu sản phẩm, các gian hàng trong đó có cả thương mại điện tử, các điểm bán hàng OCOP trong tỉnh và ngoài tỉnh, các điểm du lịch cộng đồng tại vùng nông thôn.
+ Giải pháp Cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất; Hộ thu mua sơ chế và hộ chưng cất tinh dầu quy mô nhỏ đầu tư đổi mới trang thiết bị; Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
(16) Chuỗi liên kết sản phẩm Nhựa thông12
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Thuận lợi |
Khó khăn, hạn chế |
-Đầu vào: Vùng sản xuất tại các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc với diện tích 110.000 ha, chiếm 86,2% trong tổng số diện tích toàn tỉnh. |
-Đầu vào: Vùng sản xuất chưa được quản lý diện tích rừng thông qua Chứng chỉ rừng FSC khó khăn trong quản lý nguyên liệu đầu vào. |
Hệ thống cung ứng sản xuất cây giống có 7 doanh nghiệp chính sản xuất 10-12 triệu cây giống/năm; 25 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, chủ yếu về sản xuất cây giống (mỗi năm sản xuất khoảng 5-8 triệu cây giống); hộ gia đình sản xuất 125-130 triệu cây giống lâm nghiệp |
Hệ thống cung ứng sản xuất cây giống chất lượng các nguồn giống chưa cao; kỹ thuật nhân giống còn đơn giản. |
Về tổ chức sản xuất: đã hình thành HTX, THT, doanh nghiệp tham gia trồng, chăm sóc rừng. |
Về tổ chức sản xuất: chủ yếu là hộ gia đinh; bắt đầu có sự tham gia của HTX, THT tuy nhiên do sản phẩm theo mùa vụ nên vẫn theo hình thức thu mua riêng lẻ không thông qua HTX, THT nên khó khăn trong kiểm soát giá và tạo vùng sản xuất cho DN thu mua. Chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đối với các hộ gia đình còn hạn chế nên sản lượng nhựa thông tương đối thấp, sau 20 - 25 năm, sau khai thác nhựa đạt năng suất 100 - 120 m3/ha, sản lượng nhựa đạt khoảng 2,0-2,5 tấn/ha/năm thời gian khai thác nhựa từ 5-7 năm. |
Thu mua có các nhà máy chế biến trên địa bàn thu mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. |
Thu mua hợp đồng pháp lý trong mua bán chưa được chú trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh nguyên liệu thu mua. |
Chế biến: Chế biến nhựa thông có 03 doanh nghiệp trong đó tại huyện Đình Lập 01 công ty (Công ty TNHH Rosin Industries) và Lộc Bình 02 công ty (Công ty TNHH Long Tân Lạng Sơn; Công ty TNHH Tư nhân Hóa chất Leesun), công suất 40.000 tấn/năm sản xuất các sản phẩm Colophan và dầu Thông. |
Chế biến: không có đủ nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến. |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp hệ thống cung cấp đầu vào: Quản lý tốt công tác ươm giống của các hộ sản xuất, doanh nghiệp và HTX, phải có đầy đủ chứng nhận về sản xuất ươm giống cây lâm nghiệp làm tiền đề cung cấp cây giống trồng lại rừng Thông khai thác kiệt nhựa, xây dựng quản lý diện tích rừng thông qua Chứng chỉ rừng FSC.
+ Giải pháp hệ thống thu gom, sơ chế: Nghiên cứu các biện pháp sơ chế, thu gom đảm bảo dễ dàng thuận lợi trong thu hoạch sản phẩm.
+ Giải pháp tăng cường liên kết ngang và dọc trong chuỗi: Triển khai tập huấn, khuyến khích các hộ nông dân tham gia thành lập các THT/HTX để dễ dàng quản lý từ đầu vào và đầu ra của sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực đầu vào (vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư, phân bón…) cho các thành viên tham gia. Thông qua việc phát triển các THT / HTX và thúc đẩy liên kết giữa các THT và HTX trong vùng để sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn hàng hóa trong vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung thông qua các hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp.
+ Giải pháp về thị trường: Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và đánh giá nhu cầu thị trường với sản phẩm các nước nhập khẩu và tiêu thụ lớn, đối thủ cạnh tranh, các yêu cầu cụ thể của thị trường và khách hàng nhập khẩu tạo ra sản phẩm đa dạng, không chỉ đơn giản một sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, trang mua sắm trên mạng qua các trang web điện tử quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu, hộ sản xuất, THT, HTX tập trung sản xuất tiếp cận nguồn vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan.
