ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1014/QĐ-UBND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 29 tháng 04 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-KHVN ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hội Khuyến học Việt Nam về việc ban hành Bộ tiêu chí và Hướng dẫn tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/bản/ấp/tổ dân phố hoặc tương đương, “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “cộng đồng học tập” cấp xã;
Thực hiện Công văn số 9961/VPCP-KGVX ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại tờ trình liên tịch số: 376/TTrLT-SGDĐT-HKH ngày 28/3/2016, về việc Phê duyệt quyết định Ban hành Kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập, Bộ tiêu chí và Hướng dẫn đánh giá công nhận danh hiệu các mô hình học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập, Bộ tiêu chí và Hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu các mô hình học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các cấp và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP, BỘ TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG
DẪN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN DANH HIỆU CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4
năm 2016 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
I. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về việc thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 228/CV-HKHVN ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Hội Khuyến học Việt Nam về việc thực hiện Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” giai đoạn 2014-2015. Hội Khuyến học tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” giai đoạn 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thành hội Bà Rịa, huyện hội Đất Đỏ với 4 phường, xã, thị trấn; 8 thôn, ấp, khu phố và 32 gia đình được chọn để thực hiện thí điểm. Đồng thời, mỗi huyện, thành hội chọn 2 đơn vị xã, phường, thị trấn; mỗi xã, phường, thị trấn chọn 2 thôn, ấp, khu phố; mỗi thôn ấp, khu phố chọn 3 gia đình tham gia thực hiện thí điểm mô hình học tập. Kết quả như sau:
- Mô hình “Gia đình học tập”: Số gia đình đạt chuẩn là 80/104, chiếm 76,92%.
- Mô hình “Cộng đồng học tập”: Số khu phố, ấp đạt chuẩn là 14/32 chiếm 43,75%.
- Mô hình “Đơn vị học tập”: Số cơ quan đạt chuẩn là 2/4 chiếm 50%.
- Mô hình “Dòng họ học tập”: Số dòng họ đạt chuẩn 0/2, đạt 0%.
1. Mục tiêu chung
Nhân rộng và đánh giá xếp loại, công nhận các mô hình học tập giai đoạn 2016-2020 trong phạm vi toàn tỉnh, nhằm đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị để đạt các mục tiêu trong Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trong Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 281).
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng và triển khai đại trà các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố và “Đơn vị học tập” ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; xây dựng và triển khai mô hình “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường từ năm 2016.
b) Phấn đấu đến năm 2020
- 100% cơ quan đơn vị thuộc hệ thống chính trị tỉnh hưởng ứng phong trào học tập suốt đời, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và hiệu quả triển khai phong trào học tập suốt đời tại cơ quan đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc.
- 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được tập huấn nâng cao nhận thức và có hành động hưởng ứng chủ trương xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị.
- 70% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”; 50% dòng họ được công nhận danh hiệu “Dòng học học tập”; 60% cộng đồng (thôn/ấp/tổ dân phố và tương đương) đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập.
- 50% các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp,... đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.
- 30% các xã, phường được công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập”; 3/8 huyện, thanh phố có các chỉ số về các mô hình học tập đạt mức cao, tạo nền tảng vững chắc để phấn đấu xây dựng các huyện, thành phố học tập (cộng đồng học tập cấp huyện) trong những năm tiếp theo.
1. Năm 2016
a) Quý I/2016
Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập trên địa bàn toàn tỉnh và Bộ tiêu chí, hướng dẫn tổ chức đánh giá công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/ấp/tổ dân phố và “Đơn vị học tập” ở cơ sở; “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; đến cán bộ, nhân viên, người lao động các cơ quan đơn vị và đến nhân dân ở cộng đồng dân cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
b) Quý II/2016
- Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nhân rộng các mô hình học tập giai đoạn 2016-2020 các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo dục và khuyến học các cấp quán triệt tiêu chí, quy trình đánh giá, bình xét, công nhận, thủ tục đăng ký và công nhận các danh hiệu học tập.
c) Quý III/2016
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; hướng dẫn công tác kiểm tra đánh giá công nhận các mô hình học tập.
d) Quý IV/2016
- Kiểm tra, đánh giá công nhận các danh hiệu học tập UBND cấp huyện, xã cấp giấy công nhận các danh hiệu học tập theo thẩm quyền được quy định trong Hướng dẫn tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập.
- Tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/ấp/ tổ dân phố, “Đơn vị học tập” ở cơ sở và “Cộng đồng học tập” cấp xã (đối với UBND các cấp) hoặc kết hợp với hội nghị tổng kết năm của cơ quan đơn vị (đối với cơ quan/Trường học/Đơn vị…).
2. Năm 2017
- UBND các cấp cùng với ngành giáo dục và đào tạo và Hội khuyến học tiếp tục tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc nhân rộng các mô hình học tập ở địa phương, sau khi đã họp rút kinh nghiệm của năm 2016.
- Tháng 11/2017: Tổ chức đánh giá, xét công nhận các mô hình học tập trong đó có mô hình “Cộng đồng học tập” cấp xã; họp sơ kết 02 năm triển khai và cấp giấy chứng nhận cho những gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu học tập năm 2017. Động viên số lượng đăng ký thực hiện các mô hình năm sau cao hơn năm trước.
3. Năm 2018
- UBND các cấp và ngành giáo dục và đào tạo cùng Hội khuyến học rút kinh nghiệm chỉ đạo trong 2 năm 2016 và 2017, tổ chức nhân rộng các mô hình học tập đi vào nền nếp và nhất là phong trào học tập suốt đời được thấm sâu trong tất cả CNVC, nhân dân. Xác định tác dụng của việc học tập suốt đời từ các mô hình học tập điển hình để từ đó có cơ sở tuyên truyền trong nhân dân.
- Tháng 11/2018: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận các mô hình học tập. Sơ kết 03 năm triển khai nhân rộng các mô hình học tập. Tuyên dương khen thưởng các mô hình 3 năm liên tục nổi bật để động viên phong trào.
4. Năm 2019
- UBND các cấp cùng với ngành giáo dục và đào tạo và Hội khuyến học tiếp tục tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc nhân rộng các mô hình ở địa phương và chỉ đạo việc tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập điển hình ở địa phương mình và các địa phương khác.
- Tháng 11/2019: Tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố, “Cộng đồng học tập” cấp xã và “Đơn vị học tập” ở cơ sở năm 2019. Họp sơ kết triển khai, rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục các khó khăn tập trung chỉ đạo năm 2020.
5. Năm 2020
- UBND các cấp cùng với ngành giáo dục và đào tạo và Hội Khuyến học tiếp tục tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc nhân rộng các mô hình học tập tại các địa phương và chỉ đạo công tác tuyên truyền về các mô hình học tập điển hình, về xây dựng xã hội học tập.
- Tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập năm 2020, đề xuất các danh hiệu học tập tiêu biểu để UBND các huyện và thành phố xét công nhận.
- Tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng phong trào thi đua học tập suốt đời, biểu dương các danh hiệu học tập tiêu biểu;
- Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện nhân rộng các mô hình học tập, tổng kết 5 năm thực hiện các chương trình phối hợp và tổng kết thực hiện đề án 281.
Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, phân bổ kinh phí thực hiện mục tiêu nhân rộng các mô hình học tập cho năm 2016 và những năm tiếp theo; chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh hướng dẫn chi tiết các khoản mục và định mức chi khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cho thực hiện Kế hoạch này.
Để triển khai nhân rộng và đánh giá xếp loại/công nhận các mô hình học tập ở tỉnh giai đoạn 2016-2020, Ngành GD&ĐT phối hợp với Hội Khuyến học các cấp triển khai các công việc sau:
1. Tham mưu, chuẩn bị cho UBND các cấp tổ chức các hội nghị triển khai nhân rộng các mô hình học tập tới xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức tập huấn cho UBND, cán bộ giáo dục và cán bộ khuyến học các cấp để quán triệt tiêu chí đánh giá, xếp loại/công nhận các danh hiệu và quy trình đánh giá, công nhận các mô hình học tập theo 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GD&ĐT và Quyết định 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội Khuyến học Việt Nam.
3. Phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, đoàn thể trong quá trình nhân rộng và đánh giá xếp loại công nhận các mô hình học tập; trong liên kết, phối hợp với các hoạt động, phong trào khác ở địa phương (phong trào xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa, ...); trong công tác vận động nhân dân và hội viên, các gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị ở địa phương hưởng ứng phong trào học tập suốt đời.
4. Củng cố, kiện toàn, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, tham mưu của mình.
5. Tham mưu cho UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập điển hình ở địa phương.
6. Tổ chức in ấn tài liệu cho việc triển khai nhân rộng mô hình học tập như: Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GD&ĐT; Quyết định 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội Khuyến học Việt Nam; Kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập, Bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận danh hiệu các mô hình học tập của tỉnh.
7. Tham mưu cho UBND các cấp tổ chức giám sát chặt chẽ và thường xuyên việc nhân rộng và đánh giá xếp loại công nhận các mô hình học tập tại địa phương để phát hiện vướng mắc, khó khăn và giải pháp khắc phục.
8. Tham mưu, chuẩn bị cho UBND các cấp chủ trì tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng và đánh giá xếp loại công nhận các mô hình học tập ở địa phương có hiệu quả và tác dụng khuyến khích đối với phong trào học tập suốt đời của cán bộ và nhân dân địa phương.
9. Tham mưu, chuẩn bị cho UBND các cấp hàng năm chủ trì, phối hợp với ngành GD&ĐT và Hội Khuyến học các cấp tổ chức đánh giá xếp loại công nhận danh hiệu các mô hình học tập ở địa phương.
10. Tham mưu, chuẩn bị cho UBND các cấp chủ trì tổ chức đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập điển hình tiêu biểu nhằm khuyến khích động viên phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
Trên đây là kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, yêu cầu UBND các cấp chủ trì phối hợp với ngành GD&ĐT và Hội Khuyến học các cấp và các ban, ngành, đoàn thể, hội, MTTQ trong tỉnh, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu phản ảnh về Sở Giáo dục & Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh để tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh chỉ đạo, bổ sung cho phù hợp.
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ, ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU “GIA ĐÌNH HỌC TẬP”,
“DÒNG HỌ HỌC TẬP”, “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP THÔN/TỔ DÂN PHỐ VÀ “ĐƠN VỊ HỌC TẬP” Ở
CƠ SỞ THUỘC XÃ/PHƯỜNG QUẢN LÝ
(Ban hành theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến 2020” và Công văn số 9961/VPCP-KGVX ngày 27/11/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”;
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về việc ban hành “Bộ tiêu chí và Hướng dẫn tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/bản/ấp/tổ dân phố hoặc tương đương, “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý giai đoạn 2016-2020;
Xuất phát từ thực tiễn phong trào học tập suốt đời tại tỉnh và kết quả triển khai thí điểm các mô hình học tập giai đoạn 2014-2015 tại tỉnh;
Để bộ tiêu chí được áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh, UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố (sau đây gọi tắt là “Cộng đồng học tập” cấp thôn) và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã/phường quản lý (Trường học/Đơn vị/Doanh nghiệp..., sau đây gọi tắt là “Đơn vị học tập” ở cơ sở) trong giai đoạn từ 2016 - 2020 như sau:
1. Bộ tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở những quy định của Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 và Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ, được Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất ban hành áp dụng từ năm 2016 và đã được Chính phủ cho phép triển khai đại trà trong toàn quốc. Là bộ tiêu chí khung nên UBND các, huyện, thành phố có thể cụ thể hóa các tiêu chí, điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp, song không thấp hơn chỉ tiêu của tỉnh và Trung ương và có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị ở địa phương.
2. Hướng dẫn này quy định về tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở từ năm 2016 đến năm 2020. Việc tổ chức đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường có hướng dẫn riêng. Đối với các đơn vị thuộc huyện và thành phố quản lý sẽ triển khai tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu “Đơn vị học tập” cấp huyện và thành phố khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy trình tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các mô hình học tập phải tuân thủ cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận và các hội đoàn thể vận động, trong đó Hội Khuyến học và ngành giáo dục và đào tạo làm nòng cốt tham mưu” .
