BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1002/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại Công văn số 1066/TTg- KGVX ngày 05/8/2021;
Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh” (sau đây gọi tắt là Chương trình), mã số: KC.01/21-30. Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu đánh giá của Chương trình quy định tại Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Ban Chủ nhiệm Chương trình, Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, DỰ KIẾN SẢN PHẨM, YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHOA HỌC
VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI
ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 "NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH”, MÃ SỐ: KC.01/21-30.
(Kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ)
1. Phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình, giải pháp số hóa, giải pháp liên thông, tích hợp, chia sẻ và khai thác dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số.
2. Phát triển sản phẩm, giải pháp và mô hình phục vụ phát triển đô thị thông minh; phát triển các tiện ích đô thị thông minh phục vụ cho cộng đồng trong đô thị; giải pháp số hóa, liên thông, tích hợp và khai thác dữ liệu không gian đô thị và cơ sở dữ liệu liên quan khác phục vụ phát triển đô thị thông minh; làm chủ, ứng dụng công nghệ số trong quy hoạch, quản lý, giám sát, vận hành đô thị thông minh.
3. Làm chủ công nghệ trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và ứng dụng các sản phẩm, giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin cho các hệ thống cung cấp dịch vụ công, hệ thống thông tin quan trọng trong Chính phủ số và đô thị thông minh; phát triển hệ thống đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin, hệ thống hỗ trợ giám sát an ninh mạng phục vụ Chính phủ số và đô thị thông minh.
4. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh tại Việt Nam, bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu số giữa các hệ thống thông tin trong Chính phủ số, kết nối liên thông với Mạng lưới các đô thị thông minh khu vực ASEAN.
1. Nghiên cứu làm chủ công nghệ trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm một số sản phẩm, giải pháp tích hợp dựa trên công nghệ số phục vụ điều hành, quản trị đảm bảo hiệu quả, tin cậy.
2. Nghiên cứu làm chủ và ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số hình thành các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển Chính phủ số, đô thị thông minh.
3. Nghiên cứu, phát triển các giải pháp số hóa dữ liệu, kết nối liên thông, tích hợp, khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở, chia sẻ hạ tầng số giữa các hệ thống thông tin trong Chính phủ số, hạ tầng số đô thị thông minh, kết nối liên thông với Mạng lưới các đô thị thông minh khu vực ASEAN.
4. Nghiên cứu, làm chủ công nghệ trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và ứng dụng các sản phẩm, giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin cho các hệ thống cung cấp dịch vụ công, hệ thống thông tin quan trọng trong Chính phủ số và các hạ tầng số của đô thị thông minh.
5. Nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm, giải pháp hình thành hệ thống đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin, hệ thống hỗ trợ giám sát an ninh mạng phục vụ Chính phủ số và đô thị thông minh.
6. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng luận cứ khoa học cho việc dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và lộ trình thực hiện, hướng dẫn kỹ thuật nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh tại Việt Nam.
1. Các sản phẩm, giải pháp tích hợp bảo đảm phục vụ hoạt động của Chính phủ số và đô thị thông minh bao gồm: Thiết bị mạng trung tâm dữ liệu, mạng truyền dẫn, mạng lõi và truy cập vô tuyến băng rộng tích hợp, vô tuyến băng hẹp, tiêu thụ năng lượng thấp; thiết bị bảo mật hệ thống, bảo mật phần cứng, bảo mật phần mềm, xác thực điện tử, liên hiệp định danh; thiết bị đầu cuối phục vụ truy cập thông tin, cảm biến kết nối Internet băng thông rộng, tích hợp các thiết bị Internet vạn vật,...
2. Mô hình, phần mềm, dịch vụ, giải pháp tích hợp cho phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh; giải pháp số hóa dữ liệu; giải pháp kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin quốc gia, hạ tầng đô thị thông minh; giải pháp lưu trữ thông tin, dữ liệu lớn trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây; giải pháp lưu trữ, bảo mật và minh bạch dữ liệu trên nền tảng công nghệ chuỗi khối; mô hình, giải pháp phân tích dữ liệu lớn phục vụ Chính phủ số và đô thị thông minh,..
3. Các sản phẩm, giải pháp tích hợp hỗ trợ phân tích, xử lý dữ liệu, phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin ở cấp quốc gia, bộ, ngành, địa phương; giám sát, cảnh báo, hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin, an ninh mạng; các hệ thống đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng, hệ thống hỗ trợ giám sát an ninh mạng phục vụ Chính phủ số và đô thị thông minh.
4. Các báo cáo luận cứ khoa học và thực tiễn, kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách, khung tham chiếu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh; bảo đảm theo kịp sự phát triển của công nghệ trên thế giới, phát triển đồng bộ các mô hình Chính phủ số, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, kết nối liên thông, chia sẻ hạ tầng số, dữ liệu số giữa các hệ thống thông tin, giữa các đô thị thông minh thuộc Mạng lưới các đô thị thông minh khu vực ASEAN.
IV. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học
Công nghệ, thiết bị, phần mềm, dịch vụ được tạo ra có tính năng kỹ thuật, chất lượng tương đương, có thể cạnh tranh được với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường.
1. Về trình độ khoa học
50% nhiệm vụ có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước, trong đó tối thiểu 20% nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.
2. Về trình độ công nghệ
Tối thiểu 30% nhiệm vụ có kết quả có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, thúc đẩy phát triển thị trường.
3. Về sở hữu trí tuệ
Tối thiểu 30% nhiệm vụ có kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tối thiểu 50% nhiệm vụ tham gia đào tạo sau đại học.
5. Về cơ cấu nhiệm vụ
- 20% nhiệm vụ có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ ở giai đoạn tiếp theo.
- 80% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ cho các hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước hoặc có thể thương mại hóa.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.