ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1012/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 24 tháng 5 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 năm 11 năm 2013.
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Căn cứ Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI;
Căn cứ Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 15/10/2021 của Tỉnh ủy để thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 36/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2050
(Kèm
theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 24 tháng
5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km, với 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam cùng 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là Xuyên Á (Quốc lộ 22) và Quốc lộ 22B, là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Với vị trí địa lý hiện có, Tây Ninh không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: “... Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2025: công nghiệp - xây dựng 51 - 52%; dịch vụ 32 - 33%; nông - lâm - thủy sản 14 - 15%. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn từ 36% trở lên so với GRDP; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,5% trở lên...”
Hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu của địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
So với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về tốc độ phát triển công nghiệp, Tây Ninh có lợi thế so sánh rất lớn về tiềm năng để thu hút đầu tư trong dài hạn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đồng thời đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, việc xây dựng Đề án phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.
1. Đối tượng
Các khu công nghiệp; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Phạm vi
Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với Quy hoạch tỉnh.
Phạm vi về không gian: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (không bao gồm khu công nghiệp trong Khu kinh tế).
1. Văn bản Trung ương
1.1. Bộ Chính trị
- Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1.2. Quốc hội
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự;
- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
- Luật Đất đai số 45/2015/QH13 ngày 29/11/2013.
1.3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
1.4. Chính phủ
* Nghị quyết
- Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 06/5/2022 của Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030; về việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình một số dự án Luật.
- Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
* Nghị định
- Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
1.5. Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;
- Quyết định 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Công văn số 27/TTg-CN ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
- Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp.
- Công văn số 27/TTg-KTN ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Văn bản địa phương
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI;
- Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 15/10/2021 của Tỉnh ủy để thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh về Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh 05 năm 2021-2025;
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020
Giai đoạn 2011-2020, kinh tế tỉnh Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện xu hướng dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,4%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bình quân bằng 37% GRDP; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 3.135 USD (năm 2010: 1.375 USD), năng suất lao động tăng bình quân 6,3%/năm; giải quyết việc làm vượt kế hoạch; tỷ lệ giảm hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014, áp dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 4,03%, bình quân giảm 1,01%/năm và giai đoạn 2016 - 2020, áp dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 2,1%, bình quân giảm 0,42%/năm, đến cuối năm 2020, tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2020 đạt 63,4% (tương dương 45/71 xã). Những đột phá về phát triển kinh tế đã giúp thu ngân sách nhà nước có những chuyển biến tích cực, tăng vượt bậc so với giai đoạn trước. Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước (NSNN) so với tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá hiện hành) đạt 10,9%[1]. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thu ngân sách nhà nước đạt 41.530,9 tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm, tăng 58% so với giai đoạn 2011-2015 (26.264 tỷ đồng, tăng bình quân là 14,5%/năm). Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 đạt 42.256,1 tỷ đồng, tăng bình quân 9,9%/năm (giai đoạn 2011 - 2015: 29.342 tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm). Trong giai đoạn, tỉnh quan tâm chi cho đầu tư phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Về cơ bản, đã đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, đảm bảo các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, nông thôn mới.
2. Mục tiêu, một số chỉ tiêu chủ yếu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030
2.1 Mục tiêu, một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế
Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.
Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5%/năm; Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 58%, dịch vụ chiếm 25% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%.
+ GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 210 triệu đồng (tương đương khoảng 7.700 USD).
+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10,5%/năm.
+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu từ 10%/năm trở lên.
2.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường, ít phát thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động. Khai thác mạnh mẽ, có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về du lịch; chú trọng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc, đưa Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và cả nước. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
- Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, các dự án có tính lan tỏa, dẫn dắt phát triển KTXH, đặc biệt là hiện thực hóa dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài; đẩy mạnh phát triển đô thị theo quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN. Tạo sự chuyển biến toàn diện về văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, trật tự, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao; từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng tiềm lực và thế trận khu vực phòng thủ, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác cải cách tư pháp; chủ động, tích cực, hiệu quả trong công tác đối ngoại.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1. Tình hình hoạt động và kết quả triển khai các khu công nghiệp
Các khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn vừa qua.
Hiện tỉnh Tây Ninh có 06 KCN nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020[2], với tổng điện tích đất theo quy hoạch là 3.959 ha. Trong đó, có 05 KCN đã được cấp phép thành lập và hoạt động (KCN Trảng Bàng, KCX & CN Linh Trung III, KCN Chà Là, KCN Phước Đông, KCN Thành Thành Công), với tổng diện tích đất được duyệt theo quy hoạch là 3.385,19 ha, diện tích đất thực hiện thực tế là 3.383,07 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540,1 ha, đã cho thuê 1.709,87 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 67%; và 01 KCN được Thủ tướng Chính phủ có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 1 vào ngày 01/03/2024 (KCN Hiệp Thạnh).
Lũy kế đến ngày 01/3/2024, tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 329 dự án đăng ký đầu tư (265 dự án FDI; 64 dự án trong nước), tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 8.748,63 triệu USD và 12.465,46 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 67%; diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê là 330 ha (diện tích đất sạch đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật có thể cho thuê; chưa bao gồm diện tích giai đoạn 3 KCN Phước Đông). Hiện có 264 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 128.787 lao động.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.