1. Động viên, khuyến khích phong trào xây dựng các mô hình học tập ở cơ sở, tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
2. Tư vấn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp lập kế hoạch, xây dựng các mô hình học tập phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, vùng, miền.
3. Giúp UBND các xã, phường tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở, góp phần xây dựng xã, phường trở thành một xã hội học tập, đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường; giúp UBND các quận huyện và thành phố có cơ sở khoa học trong chỉ đạo phong trào.
(Xem nội dung các Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm 2016 của UBND tỉnh)
A. Tiêu chí đánh giá, công nhận “Gia đình học tập”
1. Học tập của trẻ em trong gia đình.
2. Học tập của người lớn trong gia đình.
3. Điều kiện học tập của gia đình.
4. Tác động, hiệu quả học tập của các thành viên trong gia đình.
B. Tiêu chí đánh giá, công nhận “Dòng họ học tập”
1. Học tập của các gia đình trong dòng họ.
2. Điều kiện học tập của dòng họ.
3. Tác động, hiệu quả học tập của các gia đình trong dòng họ.
C. Tiêu chí đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố
1. Học tập của các gia đình trong cộng đồng.
2. Điều kiện học tập ở cộng đồng.
3. Tác động, hiệu quả học tập của các gia đình trong cộng đồng.
D. Tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã, phường quản lý
1. Học tập của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ và người lao động trong đơn vị (gọi tắt là các thành viên trong đơn vị).
2. Điều kiện học tập của các thành viên trong đơn vị.
3. Tác động, hiệu quả của phong trào học tập trong đơn vị.
Cùng với nội dung các tiêu chí, kèm theo Hướng dẫn này còn có Hướng dẫn đánh giá, cho điểm và công nhận các danh hiệu học tập ở cơ sở (xem Phụ lục 2 kèm theo).
1. Chỉ xét công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở đối với gia đình, dòng họ, thôn/tổ dân phố và đơn vị có đăng ký.
2. Việc bình xét và công nhận thực hiện một cách dân chủ, công khai, đúng quy trình.
3. UBND các cấp chủ trì, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và ngành giáo dục và đào tạo cùng cấp, tổ chức xét duyệt và ký quyết định công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở.
4. Việc đánh giá, công nhận các danh hiệu cần bám sát các tiêu chí, kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí quy định ở mục III của hướng dẫn này. Mỗi tiêu chí có các nội dung cần đánh giá theo các mức độ đã đạt được và được hướng dẫn cách cho điểm cụ thể tại Phụ lục Hướng dẫn đánh giá, cho điểm các Danh hiệu học tập ở cơ sở (Phụ lục 2).
5. Tổng số điểm tối đa cho mỗi danh hiệu là 100 điểm. Các tiêu chí không có minh chứng phù hợp không chấm điểm.
Để việc đánh giá, xếp loại và công nhận các danh hiệu được chính xác, khách quan và phù hợp với tình hình cụ thể mỗi địa phương, giao Hội Khuyến học và Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phân nhỏ số điểm ở mỗi tiêu chí cho sát với thực tế để giúp cho việc đánh giá, công nhận có chất lượng, hiệu quả và tác dụng cao. Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố tùy theo tình hình của mỗi địa phương mà tham mưu cho UBND huyện, thành phố cụ thể hóa tiêu chí và phân nhỏ số điểm ở mỗi tiêu chí cho phù hợp và sát thực tế, tạo điều kiện cho phong trào học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở địa phương phát triển bền vững.
V. TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ VÀ XÉT CÔNG NHẬN
1. Tổ chức thực hiện
a. Tháng 11 hằng năm, chủ hộ, trưởng họ hoặc chủ tịch hội đồng gia tộc, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc xã, phường quản lý thay mặt cho gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị thuộc xã, phường quản lý đăng ký các danh hiệu học tập cho năm sau tại xã, phường. Giao Hội Khuyến học tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thủ tục và biểu mẫu đăng ký các danh hiệu,
b. Tháng 10 và đầu tháng 11 hằng năm, căn cứ tiêu chí “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở, các gia đình, dòng họ, thôn/ tổ dân phố, đơn vị đã đăng ký tự đánh giá, chấm điểm.
