ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1025/2013/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 10 tháng 6 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 56/TTr-SNN ngày 09/4/2013; số 85/TTr-SNN ngày 28/5/2013 về việc ban hành quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố, Báo cáo thẩm định số 11/BCTĐ-STP ngày 04/4/2013; số 19/BCTĐ-STP ngày 23/5/2013 của Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Quyết định ban hành Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân các huyện, quận; Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ |
PHẠM
VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1025/2013/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ, quản lý, khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lưu lượng: Là thể tích nước chảy qua một mặt cắt ướt của dòng chảy trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là m3/giây.
2. Hồ chứa: Là công trình làm nhiệm vụ trữ nước để cấp nước tưới cho một diện tích nhất định và thực hiện chức năng điều tiết lũ cho một lưu vực nhất định.
3. Kênh chìm: Là kênh đào chìm, có mặt cắt chuyển nước nằm dưới mặt đất tự nhiên.
4. Kênh nổi: Là kênh đắp hoặc xây nổi, có đáy kênh cao hơn mặt đất tự nhiên
5. Phạm vi vùng phụ cận: Là phạm vi giáp công trình thủy lợi được quy định áp dụng đối với từng loại công trình nhằm bảo vệ an toàn cho công trình.
PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 3. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi.
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi, việc sử dụng đất phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình, phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ và xử lý khi có sự cố công trình;
3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Đối với đập và khu vực lòng hồ của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập được tính từ chân đập trở ra thực hiện theo Quy định tại Điểm a, Điểm d, Khoản 3, Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X.
b) Đối với kênh nổi có đắp bờ kênh, phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài của bờ kênh trở ra như sau:
- Kênh có lưu lượng lớn hơn 10m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 3-5m;
- Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 10m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 2-3m;
- Đối với kênh xây hoặc kênh bê tông.
+ Đối với kênh có đắp đất bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh trở ra ứng với từng cấp lưu lượng;
+ Đối với kênh không đắp bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài của móng kênh trở ra ứng với từng cấp lưu lượng.
c) Đối với kênh chìm, phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài của bờ kênh trở ra như sau:
- Kênh có lưu lượng lớn hơn 30m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 100m;
- Kênh có lưu lượng lớn hơn 20m3/giây đến 30m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 30m;
- Kênh có lưu lượng từ 10m3/giây đến 20m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 20m;
- Kênh có lưu lượng từ 5 m3/giây đến 10m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 5-10m;
- Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 5m3/giây, phạm vi vùng phụ cận là 2-5m;
d) Đối với những đoạn kênh, tuyến kênh có bờ kết hợp làm đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận thực hiện theo quy định chung về hành lang bảo vệ công trình giao thông nhưng không được nhỏ hơn phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi.
đ) Đối với các đoạn kênh đi qua các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thị trấn, khu đông dân cư có nhà ở liền kề ven kênh, phạm vi vùng phụ cận tối thiểu là 05m;
4. Đối với cống dưới đê việc phạm vi bảo vệ thực hiện theo quy định của Luật Đê điều.
5. Đối với công trình thủy lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải đảm bảo an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn lập và phê duyệt Phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 5. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được đền bù, có quyết định thu hồi phải di dời.
2. Nhà ở, công trình hiện có nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ngoài quy định tại khoản 1 của Điều này thì phải di dời theo Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong thời gian chưa di dời, chủ công trình có thể cải tạo, sửa chữa để đảm bảo tính mạng, tài sản của mình nhưng không được nâng cấp, mở rộng quy mô diện tích. Khi có yêu cầu đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng công trình thủy lợi, nhà nước sẽ thu hồi diện tích đất trong phạm vi vùng phụ cận và người sử dụng đất được xem xét bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Công trình, nhà ở không hợp pháp trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc diện phải di dời được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành
1. Trách nhiệm, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ các công trình thủy lợi do địa phương quản lý; đồng thời thẩm định, trình duyệt và theo dõi việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ các công trình thủy lợi do các Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi quản lý.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, ban, ngành có liên quan:
Các Sở, ban, ngành của thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức thực hiện tốt Quy định này.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận (cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã):
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; các quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của địa phương lập phương án xử lý tháo dỡ, di chuyển hoặc tiếp tục sử dụng đối với nhà và các công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình thủy lợi phối hợp với đơn vị quản lý công trình, tổ chức tuyên truyền Pháp lệnh Khai thác công trình thủy lợi số: 32/2011/PL-UBTVQH10 ngày 10/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do địa phương mình quản lý.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý công trình thủy lợi phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.