ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2022/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 12 tháng 9 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 168/TTr-SNN, ngày 05 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định cấp dự báo cháy rừng, bảng tra cấp dự báo cháy rừng, thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng và xác định vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Cấp dự báo cháy rừng và biện pháp phòng cháy rừng
1. Cấp I (cấp thấp)
a) Đặc trưng cháy rừng
Ít có khả năng cháy rừng. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số I.
b) Biện pháp phòng cháy rừng
Chủ tịch UBND các xã, phường có rừng (sau đây gọi tắt là cấp xã) thuộc thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã (sau gọi tắt là Ban Chỉ huy), các chủ rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn người dân phát dọn thực bì để trồng rừng đúng kỹ thuật, tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Cấp II (cấp trung bình)
a) Đặc trưng cháy rừng: Có khả năng cháy rừng. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số II.
b) Biện pháp phòng cháy rừng
Chủ tịch UBND cấp xã thuộc thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn thường xuyên chỉ đạo Ban Chỉ huy, các chủ rừng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí lực lượng canh phòng, sẵn sàng tham gia dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng. Hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, dọn vườn đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Cấp III (cấp cao)
a) Đặc trưng cháy rừng
Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng, có khả năng cháy lan trên diện rộng. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.
b) Biện pháp phòng cháy rừng
- Các chủ rừng phải thường xuyên bố trí lực lượng canh phòng, tuần tra rừng vào thời gian cao điểm từ 14 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
- Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn chỉ đạo Ban chỉ huy cấp xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Hạt Kiểm lâm đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra cháy rừng Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị… của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để tham gia chữa cháy rừng.
4. Cấp IV (cấp nguy hiểm)
a) Đặc trưng cháy rừng
Thời tiết khô hanh, hạn kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.
b) Biện pháp phòng cháy rừng
- Lực lượng canh phòng phải bảo đảm lực lượng trực 24/24 giờ trên chòi canh lửa và ngoài hiện trường. Thực hiện việc tuần tra tại các khu vực trọng điểm cháy đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 19 giờ trong ngày.
- Lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền địa phương và chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương mình. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của địa phương phải báo cáo ngay UBND tỉnh để thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị…tham gia chữa cháy rừng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên thông tin về nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông tin về cấp cháy rừng và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.
5. Cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)
a) Đặc trưng cháy rừng
Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.
b) Biện pháp phòng cháy rừng
- Lực lượng Công an phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và chủ rừng tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, nghiêm cấm các hoạt động phát dọn thực bì, đốt dọn vườn. Sẵn sàng phương án đối phó đối với các tình huống cháy rừng xảy ra trên diện rộng, có phương án sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết; Thông báo thường xuyên, kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, nội quy dùng lửa trong rừng, ven rừng và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, UBND thành phố Chí Linh, UBND thị xã Kinh Môn và các chủ rừng tham gia phòng cháy rừng và sẵn sàng ứng cứu chữa cháy rừng.
- Khi xảy ra cháy rừng Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị… của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để tham gia chữa cháy rừng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân của vụ cháy rừng. Trong trường hợp vụ cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát thì Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo và đề nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi viện lực lượng, phương tiện, trang thiết bị… để chữa cháy rừng kịp thời.
Điều 3. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
Bảng tra cấp dự báo cháy rừng được áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:
Cấp cháy |
W% (Ẩm độ vật liệu cháy) |
Đặc trưng và cháy rừng |
Mục trắc vật liệu cháy |
I |
35-45 |
Ít có khả năng cháy rừng |
Dai, tay có cảm giác ướt |
II |
25-35 |
Có khả năng cháy rừng |
Gấp đôi được |
III |
15-25 |
Có khả năng cháy rừng dễ dàng |
Gãy kêu lách tách |
IV |
10-15 |
Rất dễ xảy ra cháy rừng lớn |
Gãy kêu to |
V |
<10 |
Có nguy cơ cháy lớn, lan tràn lửa rất nhanh |
Vò nát tinh |
Trong đó: W% là phần trăm giá trị ẩm độ vật liệu cháy được tính theo công thức sau:
W% |
m1-m2 |
x 100 |
m1 |
Trong đó: m1 là khối lượng vật liệu cháy còn ướt (kg/m2), m2 là khối lượng vật liệu khô (kg/m2).
Điều 4. Thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng và xác định vùng trọng điểm cháy rừng
1. Thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương được xác định là khoảng thời gian 07 tháng, bắt đầu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 30 tháng 4 năm sau.
2. Xác định vùng trọng điểm cháy rừng
- Hằng năm UBND cấp xã nơi có rừng, chủ rừng trên địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị có liên quan để rà soát, bổ sung vùng trọng điểm cháy trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
- UBND cấp xã nơi có rừng, chủ rừng trên địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2022.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND xã, phường và các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.