ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2019/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 18 tháng 04 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 174/TTr-SVHTTDL ngày 13/3/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo cáo thẩm định số 33/BC-STP ngày 13/3/2019 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/5/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2019/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế.
1. Đơn vị quản lý công trình công cộng là đơn vị trực tiếp quản lý công trình công cộng như: Quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, đường, bến xe, công trình văn hóa thể thao, nghệ thuật, y tế, giáo dục, phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
2. Công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng gồm: Quảng trường, công viên thuộc tỉnh quản lý; bến xe liên tỉnh; cầu giao thông tại trung tâm đô thị của tỉnh, nối liền các trục đường chính đô thị, quốc lộ, đường liên tỉnh; các công trình văn hóa thể thao, nghệ thuật, y tế, giáo dục, phục vụ du lịch, vui chơi giải trí cấp tỉnh.
NGUYÊN TẮC, THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 4. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Nguyên tắc chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.
2. Đặt tên đường, phố và công trình công cộng cần được phân chia theo khu vực; các danh nhân cùng lĩnh vực, cùng thời kỳ thì được đặt tên vào một khu vực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của khu vực cần đặt tên.
3. Tùy theo vị trí, quy mô, đặc điểm cụ thể của đường, phố và công trình công cộng có thể đặt tên theo các nguyên tắc sau:
a) Tên sự kiện lịch sử, cách mạng tiêu biểu của đất nước, của tỉnh Nam Định có ý nghĩa đặc biệt và được đông đảo nhân dân biết đến.
b) Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của tỉnh Nam Định, địa danh đã quen gọi từ xa xưa, ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
c) Tên di tích lịch sử - văn hóa, nghệ thuật kiến trúc có giá trị tiêu biểu của địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
d) Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội, là những danh từ chung như: Độc lập, Tự do, Dân chủ, Thống nhất, Giải phóng, Đồng khởi...
đ) Tên danh nhân bao gồm danh nhân của đất nước và của tỉnh Nam Định là những người tiêu biểu, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cũng như của địa phương trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, ngoại giao được nhân dân, lịch sử suy tôn và công nhận.
- Danh nhân được lựa chọn đặt tên là người đã qua đời trước thời điểm xét đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
- Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
4. Đối với các tuyến đường, phố có quy mô nhỏ, ngắn; tên được đặt sử dụng tên đường trục chính của khu vực đó và số tự nhiên theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây, các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, số lẻ tính từ đầu tuyến bên trái và số chẵn tính từ đầu tuyến bên phải.
5. Đối với các tuyến đường trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp không phải là trục đường chính thì dùng số hiệu để đặt tên.
6. Đối với các tuyến đường, phố thuộc các làng, xã cũ đã chuyển thành phường ưu tiên đặt tên theo địa danh hoặc danh nhân có liên quan tại khu vực đó.
7. Sử dụng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được xây dựng để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
Điều 5. Thẩm quyền đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đặt tên các công trình công cộng khác (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng).
Điều 6. Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
a) Phòng, ban, đơn vị chức năng địa phương xây dựng dự thảo đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn; trình Hội đồng tư vấn tỉnh.
c) Hội đồng tư vấn tỉnh:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng các đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đề nghị đặt tên, đổi tên trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu.
- Công khai dự thảo Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
d) Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Quy trình đặt tên công trình công cộng khác (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng).
a) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hoặc đơn vị quản lý công trình công cộng lập đề án đặt tên công trình công cộng gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Khảo sát thực trạng, xác định quy mô, vị trí, ý nghĩa của công trình công cộng dự kiến đặt tên;
- Công bố công khai Dự thảo Đề án đặt tên công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến sau đó tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng tư vấn tỉnh;
c) Hội đồng tư vấn tỉnh:
- Tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu;
- Thẩm định hồ sơ đề án đề nghị đặt tên công trình công cộng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
a) Đối với đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng:
- Tờ trình về việc đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng của phòng, ban, đơn vị chức năng địa phương do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ;
- Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng;
- Sơ đồ vị trí đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đề nghị đặt tên, đổi tên;
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân dân nơi đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
b) Đối với công trình công cộng khác:
- Tờ trình về việc đề nghị đặt tên công trình công cộng của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hoặc của đơn vị quản lý công trình công cộng;
- Đề án đặt tên công trình công cộng (tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến đặt; ghi rõ vị trí, quy mô công trình);
- Sơ đồ vị trí công trình công cộng đề nghị đặt tên;
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân dân nơi có công trình công cộng dự kiến đặt tên.
2. Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng:
- Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến để đặt tên, đổi tên các đường, phố và công trình công cộng; mô tả các công trình về quy mô, cấp độ, kích thước;
- Bản đồ quy hoạch tổng thể các tuyến đường, phố đề nghị đặt tên, đổi tên có xác định điểm đầu, điểm cuối.
3. Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
b) Bản đồ quy hoạch tổng thể các tuyến đường, phố đề nghị đặt tên, đổi tên có xác định điểm đầu, điểm cuối;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân địa phương.
d) Biên bản họp của Hội đồng tư vấn.
4. Hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng;
c) Bản đồ quy hoạch tổng thể các tuyến đường, phố đề nghị đặt tên, đổi tên có xác định điểm đầu, điểm cuối.
Điều 8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Tiếp nhận Đề án của Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường, phố và công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên; trả lời, giải quyết toàn bộ đơn thư đề nghị, khiếu nại liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
3. Tổ chức họp Hội đồng tư vấn và các cuộc họp có liên quan.
4. Hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Đề xuất và xây dựng dự thảo Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn (gồm đầy đủ thông tin về kích thước, đặc điểm kiến trúc và bản đồ kèm theo).
2. Phối hợp với Hội đồng tư vấn tỉnh khảo sát các tuyến đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt tên, đổi tên.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn họp lấy ý kiến đại diện nhân dân địa phương nơi có dân cư sinh sống ổn định và có văn bản thống nhất đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
4. Công khai dự thảo Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
5. Tổ chức thực hiện gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng sau khi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được ban hành.
Điều 10. Các cơ quan liên quan
1. Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có đầy đủ thông tin về kích thước và bản đồ kèm theo.
2. Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp quy hoạch mạng lưới giao thông trong tỉnh Nam Định.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí xây dựng, tổ chức thực hiện việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, khó khăn các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.