ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 16 tháng 01 năm 2017 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp đã được phê duyệt theo Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014, thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 762/QĐ-BCĐ ngày 22/4/2015 của Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 585 phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 02/TTr-STP ngày 06/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn và theo dõi việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2017 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND
tỉnh Bình Định)
1. Mục đích
- Tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, nâng cao ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chủ động phòng ngừa rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận, đóng góp ý kiến và sử dụng thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; thực hiện giải đáp pháp luật, cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật mà doanh nghiệp quan tâm và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 và Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 585 phê duyệt tại Quyết định số 762/QĐ-BCĐ ngày 22/4/2015.
- Xác định cụ thể trách nhiệm, xây dựng cơ chế và quan hệ phối hợp giữa các sở, ban, ngành thuộc tỉnh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thuận lợi, kịp thời.
1. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ pháp lý năm 2017 và khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
a. Nội dung thực hiện: Quán triệt nội dung Quyết định ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định và nội dung Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
b. Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c. Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
d. Thời gian thực hiện: Quý I/2017.
2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ pháp chế các doanh nghiệp
a. Nội dung thực hiện: Tập trung giới thiệu nội dung các Luật mới, các chuyên đề pháp luật kinh doanh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các cam kết của những hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp về các hiệp định này.
b. Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c. Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh.
d. Thời gian thực hiện: Cả năm 2017.
3. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự phổ biến pháp luật về kinh doanh cho doanh nghiệp
a. Cơ quan chủ trì: Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định.
b. Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh.
c. Thời gian thực hiện: Cả năm 2017.
4. Tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp hoặc tổ chức tiếp nhận, tư vấn, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
a. Nội dung thực hiện:
- Tổ chức giới thiệu các chuyên đề, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, nắm bắt các cam kết quốc tế; tổ chức tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu thập những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc về đăng ký doanh nghiệp.
- Thực hiện tư vấn và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: Giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. Trong đó, ưu tiên thực hiện bằng hình thức giải đáp thông qua mạng điện tử trên Website của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố.
b. Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c. Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Cục Thuế, Cục Hải quan, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh.
d. Thời gian thực hiện: Cả năm 2017.
5. Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho doanh nghiệp
a. Hình thức biên soạn: Bản tin; tài liệu Hỏi - đáp pháp luật, xử lý tình huống, đề cương giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật; sổ tay pháp luật.
b. Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c. Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan.
d. Thời gian thực hiện: Cả năm 2017.
1. Sở Tư pháp
a. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan giúp UBND tỉnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b. Trực tiếp làm đầu mối phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh, Bộ Tư pháp và Ban Chỉ đạo Chương trình 585 theo quy định.
2. Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND cấp huyện
a. Căn cứ Kế hoạch này và yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương.
b. Phối hợp với Sở Tư pháp, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đã đề ra.
c. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện của ngành, đơn vị, địa phương gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo chung theo quy định.
3. Tổ chức đại diện của doanh nghiệp
Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp theo Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo chung theo quy định.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có đăng ký kinh doanh
Chủ động bố trí cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ động tìm hiểu pháp luật; tích cực phối hợp với sở, ban, ngành, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn các chương trình hỗ trợ pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.
5. Công tác thông tin, báo cáo
Định kỳ 6 tháng một lần, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp. Báo cáo 6 tháng (gửi trước ngày 30/5); báo cáo năm (gửi trước ngày 15/11/2017).
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách.
2. Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này lập dự toán kinh phí và vận động các khoản tài trợ khác (nếu có) để triển khai thực hiện. Việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan và doanh nghiệp gửi báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
4. Trường hợp Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017, nếu có nội dung khác với Kế hoạch này, giao Sở Tư pháp tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp để triển khai thực hiện./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.