ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/1998/QĐ-UB |
Bình Phước, ngày 11 tháng 08 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BẢN QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 250/QĐ-UB NGÀY 21/02/1997 CỦA UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/07/1997 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 92/CP ngày 23/08/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung mốt số Điều của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/CP ngày 16/07/1996 và các Thông tư hướng dẫn liên Bộ, các Thông tư quyết định của các Bộ, ngành Trung ương triển khai thi hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị dựng của Giám đốc Sở Xây dựng Tỉnh Bình Phước.
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1: Ban hành Bản quy định sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-UB ngày 21/02/1997 của UBND Tỉnh Bình Phước về việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
ĐIỀU 2: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành đoàn thể trực thuộc UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, các tổ chức thi công xây dựng, các tổ chức tư vấn xây dựng và tổ chức thiết kế hành nghề trong Tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢN QUY ĐỊNH
MỘT
SỐ ĐIỀU KHOẢN SỬA ĐỔI BỔ SUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 250/QĐ-UB
NGÀY 21/02/1997 CỦA UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/1998/QĐ-UB ngày 11 tháng 8 năm 1998 của
UBND Tỉnh Bình Phước)
1. ĐIỀU 7: Lập thẩm định và xét duyệt thiết kế – tổng dự toán
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Nội dung của việc lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 497/BXD-GĐ ngày 18/09/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (Sở Xây dựng đối với các công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước đô thị; Sở Giao thông – Vận tải đối với các công trình giao thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với các công trình nông, lâm thủy lợi; Sở Công nghiệp đối với các công trình hầm mỏ đường dây tải điện trạm biến thế, trạm phát điện; Bưu điện Tỉnh đối với các công trình thông tin liên lạc, viễn thông) tiếp nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của các dự án đầu tư thuộc chuyên ngành mình thực hiện:
a) Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước:
- Sở Quản lý xây dựng chuyên ngành trực tiếp thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán và tổng hợp trình UBND Tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán.
b) Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước:
- Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực tiếp thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật của các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước, không thẩm định và phê duyệt tổng dự toán của các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước.
c) Đối với những hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của các dự án đầu tư có liên quan đến các lĩnh vực Công nghệ – Môi trường, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật chuyên ngành, Giám đốc Sở Quản lý xây dựng chuyên ngành phải gửi hồ sơ tới các Sở ngành chức năng để lấy ý kiến thẩm định về chuyên môn của các Sở, ngành đó, sau đó mới tổng hợp trình UBND Tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán.
d) Tùy theo quy mô tính chất phức tạp của thiết kế kỹ thuật của một số dự án, cơ quan chủ trì việc thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán đề nghị chủ đầu tư hợp đồng thẩm tra về mặt kỹ thuật, chuyên môn của thiết kế với tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện. Khi có kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật của tổ chức tư vấn, xác định hồ sơ đạt yêu cầu kỹ thuật, cơ quan chủ trì việc thẩm định kiểm tra lại và thẩm định tổng hợp để trình UBND Tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán.
e) Riêng đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của các dự án đầu tư thuộc chuyên ngành điện, Sở Công nghiệp trực tiếp thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán và trìn UBND Tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận của ngành điện.
2. ĐIỀU 16: Thẩm tra và phê duyệ quyết toán
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
Được thực hiện theo Điều 36, 37 của Điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/07/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/08/1997 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn Liên bộ và Bộ Tài chính.
1. Lập và gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư:
a) Chậm nhất là 01 tháng sau khi kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện của năm trước (theo mẫu biểu quy định) gởi cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn, các Sở quản lý ngành và UBND Tỉnh.
b) Chậm nhất là 06 tháng sau khi dự án đầu tư nhóm A và 03 tháng đối với dự án đầu tư nhóm B, C hoàn thành, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan trực tiếp cấp phát, cho vay vốn, Sở Tài chính – Vật giá và cơ quan quyết định đầu tư. (Đối với dự án nhóm A thì còn phải gởi thêm báo cáo quyết toán về Bộ quản lý ngành và Tổng cục Đầu tư Phát triển).
2.Giao Thủ trưởng cơ quan Đầu tư Phát triển tiếp nhận hồ sơ báo cáo quyết toán của các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước nhóm B, C thuộc chuyên ngành và thực hiện:
a) Đối với quyết toán vốn đầu tư dự án có giá trị quyết toán lớn hơn 500 triệu đồng. Thủ trưởng cơ quan Đầu tư Phát triển chủ trì tổ chức mời các ngành có liên quan: Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quản lý xây dựng chuyên ngành, Sở Tài chính – Vật giá, chủ đầu tư họp thẩm tra quyết toán để trình UBND Tỉnh phê duyệt quyết toán.
b) Đối với các quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành có giá trị quyết toán nhỏ hơn 500 triệu đồng: Cơ quan Đầu tư Phát triển trực tiếp thẩm tra quyết toán trình UBND Tỉnh phê duyệt quyết toán.
c) Đối với các quyết toán của các dự án đầu tư sử dụng tổ chức tư vấn để thẩm định toàn bộ quyết toán theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định thì khi hợp đồng tư vấn thẩm định với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn chỉ được hưởng 70% chi phí thẩm định quyết toán. Các cơ quan chủ trì thẩm định sau khi kiểm tra lại, thẩm định tổng hợp thu 30% chi phí thẩm định quyết toán còn lại.
3. Trường hợp quyết toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư thuộc các chương trình quốc gia (327, 773, định canh định cư, kiểm lâm nhân dân và các dự án đầu tư thuộc ngân sách huyện, xã…) thì cơ quan chủ trì việc thẩm định quyết toán là cơ quan theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Đối với quyết toán của dự án đầu tư nhỏ hơn 500 triệu có một số thay đổi so với thiết kế dự toán được duyệt, nhưng giá trị thực hiện không vượt tổng mức vốn đầu tư được duyệt thì xử lý như sau:
- Nếu tổng giá trị phần phát sinh không vượt quá 5% giá trị tổng dự toán được duyệt thì phải được Sở Quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt bổ sung phần phát sinh đó. Sau khi có quyết định phê duyệt bổ sung phần phát sinh của cấp thẩm quyền thì mới được chấp nhận quyết toán.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.