(17) Chuỗi liên kết các sản phẩm từ gỗ13
Đánh giá các điểm nghẽn/ách tắc và cơ hội nâng cấp chuỗi liên kết
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất: Hình thành các vùng cây trồng lâm nghiệp như Thông với diện tích 110.000ha (Lộc Bình; Đình Lập; Cao Lộc); Keo, Bạch đàn với diện tích 31.200 ha(Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập). + Hệ thống cung ứng đầu vào: Sản xuất cây giống (có 7 doanh nghiệp chính sản xuất 10-12 triệu cây giống/năm; 25 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, chủ yếu về sản xuất cây giống (mỗi năm sản xuất khoảng 5-8 triệu cây giống) và hô gia đinh sản xuất 125-130 triệu cây giống lâm nghiệp. |
- Đầu vào: +Vùng sản xuất Chưa thiết lập được mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng FSC). + Hệ thống cung ứng đầu vào: nguồn giống trên địa bàn tỉnh còn ít về chủng loại, chất lượng các nguồn giống chưa cao; các vườn ươm chủ yếu có quy mô nhỏ, tự phát. Hạ tầng các vườn ươm chưa được đầu tư, nâng cấp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, chưa đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao. |
+Tổ chức sản xuất Đã hình thành các HTX sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp. |
+Tổ chức sản xuất Hợp tác xã (HTX) đã hình thành tuy nhiên chủ yếu là trong khâu sản xuất giống, chưa HTX tham gia trong trồng do thời gian thu hoạch đối với lâm nghiệp thời gian dài. Kỹ thuật chăm sóc quảng canh, chưa thâm canh cao nên rừng sinh trưởng chậm, năng suất thấp. |
+Thu mua, chế biến: Hiện nay toàn tỉnh có 249 doanh nghiệp, HTX và xưởng chế biến quy mô hộ gia đình; các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh hàng năm chế biến gỗ được khoảng 126 nghìn m3 sản phẩm/năm, có một số doanh nghiệp lớn như: Công ty Cổ phần đầu tư Sao Bắc Việt ở Hữu Lũng sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu với quy mô công suất 140.000 m3/năm; Công ty TNHH Hiền Hoài (TP Lạng Sơn), Công ty TNHH Hoàng Vũ (TP Lạng Sơn), Công ty TNHH Lê Gia (Hữu Lũng); Doanh nghiệp tư nhân Hiếu Thuỷ, huyện Đình Lập. |
+Thu mua, chế biến thời vụ do thời gian thu hoạch của lâm nghiệp thường lâu hơn các sản phẩm khác; các sản phẩm thô sơ chủ yếu là ván bóc, dăm gỗ; ván ép ít có hàm lượng chế biến sâu. |
+Thị trường: Sản phẩm đồ gỗ được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và Nhật Bản, chiếm khoảng 70% sản lượng. Sản phẩm mộc, ván xẻ chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia dụng của người dân địa phương và một số công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hoặc đem đi tiêu thụ ở các tỉnh khác. |
Thị trường: Sản phẩm đơn điệu nên thị trường khó mở rộng, trong đó khó tham gia vào thị trường khó tính như các nước EU… |
Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp chuẩn làm cơ sở cung cấp nguồn giống năng suất và chất lượng cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng quy trình phù hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác rừng tiên tiến với từng loại cây trồng nhằm tăng trưởng năng suất rừng trồng. Hỗ trợ xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (theo tiêu chuẩn Chứng chỉ rừng FSC). Nghiên cứu sử dụng tối ưu kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng để tạo ra nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
+ Giải pháp về tổ chức sản xuất: Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã lâm nghiệp hoạt động thực chất, hiệu quả, theo nhu cầu thiết thực của các thành viên để tạo mạng lưới liên kết, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tạo vùng nguyên liệu tập trung.
+ Giải pháp quản lý nhà nước: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất cây giống lâm nghiệp đảm bảo cây giống được sản xuất đạt chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc và giám sát được chuỗi hành trình.
+ Giải pháp về thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường quốc tế và trong nước cho các sản phẩm. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; kết nối doanh nghiệp đầu tư bao tiêu sản phẩm; chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh như các thị trường hướng đến gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Australia, Hoa Kỳ, Trung Đông và các nước khối EU.
+ Giải pháp cơ chế, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ- HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách có liên quan hỗ trợ hộ sản xuất như hỗ trợ vay vốn trồng rừng, giảm lãi suất và Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thông qua chương trình khuyến công, khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm giá trị cao (sản phẩm đồ gỗ gia dụng nội ngoại thất, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ xây dựng, các lâm sản chế biến sâu), quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến các thị trường yêu cầu chất lượng cao để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.