Ban Khuyến học các đơn vị giúp thủ trưởng các đơn vị tự đánh giá, chấm điểm và đề xuất công nhận danh hiệu.
c. Tháng 11 hằng năm:
- Từ 01-15/11: UBND các xã/phường chỉ đạo Trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, có sự tham dự của cấp ủy Chi bộ, phối hợp với trưởng ban công tác Mặt trận thôn/ tổ dân phố hoặc khu dân cư và Chi hội Khuyến học thôn/ tổ dân phố tổ chức bình xét danh hiệu “Gia đình học tập”, đề nghị công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố; gửi hồ sơ cho Hội Khuyến học xã/ phường và Hiệu trưởng trường tiểu học hoặc Trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là Trường - được Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố và Chủ tịch UBND xã, phường phân công phối hợp với Hội khuyến học) tập hợp và trình UBND xã, phường xét duyệt, công nhận.
- Từ 15-30/11: Chủ tịch UBND xã, phường trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và Trường tổ chức thẩm tra, đánh giá, bình xét và công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố theo đề nghị của Trưởng thôn/Tổ trưởng dân phố đồng thời chủ trì bình xét, công nhận “Dòng họ học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã, phường quản lý (Cuộc họp bình xét có sự tham dự của cấp ủy, chính quyền và thường trực Mặt trận xã, phường).
d. 05 năm một lần, UBND xã, phường chủ trì, có sự tham dự của đại diện Thường trực cấp ủy và Mặt trận xã, phường, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và Trường, tổ chức bình chọn và trình UBND huyện, thành phố ký quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở cho các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị 05 năm liên tục đạt “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và có thành tích xuất sắc.
2. Hồ sơ đề nghị xét công nhận
a. Bản tự chấm điểm của các gia đình, dòng họ, thôn/tổ dân phố và đơn vị được đề nghị công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” hoặc Báo cáo thành tích đối với các danh hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu”.
b. Biên bản và công văn đề nghị có danh sách kèm theo của các Trưởng thôn /tổ dân phố đối với các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn; của Hội Khuyến học xã, phường và Trường đối với các danh hiệu “Dòng học học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở và của UBND xã đối với các danh hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
3. Điều kiện được công nhận
a. Tổng số điểm phải đạt từ 80 điểm trở lên.
b. Không bị điểm liệt.
Lưu ý: Điểm liệt nếu trong gia đình/dòng họ/cộng đồng/đơn vị:
* Có trẻ em ở độ tuổi đi học không được đến trường hoặc không hoàn thành phổ cập giáo dục (Trừ trường hợp đau ốm hoặc không có khả năng học tập).
* Người lớn có đủ điều kiện học tập mà không tham gia học tập dưới bất cứ hình thức nào (học từ xa, học tại Trung tâm văn hóa-thể thao- học tập cộng đồng, Thư viện, Nhà văn hóa, Điểm bưu điện văn hóa xã, học tại các Câu lạc bộ hoặc học tại nhà, học qua sách, báo, đài phát thanh, ti vi hoặc qua mạng internet...).
* Có trẻ em hoặc người lớn mắc tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự trong năm bình xét.
4. Biểu dương, khen thưởng:
- Danh sách các gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị được công nhận danh hiệu học tập sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin của địa phương. Các danh hiệu được khen thưởng tùy theo khả năng của từng địa phương vào dịp tổng kết công tác năm hoặc sơ kết phong trào thi đua học tập suốt đời hàng năm.
- 5 năm một lần, tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng các điển hình tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời, tôn vinh các danh hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
VI. THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN CÔNG NHẬN
1. Các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở do UBND xã quyết định công nhận mỗi năm 01 lần.
2. Các Danh hiệu “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở do UBND huyện quyết định và cấp Giấy chứng nhận 05 năm 01 lần.
3. Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời được tổ chức 05 năm 01 lần do Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì (Hội Khuyến học và ngành Giáo dục và Đào tạo cùng cấp phối hợp tham mưu, tổ chức).
1. Hội Khuyến học và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
a. Hằng năm, Hội Khuyến học tỉnh cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố hướng dẫn đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định kinh phí chi cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, công nhận các mô hình học tập. Tham mưu cho UBND tỉnh lập báo cáo sơ kết năm về tình hình đăng ký, đánh giá, công nhận các mô hình học tập gửi Trung ương và thông tin đến các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và thông báo rộng rãi trong nhân dân.
b. Chỉ đạo và hướng dẫn Hội Khuyến học huyện, thành phố cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng cấp tham mưu cho UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường chủ trì triển khai thực hiện việc tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở căn cứ quy trình, tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu trong hướng dẫn này.
c. 05 năm 01 lần, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện, thành phố chủ trì, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo, bình xét và ký quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
d. 05 năm 01 lần, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện, thành phố, xã, phường chủ trì, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học huyện, thành phố, xã, phường và Phòng Giáo dục và Đào tạo/Trường, tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp huyện, xã, phường.
e. 05 năm 1 lần, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) và Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng phong trào thi đua học tập suốt đời, biểu dương “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp thành phố; cân đối kinh phí chi cho công tác khen thưởng cho các mô hình học tập tiêu biểu, các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào.
2. Ủy ban nhân dân các, huyện, thành phố
a. Hằng năm chỉ đạo và hướng dẫn UBND xã, phường xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở căn cứ quy trình, tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu trong hướng dẫn này.
b. 05 năm 01 lần, UBND huyện, thành phố trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo, chủ trì bình xét và ký quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
c. 05 năm 01 lần, UBND huyện, thành phố chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp huyện và chỉ đạo UBND xã, phường chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp xã, phường.
d. Cân đối kinh phí cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, công nhận và khen thưởng các mô hình học tập tiêu biểu, các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời.
3. Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố
a. Hằng năm, Hội Khuyến học cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND các huyện, thành phố hướng dẫn đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở; phối hợp với Phòng Tài chính tham mưu UBND huyện, thành phố quyết định kinh phí chi cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, công nhận các mô hình học tập. Tham mưu UBND huyện, thành phố lập báo cáo sơ kết năm về tình hình đăng ký, đánh giá, công nhận các mô hình học tập gửi UBND tỉnh (qua Hội Khuyến học và Sở Giáo dục và Đào tạo) và thông tin đến các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, thành phố và thông báo rộng rãi trong nhân dân.
b. Chỉ đạo và hướng dẫn Hội Khuyến học xã, phường cùng với Trường (Hiệu trưởng trường tiểu học hoặc THCS được phân công phối hợp với Hội Khuyến học) tham mưu cho UBND xã, phường chủ trì triển khai thực hiện việc tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở căn cứ quy trình, tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu trong hướng dẫn này.
c. 05 năm 01 lần, tham mưu cho UBND huyện, thành phố chủ trì, bình xét và ký quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
d. 05 năm 01 lần, phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính, tham mưu cho UBND huyện, thành phố chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp huyện, thành phố và chỉ đạo UBND xã, phường chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp xã, phường; cân đối kinh phí chi cho công tác khen thưởng cho các mô hình học tập tiêu biểu, các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời.
4. Ủy ban nhân dân xã, phường
a. Hằng năm chỉ đạo và hướng dẫn trưởng thôn/ tổ trưởng dân phố và phối hợp với Ban công tác Mặt trận và Chi hội khuyến học thôn, tổ dân phố tổ chức đăng ký, đánh giá, bình xét danh hiệu “Gia đình học tập”, đề nghị công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập” cấp thôn, thông qua Chi ủy thôn, tổ dân phố hoặc khu dân cư trước khi đề nghị UBND xã, phường xét công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn theo quy trình, tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập quy định trong hướng dẫn này.
b. Hằng năm, Chủ tịch UBND xã, phường, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và Trường, tổ chức thẩm tra, đánh giá, bình xét và công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố theo đề nghị của Trưởng thôn/Tổ trưởng dân phố đồng thời chủ trì bình xét, công nhận “Dòng họ học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã, phường quản lý (Cuộc họp bình xét có sự tham dự của cấp ủy, chính quyền và thường trực Mặt trận xã, phường).
c. Hằng năm ký quyết định công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn và “Đơn vị học tập” ở cơ sở.
d. 05 năm 01 lần, trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học xã, phường và Trường, đề xuất UBND huyện, thành phố quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở; chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp xã.
e. Hỗ trợ kinh phí cho công tác đăng ký, đánh giá, bình xét, công nhận và khen thưởng các danh hiệu học tập tiêu biểu, các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời tại cơ sở.
5. Hội khuyến học xã, phường
a. Hằng năm phối hợp với Trường tham mưu UBND xã, phường chỉ đạo các Trưởng thôn/tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Ban công tác mặt trận và Chi hội khuyến học thôn, tổ dân phố tổ chức đăng ký, đánh giá, bình xét “Gia đình học tập”, đề nghị công nhận “Cộng đồng học tập” cấp thôn.
b. Hằng năm phối hợp với Trường tham mưu cho UBND xã, phường tổ chức thẩm tra, tập hợp hồ sơ, danh sách đề nghị của các Trưởng thôn/tổ dân phố và chủ trì xét, ký quyết định công nhận “Gia đình học tập” và “Cộng đồng học tập” cấp thôn đồng thời tham mưu UBND xã, phường chủ trì tổ chức đánh giá, công nhận “Dòng họ học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở.
c. 05 năm một lần, phối hợp với Trường tham mưu UBND xã, phường chủ trì tổ chức bình xét các gia đình, dòng họ, thôn/tổ dân phố và đơn vị ở cơ sở do xã quản lý có 05 năm liên tục đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và có thành tích xuất sắc, nổi bật để trình UBND quận, huyện xem xét và quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
d. Phối hợp với Trường, hằng năm, tham mưu UBND xã, phường sơ kết tình hình đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập, biểu dương các danh hiệu học tập xuất sắc, lập báo cáo gửi UBND huyện, thành phố (qua Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện) và thông tin đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc đồng thời thông báo rộng rãi trong nhân dân.
e. 5 năm 01 lần, phối hợp với Trường tham mưu cho UBND xã, phường chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp xã.
6. Trường (Tiểu học hoặc Trung học cơ sở, được phân công chủ trì phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường)
a. Hằng năm phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã, phường chỉ đạo các Trưởng thôn/tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận và Chi hội khuyến học thôn/tổ dân phố tổ chức bình xét “Gia đình học tập”, đề nghị công nhận “Cộng đồng học tập” cấp thôn.
b. Hằng năm phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tập hợp danh sách đề nghị của các Trưởng thôn/tổ dân phố và trình UBND xã ký quyết định công nhận “Gia đình học tập” và “Cộng đồng học tập” cấp thôn.
c. Hằng năm phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã chủ trì tổ chức đánh giá, công nhận “Dòng họ học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở.
d. 05 năm một lần, phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã, phường chủ trì tổ chức bình xét các gia đình, dòng họ, thôn/tổ dân phố và đơn vị ở cơ sở do xã, phường quản lý có 05 năm liên tục đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và có thành tích xuất sắc, nổi bật để trình UBND huyện xem xét và quyết định cấp Giấy công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” cấp thôn và “Đơn vị học tập tiêu biểu” ở cơ sở.
đ. Phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường, hằng năm, tham mưu UBND xã, phường sơ kết tình hình đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập, biểu dương các danh hiệu học tập xuất sắc, lập báo cáo gửi UBND huyện, thành phố (qua Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố) và thông tin đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc đồng thời thông báo rộng rãi trong nhân dân.
e. 05 năm 01 lần, phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã, phường chủ trì tổ chức Đại hội tuyên dương khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu”, “Dòng họ học tập tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” cấp xã.
Trên đây là Hướng dẫn quy trình tổ chức đăng ký, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/tổ dân phố và “Đơn vị học tập” ở cơ sở trong giai đoạn từ 2016 - 2020. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Hội Khuyến học và Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời có chỉ đạo và hướng dẫn bổ sung./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.